Giáo án Toán 6 - Đại số - Tiết: 23: Số nguyên tố, hợp số. bảng số nguyên tố

I- Mục tiêu:

* Kiến thức:Học sinh nắm được định nghĩa số nguyên tố, hợp số

* Kĩ năng:HS biết nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản, thuộc mười số nguyên tố đầu tiên, hiểu cách lập bảng số nguyên tố.

* Thái độ:HS biết vận dụng hợp lí các kiến thức về chia hết đã học đề nhận biết một hợp số.

II-Chuẩn bị :

GV: Bảng phụ ghi các số tự nhiên từ 2 đến 100

HS: Chuẩn bị sẵn một bảng như trên vào nháp.

III- Tiến trình dạy học:

1/ ổn định ;(1')

2/Kiểm tra bài cũ (8) HS1:

- Thế nào là ước, bội của một số?

- Chữa bài 114/SGK

HS1: Trả lời câu hỏi và làm bài 114

- Các cách chia thứ nhất, thứ hai, thứ tư thực hiện được

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Đại số - Tiết: 23: Số nguyên tố, hợp số. bảng số nguyên tố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :8 Giảng :.........2008 Tiết: 23 Số nguyên tố, hợp số. Bảng số nguyên tố I- Mục tiêu: * Kiến thức:Học sinh nắm được định nghĩa số nguyên tố, hợp số * Kĩ năng:HS biết nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản, thuộc mười số nguyên tố đầu tiên, hiểu cách lập bảng số nguyên tố. * Thái độ:HS biết vận dụng hợp lí các kiến thức về chia hết đã học đề nhận biết một hợp số. II-Chuẩn bị : GV: Bảng phụ ghi các số tự nhiên từ 2 đến 100 HS: Chuẩn bị sẵn một bảng như trên vào nháp. III- Tiến trình dạy học: 1/ ổn định ;(1') 2/Kiểm tra bài cũ (8’) HS1: - Thế nào là ước, bội của một số? - Chữa bài 114/SGK HS1: Trả lời câu hỏi và làm bài 114 - Các cách chia thứ nhất, thứ hai, thứ tư thực hiện được HS2:Tìm các ước của a trong bảng sau Số a 2 3 4 5 6 Các ước của a 1;2 1;3 1;2;4 1;5 1;2; 3;6 GV hỏi thêm: Nêu cách tìm các bội của một số, các ước của một số? GV gọi HS nhận xét bài làm của hai bạn, GV cho điểm HS 3/ Bài mới Hoạt động của giáo viên TG Nội dung *Hoạt động 2: Số nguyên tố, hợp số GV: Dựa vào kết quả của HS thứ hai đặt câu hỏi: -Mỗi số 2; 3; 5 có bao nhiêu ước? HS:Mỗi số có hai ước là 1 và chính nó. -Mỗi số 4; 6 có bao nhiêu ước? HS: Mỗi số có nhiều hơn hai ước. GV: giới thiệu số 2; 3; 5 gọi là số nguyên tố, số 4; 6 gọi là hợp số. - Vậy thế nào là số nguyên tố, hợp số? HS: đọc định nghĩa trong phần đóng khung - Cho vài HS phát biểu GV nhắc lại. HS: làm ?1 GV: Số 0 và số 1 có là số nguyên tố không? Có là hợp số không? GV: giới thiệu số 0 và số 1 là hai số đặc biệt - Em hãy liệt kê các số nguyên tố nhỏ hơn 10. - Bài tập củng cố: Bài 115/ SGK Các số sau là số nguyên tố hay hợp số 312; 213; 435; 417; 3311; 67 GV yêu cầu HS giải thích? *Hoạt động 3: Lập bảng số nguyên tố không vượt quá 100 HS: Mở bảng đã chuẩn bị ở nhà ra GV: Treo bảng ghi các số tự nhiên từ 2 đến 100. GV: Tại sao trong bảng không có số 0, số 1? HS:Vì chúng không là số nguyên tố GV: Bảng này gồm các số nguyên tố và hợp số. Ta sẽ đi loại các hợp số và giữ lại các số nguyên tố. Em hãy cho biết trong dòng đầu tiên có các số nguyên tố nào? (2; 3; 5; 7) 1 HS: loại các hợp số trên bảng lớn, các HS khác loại các hợp số trên bảng cá nhân đã chuẩn bị GV: hướng dẫn HS làm + Giữ lại số 2, loại các số là bội của 2 mà lớn hơn 2 + Giữ lại số 3, loại các số là bội của 3 mà lớn hơn 3 + Giữ lại số 5, loại các số là bội của 5 mà lớn hơn 5 + Giữ lại số 7, loại các số là bội của 7 mà lớn hơn 7. -Các số còn lại trong bảng không chia hết cho mọi số nguyên tố nhỏ hơn 10 => đó là các số nguyên tố nhỏ hơn 100 GV: kiểm tra vài em HS GV: Có số nguyên tố nào là số chẵn? - Đó là số nguyên tố chẵn duy nhất. GV: Trong bảng này các số nguyên tố lớn hơn 5 có tận cùng bởi các chữ số nào? GV: Tìm hai số nguyên tố hơn kém nhau 2 đơn vị? 1 đơn vị? GV: Giới thiệu bảng số nguyên tố nhỏ hơn 1000 ở cuối sách * Hoạt động4: Củng cố HS:Làm Bài 116/ 47 SGK,theo nhóm HS:Làm Bài 117/ 47 SGK theo nhóm GV: Nhận xét kết quả các nhóm Bài 118/ 47 SGK GV: giải mẫu 1 câu cho HS a) 3.4.5 + 6.7 HS:Nhắc lại thế nào là số nguyên tố, hợp số. 10’ 11’ 14’ 1/Số nguyên tố, hợp số Số a 2 3 4 5 6 Các ước của a 1;2 1;3 1;2;4 1;5 1;2; 3;6 - Mỗi số 2; 3; 5 có hai ước là 1 và chính nó. - Mỗi số 4; 6 có nhiều hơn hai ước. *Vậy : Các số 2; 3; 5 gọi là số nguyên tố, số 4; 6 gọi là hợp số. * Định nghĩa :sgk- 46 ?1 7 là số nguyên tố vì 7 > 1 và 7 có hai ước là 1 và 7. 8 là hợp số vì 8 > 1 và 8 có nhiều hơn hai ước là 1; 2; 4; 8. 9 là hợp số vì 9 > 1 và 9 có 3 ước là 1; 3; 9. * Chú ý : - Số 0, số 1 không là số nguyên tố, không là hợp số vì không thoả mãn định nghĩa số nguyên tố, hợp số. -các số nguyên tố nhỏ hơn 10 là: 2; 3; 5; 7 Bài 115/ SGK -Số nguyên tố: 67 - Hợp số: 312; 213; 435; 417; 3311 2/Lập bảng số nguyên tố không vượt quá 100 *sgk - 46 - Ta được 25số nguyên tố nhỏ hơn 100 là : 2,3,5,7,11,17,19,23,29,31,37,41,43,47, 53,59,61,67,71,73,79,83,89,97 Bài 116/ 47 SGK 83 P; 91 P; 15 N P N Bài 117/ 47 SGK Các số nguyên tố 131; 313; 647 Bài 118/ 47 SGK a) 3.4.5 + 6.7 3.4.5 + 6.73 và (3.4.5 + 6.7) > 3 nên là hợp số. 5/ Hướng dẫn học ở nhà( 1 ph) - Học bài - Làm bài tập 119, 120 SGK - Bài 148, 149, 153 SBT

File đính kèm:

  • docTiet 25.doc
Giáo án liên quan