I Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức cơ bản:
Học sinh nắm được một số cấu trúc chung của máy tínhthông qua máy vi tínhvà sơ luọc về máy tính, dể học sinh biết hoạt động của máy tính là sử dụng các chương trình về các lệnh và lệnh là dạng dữ luệu đặc biệt được máy tính lưu trữ và xử lý thông tin để máy tính hoạt động.
2. Kĩ năng cơ bản :
- Khái niệm về hệ thông tin học
- Sơ đồ cấu trúc của máy tính
- Các thiết trong máy tính (bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài,và các thiết bị vào / ra dữ liệu.)
3. Phát triển tư duy tin học:
- Sau khi học song bài này học sinh phải nắm được khái niệm về hệ thống thông tin và cấu trúc chung của máy tính.
- Các kiểu bộ nhớ trong máy tính : nhớ trong, bộ nhớ ngoài,và các thiết bị vào / ra dữ liệu biểu diễn dữ liệu trong máy tính.
- Nhận biết được các bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài,và các thiết bị vào / ra dữ liệu.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2391 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 Giới thiệu về máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
seven love + trai tim yb
Ngày soạn: Đ3: Giới thiệu về máy tính
Ngày giảng:
Tuần : 4,5
Ttiết 5,6,7
I Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức cơ bản:
Học sinh nắm được một số cấu trúc chung của máy tínhthông qua máy vi tínhvà sơ luọc về máy tính, dể học sinh biết hoạt động của máy tính là sử dụng các chương trình về các lệnh và lệnh là dạng dữ luệu đặc biệt được máy tính lưu trữ và xử lý thông tin để máy tính hoạt động.
2. Kĩ năng cơ bản :
Khái niệm về hệ thông tin học
Sơ đồ cấu trúc của máy tính
Các thiết trong máy tính (bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài,và các thiết bị vào / ra dữ liệu.)
3. Phát triển tư duy tin học:
- Sau khi học song bài này học sinh phải nắm được khái niệm về hệ thống thông tin và cấu trúc chung của máy tính.
Các kiểu bộ nhớ trong máy tính : nhớ trong, bộ nhớ ngoài,và các thiết bị vào / ra dữ liệu biểu diễn dữ liệu trong máy tính.
Nhận biết được các bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài,và các thiết bị vào / ra dữ liệu.
II .Phương pháp - Đồ dùng dạy học
1.1 Phương pháp
Thuyết trình, giảng giải, đàm thoại
2.2 Phương tiện dạy học :
GV : Giáo án, bảng, phấn,và các thiết bị quan sát
HS : SGK, dọc trước bài 3 ở nhà.
Kiểm tra bài cũ :-Em hãy cho thầy biết khái niệm về thông tin và dữ liệu
Em hãy kể tên các đơn vị đo thông tin và các dạng thông tin mà em đã đươc học ở bài trước?
Bảng phân phối thời gian của bài giới thiệu về máy tính
Tiết 1 : 1.2.
Tiết 2 : 3. 4. 5.
Tiết 3 : 6. 7. 8.
STT
Nội dung
Thời gian (phút)
1
ổn định lớp và vào đề
2
Bài mới
1. Hệ thống thông tin
2. Sơ đồ cấu trúc của một máy tính
3. Bộ sử lý trung tâm (CPU)
4.. Bộ nhớ trong (bộ nhớ chính)
5. Bộ nhớ ngoài
6. Thiết bị vào
7. Thiết bị ra
8. Hoạt động của máy tính
3
Củng cố và mở rộng
4
Bài tập về nhà
III Bài Giảng
3.1 ổn định lớp:
Sĩ số: Vắng:
3.2 Đặt vấn đề:
Đặt vấn đề :
ở bài trước, các em đã tìm hiểu về : Thông tin và dữ liệu tin học và vai trò của máy tính điện tử do đó chúng ta se nghiên về máy tính để chúng ta có những sự hiểu biết về máy tính và sự hoạt động của mát tính
Nội dung bài giảng
Hoạt động của thầy và trò
1.Khái niệm về hệ thống tin học.
- Hệ thống tin học dùng để nhập , xuất, xử lý, truyền và lưu trữ thông tin.
- Hệ thống tin học gồm có ba phần sau:
* phần cứng: Bao gồm tất cả thiết bị tin học và điện tử được sử dụng trong vấn đề xử lý, lưu trữ thông tin, nói một cách khác phần cúng là phần xác của máy vi tính
Các bộ phận của hệ thống máy tính
Sơ đồ cấu thành về chức năng:
Một hệ thống máy PC vạn năng thường có các thành phần cấu thành :
Màn hình
Bàn phím
Chuột
Hộp CPU:
- Bảng mạch chính (Mainboard)
- Vi xử lý
- Bộ nhớ
- Đĩa cứng (Hard Disk)
- ổ đĩa mềm
- ổ CD ROM
- Các cổng giao tiếp
.v.v.
phần mềm: Gồm các dãy lệnh, mỗi lệnh là một chỉ dẫn cho máy tính biết các thao tác cần thực hiện được gọi là chương trình
Sự quản lý và điều khiển của con ngươi :Đó là các thao tác mà con người chúng ta hướng dấn máy tính thực hiên
2. Sơ đồ cấu trúc của một máy tính.
- Máy tính là thiết bị dùng để tự động háo quá trình thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin
- cấu trúc chung của máy tính bao gồm : Bộ xử lý trung tâm ,bộ nhớ trong , bộ nhớ ngoài và các thiết bị vào/ra dữ liệu
3. Bộ sử lý trung tâm (CPU)
* CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính nó là thiết bị chính để thực hiên và điều khiển chương trình
- Chất lượng của máy tính phụ thuộc vào chất lượng của CPU
- CPU gồm các bộ phận chính sau:
+ Bộ điều khiển
+ Bộ số học / logic
CPU còn có thêm một số thành phần khác như :Thanh ghi và bộ nhớ truy nhập nhanh (Cache)
Thanh ghi là vùng nhớ đặc biệt được CPU sử dụng để lưu trữ tạm thời các lệnh và dữ liệu đang đươc sử lý
Cache đó vai trò trung gian giữa bộ nhớ và các thanh ghi
4. Bộ nhớ trong (bộ nhớ chính)
Bộ nhớ trrong là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lý
Bộ nhớ trong gồm có hai phần chính sau:
+ ROM : chứa các chương trình được nhà sản xuất cài đặt sẵn, các dữ liệu trong ROM không thể xoá được , khi tắt máy (mất điện) dữ liệu trong ROM không bị mất đi , Bộ nhớ chỉ đọc.
+ RAM :là bộ nhớ có thể đọc của máy tính được ghi dữ liệu trong khi làm việc ,nhưng khi tắt máy (mất điện) dữ liệu trong ram sẽ bị mất đi, Bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên, có khả năng đọc, ghi được.
Hiện nay máy tính thường được trang bị bộ nhớ RAM có dung lượng từ 128 MB trở lên
+ Bộ nhớ trong còn có các ô trống được gọi là địa chỉ của ô nhớ đó, các đị chỉ được viết trong hệ Hexa, mối ô nhớ có dung lượng 1 byte
5 . Bộ nhớ ngoài
Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong
Dữ liệu chỉ tồn tại khi máy tính còn đang toạt động
Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa cứng , đĩa mềm , đĩa CD và ổ USB
Đĩa cứng :thường được gắn trong ổ đĩa cứng và thường có dung lượng lớn, có tốc độ đọc/ ghi rất nhanh
Đĩa CD :là thiết bị có khả năng lưu trữ dữ liệu rất lớn ngoài ra còn có thiết bị nhớ flash có khả năng lưu trữ dữ liệu tốt, nhỏ gọn và rất tiện dụng
6. Thiết bị vào
Là thiết bị dùng để đưa thông tin vào máy tính
Gồm có các thiết bị như sau:
bàn phím
chuột
máy quét
webcam
vv..
+ Bàn phím: Khi gõ 1 phím nào đó mã tương ứng được truyền vào máy
Bàn phím thường được chia thành nhóm ký tự và nhóm chức năng ....
+ chuột: Dùng chuột cũng có thể thay thế các chức năng của bàn phím, bằng các thao tác nhắy chuột để nhập dữ liệu vào trong máy tính
+ Máy quét: là thiết bị đưa hình ảnh và văn bản vào trong máy tính.
+ Webcam :là dạng camẻa kĩ thuật số được gắn vào máy tính
7 . Thiết bị ra
Là thiết bị dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính
+ Màn hình .
Được cấu tạo tương tự như chiêc tivi, chất lượng của màn hình được quyết định bởi các thông số sau:
Độ phân giải: máy tính có độ phân giải cao thì hình ảnh được hiển thị trên màn hình càng mịn và do nét
Chế độ mầu: các màn hình có thể có 4, 16hay 256 mầu thậm chí có hàng triệu mầu khác nhau
+ máy in.
Dùng để in thông tin ra giấy
+ Máy chiếu.
Là thiết bị dùng để hiển thị nội dung màn hình máy tính lên màn ảnh rộng
+ loa và tai nghe
Là thiết bị dùng để đưa dữ liệu âm thanh ra ngoài môi trường
+ môđem.
Là thiết bị dùng để kết nói các máy tính thành một mạng để các máy tính có khả năng trao đổi và xử lý thông tin
8. Hoạt động của máy tính
Máy tính hoạt động theo phần mềm(chương trình)
Các lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân đê lưu trữ và sử lý như những dữ liệu khác
Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trư dữ liệu đó
GV : Chúng ta đã biết về các khái niệm về thông tin vậy chúng ta xẽ nghiên cứu mục 1 đó là Khái niệm về hệ thống tin học
HS: nghe giảng và ghi bài.
.
Chuyển vấn đề : Chúng ta xẽ tìm hiểu cấu trúc chung của một máy tính để hiểu cấu trúc chung của một máy tinh như thế nào mục 2 sơ đồ cấu trúc của một máy tính
HS: nghe giảng và chép bài
Chuyển vấn đề :Vậy chúng ta hãy đi vào để nghiên cứu cụ thể để biết được cấu trúc và hoạt động của Bộ xử lý trung tâm là như thế nào vậy ta xét mục :3 Bộ sử lý trung tâm (CPU)
Chuyển vấn đề : chúng ta chuyển sang mục 4 để tìm hiểu về bộ nhớ trong là như thế nào?
GV : cho học sinh quan sát các thiết bị và chỉ cho học sinh vị trí các thiết bị đó .
HS: quan sát, nghe giảng và viết bài
Chuyển vấn đề: chúng ta sẽ chuyển sang nghiên cứu xem vị chí và tác dụng của bộ nhớ ngoài ra sao? Vậy chúng ta chuyển sang mục:5 Bộ nhớ ngoài
GV : cho học sinh quan sát các thiết bị và chỉ cho học sinh vị trí các thiết bị đó .
HS: quan sát, nghe giảng và viết bài
Chuyển vấn đề: chúng ta sẽ chuyển sang nghiên cứu xem thiết bị vào gồm có các bộ phận nào và tác dụng của các bộ phân đó chuyển sang mục: 6 thiết bị vào
HS: quan sát, nghe giảng và viết bài
Chuyển vấn đề: chúng ta sẽ chuyển sang nghiên cứu xem thiết bị ra gồm có các bộ phận nào và tác dụng của các bộ phân đó chuyển sang mục: 6 thiết bị ra
HS: quan sát, nghe giảng và viết bài
Chuyển vấn đề: chúng ta sẽ chuyển sang nghiên cứu máy tính hoạt động của máy tính như thế nào? mục 8 Hoạt động của máy tính
HS: quan sát, nghe giảng và viết bài
3.3 Củng cố và mở rộng:
1. Củng cố bài giảng :
Qua bài này các em cần phải nắm rõ các khái niện về hệ thống thông tin , Sơ đồ cấu trúc của một máy tính, Bộ sử lý trung tâm (CPU), . Bộ nhớ trong (bộ nhớ chính), Bộ nhớ ngoài, Thiết bị vào, Thiết bị ra và Thiết bị ra
2. Bài tập về nhà : các em trả lời câu hỏi và bài tập sau bài học trong SGK
3.4 Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- bai 3.doc