Giáo án Toán lớp 11 - Tiết 16: Phép quay

I – MỤC TIÊU

1) Kiến thức:

- Biết định nghĩa, tính chất của phép quay

2) Kỹ năng:

- Bước đầu vận dụng các kiến xác định được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác qua phép quay.

3. Tư duy:

 - Khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lí và suy luận lôgic.

 - Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác.

4. Thái độ:

 - Cẩn thận, chính xác khi làm bài tập, chú ý nghe giảng, hăng hái trong học tập.

 - Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập.

II – THIẾT BỊ DẠY HỌC

 1) Giáo viên: SGK, SBT, giáo án,

 - Máy tính, phông chiếu, máy chiếu, một số hình ảnh được xây dựng bằng GSP.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 3507 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 11 - Tiết 16: Phép quay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/09/2010 Ngày dạy: 09/09/2010 lớp: 11A Ngày dạy: 10/09/2010 lớp: 11B Tiết 16 PHÉP QUAY I – MỤC TIÊU 1) Kiến thức: - Biết định nghĩa, tính chất của phép quay 2) Kỹ năng: - Bước đầu vận dụng các kiến xác định được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác qua phép quay. 3. Tư duy: - Khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lí và suy luận lôgic. - Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác. 4. Thái độ: - Cẩn thận, chính xác khi làm bài tập, chú ý nghe giảng, hăng hái trong học tập. - Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập. II – THIẾT BỊ DẠY HỌC 1) Giáo viên: SGK, SBT, giáo án, - Máy tính, phông chiếu, máy chiếu, một số hình ảnh được xây dựng bằng GSP. 2) Học viên: SGK, vở ghi, vở bài tập, III - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý - Phép quay là một khái niệm khó đối với HV và nó liên quan đến một khái niệm khó khác là góc lượng giác. Vì vậy, khi giảng bài cần đưa ra nhiều ví dụ trong hình học và trong thực tế để Hv nắm được khái niệm này. - Không chú trọng việc vận dụng phép quay để giải toán. IV - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ: HĐ 1: (5’) - Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Phát biểu định nghĩa phép đối xứng trục và phép đối xứng tâm? Trả lời * ĐN: Cho đường thẳng d. Phép biến hình biến mỗi điểm M thuộc d thành chính nó, biến mỗi điểm M không thuộc d thành M’ sao cho d là đường trung trực của đoạn MM’ được gọi là phép đối xứng qua đường thẳng d hay phép đối xứng trục d. * ĐN: Cho điểm I. Phép biến hình biến điểm I thành chính nó, biến mỗi điểm M khá I thành M’ sao cho I là trung điểm của đoaạn MM’ được gọi là phép đối xứng tâm I. 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HV Nội dung HĐ 2: (18’) - Mục tiêu: Hiểu được định nghĩa phép quay. - GV: Cho Hv quan sách hình ảnh kim đồng hồ quay, những bánh xe đang quay. - GV: Đưa ra định nghĩa phép quay. - HV: Chú ý nghe giảng và nắm kiến thức. - GV: Cho HV quan sát ảnh của phép quay qua phần mềm GSP. - HV: Quan sát Hiểu bài. - GV: Ta có thể thực hiện phép quay theo mấy hướng? - HV: Trả lời câu hỏi. - GV: Nhắc lại hướng của đường tròn lượng giác. - HV: Nhắc lại kiến thức cũ. - GV: Quan sát ảnh của phép quay 180o và nêu nhậ xét? - HV: Nêu nhận xét. - GV: Sử dụng phần mềm GSP cho HV quan sát ảnh phép quay 360o và nêu nhận xét? - HV: Nêu nhận xét I – ĐỊNH NGHĨA * Định nghĩa Cho điểm O và góc lượng giác . Phép biến hình biến điểm O thành chính nó, biến mỗi điểm M khác O thành điểm M’ sao cho và góc lượng giác bằng được gọi là phép quay tâm O góc . - Phép quay tâm O góc được kí hiệu là . * Nhận xét: - Chiều dương của phép quay là chiều dương của đường tròn lượng giác nghĩa là chiều ngược với chiều quay của kim đồng hồ - Với k là số nguyên ta luôn có Phép quay là phép đồng nhất. Phép quay là phép đối xứng tâm O. HĐ 3: (15’) - Mục tiêu: Hiểu được tính chất của phép quay - GV: Cho HV quan quan sát ảnh của phép quay với hai điểm bất kì. - GV: Nêu nhận xét về khoảng cách của chúng? - HV: Đưa ra nhận xét. - GV: Đung phần mềm GSP cho HV quan sát một số hình ảnh của đường thẳng, tam giác, đường tròn qua phép quay. - HV: Chú ý quan sát. -GV: Đưa ra tính chất phép quay? - HV: Trả lời câu hỏi. II – TÍNH CHẤT * Tínhs chất 1: Phép quay bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì. * Tính chất 2: Phép quay biến đường thẳng thành đường thẳng, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó, biến tam giác thành tam giác bằng nó, biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính. * Nhận xét: Phép quay góc với , biến đường thẳng d thành đường thẳng d’ sao cho góc giữa d và d’ băng (nếu ), hoặc bằng (nếu ) 3) Củng cố: (5’) - Nhắc lại định nghĩa , tính chất phép quay * Củng cố: Câu 1: Phép quay được xác định khi biết (A) Tâm quay (B) Góc quay (C) Tâm quay và góc quay (D) Chiều quay. Câu 2: Phép quay là phép đồng nhất. (Đúng hay sai) Câu 3: Phép quay quay theo chiều dương. (đúng hay sai) 4) Hướng dẫn về nhà: (2’) - Xem lại kiến thức kiến thức cũ - Làm bài tập SGK – 11 và 15 - Xem trước bài: Phép quay

File đính kèm:

  • docMoi.doc