BÀI : TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
2. Kỹ năng
- Biết vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để giải quyết các bài tập.
- Biết thực hiện các bài toán một cách phù hợp.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh tính chính xác, thận trọng khi học toán.
- Có thái độ học tập tích cực, chủ động tìm tòi kiến thức.
- Có thái độ yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Giáo viên :
+ Sách giáo khoa Toán lớp 4 ;
+ Bảng phụ kẻ bảng nội dung phần b ( phần hình thành kiến thức mới) :
+ Bảng phụ bài 1; Bút dạ; Phiếu học tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa Toán lớp 4; Vở ghi bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
6 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 69 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 4 - Bài: Tính chất giao hoán của phép nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN TOÁN 4
BÀI : TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
2. Kỹ năng
- Biết vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để giải quyết các bài tập.
- Biết thực hiện các bài toán một cách phù hợp.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh tính chính xác, thận trọng khi học toán.
- Có thái độ học tập tích cực, chủ động tìm tòi kiến thức.
- Có thái độ yêu thích môn học.
ĐỒ DÙNG:
- Giáo viên :
+ Sách giáo khoa Toán lớp 4 ;
+ Bảng phụ kẻ bảng nội dung phần b ( phần hình thành kiến thức mới) :
+ Bảng phụ bài 1; Bút dạ; Phiếu học tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa Toán lớp 4; Vở ghi bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN( GV)
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH( HS)
1. Kiểm tra bài cũ( 5’ ):
- Ghi phép tính lên bảng lớp và nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính.
a) 341231 2 b) 410536 x 3
- Hai phép tính có gì giống và khác nhau?
- GV nhận xét
- Để thực hiện tính 1phép tính, ta thực hiện theo mấy bước, đó là những bước nào?
2. Bài mới( 25’):
a) Giới thiệu bài( 1’):
Trong bài trước chúng ta đã học cách nhân số với một chữ số để biết thêm về tính chất của phép nhân hôm nay chúng ta học bài “Tính chất giao hoán của phép nhân”
- GV ghi bảng
b) Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Tính và so sánh giá trị của biêủ thức.
Mục tiêu: học sinh biết tính và so sánh giá trị của biểu thức.
7 x 5 và 5 x 7
- Các em hãy tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức.
- 7 x 5 bằng bao nhiêu?
- 5 x 7 bằng bao nhiêu?
- Ghi bảng:
Ta có: 7 x 5 = 35
5 x 7 = 35
- Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức này?
- Ghi bảng:
Vậy 7 x 5 = 5 x 7
- Các em hãy quan sát, nhận xét về các thừa số trong phép nhân?
- Dựa vào cách viết trên, hãy lấy ví dụ giống như ví dụ trên?
- Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì sẽ có kết quả như thế nào?
- GV chốt: Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
* Hoạt động 2: So sánh giá trị của hai biểu thức a x b và b x a.
Mục tiêu: học sinh biết so sánh giá trị hai biêủ thức.
- Cô có biểu thức a x b và b x a, theo con, giá trị của 2 biểu thức này như thế nào với nhau?
- GV treo bảng phụ:
a
b
a x b
b x a
4
8
6
7
5
4
- GV giới thiệu về bảng và giải thích 4 cột.
- a có những giá trị nào?
- b có những giá trị nào?
- Ta cần phải tính giá trị của những biểu thức nào?
- Với a = 4; b = 8 thì a x b bằng bao nhiêu?
- Vì sao con biết bằng 32?
- Vẫn với a = 4; b = 8 thì b x a bằng bao nhiêu?
- Các em hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi
a = 4; b = 8?
- Với a = 6; b = 7, giá trị biểu thức a x b và b x a như thế nào?
- GV nhận xét.
- Với a = 5 và b = 4, tính giá trị của biểu thức a x b và giá trị của biểu thức b x a.
- Giá trị của biểu thức a x b và của b x a luôn luôn như thế nào?
- Ghi bảng:
+ Ta thấy giá trị của a x b và của b x a luôn luôn bằng nhau, ta viết:
a x b = b x a
- Nhìn vào 2 biểu thức a x b và b x a em có nhận xét gì về các thừa số?
- Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích nào?
- Khi đó giá trị của a x b có thay đổi không?
- Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích đó như thế nào?
- Ghi nhớ: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
*Hoạt động 3: Luyện tập- thực hành
Mục tiêu: học sinh biết vận dụng kiến thức vừa tìm được giải một số bài tập.
Bài 1. Viết số thích hợp vào ô trống:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Các con hãy làm việc cá nhân với thời gian 3 phút.
- Yêu cầu HS giải thích biểu thức 1 phần a và biểu thức 2 phần b.
- Con dựa vào đâu mà con điền được số 9 ở phép tính 2b.
- Củng cố tính chất giao hoán của phép nhân.
Bài 2( a, b): Tính.
- Ghi bảng:
a) 1357 x 5 b) 40263 x 7
7 x 853 5 x 1326
- Để thực hiện phép tính 1357 x 5, ta làm như thế nào?
- Với phép tính 7 x 853, con sẽ làm như thế nào?
- GV hướng dẫn HS vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để đặt tính và thực hiện.
- GV nhận xét vở.
- Củng cố cách đặt tính và tính của phép tính: 5 x 1326.
- Con đã vận dụng tính chất gì của phép nhân để thực hiện phép tính này?
- Khi thực hiện phép nhân với số có một chữ số, ta làm như thế nào?
- Trong phạm vi tiết học này, với phần c bài 2 và bài 3; 4 chúng ta sẽ hoàn thành ở buổi học thứ 2 nhé.
* Chơi trò chơi: Bí mật sau hoa.
- Hướng dẫn cách chơi: Trò chơi có 4 biểu thức, mỗi biểu thức lại có 1 thừa số ẩn dưới mỗi bông hoa, nhiệm vụ của các con hãy vận dụng kiến thức đã học để tìm ra bí mật sau mỗi bông hoa.
- Em đã vận dụng kiến thức nào để tìm được bí mật sau mỗi bông hoa?
3. Củng cố dặn dò ( 5’):
- Các em đã học xong bài gì?
- Nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị cho bài học ngày hôm sau
- Lớp lắng nghe.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vở nháp.
- 2 HS nhận xét kết quả và nêu cách thực hiện.
- 1 HS trả lời ( Giống nhau: đều là phép nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số; Khác nhau: phần a là phép nhân không nhớ; phần b là phép nhân có nhớ).
- HS lắng nghe và 2 HS nêu tên bài.
- HS ghi tên bài vào vở.
- HS quan sát.
- 1 HS nêu 7 x 5 = 35.
- 1 HS nêu 5 x 7 = 35.
- 1 HS trả lời- Nhận xét: 2 biểu thức có giá trị bằng nhau.
- 2 HS trả lời- Nhận xét: Có 2 thừa số giống nhau là 5 và 7.
- 2 HS lấy VD: 3 x 4 = 4 x 3;
2 x 6 = 6 x 2
- 2 HS trả lời- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- 1 HS trả lời: a là 4; 6; 5.
- 1 HS trả lời: b là 8; 7; 4.
- 2 HS trả lời: tính giá trị của biểu thức: a x b và b x a.
- 1 HS trả lời: bằng 32.
- 1 HS trả lời: lấy 4 x 8 = 32.
- 1 HS trả lời- nhận xét.
- 2 HS trả lời- Nhận xét.
- 2 HS trả lời- Nhận xét: a x b và b x a và đều bằng 42.
- 1 HS lên bảng làm- lớp quan sát, nhận xét.
- 2 HS trả lời- Nhận xét: luôn bằng nhau
- 2 HS đọc.
- 1 HS trả lời: thừa số không đổi
- 1 HS trả lời- nhận xét: được tích b x a.
- 1 HS trả lời: không thay đổi.
- 2 HS trả lời: tích không đổi
- 2 HS nhắc lại.
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài 1.
- 1 HS trả lời.
- Lớp làm phiếu học tập - 1 HS lên bảng phiếu to.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 HS trả lời: Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân.
- 2 HS nêu tính chất giao hoán của phép nhân- nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS trả lời: Đặt tính và tính.
- 1 HS trả lời- nhận xét.
- 4 HS lên bảng thực hiện, lớp thực hiện vào vở.
- 1 HS nêu cách đặt tính và cách tính- nhận xét.
- 1 HS trả lời: Tính chất giao hoán- Nhận xét.
- 1 HS trả lời: Ta đặt tính rồi tính.
- Lớp lắng nghe.
- Học sinh chơi trò chơi
- 2 HS trả lời: Tính chất giao hoán của phép nhân.
- 2 HS trả lời.
- 2 HS nêu.
- HS lắng nghe
RÚT KINH NGHIỆM.
Ninh Bình, ngày tháng năm 2019
Người thực hiện
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_4_bai_tinh_chat_giao_hoan_cua_phep_nhan.doc