Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Bài 2: Ba điểm thẳng hàng

 

 

I. Mục Tiêu:

HS hiểu thế nào là ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm. Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

Biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng, biết sử dụng thuật ngữ: nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa.

Biết dùng thước để vẽ và kiểm tra ba điểm thẳng hàng.

II. Phương Tiện: GV: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.

Nhóm HS: Thước thẳng.Các Hoạt Động Dạy Học Chủ Yếu

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Bài 2: Ba điểm thẳng hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Tuần: 2 Tiết PPCT: 2 § 2: BA ĐIỂM THẲNG HÀNG. Mục Tiêu: HS hiểu thế nào là ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm. Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. Biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng, biết sử dụng thuật ngữ: nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa. Biết dùng thước để vẽ và kiểm tra ba điểm thẳng hàng. Phương Tiện: GV: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ. Nhóm HS: Thước thẳng. Các Hoạt Động Dạy Học Chủ Yếu: Hoạt động của Giáo Viên & Học Sinh Nội dung ghi bảng Bổ sung Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: - Vẽ đường thẳng b, lấy M Ï b, lấy AỴ b. - Vẽ đường thẳng a qua A ( a ¹ b), lấy M Ỵ a, N Ỵ a. Bài mới: a b M N A Hoạt động 1: Tìm hiểu ba điểm thẳng hàng. GV: Cho HS nhận xét hình à Thông báo: Khi ba điểm A, M, N cùng thuộc một đường thẳng à Thẳng hàng. GV: Vậy ba điểm được gọi là thẳng hàng khi nào? à HS: Khi chúng cùng nằm trên một đường thẳng. GV: Vậy ba điểm không thẳng hàng thì thế nào? GV: Gọi hai HS lên vẽ 3 điểm thẳng hàng & 3 điểm không thẳng hàng. à HS: lên bảng thực hiện ( GV HD). GV: Để kiểm tra 3 điểm có thẳng hàng hay không ta làm thế nào? à Ta dùng thước thẳng để kiểm tra. GV: Cho HS vận dụng bài tập 8.SGK. à HS: Ba điểm A, M, N thẳng hàng. 1. Thế nào là ba điểm thẳng hàng? Khi ba điểm cùng thuộc một đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng. Khi ba điểm không cùng thuộc bất kỳ một đường thẳng, ta nói chúng không thẳng hàng. A B N E C Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng. GV: Cho hình vẽ à Yêu cầu HS nhận xét vị trí của ba điểm thẳng hàng? à HS: Điểm A & B nằm cùng phía với điểm C; Điểm B & C nằm cùng phía với điểm A; Điểm B nằm giữa hai điểm A & C. GV: Trong ba diểm thẳng hàng có mấy điểm nằm giữa hai điểm còn lại? à Có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. GV: Nhấn mạnh tính chất & cho HS ghi bài. GV: Nếu biết một điểm nằm giữa hai điểm còn lại thì chúng thẳng hàng ( Vì không có điểm nằm giữa ba điểm không thẳng hàng). 2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng. A B C Nhận xét: Trong ba điểm thẳng hàng có một điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. Củng cố: - Khi nào ba điểm được coi là thẳng hàng? - Tính chất của ba điểm thẳng hàng? - Hướng dẫn HS làm các bài tập 9, 11, 12 SGK. Riêng BT 12 GV cho HS biết: Có thể có nhiều điểm thẳng hàng và nhiều điểm không thẳng hàng. Hướng dẫn về nhà: - Tự học bài cũ. - Làm các bài tập: 10, 13, 14 SGK. Rút Kinh Nghiệm:

File đính kèm:

  • dochinh 6 ba diem thang hang.doc