I. Làm quen với số nguyên âm
1. Số nguyên âm
- Trong thực tế, bên cạnh các số tự nhiên, người ta còn dùng các dấu “-“ đằng trước như : -1; -2; -80 .( Đọc là âm 1, âm 2, âm 80 . ). Những số như thế được gọi là Số nguyên âm.
Ví dụ : Nhiệt độ ở thành phố Bắc Kinh – Trung Quốc là -30C ( Đọc là âm 3 độ C hoặc trừ 3 độ C )
18 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1853 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Đại số - Chương II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II – SỐ NGUYÊN
Bài 1 : Số nguyên
Bài 2 : Các phép tính trong tập số nguyên
Bài 3: Bội và ước của một số nguyên
A. Lý thuyết
Bài 1 : SỐ NGUYÊN
I. Làm quen với số nguyên âm
1. Số nguyên âm
- Trong thực tế, bên cạnh các số tự nhiên, người ta còn dùng các dấu “-“ đằng trước như : -1; -2; -80 ...( Đọc là âm 1, âm 2, âm 80 ... ). Những số như thế được gọi là Số nguyên âm.
Ví dụ : Nhiệt độ ở thành phố Bắc Kinh – Trung Quốc là -30C ( Đọc là âm 3 độ C hoặc trừ 3 độ C )
2. Trục số : Ta biều diễn các số nguyên âm trên tia đối của tia số và ghi các số -1 ; -2 ; -3 như sau
-2
-1
0
1
2
-3
Chú ý :
+ Điểm 0 ( không ) được gọi là điểm gốc của trục số
+ Chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương ( Thường được đánh dấu bằng mũi tên )
+ Chiều từ phải sang trái gọi là chiều âm của trục số
II. Tập hợp các số nguyên
1. Số nguyên
+ Các số tự nhiên khác 0 còn được gọi là số nguyên dương ( Đôi khi còn viết +1, +2, +3... nhưng dấu “ +” thường được bỏ đi )
+ Các số -1, -2, -3, ..., -50, -51 ... là những số nguyên âm
+ Tập hợp các số nguyên được ký hiệu là Z
Z = { ..., -3, -2, -1, 0, 1, 2, 3 ... } gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương là tập hợp các số nguyên
Chú ý :
Z + hoặc Z+ thường được ký hiệu là tập hợp các số nguyên dương, Z –hoặc Z – thường được ký hiệu là tập hợp các số nguyên âm
Số 0 không phải là số nguyên âm, cũng không phải là số nguyên dương
Số nguyên thường được sử dụng để biểu thị các đại lượng có hai hướng ngược nhau, như :
Số nguyên ân
Nhiệt độ dưới 00C
Độ cao dưới mực nước biển
Số tiền nợ
Độ cận thị
Số nguyên dương
Nhiệt độ trên 00C
Độ cao trên mặt nước biển
Số tiền có
Độ viễn thị
2. Số đối :
Trên trục số các điểm 1 và -1, 2 và -2, 3 và -3, ... cách đều điểm 0 và nằm hai phía của điểnm 0, ta nói các số 1 và -1, 2 và -2, 3 và -3, ... là các số đối nhau , trong đó 1 là số đối của -1 hoặc -1 là số đối của 1 .... Trường hợp đặc biệt : Số đối của 0 là 0
III. Thứ tự trong tập hợp các số nguyên
1. So sánh hai số nguyên :
Ta đã biết trong hai số tự nhiên khác nhau thì có một số nhỏ hơn số kia và trên tia số điểm bên trái biểu diễn số nhỏ hơn
VD: Vì 3 < 5 nên điểm 3 nằm ở bên trái điểm 5 ( trên trục số )
Khi biểu diễn trên trục số ( nằm ngang), điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b
Chú ý :
Số nguyên b gọi là liền sau số nguyên a nếu a < b và không có số nguyên nào nằm giữa a và b
Mọi số nguyên dương đều lớn hơn số 0
Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn sớ 0
Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn bất kỳ các số nguyên dương nào
2. Giái trị tuyệt đối
Khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số là giá trị tuyệt đối của số nguyên a
Giá trị tuyệt đối của số nguyên a, ký hiệu là . Đọc là “ Giá trị tuyệt đối của a”
Ví dụ :
Chú ý
Giá trị tuyệt đối của 0 là số 0
Giá trị tuyệt đối của một số dương là chính nó
Giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm là số đối của nó ( là một số nguyên dương )
Trong hai số nguyên âm, số nào có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn thì lớn hơn.
Hai số đối nhau có giá trị tuyệt đối bằng nhau
Nếu a = 0 thì = 0, nếu a > 0 thì = a , nếu a < 0 thì = - a
Giá trị tuyệt đối của bất kỳ số nguyên nào cũng lớn hơn hoăc bằng 0, nghĩa là với a Z thì là một số tự nhiên
Với a, b Z, bao giờ cũng có một và chỉ một trong ba trường hợp a = b hoặc a > b hoặc a<b
Các kí hiệu “ hoặc “ và kí hiệu “ và “
nghĩa là A hoặc B nghĩa là A và B
Bài 2 : CÁC PHÉP TÍNH TRONG TẬP SỐ NGUYÊN
I. Các Quy Tắc trong các phép tính
1. Cộng hai số nguyên dương
Công hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác không
VD : 54 + 17 = 71
2. Cộng hai số nguyên âm
Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng lại rồi đặt dấu “ – “ trước kết` quả
VD: (-17) + (-54) = -71
3. Cộng hai số nguyên khác dấu
- Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0
- Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng ( số lớn trừ số bé ) rồi đặt trước kết quả ttìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn
VD: ( -273) + 55 = -218
4. Hiệu của hai số nguyên
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b
a – b = a + ( -b)
VD: 3 – 8 = 3 + (-8) = -5
(-3) – ( -8) = (-3) + (+8) = +5
Chú ý :
- Phép trừ trong N không phải bao giờ cũng thự hiện được, nhưng trong Z luôn thực hiện được
- Nếu a > b a – b > 0 ; a < b a – b < 0
5. Nhân hai số nguyên khác dấu
Muốn nhân hai sớ nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “ -” trước kết quả nhận được.
VD: (-3) . 4 = -12
6. Nhân hai số nguyên cùng dấu
- Nhân hai số nguyên dương :
Nhân hai số nguyên dương như nhân hai số tự nhiên khác 0
- Nhân hai số nguyên âm :
Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng
VD: (-4) . (-25) = 4 . 25 = 100
Chú ý :
Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương
a. 0 = 0 . a = 0
Nếu a, b cùng dấu thì a . b = .
Nếu a, b khác dấu thì a .b = - ( . )
Cách nhận biết dấu của tích
(+) . (+) -> (+)
(-) . (-) -> (+)
(+) . (-) -> (-)
(-) . (+) -> (-)
ab = 0 thì hoặc a = 0 hoặc b = 0
Khi đổi dấu một thừa số thì tích đổi dấu
Khi đổi dấu hai thừa số thì tích không thay đổi
a b ac bc nếu c > 0 ; a bac bc nếu c < 0
Giá trị tuyệt đối của một tích bằng tích của các giá trị tuyệt đối
Với a Z thì a2 0 ( Dấu “=” a = 0 )
7. Quy tắc dấu ngoặc
- Khi bỏ dấu “+” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc đều giữa nguyên
- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “ – ” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” thành dấu “-” và dấu “-” thành dấu “+”.
VD: Tính nhanh
324 + [ 112 – ( 112 + 324) ]
= 324 + [ 112 – 112 – 324 ]
= 324 + [ -324 ]
= 324 - 324 = 0
8. Tổng đại số
Vì phép trừ có thể diễn tả thành phép cộng ( cộng với số đối của phép trừ ) nên một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên được gọi là một tổng đại số .
Khi viết một tổng đại số, để cho đơn giản, sau khi chuyển các phép trừ thành phép cộng ( với số đối), ta có tểh bỏ tất cả các dấu của phép cộng và dấu ngoặc
VD: 5 + (-3) – (-6) – (+7) = 5 + (-3) + (+6) + (-7) = 5 - 3 + 6 – 7
Chú ý :
- Nhờ các phép tính giao hoán, kết hợp và quy tắc dấu ngoặc, ta có các kết luận sau :
Trong một tổng đại số, ta có thể :
1. Thay đổi tuỳ ý các vị trí của các số hạng kèm theo dấu của chúng
VD: a – b – c = - b + a – c = - b – c + a = - c – b + a = - c - b + a
2. Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tuỳ ý với chú ý rằng nếu trước dấu ngoặc là dấu “-“ thì phải đổi dấu tất cả các hạng tử trong ngoặc
VD: a – b – c = ( a – b ) – c = a – ( b + c ) = - b – ( c – a ) = ...
- Nếu không sợ nhầm lẫn, ta có thể nói gọn tổng đại số là tổng
9. Quy tắc chuyển vế
- Tính chất của đẳng thức
Nếu a = b thì a + c = b + c
Nếu a + c = b + c thì a = b
Nếu a = b thì b = a
VD: Tìm số nguyên x, biết x – 2 = 3
Giải : x – 2 = - 3
x – 2 + 2 = - 3 + 2
x = - 3 + 2
x = -1
- Quy tắc chuyển vế
Khi chuyển vế một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu “+” thành dấu “-” và dấu “-” thành dấu “+”
VD: Tìm số nguyên x, biết
x – 2 = - 6
Giải : x – 2 = - 6
x = - 6 + 2
x = - 4
Chú ý :
- Ta đả biết a – b = a + ( - b ) nên ( a – b ) + b = a + [(- b ) + b ] = a + 0 = a
Ngược lại, nếu x + b = a thì sau khi chuyển vế, ta được x = a – b
Vậy hiệu a – b là số mà khi công số đó với b sẽ được a, hay có thể nói phpé trừ là phép toán ngược của phép cộng
II. Các tính chất
1. Tính chất của phép cộng các số nguyên
- Tính chất giao hoán : a + b = b + a
- Tính chất kết hợp : ( a + b ) + c = a + ( b + c )
- Cộng với 0 : a + 0 = 0 + a = a
- Cộng với số đối : a + ( - a ) = 0
2. Tính chất của phép nhân
- Tính chất giao hoán : a . b = b . a
- Tính chất kết hợp : ( a . b ) . c = a . ( b . c )
- Nhân với 1 : a . 1 = 1 . a = a
- Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng : a ( b + c ) = ab + ac
Chú ý :
- Nhờ tính chất kết hợp, ta có thể nói đến tích của ba, bốn, năm ... số nguyên
VD: a . b . c = a . ( b . c ) = ( a . b ) . c
- Khi thực hiện phép nhân nhiều số nguyên, ta có thể dựa vào các tính chất giao hoán và kết hợp để thay đổi vị trí các thừa số, đặt dấu ngoặc để nhóm các thừa số một cách tuỳ ý
- Ta cũng gọi tích của n số nguyên a là luỹ thừa bậc n của số nguyên a ( cách đọc và kí hiệu như đối vối số tự nhiên )
- Trong một tích các số nguyên khác 0
a) Nếu có một số chẵn thừa số nguyên âm thì tích mang dấu “+”
b) Nếu có một số lẻ thừa số nguyên âm thì tích mang dấu “-”
Bài 3 : BỘI VÀ ƯỚC CỦA MỘT SỐ NGUYÊN
I. Bội và ước của một số nguyên
Cho a, b Z và b 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì ta nói a chia hết cho b. Ta còn nói a là bội của b và b là ước của a
VD: -9 là bội của 3 vì -9 = 3 . (-3)
Chú ý :
Nếu a = bq ( b0 ) thì ta còn nói a chia cho b được q và viết a : b = q
Số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0
Số 0 không phải là ước của bất kỳ số nguyên nào
Các số 1 và -1 là ước của mọi số nguyên
Nếu c vừa là ước của a vừa là ước của b thì c cũng được gọi là ước chung của a và b
II. Tính chất
1. Nếu a chia hết cho b và b chia hết cho c thì a cũng chia hết cho c
a b và b c thì a c
2. Nếu a chia hết cho b thì bội của a cũng chia hết cho b
a b thì am b ( m Z )
3. Nếu hai số a, b chia hết cho c thì tổng và hiệu của chúng cũng chia hết cho c
a c và b c thì ( a + b ) c và ( a – b ) c
Chú ý :
Các tính chất khác về chia hết hay không chia hết đối với số tự nhiên vẫn đúng với số nguyên
Nếu a là bội của b thì –a cũng là bội của b
Nếu b là ước của a thì –b cũng là ước của a
Trong tập hợp Z, một số chia cho 3 dư 1; dư 2 được biểu diển bới biểu thức 3k + 1; 3k + 2 hoặc gộp lại là 3k 1 ( với k Z ). Cũng như vậy, mọi số lẻ đều được viết dưới dạng là 2k + 1 hợac 2k – 1 ( Viết gọn là 2k 1 ) (với k Z)
B. Bài tập áp dụng
Bài 1: LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM
Đọc nhiệt độ ở các thành phố dưới đây:
Hà Nội
18oC
Bắc Kinh
- 2 oC
Huế
20 oC
Mát – xcơ – va
- 7 oC
Đà Lạt
19 oC
Pa – ri
0 oC
TP. Hồ Chí Minh
25 oC
Niu - yóoc
2 oC
Đọc độ cao của các đại điểm dưới đây:
- Độ cao của đỉnh núi Phan-xi-păng là 3143 mét
- Độ cao của đáy vịnh Cam Ranh là -30 mét
Đọc các câu sau:
- Ong Bảy có -150 000 đồng
- Bà Năm có 200 000 đồng
- Cô Ba có -30 000 đồng
4. Vẽ một trục số và vẽ:
- Những điểm cách 0 ba đơn vị
- Các điểm : -1 ; 2 ; 4
Bài 2 : TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
1. Đọc các số sau
- 102 ; 52 ; 96 ; -1 ; -25
2 . Một chú ốc sên sáng sớm ỡ vị trí điểm A trên cây cột cách mặt đất 2m. Ban ngày chú ốc sên bò lên được 3m. Đêm đó chú ta mệt quá “ ngủ quên “ nên bị “ tuột” xuống dưới :
a) 2m b) 4m
Hỏi sáng hôm sau chú ốc sên cách điểm A bao nhiêu mét trong mỗi trường hợp a và b
3. Tìm số đối của các số sau
7 -3 2 -12 0 +5
Bài 3: THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
1. Điền các từ bên phải, bên trái, lớn hơn, nhỏ hơn hoặc các dấu > , < vào chỗ trống dưới đây cho đúng
a) Điểm -5 nằm ........ điểm -3, nên -5 .......-3 , và ta viết -5 ........-3
b) Điểm 2 nằm ........... điểm 3, nên 2 .......... -3, và viết 2 ......-3
c) Điểm -2 nằm ........... điểm 0, nên -2 ......0, và viết -2 ......0
2. So sánh
2 và 7 -2 và -7 -4 và 2 -6 và 0 4 và -2 0 và 3
3. Tìm giá trị tuyệt đối của mỗi số sau
1 -1 -5 5 -3 2 0
Bài 4: CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
1. Tính và nhận xét kế quả của
(-4) + (-5) và +
2. Thực hiện các phép tính
a) (+37) + (+81)
b) (-23) + (-17)
Bài 5: CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
1. Tìm và so sánh kết quả của
(-3) + (+3) và (+3) + (-3)
2. Tìm và nhận xét kết quả
a) 3 + (-6) và -
b) (-2) + (+4) và -
3. Tính
a) (-38) + 27
b) 273 + (-123)
Bài 6: TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN
1. Tính và so sánh kết quả
a) (-2) + (-3) và (-3) + (-2)
b) [(-3)+4] + 2 và [(-3)+2]+4
c) (-3) + (+3) và 0
2. Tìm tổng của tất cả các số nguyên a, biết:
-3 < a < 3
Bài 7 : PHÉP TRỪ CÁC SỐ NGUYÊN
1. Điền các số thích hơp sau vào chỗ trống
x
7
-9
15
3
y
-2
-1
0
8
x - y
2. Tim số nguyên x, biết
a) 5 + x = 6
b) 7 + x = 0
c) x + 8 = 1
3. Tinh
a) 5 – ( 5 – 7)
b) (-4) - (6 – 9)
Bài 8: QUY TẮC DẤU NGOẶC
1. Tính nhanh
a) (768 – 39 ) – 768
b) (-1579) – (12 – 1579 )
2. Bỏ dấu ngoặc rồi tính
a) ( 28 + 66) + ( 347 – 28 – 66 )
b) (75 – 42 - 14 ) – ( 75 – 42 )
Bài 9: QUY TẮC CHUYỂN VẾ
1. Tìm số nguyên x, biết
a) x + 4 = - 2
b) x + 8 = ( - 5) + 4
2. Tìm số nguyên a, biết
a) = 5
b) =0
Bài 10. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
1. Điền vào ô trống sau
x
6
-19
-26
y
-7
10
-10
x . y
-180
-78
2. So sánh
a) (-67) . 9 với 0
b) 15 . (-5) với 15
c) (-8) . 2 với -8
Bài 11. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
1. Tính
a) (+3) . (+9)
b) (-8) . 5
c) 13 . (-8)
d) (-150) . (-25)
e) (+7) . (-7)
2. Cho a là một số nguyên dương. Hỏi b là số nguyên âm hay nguyên dương nếu biết
a) a . b là số nguyên dương
b) b . a là số nguyên âm
Bài 12: TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN
1. Tính nhanh
a) (-4) . (+125) . (-25) . (-6) . (-8)
b) (-98) . ( 1 – 246) – 246 . 98
2. Viết các tích sau dưới dạng luỹ thừa
a) (-5) . (-5) . (-5) . (-5) . (-5)
b) (-2) . (-2) . (-3) . (-3) . 4
c) (-8) . (-8) . (+8) . (+8)
Bài 13 : BỘI VÀ ƯỚC CỦA MỘT SỐ NGUYÊN
1. Tìm ba bội nguyên của các số sau :
a) -5
b) 5
c) 1
2. TÌm tất cả các ước nguyên của những số sau
a) -10
b) 10
c) 20
3. Tìm x, biết
a) 17x = -68
b) 5 = 1
C. Bài tập trong sách giáo khoa
Làm quen với số nguyên âm: bài 5_ sgk/68 ( 1 bài )
Tập hợp các số nguyên: bài 6, 9_ sgk/70 + 71 ( 2 bài )
Thứ tự thực hiện các phép tính: bài 11, 12, 13, 14, 15 _ sgk/73 ( 5 bài )
Luyện tập : bài 17, 18, 20, 22 _ sgk/73 + 74 ( 4 bài )
Cộng hai số nguyên cùng dấu: bài 23, 26 _ sgk/75 ( 2 bài )
Cộng hai số nguyên khác dấu: bài 28, 30_ sgk/76 ( 2 bài )
Luyện tập: 33, 34 _ sgk/77 ( 2 bài )
Tính chất của phép cộng các số nguyên : bài 36, 37, 40 _ sgk/79 ( 3 bài )
Luyện tập: bài 42, 43 _ sgk/79 + 80 ( 2 bài )
Phép trừ hai số nguyên: bài 47, 48, 49 _ sgk/82 ( 3 bài )
Luyện tập: bài 53, 54 _ sgk/82 ( 2 bài )
Quy tắc dấu ngoặc: bài 58, 60_ sgk/85 ( 2 bài )
Quy tắc chuyển vế : bài 63, 64, 65 _sgk/87 ( 3 bài )
Luyện tập: bài 66, 67, 68, 70, 71 _ sgk/87 + 88 ( 5 bài )
Nhân hai số nguyên khác dấu : bài 76, 77_sgk/89 ( 2 bài )
Nhân hai số nguyên cùng dấu: bài 82, 83_sgk / 92 ( 2 bài )
Luyện tập: bài 86, 87, 88 _ sgk/93 ( 3 bài )
Tính chất của phép nhân: bài 90, 92, 97, 99 _ sgk/95 + 96 ( 4 bài )
Bội và ước của một số nguyên: bài 103, 105, 106_ sgk/97 ( 3 bài )
On tập chương II: bài 110, 111, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120_ sgk./99 + 100 ( 9 bài )
D. Luyện tập thêm
LUYỆN TẬP 1
1. Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai
a. Mọi số tự nhiên đều là số nguyên
b. Mọi số nguyên đều là số tự nhiên
c. Số nguyên âm nhỏ hơn số nguyên dương
d. Số nguyên âm nhỏ hơn số tự nhiên
e. Số tự nhiên là số nguyên dương
f. Số tự nhiên không phải là số nguyên âm
g. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là một số nguyên dương
h. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là một số tự nhiên
i. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là một số không âm
2. Viết tập hợp M là các số nguyên lẻ có một chữ số. Hãy biểu diễn chúng trên trục số
3. Tìm tất cả các số nguyên x, sao cho
a) – 3 -3 và 0 > x )
b) x < - 3 và x < 3
c) x 3 (Gợi ý : TÌm x sao cho x thoã mãn cả hai điều kiện đó )
d) x 3 ( Gợi ý : Tìm x sao cho x thoã mãn ít nhất một trong hai điều kiện đó )
4. Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần
2 ; -4 ; -9 ; 0 ; 10 ; -12 ; 8
5. Số nào là số nguyên âm lớn nhất. Viết số nguyên âm lớn nhất có hai chữ số
6. Cho a, b là hai số nguyên cùng dấu. Hãy so sánh a và b, biết
(Gợi ý : So sánh khi a, b cùng dương hoặc cùng âm )
a) >
b) <
c) =
7. Tìm x Z, biết
a) = 2002 ( Gợi ý : = b ( b 0 ) => a = b )
b) = 6 với x > 0
c) < 3 ( Gợi ý : Luôn nhớ 0 )
d) > 4 với x < -10
8. Điền các số thích hợp vào bảng sau
-a
-15
-15
15
b
7
7
-11
-30
a + b
-22
22
9
-30
9. Tính nhanh
a) 1000 + ( -570) + 2341 + (-430)
b) (-596) + 2001 + 1999 + (-404) + 189
10. Tính tổng các số nguyên thoả :
a) – 50 < x < 50 ( Gợi ý : hãy đưa về tổng của các số đối )
b) – 42 < x < 5
11. Điền số thích hợp vào bảng sau:
a
-14
14
-14
14
0
-14
-14
-3
5
b
-5
5
5
-5
-5
0
-3
-5
a – b
0
12. Tính nhanh
a) 279 – ( 145 + 279)
b) -479 – ( 2002 – 479 )
c) ( 3251 – 243 ) -3250
13. Tính: 2 – { 3 + 5 – [ -12 + 5 – (-3 + 7 ) – 12] + 32 }
14. Tìm x, biết
a) 3 – ( 17 – x) = -12 ( Gợi ý : Phá ngoặc và chuyển vế )
b) -26 – ( x – 7 ) = 0
15. Tìm x, y, biết
a) + =0 ( Gơịi ý :)
b) = 4
c) ( Gợi ý : Tính trước )
16. Tìm x , biết
a) - x = 0 ( Gợi ý : = a a 0 )
b) + x = 0 ( Gợi ý : = -a a 0 )
17. Tìm x, biết
a) –x . ( x + 3) = 0 ( Gợi ý : Ap dụng tính chất a . b = 0 thì hoặc là a= 0 hoặc là b = 0 )
b) ( x – 2)( 3x – 9) = 0
c) ( 3 – x ) ( ) = 0
18. Chứng minh các đẳng thức sau:
a) a( b + c ) – b( a – c) = (a+b). c với a, b, c Z
b) a( b – c ) – a( b + d ) =- a( c + d ) với a, b, c, d Z
19. Tìm x, biết
a) = 7
b) 3 + 1 = 28
20. Cho a – b chia hết cho 6, chứng minh rằng các biểu thức sau cũng chia hết cho 6
Gợi ý :Dùng cách tách, thêm , bớt để có được hạng tử chia hết cho 6
a) a + 5b
b) a + 17b
c) a – 13b
21. Tìm các số nguyên x, y biết: ( x + 3)( y + 2) = 1 ( Gợi ý : ab = 1 thì hoặc a = b = 1, hoặc a = b = -1 )
Gợi ý :Dùng cách tách, thêm , bớt để có được hạng tử chia hết
22. Tìm số nguyên n, biết rằng
a) n – 1 là ước của 12
b) n - 4 chia hết cho n + 1
23. Tìm số nguyên x, biết rằng:
a) ( x – 3)( x + 2) > 0 ( Gợi ý : ab > 0 a, b cùng dấu, khác 0 )
b) ( 2x – 4)( x + 4) 0 a, b khác dấu, khác 0 )
24. Chứng minh rằng : A = n ( 5n + 3 ) luôn chia hết cho 2 với mọi n Z
25. TÍnh giá trị cua : M = 2x2 – 5x3 + 2x2 – x + 3 khi x = 3 hoặc x = -3
LUYỆN TẬP 2
1. Vẽ một trục số và cho biết
a) Những điểm nằm cách điểm -3 ba đơn vị
b) Ba cặp điểm biểu diễn số nguyên cách đều điểm 3
2. Cho A = { 1, -3, 5, 0, -1 }
a) Tập hợp A có phải là tập hợp con của tập hợp các số tự nhiên N, Z không ?
b) Viết tập hợp B gồm các phần tử là số đối của chúng
c) Viết tập hợp C gồm các phần tử là giá trị tuyệt đối của chúng
3. Xác định số nguyên x lớn nhất và nhỏ nhất, biết rằng : < 2003
( Gợi ý : < x - x a x ; nếu a b thì a lớn nhất khi a = b, nếu a b thì a nhỏ nhất khi a = b )
4. Cho a < b, có bao nhiêu trường hợp có thể xảy ra về thứ tự của ba số nguyên a, b, 0
( Gợi ý: xét trường hợp a, b cùng là số nguyên âm hoặc a, b là số tự nhiên ......... )
5. Tìm các số nguyên a, biết rằng
a) n + 12 < a n +15 ( n là số tự nhiên )
b) n + 69 < a < n + 70 ( n là số tự nhiên )
6. Tìm tất cả số nguyên x thoã mãn
a) – 5 < x < 0
b) x < -5 và x < 5
c) x 5
d) x 5
7. a) Tìm x, y biết rằng : + 0
b) Tìm x là số nguyên , biết rằng : = - 2003
c) Tìm x là số nguyên , biết rằng : =
d) Tìm x là số nguyên , biết rằng : + 2003 đạt giá trị nhỏ nhất
8. a) Tìm tổng của số nguyên âm nhỏ nhất có ba chữ số và số nguyên âm lớn nhất có ba chữ số
b) Tìm tổng của số nguyên âm lớn nhất có hai chữ số và số nguyên âm nhỏ nhất có hai chữ số
9. Cho a, b là hai số nguyên cùng dấu . Hãy so sánh : với
( Gợi ý: so sánh trường hợp khi a, b cùng dương hay cùng âm )
10. Chứng minh rằng : a – b và b – a là hai số đối nhau
11. Tính giá trị của những biểu thức sau :
A = x + (-10) biết x = 4
B = 254 + y biết y = - 200
C = A + B
11. Tình tổng các số nguyên x, biết
a) – 2002 x 2003
b) a + 3 x a + 2003 ( với a là số tự nhiên )
12. Tìm x Z, biết
a) x – 5 = - 1
b) x – 4 = - 10
c) x + 3 = - 8
d) x + 6 = 0
13. Cho a, b, c Z , A = a – b + c ; B = -a + b – c. Chứng minh rằng a và b là hai sớ đối nhau.
14. Tìm x, biết
a) 15 – ( 4 – x ) = 6
b) – 30 + ( 25 –x ) = -1
15. Tìm x Z, biết
a) x – 5 = - 1
b) x + 30 = -4
c) x – ( - 24 ) = 3
d) 22 – ( -x) = 12
e) ( x + 5 ) + ( x – 9 ) = x + 2
16. Tìm x Z, biết
f) = 11
g) = x – 5
h) = 6 – x
i) + = x
17. Tìm x Z, biết
k) - 1 0
l) + 3 4
m) 2 < < 5
18. Điền số thích hợp vào bảng sau:
a
6
-8
-15
4
b
-9
0
7
-31
32
ab
-155
-352
-88
19.a) Cho a Z. Chứng tỏ rằng a2 0 ; - a2 0
b) Tìm giá trị nhỏ nhất của A = ( x – 8 )2 + 2003
c) Tìm giá trị lớn nhất của B = - ( x + 5 )2 + 9
20. Hiện nay cha 37 tuổi, con 7 tuổi. Hỏi lúc nào thì tuổi cha gấp 7 lần tuổi con ?
21.a) Trong hai số nguyên liên tiếp, có một và chỉ có một số chia hết cho 2
b) Trong ba số nguyên liên tiếp, có một và chỉ có một số chia hết cho 3
22. Tìm x, biết
a) x – 14 = 3x + 18
b) 2 ( x – 5 ) – 3 ( x – 4 ) = - 6 + 15 . (-3)
c) ( x + 7) ( x – 9 ) = 0
d) - 7 = 22
23. Cho x, y là số nguyên. Hãy so sánh x + y với x
24. Tìm x là số nguyên âm, biết
( x2 – 4 ) ( x2 – 25 ) là số nguyên âm
25. Tìm tập hợp các số nguyên n, biết :
a) 3n chia hết cho n – 1
b) 2n + 7 là bội của n – 3
c) n + 2 là ước của 5n – 1
d) n – 3 là bội của n2 + 4
File đính kèm:
- Toan 6 Chuong II Dai so.doc