1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: - HĐ1: HS nhận biết và hiểu khi nào thì xÔy + yÔz = xÔz.
- HĐ2: HS nhận biết và hiểu các khái niệm : 2góc kề nhau, hai góc phụ nhau, hai góc bù nhau, hai góc kề bù.
1.2.Kĩ năng: - HĐ1: Thực hiện được số đo của một góc khi biết số đo của 2 góc thỏa điều kiện xÔy + yÔz = xÔz.
- HĐ2: Thành thạo nhận biết các quan hệ giữa hai góc.
1.3.Thái độ: - HĐ1, 2: Thói quen: học tập nghiêm túc.
Tính cách: rèn tính cẩn thận, chính xác cho HS.
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2061 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tuần 24 đến tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 - Tiết 19
ND: 30.1 - Bài: §14.
KHI NÀO THÌ xÔy + yÔz = xÔz?
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: - HĐ1: HS nhận biết và hiểu khi nào thì xÔy + yÔz = xÔz.
- HĐ2: HS nhận biết và hiểu các khái niệm : 2góc kề nhau, hai góc phụ nhau, hai góc bù nhau, hai góc kề bù.
1.2.Kĩ năng: - HĐ1: Thực hiện được số đo của một góc khi biết số đo của 2 góc thỏa điều kiện xÔy + yÔz = xÔz.
- HĐ2: Thành thạo nhận biết các quan hệ giữa hai góc.
1.3.Thái độ: - HĐ1, 2: Thói quen: học tập nghiêm túc.
Tính cách: rèn tính cẩn thận, chính xác cho HS.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Khi nào thì xÔy + yÔz = xÔz.
- 2góc kề nhau, hai góc phụ nhau, hai góc bù nhau, hai góc kề bù.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. GV: thước thẳng. Thước đo độ.
3.2. HS: thước đo độ.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định: kiểm diện 6A1:
6A2:
6A3:
4.2. Kiểm tra miệng:
- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện theo các yêu cầu:
Câu 1 (8đ):
- Vẽ góc xÔz, lấy tia Oy nằm trong góc đó
- Đo góc xÔz, xÔy
Câu 2 (2đ):
- Từ số đo xÔz, xÔy đã tìm được hãy suy ra số đo góc yÔz?
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm, các em còn lại làm vào vở
- Học sinh nhận xét bài làm và góp ý
- GV đánh giá, chấm điểm
- GV: khẳng định xÔy + yÔz = xÔz.
Biểu điểm:
Vẽ hình đúng : 4đ
Đo đúng góc xÔz : 2đ, xÔy: 2đ
Suy ra số đo yÔz: 2đ.
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: 15 phút
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hình tương tự vào tập.
- GV yêu cầu học sinh đo các góc và rút ra nhận xét.
- GV: vậy khi nào thì tổng số đo hai góc xÔy và yÔz bằng số đo xÔz?
- HS: Trả lời.
- GV: nhấn mạnh 2 chiều của của nhận xét đó.
- HS ghi nhận xét vào vỡ.
y
O
M
N
x
z
- GV: Cho hình vẽ. Ta có xÔy + yÔz = xÔz đúng hay sai?
- HS: Đẳng thức viết sai. Vì tia Oy không nằm giữa 2 tia Ox và Oz.
HĐ2: 15 phút
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các khái niệm ở SGK rồi phát biểu các khái niệm đó
- Giáo viên vẽ hình minh họa cho từng khái niệm
- GV lưu ý học sinh là hai góc phụ nhau, bù nhau có thể không có chung đỉnh, không có chung cạnh nào.
1. Khi nào thì tổng số đo hai góc xÔy và yÔz bằng số đo xÔz
O
x
y
z
Nhận xét:
Nếu tia Oy nằm giữa tia Ox và Oz thì:
xÔy + yÔz = xÔz và ngược lại.
2. Hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù:
- Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chứa cạnh chung.
- Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 900.
- Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 1800.
- Hai góc kề bù là hai góc vừa bù nhau vừa kề nhau.
Nhận xét: hai góc kề bù có tổng số đo bằng 1800.
4.4. Tổng kết:
Bài tập 18 SGK:
- HS: Đọc đề bài
- GV: tia nào nằm giữa hai tia còn lại?
- HS: OA
- GV: vậy ta có phép cộng số đo góc như thế nào?
- HS: BÔC = BÔA + AÔC
- GV: yêu cầu học sinh nêu kết quả
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng làm bài tập 19
- Các em còn lại làm vào vở
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên đánh giá, chấm điểm.
Bài tập 18 SGK:
Vì OA nằm giữa hai tia OB và OC nên
BÔC = BÔA + AÔC
BÔC = 450+ 320
Vậy BÔC = 770
Bài tập 19:
Vì xÔy và yÔy’ là hai góc kề bù nên
xÔy + yÔy’ = 1800
1200 + yÔy’ = 1800
Vậy yÔy’ = 600.
4.5. Hướng dẫn học tập:
Đối với tiết học này: - Nêu được khi nào thì xÔy + yÔz = xÔz?
- Phát biểu khái niệm hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù.
- Làm bài tập 20 SGK trang 82.
Đối với tiết học sau: - Đọc trước định nghĩa tia phân giác của một góc
5. PHỤ LỤC:
Tuần 25 - Tiết 20
ND: 20.2. Bài: §16.
TIA PHÂN GIÁC CỦA MỘT GÓC
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: - HĐ1: HS biết định nghĩa tia phân giác của 1 góc.
- HĐ2: HS hiểu 2 cách xác định tia phân giác của 1 góc.
- HĐ3: Biết đường phân giác.
1.2. Kỹ năng: - HĐ2: Thành thạo vẽ tia phân giác 1 góc.
- HĐ3: Thành thạo vẽ đường phân giác của một góc.
1.3. Thái độ: - HĐ1,2,3: Thói quen: vẽ hình chính xác, cẩn thận
Tính cách: tự giác học tập.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Định nghĩa tia phân giác.
Cách vẽ tia phân giác.
Khái niệm đường phân giác.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. GV: thước đo độ, bảng phụ BT 38.
3.2. HS: thước đo độ, xem trước định nghĩa.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định: kiểm diện 6A1:
6A2:
6A3:
4.2. Kiểm tra miệng:
GV nêu câu hỏi kiểm tra:
Câu 1 (8đ): Cho hình vẽ với tia OB nằm giữa hai tia OA và OC, tính số đo AÔB biết AÔC = 1200 và BÔC = 600
Câu 2 (2đ):
- So sánh AÔB với BÔC và cho biết tia OA gọi là gì của góc AOC?
- Học sinh nhận xét
- GV nhận xét tia OA là tia phân giác của góc AOC
Câu 1:
Vì tia OB nằm giữa tia OA và tia OC nên:
AÔB + BÔC = AÔC
AÔB + 600 = 1200
AÔB = 1200 - 600
AÔB = 600
Câu 2:
AÔB = BÔC = 600 và tia OA gọi là tia phân giác của góc AOC.
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: 15 phút
- GV: Qua bài tập trên em hãy cho biết vì sao tia OA gọi là tia phân giác của góc AOC?
- HS: Trảlời.
- GV: Vậy khi nào tia Oz là tia phân giác của góc xOy ?
- HS nêu nhận xét
- GV: vậy tia phân giác của một góc là tia như thế nào?
- Học sinh phát biểu định nghĩa.
- Giáo viên chốt lại định nghĩa, chú ý nếu tia nào đó là tia phân giác thì phải thỏa mãn cả 2 yêu cầu là nằm giữa và tạo thành 2 góc bằng nhau.
HĐ2 : 15 phút
- GV: Gọi nêu đề bài: Vẽ tia Oz của góc xOy có số đo 600
- GV: tia Oz phải thoả mãn điều kiện gì?
- HS: Tia Oz phải nằm giữa 2 tia Ox và Oy và tạo thành xÔz = yÔz
- GV: Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình
-Vẽ xÔy = 600
-Vẽ tia Oz nằm giữa 2 tia Ox và Oy sao cho yÔz = 300
- GV: Ngoài cách dùng thước đo góc còn cách nào khác có thể xác định được phân giác của một góc?
- HS: Gấp giấy.
-Vẽ một góc lên giấy.
-Gấp giấy sao cho 2 cạnh trùng với nhau. Nếp gấp cho ta vị trí của tia phân giác góc đó
- GV: Mỗi góc (không phải góc bẹt) có mấy tia phân giác?
- HS: Mỗi góc ( không phải góc bẹt) có một tia phân giác.
- GV: Cho góc bẹt xOy, vẽ tia phân giác của góc này.
- Giáo viên gọi một học sinh vẽ góc bẹt xOy.
- Giáo viên gọi học sinh vẽ tia phân giác Ot
- GV: còn có thể vẽ tia phân giác nào khác của góc xOy không?
- HS vẽ tia Ot’
- GV: em có nhận xét gì về tia Ot và tia Ot’?
- HS: đối nhau
- GV: vậy góc bẹt có mấy tia phân giác?
- HS: Góc bẹt có 2 tia phân giác là hai tia đối nhau.
HĐ3 : 5 phút
- GV: Vẽ đường thẳng zz’ là đường phân giác của góc xOy .
- GV: Vậy đường phân giác của một góc là gì?
- HS: là đường thẳng chứa tia phân giác của góc đó
1. Tia phân giác của một góc là gì?
+ Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy.
+ xOz = zOy
Oz là tia phân
giác của xOy
Định nghĩa: Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau.
2. Cách vẽ tia phân giác của một góc:
Ví dụ: Cho góc xOy bằng 600
Vẽ tia phân giác của góc xOy
300
O
y
z
x
Nhận xét: Mỗi góc (không phải góc bẹt) chỉ có một tia phân giác.
?.
t
t’
x
y
O
Nhận xét: góc bẹt xOy có hai tia phân giác là Ot và Ot’.
t’
O
y
t
x
3. Chú ý:
Đường thẳng chứa tia phân giác của một góc là đường phân giác của góc đó.
4.4. Tổng kết:
- Giáo viên đưa lên bảng phụ có ghi sẳn đề bài
- HS đọc đề
- Giáo viên cho học sinh thảo luận theo bàn trong thời gian 3 phút, chú ý giải thích kết quả mình đã chọn.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại các đáp án
Bài tập 32
Tia Ot là tia phân giác của góc xOy trong các trường hợp sau:
c)
d)
4.5. Hướng dẫn học tập:
Đối với tiết học này:
+ Nêu khái niệm tia phân giác của một góc?
+ Học cách vẽ tia phân giác của một góc.
+ Xem lại các bài tập đã làm hôm nay.
+ Làm bài tập 30, 31 SGK trang 87.
Đối với tiết học sau:
+ Mang thước đo độ (đo góc)
+ Chuẩn bị các bài tập phần luyện tập trang 87 SGK.
5. PHỤ LỤC:
Tuần 26 - Tiết 21
ND: 27.3 - Bài:
LUYỆN TẬP
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: - HĐ1: Biết thế nào là tiaa phân giác của 1 góc
- HĐ2: HS hiểu khi nào xÔy + yÔz = xÔz và tính số đo góc.
1.2. Kĩ năng: - HĐ1: Thành thạo vẽ góc biết trước số đo và nhận biết tia phân giác của góc.
- HĐ2: Thực hiện được tính số đo góc.
1.3. Thái độ: + Đo góc cẩn thận, chính xác.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Vẽ góc, nhận biết tia phân giác của góc
Tính số đo góc
3. CHUẨN BỊ:
3.1. GV: thước đo độ
3.2. HS: thước đo độ.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định: kiểm diện 6A1:
6A2:
6A3:
4.2. Kiểm tra miệng: 1. Bài tập cũ:
HĐ1 : 10 phút
- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng sửa bài tập 30
- Giáo viên gọi học sinh nộp vở bài tập để kiểm tra
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét bài làm và góp ý bổ sung
- GV nhận xét, đánh giá bài làm và chấm điểm.
Bài tập 30:
a) Tia Ot nằm giữa tia Ox và tia Oy
vì xÔt < xÔy (250 < 500)
b) Vì Ot nằm giữa tia Ox và tia Oy nên: xÔt + tÔy = xÔy
250 + tÔy = 500
tÔy = 500 - 250
tÔy = 250
Vậy tÔy = xÔt (cùng bằng 250)
c) Tia Ot là tia phân giác của góc xÔy vì Tia Ot nằm giữa tia Ox, Oy và tÔy = xÔt.
4.3. Tiến trình bài học: 2. Bài tập mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ2: 25 phút
- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài
- Giáo viên yêu cầu các em học sinh cùng vẽ hình vào vở
- Giáo viên theo dõi, chú ý hình vẽ của học sinh xem có chính xác không để kịp thời hướng dẫn
- Một học sinh lên bảng vẽ hình
- GV: hai góc kề bù có tổng bằng bao nhiêu độ?
- HS: 180
- GV: tia Ot là tia phân giác của góc xOy nên hai góc nào bằng nhau?
- HS: yÔt = xÔt
- GV: vậy góc yOt tính như thế nào?
- HS: yÔt =
- GV: vậy góc x’Ot bằng bao nhiêu độ?
- HS: yÔt =
- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài
- Giáo viên yêu cầu các em học sinh cùng vẽ hình vào vở
- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng vẽ hình
- Học sinh nhận xét hình vẽ
- Giáo viên nhận xét hình vẽ
- GV: tia Ot là tia phân giác của góc xOy nên góc xOt bằng bao nhiêu độ?
- HS: xÔt = yÔt =
- GV: góc x’Oy được tính như thế nào?
- HS: x’Ôy = 1800 – xÔy = 800
- GV: góc yOt’ bằng bao nhiêu độ?
- HS: yÔt’ =
- GV: vậy góc x’Oy được tính như thế nào?
- HS: xÔt’ = xÔy + yÔx’ = 1400
- GV: góc tOt’ bằng bao nhiêu độ? Vì sao?
- HS: yÔt + yÔt’ = tÔt’ = 900.
Bài tập 33:
Vì xÔy và yÔx’ là 2 góc kề bù nên:
xÔy + yÔx’ =1800
130 + yÔx’ = 1800
yÔx’ = 1800 - 1300
yÔx’ = 500
Vì Ot là tia phân giác của góc xOy nên: yÔt =
Do đó: x’Ôt = yÔx’ + yÔt
= 500 + 650
x’Ôt = 1150.
Bài tập 34:
Vì Ot là tia phân giác của xÔy nên:
xÔt = yÔt =
Þ x’Ôt = xÔx’ – xÔt
= 1800 - 500
x’Ôt = 1300
Vì xÔy và yÔx’ là 2 góc kề bù nên:
x’Ôy = 1800 – xÔy
= 1800 – 1000
= 800
Do Ot’ là tia phân giác của x’Ôy nên:
yÔt’ =
Þ xÔt’ = xÔy + yÔx’
= 1000 + 400
xÔt’ = 1400
Vì tia Oy nằm giữa tia Ot và tia Ot’ nên: yÔt + yÔt’ = tÔt’
500 + 400 = tÔt’
Þ tÔt’ = 900.
4.4. Tổng kết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài và vẽ hình vào vở
- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng vẽ hình
- HS nhận xét hình vẽ
- GV nhận xét hình vẽ
- GV: góc xOm bằng bao nhiêu độ? Vì sao?
- HS: xÔm = mÔy =
- GV: tương tự thì góc aOm và góc mOb được tính như thế nào?
- HS: aÔm =
mÔb =
- GV: Vậy số đo góc aOb bằng bao nhiêu độ? Vì sao?
- HS: aÔb = aÔm + mÔb = 900.
- Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra bài học kinh nghiệm từ bài tập 34, 35
- GV: em có nhận xét gì về góc tạo bởi 2 tia phân giác của 2 góc kề bù?
- HS: bằng 90 độ
- GV yêu cầu học sinh phát biểu “bài học kinh nghiệm”
Bài tập 35:
Vì Om là tia phân giác của góc bẹt xÔy nên:
xÔm = mÔy =
Vì Oa là tia phân giác của góc xOm nên: aÔm =
Vì Ob là tia phân giác của góc mOy nên: mÔb =
Do đó: aÔb = aÔm + mÔb
= 450 + 450
aÔb = 900.
3. Bài học kinh nghiệm:
Góc tạo bởi 2 tia phân giác của 2 góc kề bù là góc vuông.
4.5. Hướng dẫn học tập:
Đối với tiết học này:
+ Xem lại cách đo góc.
+ Thế nào là một góc nhọn, vuông, tù?
+ Nêu số đo của góc nhọn, vuông, tù, bẹt?
+ Xem lại cách vẽ góc khi biết số đo.
+ xem lại khi nào thì xÔy + yÔz = xÔz?
+ Xem lại định nghĩa tia phân giác của 1 góc
+ Xem lại các bài tập đã làm hôm nay.
+ Làm bài tập 36, 37 SGK trang 87.
Đối với tiết học sau:
+ Đọc trước bài “thực hành đo góc trên mặt đất”
+ Chuẩn bị thước đo độ.
+ Tuần sau học 2 tiết hình học.
5. PHỤ LỤC:
File đính kèm:
- Hinh hoc 6tiet 1921.doc