Tiết 8 DỰNG HÌNH BẰNG THƯỚC VÀ COMPA
DỰNG HÌNH THANG
I / Mục tiêu : Qua bài này HS cần :
- Biết dùng thước và compa để dựng hình (chủ yếu là dựng hình thang) theo các yếu tố đã cho bằng số và hình, biết phân tích và chỉ trình bày trong bài làm hai phần : Cách dựng và chứng minh.
- Sử dụng thước và compa để dựng hình vào vở một cách chính xác.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, rèn luyện thêm thao tác tư duy, phân tích tổng hợp.
- Có ý thức dựng hình vào thực tế cuộc sống.
II / Chuẩn bị :
- GV : Giáo án – SGK – Bảng phụ ghi đề bài – Thước thẳng – Compa.
- HS : Ôn tập những bài toán dựng hình cơ bản đã học ở lớp 6 và lớp 7 – Thước – Compa.
III / Hoạt động dạy học :
· Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức cũ
2 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Hình 8 - Tiết 8: Dựng hình bằng thước và compa dựng hình thang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8 DỰNG HÌNH BẰNG THƯỚC VÀ COMPA
DỰNG HÌNH THANG
I / Mục tiêu : Qua bài này HS cần :
Biết dùng thước và compa để dựng hình (chủ yếu là dựng hình thang) theo các yếu tố đã cho bằng số và hình, biết phân tích và chỉ trình bày trong bài làm hai phần : Cách dựng và chứng minh.
Sử dụng thước và compa để dựng hình vào vở một cách chính xác.
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, rèn luyện thêm thao tác tư duy, phân tích tổng hợp.
Có ý thức dựng hình vào thực tế cuộc sống.
II / Chuẩn bị :
GV : Giáo án – SGK – Bảng phụ ghi đề bài – Thước thẳng – Compa.
HS : Ôn tập những bài toán dựng hình cơ bản đã học ở lớp 6 và lớp 7 – Thước – Compa.
III / Hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức cũ
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
-Hãy nêu tóm tắt các bài toán dựng hình cơ bản đã biết ở lớp 6 và lớp 7
-Cho HS nhận xét . GV đánh giá
HS1: -Nêu các bài toán dựng hình cơ bản đã biết :
a) Dựng một đoạn thẳng bằng đoạn thẳng cho trước (h.46a).
b) Dựng một góc bằng góc cho trước (h.46b).
c) Dựng đường trung trực, dựng trung điểm của đoạn thẳng (h.46c).
d) Dựng tia phân giác của một góc cho trước (h.47a).
e) Qua một điểm dựng đường thẳng vuông góc, hoặc song song với đường thẳng cho trước (h.47b,c)
g) Dựng tam giác biết ba cạnh; hai cạnh và góc xen giữa; một cạnh và hai góc kề.
-HS nhận xét .
Hoạt động 2 : Tìm tòi phát hiện kiến thức mới
1. Bài toán dựng hình:
· GV giới thiệu bài toán dựng hình với hai dụng cụ là thước và compa.
· GV nêu tác dụng của thước, của compa trong bài toán dựng hình.
2. Các bài toán dựng hình đã biết:
· GV hướng dẫn HS ôn tập lại một số bài toán dựng hình đã biết như : dựng đường trung trực của một đoạn thẳng, dựng một góc bằng một góc cho trước, dựng đường thẳng vuông góc, dựng đường thẳng song song) bằng cách yêu cầu HS thực hiện việc dựng hình các bài toán dựng hình cơ bản đó trên phiếu học tập nhóm. Mỗi nhóm làm 1 trường hợp, HS lần lượt vẽ hình (h.46, 47 SGK/81,82) và nêu được các bước cụ thể
· Yêu cầu HS dựng tam giác biết ba yếu tố, chẳng hạn ba cạnh; hai cạnh và góc xen giữa; một cạnh và hai góc kề. 1 vài HS khá lên bảng, các HS khác dựng vào vở.
3. Dựng hình thang:
· Cho HS đọc ví dụ dựng hình thang trong SGK/82.
-GV phân tích bài toán bằng các câu hỏi :
-Tam giác nào có thể dựng được ngay ? Vì sao ?
-Đỉnh B còn lại được xác định như thế nào ?
· GV dựng hình trên bảng, HS dựng hình vào vở.
· GV gọi 1HS giải thích vì sao hình thang vừa dựng thỏa mãn yêu cầu của đề bài.
· Biện luận là xác định số nghiệm hình dựng được; nếu hai hình giống nhau ta coi như một nghiệm.
Chú ý: GV nhắc nhở HS trong bài làm chỉ cần trình bày hai phần Cách dựng và Chứng minh.
· HS hoạt động nhóm thực hiện trên PHT cách dựng các bài toán dựng hình cơ bản đã nêu.
· HS khá lần lượt lên bảng dựng tam giác theo yêu cầu của GV, các HS khác dựng hình vào vở.
· HS đọc ví dụ SGK
-Tam giác ADC dựng được vì biết độ dài của hai cạnh và một góc xen giữa.
-Đỉnh B xác định theo hai điều kiện:
+B nằm trên đường thẳng đi qua A và song song với DC.
+B cách A một khoảng bằng 3 cm.
HS dựng hình vào vở.
-HS chứng minh SGK
-HS theo dõi hướng dẫn GV và xem SGK.
Hoạt động 3 : Luyện tập củng cố kiến thức mới
-Bài toán dựng hình gồm các bước nào ?
Nhắc nhở: Trong bài làm chỉ cần trình bày hai phần Cách dựng và Chứng minh.
-Thông qua ví dụ trên, GV nhắc lại nội dung của các phần cách dựng và chứng minh.
-BT 31: GV treo bảng phụ ghi đề BT. Yêu cầu HS hoạt động nhóm và nêu cách dựng của bài trên phiếu học tập.
Thu phiếu học tập, phân tích và sửa chữa nếu có.
-HS: Phân tích, cách dựng, chứng minh và biện luận.
-BT 31: HS làm bài trên phiếu học tập.
Cách dựng:
-Dựng biết ba cạnh AD = 2, DC = 4cm, AC = 4cm.
-Dựng tia Ax // DC, trên đó xác định điểm B sao cho AB = 2cm.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà
Xem lại các bài toán dựng hình cơ bản.
BTVN: 29, 30, 31, 32 SGK/83.
File đính kèm:
- Tiet 8.doc