I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh biết tìm số phần tử của một tập hợp, biết kiểm tra 1 tập hợp là tập hợp con, biết viết 1 vài tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết sử dụng các kí hiệu và
- Rèn cho học sinh tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu , , .
II. Chuẩn bị:
GV: bảng phụ
HS: Xem lại 2 cách viết t/h; cách tính số phần tử của tập hợp; tập hợp con
III. Tiến trình dạy – học:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tuần 2 - Tiết 3+4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 - Tiết 3+4
Ngày 09.09.2007 Chủ đề 1: TẬP HỢP (tt)
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh biết tìm số phần tử của một tập hợp, biết kiểm tra 1 tập hợp là tập hợp con, biết viết 1 vài tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết sử dụng các kí hiệu Ì và Ỉ
- Rèn cho học sinh tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu Ỵ, Ï, Ì.
II. Chuẩn bị:
GV: bảng phụ
HS: Xem lại 2 cách viết t/h; cách tính số phần tử của tập hợp; tập hợp con
III. Tiến trình dạy – học:
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
GHI BẢNG
Tiết 3
12’
8’
7’
18’
HĐ1: Kiểm tra
Gọi 3 hs lên kiểm tra
1/ Nêu sự khác nhau giữa số và chữ số? Cho ví dụ
2/ Một tập hợp có thể có mấy phần tử? Tìm số phần tử của tập hợp M gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 10.3/ Khi nào thì tập hợp A là tập hợp con của tập hợp B? Tập hợ nào là con của tập hợ nào trong các tập hợp sau đây (bảng phụ), Viết kí hiệu.
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: Viết số tự nhiên nhỏ nhất và lớn nhất:
a/ có 3 chữ số
b/ có 3 chữ số khác nhau
Bài 2:Viết tập hợp các chữ số của các số :
a/ 6566
b/ 912791
- số 6566 và 912791 được viết từ những chữ số nào?
Bài 3:
Viết các tập hợp sau bằng 2 cách và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử:
a/ Tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 50;
b/ Tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 8 nhưng nhỏ hơn 9;
c/ Tập hợp C các số tự nhiên từ 20 đến 80;
d/ Tập hợp D các số tự nhiên chẵn từ 10 đến 58;
e/ Tập hợp E các số tự nhiên lẻ từ 35 đến 75.
- nhắc lại 2 cách viết tập hợp;
Cho hs thảo luận nhóm
- Hs1: chỉ dùng 10 chữ số 0, 1, …, 9 để viết ra tất cả các số. VD: số 2007 được viết từ 3 chữ số là 0, 2, 7.
- Hs2: Một t/h có thể có một, nhiều, vô số phần tử, cũng có thể không có ptử nào. M = {0; 1; 2; … ; 9} có 10 phần tử.
- Hs3: Khi mọi ptử của t/h A đều thuộc t/h B thì t/h A là t/h con của t/h B.
B Ì A; C Ì A
(B và C đều là con của A).
Hs nhớ lại cách viết số đã học ở tiểu học à làm bài theo yêu cầu
- số 6566 được viết từ 2 chữ số 5 và 6;
- số 912791 được viết từ 4 chữ số 1, 2, 7, 9
2 cách viết tập hợp là:
+ chỉ ra t/c đặc trưng cho các phần tử;
+ liệt kê các phần tử.
- hs làm bài theo nhóm;
- đại diện cho 5 nhóm lần lượt lên trình bày.
Chủ đề I: TẬP HỢP (tt)
Bài 1: Viết số tự nhiên:
a/ nhỏ nhất có 3 chữ số: 100
lớn nhất có 3 chữ số: 999
b/ nhỏ nhất, có 3 chữ số khác nhau là: 102
lớn nhất, có 3 chữ số khác nhau là: 987.
Bài 2:Viết tập hợp các chữ số của các số :
a/ A = { 5; 6}
b/ B = {1; 2; 7; 9}
Bài 3:
a/ A = {x Ỵ N / x £ 50};
A = { 0; 1; 2; … ; 50}, có 50-0+1 = 51 phần tử;
b/ B = {xỴ N / 8 < x < 9};
B = Ỉ, không có phần tử nào;
c/ C = { x Ỵ N / 20 £ x £ 80};
C = {20; 21; 22; … ; 80}, có 80 – 20 + 1 = 61 phần tử;
d/ D = { x Ỵ N/ 10 £ x £ 58; x là số chẵn};
D = {10; 12; 14; … ; 58), có (58-10):2 +1 = 25 phần tử;
e/ E = { x Ỵ N/ 35 £ x £ 75; x là số lẻ};
E = {35; 37; 39; … ; 75}, có (75-35):2 +1 = 21 phần tử.
Tiết 4
12’
10’
8’
8’
Bài 4: Viết các t/h sau và cho biết số phần tử của nó?
a/ tập hợp C các số chẵn nhỏ hơn 10;
b/ tập hợp L các số lẻ lớn hơn 10 nhưng nhỏ hơn 20;
c/ tập hợp A ba số chẵn liên tiếp, trong đó số nhỏ nhất là 18;
d/ tập hợp B bốn số lẻ liên tiếp, trong đó số lớn nhất là 31.
? nhắc lại cách tính số phần tử của một t/h gồm các số tự nhiên tà a đến b
Bài5: Tính số phần tử của mỗi tập hợp sau:
A = {40; 41; 42; … ; 100};
B = {10; 12; 14; … ; 98};
C = {35; 37; 39; … ; 105};
D={21;23;25;….;99};
E={32;34;36;….;96}
- cho hs làm tương tự như bt 4
Bài 6:
Viết t/h A các stn nhỏ hơn 6, t/h B các stn nhỏ hơn 8 rồi dùng kí hiệu Ì để thể hiện quan hệ giữa 2 t/h trên.
- nhận xét về các ptử của 2 t/h trên
Bài 7: cho 3 tập hợp
A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 10
B là tập hợp các số chẵn
N* là tập hợp các stn khác 0.
dùng kí hiệu Ì để thể hiện quan hệ giữa 2 trong 3 t/h trên
- yêu cầu hs viết các t/h và xét xem tập nào là con cuả tập nào, giải thích?
- t/h các stn liên tiếp từ a đến b có (b-a)+1 phần tử;
- t/h các stn chẵn liên tiếp từ a đến b có (b-a):2+1 phần tử;
- t/h các stn lẻ liên tiếp từ a đến b có (b-a):2+1 phần tử
- hs viết các t/h và tính số phần tử theo yêu cầu.
Hs áp dụng cách tính số phần tử như bt 4 để tính.
- Hs tự viết 2 t/h A và B;
- mọi ptử của A đều thuộc B nên A là t/h con của B
Hs viết 3 t/h theo yêu cầu của gv và xem xét mối quan hệ và trả lời.
Bài 4:
a/ C={0;2;4;6;8}, có (8-0):2+1 = 5 phần tử;
b/ L={11;13;15;17;19}, có (19-11):2 + 1 = 5 phần tử;
c/ A={18;20;22}, có (22-18):2+1 = 3 phần tử;
d/ B={25;27;29;31}, có (31-25):2 + 1 = 4 phần tử.
Bài5:
A = {40; 41; 42; … ; 100}, có 100 – 40 + 1 = 61 phần tử;
B = {10; 12; 14; … ; 98}, có (98-10):2+1 = 45 phần tử;
C = {35; 37; 39; … ; 105}, có (105 – 35):2 + 1 = 36 phần tử;
D = {21;23;25;….;99} có (99-21):2 +1 = 40 phần tử;
E = {32;34;36;….;96} có (96-32):2 +1 = 33 phần tử.
Bài 6:
A = {0; 1; 2; 3; 4; 5};
B = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}
Ta có : A Ì B.
Bài 7:
A = {0; 1; 2; … ; 9};
B = {0; 2; 4; 6; … };
N* = {1; 2; 3; 4; … }
Ta có: AÌN; BÌN; N*ÌN
IV. Củng cố :(4phút)
Biêt cách tính số phần tử của một tập hợp, biết kiểm tra 1 tập hợp là tập hợp con của một tập hợp cho trước.
V. Hướng dẫn về nhà:(3phút)
- Xem lại các dạng bt đã sửa;
- Ôn lại 4 phép tính ccộng – trừ – nhân – chia để hôm sau luyện tập
File đính kèm:
- TC6-tuan02.doc