I- MỤC TIÊU
- HS nắm vững công thức tính diện tích hình thang
- Rèn kĩ năng vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập cụ thể
- Rèn luyện thao tác đặt biệt hoá của tư duy, tư duy lo gíc.
II- CHUẨN BỊ
GV: Bảng phụ, máy chiếu, giấy trong, bút dạ
HS: giấy trong, bút dạ; ôn lại công thức tính diện tích hình thang
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 839 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 8 (chuẩn kiến thức) năm 2007 - 2008 - Tiết 33, 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/01/08 Học Kì 2
Ngày giảng:
Tiết 33: Diện tích hình thang
I- Mục tiêu
- HS nắm vững công thức tính diện tích hình thang
- Rèn kĩ năng vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập cụ thể
- Rèn luyện thao tác đặt biệt hoá của tư duy, tư duy lo gíc.
II- Chuẩn bị
GV: Bảng phụ, máy chiếu, giấy trong, bút dạ
HS: giấy trong, bút dạ; ôn lại công thức tính diện tích hình thang
III- Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
GV: Điền vào chỗ chấm trong bài tập sau:
SABCD = S .... + S....
S ABC = ....
Suy ra : S ABCD = ...
GV gọi HS nhận xét và cho điểm
HS
S ABCD = SADC + SABC
= 1/2 b. h + 1/2 a.h
= 1/2 h (b+a). Trong đó:
SADC = 1/2DC.AH = 1/2b.h
S ABC = 1/2 AB.AH = 1/2 a.h
Hoạt động 2: Bài mới (30 phút)
Gv: Qua bài tập trên em có kết luận gì về cách tính công thức thức tính diện tích hình thang ABCD?
+ Phát biểu công thức tính diện tích hình thang bằng lời ?
GV chốt lại phương pháp
GV: Dựa vào công thức tính diện tích hình thang hãy tính diện tích hình bình hành?
Phát biểu bằng lời cách tính diện tích hình bình hành?
GV: áp dụng các công thức trên làm bài tập :
Cho hình chữ nhật POQR có 2 kích thước là a và b
a) Hãy vẽ 1 tam giác có 1 cạnh là cạnh của hình chữ nhật và diện tích của hình chữ nhật?
b) Hãy vẽ 1 hình bình hành có 1 cạnh của hình chữ nhật và đỉnh bằng nửa diện tích hình chữ nhật đó?
HS :
S ABCD = 1/2 (a+b) .h
HS : Muốn tính diện tích hình thang ta lấy đáy lớn cộng đáy nhỏ nhân với đường cao chia 2
HS: S ABCD = 1/2 (a+a).h
S ABCD = 2.h
HS : Diện tích hình bình hành bằng tích một cạnh với chiều cao tương ứng với cạnh đó
HS vẽ hình
HS vẽ hình trong trường hợp b
1. Công thức tính diện tích hình thang
S hình thang = 1/2 (a+b).h
2. Công thức tính diện tích hình bình hành
S hbh = a.h
* Ví dụ: Vẽ 1 hình bình hành có 1 cnạh là cạnh của hình chữ nhật và diện tích bằng nửa diện tích của hình chữ nhật đó
Hoạt động 3: Củng cố (8 phút)
GV: Đưa bài tập củng cố lên máy chiếu sau đó yêu cầu HS làm
+ Giải BT 26 sgk theo nhóm?
+ Đưa ra đáp án để HS tự chấm bài của mình
Yêu cầu HS chỉ ra lỗi sai của mình, sau đó GV chữa và chốt phương pháp
GV : Nghiên cứu BT 27 ở trên máy chiếu
+ Trình bày lời giải?
+ Chữa và chốt phương pháp
HS hoạt động theo nhóm
HS tự chấm bài
HS đưa ra lỗi sai của mình để các HS khác cùng sửa lỗi
HS hoạt động tại chỗ
Bài tập
BT 26: Vì ABCD là hình chữ nhật nên: AB= CD = 23 (ccách mạng
=> AD = 828 : 23 = 36
S ABED = (23 +31).36: 2 = 972 (cm2)
Bài tập 27: HS tự trình bày
Hoạt động 4: Giao việc về nhà (2 phút)
- Học cách tính diện tích hình thang, hình bình hành
- BTVN: 28,29, 30 sgk
Ngày soạn:13/01/08
Ngày giảng:
Tiết 34: Diện tích hình thoi
I- Mục tiêu
- HS nắm vững công thức tính diện tích hình thoi
- Rèn kĩ năng vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập cụ thể
- Rèn luyện thao tác đặt biệt hoá của tư duy, tư duy lo gíc.
- HS được rèn luyện tính cẩn thận chính xác qua việc vẽ hình thoi và những bài tập về vẽ hình.
II- Chuẩn bị
GV: Bảng phụ, máy chiếu, giấy trong, bút dạ
HS: giấy trong, bút dạ; ôn lại công thức tính diện tích hình thang
III- Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
GV: Điền vào chỗ chấm trong bài tập sau: Cho hình vẽ
SABCD = S .... + S....
Mà:
S ABC = ....
S ADC = ...
Suy ra : S ABCD = ...
GV gọi HS nhận xét và cho điểm
HS:
SABCD = S ABC + S ADC
Mà
S ABC =1/2 BO. AC
S ADC = 1/2 DO.AC
=> SABCD=1/2AC(BO + OD)
= 1/2 AC.BD
Hoạt động 2: Bài mới (35 phút)
GV: Từ bài toán trên , em hãy cho biết cách tính diện tích tứ giác có 2 đường chéo vuông góc?
+ Chốt lại phương pháp tính diện tích tứ giác có 2 đường chéo vuông góc?
GV: Tìm công thức tính diện tích hình thoi?
+ Nhưng hình thoi còn là hình bình hành. Vậy em có suy nghĩ gì thêm về công thức tính diện tích hình thoi?
+ GV ghi chú ý
GV: Nghiên cứu ví dụ ở trên bảng phụ
vẽ hình ghi GT - KL của bài tập ?
+ để chứng minh : MENG là hình thoi ta phải chứng minh điều gì?
+ các nhóm cùng chứng minh phần a?
+ Cho biết kết quả của từng nhóm
+ Chữa phần a , sau đó gọi HS làm tiếp phần b,c
HS : Diện tích tứ giác có 2 đường chéo vuông góc bằng nửa tích độ dài 2 đường chéo.
HS : Diện tích hình thoi bằngnửa tích độ dài 2 đường chéo
HS: Diện tích hình thoi bằng tích của độ dài 1 cạnh nhân với đường cao tương ứng
HS theo dõi
HS : vẽ hình
Gt : ABCD; AB//CD; EA = EB; D = C; MA = MB; GD = GC; NC = NB
kết luận:
a) ENGM là hình thoi
b) Tính MN?
HS : Ta phải chứng minh
MENG: là hình bình hành
2 cạnh kề bằng nhau
HS hoạt động theo nhóm
HS đưa ra kết quả nhóm
HS trình bày tại chỗ phần b,c
1. Diện tích của hình có hai đường chéo vuông góc
S ABCD = 1/2 AC.BD
2. Diện tích hình thoi
S hthoi = 1/2 d1.d2
Chú ý:
S hthoi = a.ha
* Ví dụ: sgk
Chứng minh
a) ENGM là hình thoi
Ta có :
ME//BD và mE = 1/2 BD
GN//BD và GN = 1/2 BD
=> ME//GN và mE = GN = 1/2 BD
Vậy MEGN là hình bình hành (1)
Tương tự: EN = MG = 1/2 AC
AC = BD
=> ME = GN = EN = MG (2)
Từ (1) và (2) MENG là hình thoi
b) MN là đường trung bình hình thang có:
MN = 1/2 (AB +CD) =... = 40 (m)
EG = 20 m
S = 1/2 MN.EG = 400 m2
Hoạt động 3: Củng cố (8 phút)
GV: BT 32/128 sgk
2. Nhắc lại cách tính diện tích các hình tứ giác
Hoạt động 4: Giao việc về nhà (2 phút)
- Xem lại ví dụ và bài tập đã chữa
- BTVN: 33,34/128 sgk
File đính kèm:
- T33+34.doc