A. Mục tiêu : Học sinh :
- Nắm được “ Nếu M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB”.
- Nhận biết được một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác; Bước đầu tập suy luận “ Nếu có a + b = c, và biết hai số trong ba số a, b, c thì tìm được số còn lại”.
- Cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và cộng các độ dài.
B. Chuẩn bị
GV: Thước thẳng có chia khoảng, bảng phụ, phấn mầu, một số loại thước đo khoảng cách trên mặt đất.
HS : Thước thẳng, bút chì, phiếu học nhóm.
C. Các hoạt động dạy học trên lớp
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Hình học - Tuần 09 - Tiết 09 - Bài 8: Khi nào thì am + mb = ab, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 09 - Tiết 09
Ngày dạy: 7 /11 /06
Đ8. Khi nào thì am + mb = ab.
A. Mục tiêu : Học sinh :
- Nắm được “ Nếu M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB”.
- Nhận biết được một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác; Bước đầu tập suy luận “ Nếu có a + b = c, và biết hai số trong ba số a, b, c thì tìm được số còn lại”.
- Cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và cộng các độ dài.
B. Chuẩn bị
GV: Thước thẳng có chia khoảng, bảng phụ, phấn mầu, một số loại thước đo khoảng cách trên mặt đất.
HS : Thước thẳng, bút chì, phiếu học nhóm.
C. Các hoạt động dạy học trên lớp
I. Kiểm tra bài cũ ( 6 ph)
- HS làm bài tập sau:
Vẽ đoạn thẳng AB bất kì, lấy điểm M nằm giữa A và B. Đo AM, MB, AB.
Nhận xét cách đo? Kết quả đo?
- Các HS khác suy nghĩ và nhận xét.
II. Bài mới :(31phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Đưa bảng phụ yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:
- Hãy vẽ ba điểm thẳng hàng A, M, B sao cho M nằm giữa A và B ?
- Đo AM, MB, AB ?
- So sánh AM + MB với AB ?
- Điền vào chỗ trống: “ Nếu điểm M .... hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngựơc lại, nếu ...... thì điểm M nằm giữa A và B”
- Cho HS đọc ví dụ SGK.
* Yêu cầu làm bài tập 46 theo cá nhân.
- Gọi 1 học sinh lên bảng vẽ hình, áp dụng nhận xét trên để tính IK.
* Yêu cầu làm bài tập 47 theo nhóm nhỏ sau đó yêu cầu 1 thành viên của một nhóm trình bày trên bảng. Các nhóm khác nhận xét để thống nhất.
Lưu ý : Rèn suy luận chặt chẽ trong bài giải của học sinh.
- Biết M là điểm nằm giữa hai điểm A và B. Làm thế nào để đo hai lần, mà biết độ dài của cả ba doạn thẳng AM, MB, AB. Có mấy cách làm ?
* Lưu ý :
- Gióng đường thẳng đi qua hai điểm trước khi đo.
- Nếu khoảng cách cần đo lớn hơn chiều dài của thước thì phải sử dụng thước nhiều lần sau đó cộng các kết quả.
1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và BM bằng độ dài đoạn thẳng AB :
? 1
AM = ......
MB = .......
AB = ........
AM + MB = AB
“Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngựơc lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa A và B”
Ví dụ: SGK
Bài tập 46. SGK
Vì N nằm giữa I và K nên
IN + NK = IK (theo nx trên)
Thay số, ta có 3 + 6 = IK
Vậy IK = 9 cm
Bài tập 47. Sgk
Vì M nằm giữa E và F nên
EM + MF = EF (theo nx trên)
Thay số, ta có 4 +MF = 8
MF = 8 – 4
MF = 4 (cm)
Vậy EM = MF
- Đo AM, MB. Tính AM + MB = AB
....................
2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất :
- Quan sát các hình 49, 50, 51.
- Đọc các thông tin trong SGK
III. Củng cố (6ph)
- Yêu cầu học sinh làm các bài tập :
Bài tập 50. SGK
A
M
N
P
B
Điểm V nằm giữa hai điểm T và A.
Bài tập
Cho hình vẽ.
Hãy giải thích vì sao AM + MN + NP + PB = AB ?
- Muốn đo chiều dài sân trường bằng thước cuộn loại 20m ta làm thế nào ?
- Cho HS nhắc lại nhận xét trong bài.
IV. Hướng dẫn học ở nhà(2ph)
- Học bài theo SGK
- Làm các bài tập 48, 49, 52 SGK
- Làm các bài tập 47, 48, 49 SBT
- Đọc lại phần "các dụng cụ đo độ dài trên mặt đất".
File đính kèm:
- Hinh9.doc