I-MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố lại mối quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác, bất đẳng thức tam giác.
2. Kĩ năng: Rèn kỉ năng vận dụng bất đẳng thức tam giác vào bài tập.
3. Tư duy – Thái độ: Thấy được ý nghĩa thực tế của bất đẳng thức tam giác qua bài tập.
II-CHUẨN BỊ:
GV: Bài soạn, sgk, thước, compa, bảng phụ, phấn màu.
HS:Học thuộc mối quan hệ giữa các cạnh trong tam giác, bất đẳng thức tam giác. Làm các bài tập đã dặn.
III- KIỂM TRA BÀI CŨ: (8 phút)
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3209 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tiết 52: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT: 52 Ngày soạn:
TUẦN :10 / II Ngày dạy:21 / 03 / 09
BÀI: Luyện tập
I-MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố lại mối quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác, bất đẳng thức tam giác.
2. Kĩ năng: Rèn kỉ năng vận dụng bất đẳng thức tam giác vào bài tập.
3. Tư duy – Thái độ: Thấy được ý nghĩa thực tế của bất đẳng thức tam giác qua bài tập.
II-CHUẨN BỊ:
GV: Bài soạn, sgk, thước, compa, bảng phụ, phấn màu.
HS:Học thuộc mối quan hệ giữa các cạnh trong tam giác, bất đẳng thức tam giác. Làm các bài tập đã dặn.
III- KIỂM TRA BÀI CŨ: (8 phút)
Câu hỏi:
1/ Trong các bộ ba sau, bộ ba nào là độ dài 3 cạnh của một tam giác.
2cm, 3cm, 6cm
2cm, 4cm, 6cm
3cm, 4cm, 6cm
Phát biểu mốiquan hệ giữa các cạnh của một tam giác?
2/ Trả lời bài tập 16 sgk / 63 ( đề bài ghi lại trên bảng phụ).
Đáp án:
HS1:
a) Không là 3 cạnh của một tam giác vì: 2 +3 < 6.
b) Không là 3 cạnh của một tam giác vì: 2 + 4 = 6.
c) Là 3 cạnh của một tam giác vì: 3 + 4 > 6.
HS2:
DABC
=> BC + AC > AB > BC – AC
=> 1 + 7 > AB > 7 - 1
8 > AB > 6
Theo đề bài, suy ra: AB = 7
Vậy DABC là tam giác cân.
IV- TIẾN TRÌNH GIẢNG BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tóm tắt lí thuyết: (2 phút)
Cho DABC
? > AB > ?
? > AC > ?
? > BC > ?
Yêu cầu HS điền vào chỗ ? để được bất đẳng thức tam giác đúng.
Hoạt động 2: (10 phút)
Chữa đồng thời bài tập 18 và 19 sgk / 63 ( đề bài ghi lại trên bảng phụ). Sau đó Gv nhận xét, sửa chữa.
Lưu ý:
Khi kiểm tra bộ ba số có phải là độ dài ba cạnh của một tam giác không. Ta chọn số lớn nhất so sánh với tổng hai số còn lại hoặc chọn số nhỏ nhất so sánh với hiệu hai số còn lại.
Hoạt động 3: ( 23 phút)
Cho HS làm bài tập 21 sgk / 64 (đề bài và hình vẽ ghi lại trên bảng phụ).
Trên hình vẽ, ba điểm A, C, B chính là ba đỉnh của một tam giác.
Cho biết AC + BC ngắn nhất khi nào? Dựa vào nhận xét trên, yêu cầu HS trả lời bài tập 21.
Cho HS làm tiếp bài tập 22 sgk / 64 ( đề bài và hình vẽ ghi lại trên bảng phụ).
Muốn biết thành phố B có nhận được tín hiệu của đài không, ta cấn làm gì?
Biết được khoảng cách từ C đến B, ta cần làm gì nữa?
Làm cách nào để biết được khoảng cách BC?
Yêu cầu HS lên bảng trình bày.
Cả lớp suy nghĩ, 1 HS lên bảng điền vào chỗ ?
HS1: Chữa bài tập 18.
HS2: Chữa bài tập 19.
Cả lớp cùng làm bài tập 21 sgk.
AC + BC ngắn nhất khi AC + BC = AB.
1 HS lên bảng trình bày.
Ta phải biết khoảng cách từ C đến B.
So sánh BC với bán kính hoạt động của máy truyền thanh.
Aùp dụng bất đẳng thức trong tam giác.
Cả lớp cùng làm, 1 HS lên bảng trình bày.
I- Tóm tắt lí thuyết:
DABC
BC + AC > AB > BC – AC
BC + AB > AC > BC – AC
AC + AB > BC > AC – AB
II- Chữa bài tập:
1/ Bài tập 18 sgk:
a) Vẽ được vì 4 < 2 + 3
b) không vẽ được vì: 1 + 2 < 3,5
c) Không vẽ được vì: 2,2 + 2 = 4,2.
2/ Bài tập 19 sgk:
Gọi a là độ dài cạnh còn lại của
tam giác.
Ta có:
3,9 + 7,9 > a > 7,9 – 3,9
11,8 > a > 4
Theo đề bài ta suy ra a = 7,9.
Vậy chu vi của tam giác đó là:
7,9 + 7,9 + 3,9 = 18,7(cm).
III- Luyện tập:
1/ Bài tập 21 sgk:
Giải:
DACB => AC + BC > AB
nên AC + BC ngắn nhất khi
AC + BC = AB
Vậy C phải nằm giữa A và B và nằm cùng phía với B.
2/ Bài tập 22 sgk:
Giải:
Ta có: DACB
AC + AB > BC > AB – AC
30 + 90 > BC > 90 – 30
120 > BC > 60
a) Vậy thành phố B không nhận được tín hiệu của đài vì BC > 60km.
b) Vậy thành phố B nhận được tín hiệu của đài vì BC < 120km.
V- HƯỚNG DẪN - DẶN DÒ: (2 phút)
- Học thật kĩ mối quan hệ giữa các cạnh trong một tam giác, bất đẳng thức tam giác.
- Tương tự làm tiếp các bài tập 20 sgk / 64; bài tập 22, 23 sbt / 26.
- Xem và nghiên cứu trước bài
“ Tính chất ba đường trung tuyến của một tam giác”.
- Mỗi HS chuẩn bị một tam giác bằng giấy, xem lại cách xếp giấy để xác định trung điểm của đoạn thẳng.
File đính kèm:
- Tiet 52.doc