Giáo án Toán học lớp 11 - Hình học - Tiết 16 - Bài 2: Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song

I) Mục tiêu:

- Nắm được khái niệm hai đường thẳng song song với nhau và hai đường thẳng chéo nhau trong không gian.

- Biết sử dụng các định lý để giải bài tập.

II) Chuẩn bị:

- GV: Giáo án, bài tập, hình vẽ.

- HS: SGK, thước kẻ, compa.

III) Phương pháp:

- Gợi mở nêu vấn đề.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3960 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 11 - Hình học - Tiết 16 - Bài 2: Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16 Đ2 Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song. Ngày soạn : 30/10/2008 I) Mục tiêu: - Nắm được khái niệm hai đường thẳng song song với nhau và hai đường thẳng chéo nhau trong không gian. - Biết sử dụng các định lý để giải bài tập. II) Chuẩn bị: - GV: Giáo án, bài tập, hình vẽ. - HS: SGK, thước kẻ, compa. III) Phương pháp: Gợi mở nêu vấn đề. IV) Tiến trình. - ổn định lớp Lớp …….Sĩ số………….Ngày dạy………………….. - Bài mới: HĐ1: Vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian. A B D C A’ B’ D’ C’ Hoạt động của GV Hoạt động của HS CH1: Quan sát hình vẽ và chỉ ra các cặp đường thẳng cùng thuộc một mp và không cùng thuộc một mp? CH2: Nêu vị trí tương đối của 2 đường thẳng trong mp? CH3: Trong không gian hai đường thẳng không có điểm chung thì song song với nhau đúng hay sai? CH4: Nêu định nghĩa 2 đường thẳng song song, 2 đường thẳng chéo nhau trong không gian? CH5: Chỉ ra các cặp đt song song và chéo nhau trên hình hộp ABCD.A’B’C’D’? CH6: Cho tứ diện ABCD, chứng minh 2 đường thẳng AB và CD chéo nhau. Chỉ ra các cặp đường thẳng chéo nhau khác của tứ diện này? - Trả lời câu hỏi. - Bổ sung hoàn chỉnh (nếu cần). Gợi ý trả lời: CH1: Cùng thuộc mp: AB và CD; AA’ và DD’; .... Không cùng thuộc mp: AB và CC’; AA’ và CD;... CH2: Cắt nhau, song song, trùng nhau. CH3: Sai CH4: 2 đt cùng tuộc mp và không có điểm chung thì song song. 2 đt không cùng thuộc một mp thì chéo nhau. CH5: Cặp đt song song: AB và CD; AB và A’B’;... Cặp đt chéo nhau AB và CC’; AA’ và BC... CH6: AC và BD; AD và BC. - Ghi nhận kiến thức. HĐ2: Tính chất. Hoạt động của GV Hoạt động của HS CH1: Qua một điểm không nằm trên đt kẻ được bao nhiêu đt song song với đt đã cho? CH2: Hai đt thẳng song song có xác định một mp không? CH3: Cho 2 mp (P) và (Q). Một mp(R) cắt (P) và (Q) lần lượt theo các giao tuyến a và b. Cmr khi a và b cắt nhau tại I thì I là điểm chung của (P) và (Q). - GV nêu tính chất 1 - Trả lời câu hỏi. - Bổ sung hoàn chỉnh (nếu cần). Gợi ý trả lời: CH1: Kẻ được duy nhất 1 đt CH2: Xác định duy nhất 1 mp. CH3: I thuộc a nên I thuộc (P) I thuộc b nên I thuộc (Q) Suy ra I là điểm chung của (P) và (Q). - Ghi nhận kiến thức. HĐ3: Củng cố. - Nhấn mạnh vị trí tương đối của 2 đường thẳng trong không gian. - Nhấn mạnh định nghĩa 2 đt song song, 2 đt chéo nhau và cách xác định. - BTVN: Đọc phần tiếp theo của bài. rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 17 Đ2 Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song. Ngày soạn : 30/10/2008 I) Mục tiêu: - Nắm được khái niệm hai đường thẳng song song với nhau và hai đường thẳng chéo nhau trong không gian. - Biết sử dụng các định lý để giải bài tập. II) Chuẩn bị: - GV: Giáo án, bài tập, hình vẽ. - HS: SGK, thước kẻ, compa. III) Phương pháp: Gợi mở nêu vấn đề. IV) Tiến trình. - ổn định lớp Lớp …….Sĩ số………….Ngày dạy………………….. - Kiểm tra bài cũ 1) Trình bày vị trí tương đối của 2 đt trong không gian. 2) Nêu định nghĩa 2 đt song song và 2 đường thẳng chéo nhau. - Bài mới: HĐ1: Tính chất. Hoạt động của GV Hoạt động của HS CH1: Nếu 2 mp cắt nhau theo 3 giao uyến phân biệt thì quan hệ của 3 giao tuyến như thế nào với nhau? GV nêu tính chất 2 và ứng dụng trong bài tập. CH2: Nếu 2 mp phân biệt chứa 2 đt song song thì giao tuyến của chúng quan hệ thế nào với 2 đt song song đó? - GV nêu hệ quả và ứng dụng CH3: Hai đt phân biệt cùng song song với đt thứ 3 thì có song song với nhau không? - GV nêu tính chất 3 và ứng dụng. - Trả lời câu hỏi. - Bổ sung hoàn chỉnh (nếu cần). Gợi ý trả lời: CH1: 3 giao tuyến đôi một song song hoặc đồng quy CH2: Giao tuyến song song với 2 đt hoặc trùng vào một trong hai đt. CH3: Hai đt đó song song với nhau. - Nghe giảng và ghi nhận kiến thức. HĐ2: Ví dụ. 1) Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Xác định giao tuyến của các mp(SAD) và (SBC); (SAB) và (SCD); (SAC) và SBD). 2) Cho tứ diện ABCD. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của BC và BD. (P) là mp qua ị và cắt AC, AD lần lượt tại M, N. Chứng minh rằng tứ giác IJNM là hình thang. Nếu M là trung điểm của AC thì tứ giác là hình gì? 3) Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N, P, Q, R, S lần lượt là trung điểm của cá đoạn thẳng AC, BD, AB, CD, AD, BC. Chứng minh rằng các đoạn thẳng MN, PQ, RS đồng quy tại trung điểm mỗi đoạn. HĐ3: Củng cố. - Nhấn mạnh các tính chất và các ứng dụng trong bài tập. - Nhấn mạnh phương pháp xác định giao tuyến của 2 mp nhờ quan hệ song song. -BTVN: bài 1-3(SGK-T59,60). Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 18 Đ2 Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song. Ngày soạn : 30/10/2008 I) Mục tiêu: - Nắm được khái niệm hai đường thẳng song song với nhau và hai đường thẳng chéo nhau trong không gian. - Biết sử dụng các định lý để giải bài tập. II) Chuẩn bị: - GV: Giáo án, bài tập, hình vẽ. - HS: SGK, thước kẻ, compa. III) Phương pháp: Gợi mở nêu vấn đề. IV) Tiến trình. - ổn định lớp Lớp …….Sĩ số………….Ngày dạy………………….. - Kiểm tra bài cũ 1) Trình bày vị trí tương đối của 2 đt trong không gian. 2) Nêu các tính chất. - Bài mới: HĐ1: Chữa bài tập. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bài 1: Cho tứ diện ABCD. Gọi P, Q, R, S là 4 điểm lần lượt lấy trên 4 cạnh AB, BC, CD, AD. Chứng minh rằng nếu 4 điểm P, Q, R, S đồng phẳng thì: a) Ba đt PQ, RS và AC hoặc song song hoặc đồng quy. b) Ba đt PS, RQ và BD hoặc song song hoặc đồng quy. Bài 2: Cho tứ diện ABCD và 3 điểm P, Q, R lần lượt lấy trên 3 cạnh AB, CD, BC. Tìm giao điểm của AD và mp(PQR) trong 2 trường hợp sau: a) PR song song với AC. b) PR cắt AC Bài 3: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, CD và G là trung điểm của đoạn MN. a) Tìm giao điểm A’ của AG và mp(BCD) b) Qua M kẻ đt Mx song song với AA’ và Mx cắt (BCD) tại M’. Chứng minh B, M’, A’ thẳng hàng và BM’=M’A’=A’N c) Chứng minh GA=3GA’ - Trình bày lời giải. - NHận xét sửa lỗi (nếu có) Hướng dẫn: Bài 1: - Vận dụng tính chất 2. Cần chỉ ra 3 mp phân biệt cắt nhau theo 3 giao tuyến phân biệt là 3 đường thẳng cần chứng minh. Bài 2: Sử dụng hệ quả của tính chất 2 và qua hệ các đt trong mp để xác định giao điểm Bài 3: - Vận dụng quan hệ giữa các đt trong mp. - Chứng minh 3 điểm nằm trên 2 mp phân biệt. - Sử dụng tính chất trọng tâm tam giác. - Nghe giảng và ghi nhận kiến thức. HĐ2: Củng cố. - Nhấn mạnh các tính chất và ứng dụng của chúng trong bài tập. - Rút kinh nghiệm và củng cố cách trình bày lập luận một bài toán. rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...........

File đính kèm:

  • docHH11 T16-17-18 .doc