I. MỤC TIÊU
- Giúp HS biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số( Tích có không quá sáu chữ số)
- HS làm được các bài tập trong SGK.
- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
- HS Thang thực hiệc được các phép tính cộng trong phạm vi 5.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
9 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Ngày soạn:24/ 10 / 2015
Ngày dạy: 26/ 10 / 2015
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết góc tù , góc nhọn , góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Vẽ được hình vuông , hình chữ nhật. HS làm được các bài tập trong SGK.
- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
- HS Thang vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Thước thẳng và ê-ke .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động:
- GV gọi 3HS lên bảng thực hành vẽ hình vuông
- GV gọi HS nhận xét bài làm, chốt ý
- Giới thiệu bài.
2. Thực hành:
Bài 1 :
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Gọi HS nêu miệng
- GV nhận xét, sửa chữa
Bài 2 :
- GV đọc yêu cầu của bài tập 2
- Gọi HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở
- GV nhận xét, sửa chữa
- 3 Hs lên bảng thực hành vẽ hình vuông.
- HS lắng nghe
- Nêu được các góc có trong mỗi hình .
a)+ Các góc vuông: Góc vuông đỉnh A.
+ Các góc nhọn: Góc đỉnh B, đỉnh M, đỉnh C.
+ Góc tù đỉnh M.
b) + Góc vuông đỉnh A, đỉnh B.
+ Góc nhọn đỉnh B, đỉnh D, đỉnh C
- Giải thích được :
+ AH không là đường cao tam giác ABC vì không vuông góc với đáy BC .
+ AB là đường cao tam giác ABC vì nó vuông góc với đáy BC .
- HS làm theo yêu cầu
- AH không là đường cao của hình tam giác ABC vì AH không vuông góc với cạnh đáy BC.
- AB là đường cao của hình tam giác ABC vì AB vuông góc với cạnh đáy BC
Bài 3
Hướng dẫn và cho HS thực hành vẽ hình vuông.
- GV nhận xét, sửa chữa
Bài 4:
Hướng dẫn và cho HS làm bài.
- GV nhận xét, sủa chữa
+ Lưu ý :
- Xác định trung điểm M của AD là xác định DM = MA = 2 cm .
- Xác định trung điểm N của CB là xác định CN = NB = 2 cm .
- Đường thẳng AB // đường thẳng MN // đường thẳng CD . Ta có thể nói : Ba đường thẳng AB , MN và song song với nhau .
3. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà chia sẻ với người thân về cách nhận biết góc tù, góc bẹt, góc nhọn, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Vẽ hình vuông có cạnh 3 cm .
- HS nhận xét chéo.
a) Vẽ hình chữ nhật dài 6 cm , rộng 4 cm
- Lắng nghe
- HS lắng nghe .
************************************
Ngày soạn:24/ 10 / 2015
Ngày dạy: 27/ 10 / 2015
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Thực hiện được cộng, trừ các số có đến 6 chữ số.
- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.
- Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quanh đến hình chữ nhật.
- HS làm được các bài tập trong SGK.
- HS Thang thực hiện được các phép tính cộng trong phạm vi 6.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Gọi Hs lên bảng làm bài:
Cho đoạn thẳng AB = 3 cm. Hãy vẽ hình vuông ABCD có cạnh là AB.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và đánh giá
- Giới thiệu bài.
2. Thực hành:
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- 2 HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét, sửa chữa
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Hướng dẫn HS tính bằng cách thuận tiện nhất.
- GV nhận xét, sửa chữa
- HS làm bài
- HS nhận xét.
- Hs lắng nghe.
- HS đọc bài
- Tự làm bài rồi chữa bài .
386259 726485
+ 260837 - 452936
647096 273549
- Nêu lại các bước thực hiện phép cộng , phép trừ .
- 1 HS đọc
- Hai HS lên bảng lớp làm bài.
a. 6257 + 989 + 743
= ( 6257 + 743) + 989
= 7000 + 989
= 7989
b. 5798 + 322 + 4678
= 5798 + ( 322 + 4678)
= 5798 + 5000
= 10798
- Nêu cách tính thuận tiện đã áp dụng .
Bài 3:
- GV vẽ hình lên bảng và hướng dẫn HS làm bài.
- GV nhận xét, sửa chữa
Bài 4
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và cho HS làm bài nhóm đôi.
- GV nhận xét, sửa chữa
3. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà chia sẻ với người thân về cách nhận biết hai đường thẳng vuông góc, cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.
- Tự làm bài rồi chữa bài .
Bài giải
a) Hình vuông BIHC có cạnh BC = 3 cm nên cạnh của hình vuông BIHC là 3 cm .
b) Trong hình vuông ABCD , cạnh DC vuông góc với AD và BC . Trong hình vuông BIHC , cạnh CH vuông góc với cạnh BC và IH . Mà DC và CH là một bộ phận của cạnh DH . Vậy cạnh DH vuông góc với các cạnh AD , BC , IH .
c) Chiều dài hình chữ nhật AIDH là
3 + 3 = 6 (cm)
Chu vi hình chữ nhật AIDH là :
( 6 + 3 ) x 2 = 18 (cm)
Đáp số : 18 cm .
- Tự tóm tắt bằng sơ đồ nội dung liên quan đến tìm chiều dài , chiều rộng của hình chữ nhật rồi giải và chữa bài .
Bài giải
Hai lần chiều rộng của hình chữ nhật :
16 – 4 = 12 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật :
12 : 2 = 6 (cm)
Chiều dài hình chữ nhật :
6 + 4 = 10 (cm)
Diện tích hình chữ nhật :
10 x 6 = 60 (cm2)
Đáp số : 60 cm2 .
- Lắng nghe
Ngày soạn:24/ 10 / 2015
Ngày dạy: 29/ 10 / 2015
TOÁN
NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số( Tích có không quá sáu chữ số)
- HS làm được các bài tập trong SGK.
- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
- HS Thang thực hiệc được các phép tính cộng trong phạm vi 5.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Gọi HS lên bảng làm bài:
* Đặt tính rồi tính:
528946 + 73529
435260- 92753
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV giới thiệu bài.
2. Trải nghiệm :
* Đặt tính và tính:
24132 x 2= ?
241324 x 2= ?
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi để tìm cách tính.
3. Khám phá:
* Nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số
- Viết phép nhân ở bảng :
241324 x 2 = ?
- Các em đã biết nhân một số có 5 chữ số với số có 1 chữ số , nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số tương tự như nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số .
- Gọi HS lên bảng đặt tính và tính
- Nhận xét.
- Ghi tiếp ở bảng phép nhân :
136204 x 4 = ?
- GV chốt lại cách làm như SGK.
- Lưu ý : Trong phép nhân có nhớ cần thêm số nhớ vào kết quả lần nhân liền sau .
- 2 HS lên bảng làm bài .
- Lắng nghe
- HS thảo luận nhóm đôi.
- 1 em lên bảng đặt tính và tính , cả lớp làm vào vở .
241324
x
2
482648
- Nêu cách tính .
- So sánh các kết quả của mỗi lần nhân với 10 để rút ra đặc điểm của phép nhân này là : phép nhân không có nhớ .
- 1 em lên bảng đặt tính và tính , cả lớp làm bài vào vở .
136204
x 2
272408
- Đối chiếu kết quả làm bài với bài làm trên bảng .
- Nhắc lại cách làm như SGK .
4. Thực hành:
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- HS lên bảng làm, dưới lớp làm vở.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét một số bảng, sửa chữa
Bài 2
Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Nhận xét, sửa chữa.
Bài 3
- Hướng dẫn HS thực hiện tính nhân trước và cộng trừ sau.
- GV nhận xét, sửa chữa
Bài 4
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS tự làm bài
5.Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà chia sẻ với mọi người biết về nhân với số có một chữ số.
- HS làm bài ở bảng lớp.
a. 682462 b. 512110
857290 1231608
- Kiểm tra , nhận xét bài làm của bạn.
- Viết giá trị của biểu thức vào ô trống.
- HS tự làm bài
m
2
3
4
5
201634x m
403268
604902
806536
1008170
- Nói cách tính giá trị của mỗi biểu thức rồi tính
- 2 HS lên bảng làm bài.
321475 + 423507 x 2
= 321475 + 847014
= 1168489
843275 – 123568 x 5
= 843275 – 617848
= 225427
- Kiểm tra và nhận xét kết quả .
- HS đọc yêu cầu bài
- HS tự làm bài vào vở
Bài giải
8 xã vùng thấp được cấp số quyển truyện là
850 x 8 = 6800 ( quyển)
9 xã vùng cao được cấp số quyển truyện là
980 x 9 = 8820 ( quyển)
Huyện đó được cấp số quyển truyện là
6800 + 8820 = 15620 ( quyển)
Đáp số: 15620 quyển truyện
- Lắng nghe
*****************************
Ngày soạn:24/ 10 / 2015
Ngày dạy: 30/ 10 / 2015
TOÁN
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân .
- Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán. Hs làm được các bài tập trong SGK.
- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
- HS Thang thực hiện được các phép tính cộng trong phạm vi 6.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng phần b SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động:
- Gọi HS lên bảng làm bài:
* Đặt tính rồi tính:
341231 x 2 =
410536 x 3 =
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, sửa chữa
- Giới thiệu bài.
2. Trải nghiệm:
So sánh giá trị của hai biểu thức:
7 x 5 và 5 x 7
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
3. Khám phá:
* So sánh giá trị hai biểu thức và viết kết quả.
- Gọi một số em đứng tại chỗ tính và so sánh kết quả các phép tính :
7 x 5 và 5 x 7 ; 6 x 7 và 7 x 6
4 x 8 và 8 x 4 ; 5 x 4 và 4 x 5
- Treo bảng phụ có các cột ghi giá trị của : a , b , a x b và b x a .
- Ghi các kết quả vào các ô trống trong bảng phụ .
- Khái quát bằng lời : Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi .
- 2 HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét.
- Lắng nghe
- HS thảo luận.
- Nhận xét các tích , nêu được sự bằng nhau của các kết quả từng cặp hai phép nhân có thừa số giống nhau :
7 x 5 = 5 x 7
6 x 7 = 7 x 6
4 x 8 = 8 x 4
5 x 4 = 4 x 5
- 3 em tính kết quả của a x b và b x a với mỗi giá trị cho trước của a , b .
- So sánh kết quả a x b và b x a trong mỗi trường hợp , rút ra nhận xét . Sau đó khái quát bằng biểu thức chữ :
a x b = b x a
- Nhận xét về vị trí các thừa số a và b trong hai phép nhân a x b và b x a nhằm rút ra nhận xét : đã đổi vị trí các thừa số a và b trong phép nhân nhưng kết quả không thay đổi .
4. Ứng dụng:
Bài 1 : (Trò chơi )
- Nêu yêu cầu bài toán. Áp dụng tính chất giao hoán vừa học để thực hiện các phép tính trên .
- GV nhận xét, sửa chữa
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả.
5.Ứng dung:
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà chia sẻ với mọi người về bài học
- Nhắc lại nhận xét : Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi .
- Tự làm bài rồi nối tiếp nêu kết quả .
a. 4 x 6 = 6 x 4
207 x 7 = 7 x 207
b. 3 x 5 = 5 x 3
2138 x 9 = 9 x 2138
- 1 HS đọc
- HS tính và trình bày kết quả.
a.1357 x 5 = 6785
b. 40263 x 7 = 281841
7 x 853 = 5971
5 x 1326 = 6630
- Lắng nghe
***************************************
Ngày soạn:24/ 10 / 2015
Ngày dạy: 28/ 10 / 2015
TOÁN
KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Củng cố về cách đặt tính và tính các số có 4 chữ số cho học sinh.
Củng cố tính bằng cách thuận tiện nhất.
Củng cố cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, phấn màu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
GV nhận xét, đánh giá.
2. Thực hành:
* GV chép đề bài lên bảng:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
386259 + 357140
982316 – 531462
Bài 2: Tìm x
x + 408 = 5673
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất
4863 + 989 + 137
4798 + 322 + 3678
Bài 4: Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 18cm, chiều dài hơn chiều rộng 6 cm.Tính diện tích của hình chữ nhật đó.
* GV thu bài, nhận xét tiết kiểm tra.
- HS lắng nghe.
HS chép bài
HS làm bài
- HS lắng nghe.
KÍ DUYỆT TUẦN 10
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_4_tuan_10_nam_hoc_2015_2016.doc