A. MỤC TIÊU
- Học sinh nắm vững các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.
- Vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 để nhận biết một số, một tổng, một hiệu có chia hết cho 3, cho 9 hay không.
- Rèn luyên tính cẩn thận, chính xác trong tính toán.
B. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng.
2.Học sinh: SGK, thước thẳng.
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Số học - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 Ngày dạy:.../10/2013
Tiết 22: §12 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3, CHO 9
A. MỤC TIÊU
Học sinh nắm vững các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.
Vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 để nhận biết một số, một tổng, một hiệu có chia hết cho 3, cho 9 hay không.
Rèn luyên tính cẩn thận, chính xác trong tính toán.
B. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng.
2.Học sinh: SGK, thước thẳng.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I/ Tổ chức Sĩ số 6A : 6B:
II/ Kiểm tra
HS1: Gọi 1HS lên bảng chữa bài tập 128 (trang 18 – SBT).
HS2:Tìm hai số tự nhiên có hai chữ số, các chữ số giống nhau, biết rằng số đó chia hết cho 2, chia cho 5 dư 4?
Giáo viên nhận xét bổ sung (nếu có) và ghi điểm.
III/ Bài mới
1/ Nhận xét mở đầu.
Mọi số đều viết được dưới dạng tổng các chữ số cộng với một số chia hết cho 9
Ví dụ :
378 = 3.100 + 7.10 + 8
= 3.(99 + 1) + 7.(9 + 1) + 8
= 3.99 + 3 + 7.9 + 7 + 8
= (3 + 7 + 8) + 3.11.9 + 7.9
= (Tổng các chữ số) + (số 9).
Yêu cầu học sinh làm tương tự với số 253?
Học sinh đọc nhận xét.
Học sinh theo dõi và thực hiện vào vở.
1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở.
253 = (2 + 5 + 3) + (số 9).
2/Dấu hiệu chia hết cho 9
Ví dụ : Dựa vào nhận xét mở đầu ta có :
378 = (3 + 7 +8) + (số 9)
Không làm phép tính hãy cho biết vì sao số 378 chia hết cho 9?
Em rút ra được nhận xét gì?
Đó chính là nội dung kết luận 1.
Cũng câu hỏi như trên đối với số 253?
Từ ví dụ trên em rút ra kết luận gì?
Từ hai kết luận trên em hãy rút ra kết luận chung?
Cho học sinh làm ? 1.
Gọi 2 học sinh lên bảng.
Yêu cầu học sinh giải thích.
Lấy ví dụ về một số chia hết cho 9.
Học sinh theo dõi.
Vì cả hai số hạng đều chia hết cho 9.
Một số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9.
Số 253 không chia hết cho 9 vì có một số hạng của tổng không chia hết cho 9.
Số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9.
1 học sinh đọc kết luận chung.
? 1.
2 học sinh lên bảng.
621 9 vì 6 + 2 + 1 = 9 9
1205 9 vì 1 + 2 + 0 + 5 = 8 9
1327 9 vì 1 + 3 + 2 + 7 = 13 9
6354 9 vì 6 + 3 + 5 + 4 = 18 9
Học sinh lấy ví dụ về số chia hết cho 9.
3/Dấu hiệu chia hết cho 3
Ví dụ : Dựa vào nhận xét mở đầu ta có :
2031 = (2 + 0 +3 + 1) + (số 9)
Không làm phép tính hãy cho biết vì sao số 2031 chia hết cho 3 ?
Em rút ra được nhận xét gì?
Đó chính là nội dung kết luận 1.
Cũng câu hỏi như trên đối với số 3415?
Từ ví dụ trên em có nhận xét gì?
Từ hai kết luận trên em hãy rút ra kết luận chung?
Cho học sinh làm ? 2.
Gọi 1 học sinh lên bảng.
Yêu cầu học sinh giải thích.
Lấy ví dụ về một số chia hết cho 3.
HS theo dõi.
Vì cả hai số hạng đều chia hết cho 3.
Một số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 3.
3415 = (3 + 4 + 1 + 5) + (số 3)
Số 3415 không chia hết cho 3 vì có một số hạng của tổng không chia hết cho 3.
Số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3.
Số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số đó mới chia hết cho 3.
? 2.
1 học sinh lên bảng
Thay dấu * bởi các chữ số 2, 5 8 thì số chia hết cho 3. Vì khi thay dấu * bởi các chữ số đó thì tổng các chữ số chia hết cho 3.
Học sinh lấy ví dụ.
IV/ Củng cố
Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
Dấu hiệu chia hết cho 3: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số đó mới chia hết cho 3
Dấu hiệu chia hết cho 5: Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5, và chỉ những số đó mới chia hết cho 5
Dấu hiệu chia hết cho 9: : Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó mới chia hết cho 9
Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 có gì khác so với dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9?
Bài 101 (trang 41 – SGK).
Yêu cầu học sinh đọc đề.
Gọi 2 học sinh lên bảng.
Cho học sinh hoạt động nhóm bài 102 (trang 41 – SGK).
Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 ta xét chữ số tận cùng. Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 ta xét tổng các chữ số.
Bài 101 (trang 41 – SGK).
Học sinh đọc đề.
Học sinh 1: Số chia hết cho 3 là :
1347 ; 6534 ; 93258.
Học sinh 2: Số chia hết cho 9 là :
6534 ; 93258.
Học sinh hoạt động nhóm. Đại diện nhóm trình bày.
a) A = {3564 ; 6531 ; 6570 ; 1248}
b) B = {3564 ; 6570}
c) B A.
V/ Hướng dẫn về nhà
Ôn tập lại các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
Bài tập về nhà: 103, 104, 105 (trang 41 – SGK) và 137, 138 (trang 19 – SBT).
TUẦN 8 Ngày dạy:.../10/2013
Tiết 23: LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU
Học sinh được củng cố và khắc sâu các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.
Vận dụng thành thạo các dấu hiệu chia hết.
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong tính toán.
B. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng.
2.Học sinh: SGK, thước thẳng.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I/ Tổ chức Sĩ số 6A : 6B:
II/ Kiểm tra
HS 1: Tổng (hiệu) sau có chia hết cho 9 không?
a) 1251 + 5316 b) 5436 – 1324 c) 1.2.3.4.5.6 + 27
Em đã sử dụng kiến thức nào để giải bài tập trên? Phát biểu kiến thức đó?
HS2: Tổng (hiệu) sau có chia hết cho 3 không ?
a) 1251 + 5316 b) 5436 – 1324 c) 1.2.3.4.5.6 + 27
Em đã sử dụng kiến thức nào để giải bài tập trên? Phát biểu kiến thức đó?
Giáo viên nhận xét bổ sung (nếu có) và ghi điểm.
III/ Bài mới
Câu
Đúng
Sai
a) Một số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3
b) Một số chia hết cho 3 thì chia hết cho 9
c) Một số chia hết cho 15 thì số đó chia hết cho 3.
d) Một số chia hết cho 45 thì số đó chia hết cho 9.
X
X
X
X
Bài 106 (trang 42 – SGK).
Số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số là chữ số nào?
Dựa vào dấu hiệu nhận biết tìm số tự nhiên có 5 chữ số sao cho số đó:
+ Chia hết cho 3?
+ Chia hết cho 9?
Bài 107 (trang 42 – SGK).
Phát phiếu học tập cho HS.
Cho ví dụ về câu đúng?
Bài 108 (trang 42 – SGK).
Nêu cách tìm số dư khi chia một số cho 9, cho 3?
- Ap dụng: Tìm số dư m (số dư n) khi a chia cho 9 (cho 3)?
GV: chốt lại cách tìm số dư khi chia một số cho 9, cho 3?
Bài 110 (trang 42 – SGK).
Giáo viên giới thiệu các số m, n, r, m.n, d theo sách giáo khoa.
Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
a
78
64
72
b
47
59
21
c
3666
3776
1512
m
6
n
2
r
3
d
3
Hãy so sánh r với d?
+ Nếu r d thì phép nhân đúng hay sai?
+ Tương tự nếu r = d?
Cho học sinh nhận xét, bổ sung.
Bài 139 (trang 19 – SBT).
Tìm các chữ số a và b sao cho.
a – b = 4 và 9
Để 9 thì ta phải có điều kiện gì?
Bài toán trên chuyển thành bài toán
“ Tìm hai số a và b biết a + b = 12 và
a – b = 4”.
Hãy tìm a và b?
Bài 106 (trang 42 – SGK).
Học sinh đọc đề.
Số 10 000
2 học sinh đứng tại chỗ trả lời.
+ Số 10 002
+ Số 10 008
Bài 107 (trang 42 – SGK).
Học sinh hoạt động nhóm và trả lời.
3 học sinh đứng tại chỗ trả lời.
Bài 108 (trang 42 – SGK).
Học sinh nhận phiếu học tập
a
1546
1527
2468
1011
m
n
Bài 110 (trang 42 – SGK).
Học sinh theo dõi.
Học sinh hoạt động nhóm, đại diện nhóm lên điền vào bảng phụ.
a
78
64
72
b
47
59
21
c
3666
3776
1512
m
6
1
0
n
2
5
3
r
3
5
0
d
3
5
0
Ta thấy r = d.
+ Phép nhân sai
+ Phép nhân đúng
Học sinh nhận xét, bổ sung.
Bài 139 (trang 19 – SBT).
Học sinh đọc đề.
Ta phải có : 8 + 7 + a + b 9
a + b {3 ; 12}
Mà a – b = 4 a + b =12
Vậy: a = 8, b = 4
IV/ Củng cố
- Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 có gì khác với dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.
(Yêu cầu trả lời miệng).
- Dấu hiệu 2 ; 5 phụ thuộc chữ số tận cùng.
- Dấu hiệu 3 ; 9 phụ thuộc vào tổng các chữ số.
V/ Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập lại các dấu hiệu chia hết.
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Làm bài tập trong SBT: 133 ; 134 ; 135 ; 136.
- Bài tập: Thay x bởi số nào để :
a) 12 + 2x3 chia hết cho 3.
b) 5x793x4 chia hết cho 3.
TUẦN 8 Ngày dạy:.../10/2013
Tiết 24: §13 ƯỚC VÀ BỘI
A. MỤC TIÊU
Học sinh nắm vững định nghĩa ước và bội, kí hiệu tập hợp các ước, tập hợp các bội.
Biết kiểm tra xem một số có hay không là ước hoặc bội của một số cho trước.
Biết cách tìm ước và bội của một số cho trước
.
Rèn luyện ý thức vận dụng kiến thức toán học vào thực tế.
B. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng.
2.Học sinh: SGK, thước thẳng.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I/ Tổ chức Sĩ số 6A : 6B:
II/ Kiểm tra
3 HS: Làm bài tập 134 (SBT tr.19)
Điền chữ số vào dấu * để :
a) chia hết cho 3.
b) chia hết cho 9.
c) chia hết cho cả 2, 3, 5, 9.
Giáo viên nhận xét bổ sung (nếu có) và ghi điểm.
III/ Bài mới
1/Ước và bội.
GV: Khi nào số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b?
Giáo viên giới thiệu ước và bội.
Cho học sinh làm ? 1.
Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khi có số tự nhiên k sao cho: a = b.k
(b 0)
Học sinh theo dõi và ghi vở.
* 18 là bội của a, không là bội của 4
* 4 là ước của 12, không là ước của 15.
Học sinh phát biểu định nghĩa ước và bội.
2/ Cách tìm ước và bội
Giáo viên giới thiệu các kí hiệu :
+ Ư(a) là tập hợp các ước của a.
+ B(a) là tập hợp các bội của a.
Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 1 và trả lời :
+ Để tìm bội của 7 ta làm như thế nào ?
+ Hãy tìm các bội của 7 nhỏ hơn 30?
GV: hướng dẫn cách viết tập hợp các bội của 7 nhỏ hơn 30.
Muốn tìm các bội của một số khác 0 ta làm như thế nào?
Cho học sinh làm ? 2.
Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 2 và trả lời :
+ Để tìm ước của 8 ta làm như thế nào ?
+ Hãy tìm các ước của 8?
Giáo viên hướng dẫn cách viết tập hợp các ước của 8.
Muốn tìm các ước của một số a khác 0 ta làm như thế nào ?
Cho học sinh làm ? 3.
Cho học sinh làm ? 4.
Học sinh theo dõi và ghi vở.
Học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời.
+ Để tìm bội của 7 ta nhân 7 lần lượt với các số 0, 1, 2, 3, …
+ Các bội của 7 nhỏ hơn 30 là :
0, 7, 14, 21, 28.
A = {0, 7, 14, 21, 28}
Kí hiệu : B(7) = {0; 7; 14; 21; 28 ; ...}
1 học sinh trả lời.
? 2.
x B(8) và x < 40
x {0; 8; 16; 24; 32}
Học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời.
+ Để tìm ước của 8 ta lấy 8 chia lần lượt với các số 1, 2, 3, … , 8.
+ Các ước của 8 là : 1, 2, 4, 8.
Kí hiệu : Ư(8) = {1; 2; 4; 8}
1 học sinh trả lời.
? 3. Một học sinh lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.
Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
? 4. Học sinh đứng tại chỗ trả lời.
Ư(1) {1}
B(1) = {0; 1; 2;3 ; ...} = N
IV/ Củng cố
Số 1 có bao nhiêu ước số ?
Số 1 là ước của những số tự nhiên nào ?
Số 0 có là ước của số tự nhiên nào không ?
Số 0 là bội của những số tự nhiên nào?
Bài 111 (trang 44 – SGK).
Gọi 3 học sinh lên bảng. Cả lớp cùng thực hiện.
Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Bài 112 (trang 44 – SGK).
Gọi 2 học sinh lên bảng.
Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Bài 113 (trang 44 – SGK).
Gọi 4 học sinh lên bảng.
Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Số 1 chỉ có một ước của 1.
Số 1 là ước của mọi số tự nhiên.
Số 0 không là ước của bất kỳ số tự nhiên nào?
Số 0 là bội của mọi số tự nhiên khác 0.
Bài 111 (trang – SGK).
Học sinh đọc đề.
3 học sinh lên bảng thực hiện.
a) 8; 20 là bội của 4
b) Tập hợp x B(4) và x < 30 là :
{0; 4; 8; 16; 20; 24; 28}
c) Dạng tổng quát các bội của 4 là:
4.k (k N).
Bài 112 (trang 44 – SGK).
Học sinh đọc đề.
2 học sinh lên bảng thực hiện.
Ư(4) = {1; 2; 4}; Ư(6) = {1; 2; 3; 6}
Ư(9) = {1; 3; 9}; Ư(13) = {1; 13};
Ư(1) = 1.
Bài 113 (trang 44 – SGK).
Học sinh đọc đề.
.V/ Hướng dẫn về nhà
2. Cách tìm ước và bội
- muốn tìm bội của một số khác 0 ta nhân số đó làn lượt với 0,1,2,3,4 …..
- Muốn tìm ước của a(a>0) ta chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a
1.Ước và bội: Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b, thì ta nói a là bội của b và b là ước của a
ƯỚC VÀ BỘI
a
827
468
1546
1527
2468
1011
m
8
0
7
6
2
1
n
2
0
1
0
2
1
a
827
468
1546
1527
2468
1011
m
8
0
7
6
2
1
n
2
0
1
0
2
1
Dấu hiệu chia hết cho 9: : Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó mới chia hết cho 9
Học định nghĩa ước và bội. Nắm vững cách tìm ước và bội của một số khác 0.
Bài tập về nhà: 142; 144; 145 (trang 20 – SBT).
File đính kèm:
- TUAN 8-SO 6.doc