I . Mục tiêu. Giúp HS :
- Có biểu tượng về hai đường thẳnh vuông góc.
- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng êke.
II . Đồ dùng dạy học.
- SGK
- Vở, êke,
III .Các hoạt động dạy học.
1 . Khởi động : Hát .
2 . KTBC :
- Gọi HS xác định các góc trên hình vẽ
- GV nhận xét
3 . Bài mới :
39 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 19,Bài: Hai đường thẳng vuông góc - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Toán
Bài:HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
Tuần 9
Ngày dạy: 29-10-2018
I . Mục tiêu. Giúp HS :
- Có biểu tượng về hai đường thẳnh vuông góc.
- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng êke.
II . Đồ dùng dạy học.
- SGK
- Vở, êke,
III .Các hoạt động dạy học.
1 . Khởi động : Hát .
2 . KTBC :
- Gọi HS xác định các góc trên hình vẽ
- GV nhận xét
3 . Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài + ghi đề.
Hoạt động 2:Hình thành hai đường thẳng vuông góc.
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD:
+ Đây là hình gì?
+ Hãy dùng ê- ke kiểm tra các góc thuộc góc gì?
- GV kéo dài hai cạnh BC và DC thành 2 đường thẳng. vậy ta có đường thẳng BC và đường thẳng DC là hai đường thẳng vuông góc với nhau. Vậy hai đường thẳng vuông góc có đặc điểm gì? Bây giờ chúng ta cùng kiểm tra nhé.
+ Hai đường thẳng vuông góc BC và DC tạo với nhau thành mấy góc?
+ Dùng ê – ke kiểm tra 4 góc chung điểm C này thuộc loại góc gì?
GV: Vậy hai đường thẳng DC và BC là hai đường thẳng vuông góc thì tạo thành 4 góc vuông và có chung đỉnh C
- Bây giờ cô có góc vuông đỉnh O cạnh OM và ON, sau đó ta kéo dài 2 cạnh của góc vuông để được hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau.
Em hãy cho biết 2 đường thẳng vuông góc OM và ON tạo thành mấy góc vuông?
- Hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông và có chung một đỉnh.
- Bạn nào cho cô biết: Hai đường thẳng vuông góc có đặc điểm gì?
- Trong cuộc sống chúng ta nhìn thấy hai đường thẳng vuông góc với nhau rất nhiều bạn nào nêu được ví dụ nào?
- GV nhận xét
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1:
- GV kẻ hình lên bảng
- GV gọi HS lên bảng dùng eke để kiểm tra
- Dưới lớp dùng eke kiểm tra trên SGK
- GV kiểm tra - nhận xét
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét
Bài 3: a)
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân
- GV gọi HS trình bày
- GV nhận xét
- Nhắc đề.
- HS quan sát
- Hình chữ nhật ABCD
- Góc vuông
- Quan sát
- 4 góc
- Thuộc loại góc vuông
- HS quan sát
- 4 góc vuông
- HS nghe
- Tạo thành 4 góc vuông và có chung một đỉnh.
- 2 mép bảng, 2 mép của quyển sách, vở.
- HS quan sát
- HS lên bảng kiểm tra
- Dưới lớp kiểm tra trên sgk
- HS đọc
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS làm việc cá nhân
- HS trình bày
- HS lắng nghe
4.Củng cố - dặn dò
- Thế nào là hai đường thẳng vuông góc?
-Xem trước bài Hai đường thẳng song song
-Nhận xét tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Môn: Toán
Bài:HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
Tuần 9
Ngày dạy: 30-10-2018
I . Mục tiêu. Giúp HS :
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.
II . Đồ dùng dạy học.
- SGK
- Vở, thước thẳng.
III .Các hoạt động dạy học.
1 . Khởi động : Hát .
2 . KTBC :
- Thế nào là hai đường thẳng vuông góc?
- GV nhận xét
3 . Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài + ghi đề.
Hoạt động 2:Giới thiệu hai đường thẳng song song
- Vẽ hình chữ nhật ABCD
- GV kéo dài về hai phía hai cạnh đối diện nhau
- Ta nói: AB và CD là hai đường thẳng song song
+ Tương tự: Kéo dài 2 cạnh AD và BC về hai phía. Ta có 2 cạnh nào song song?
- Theo em, thế nào là hai đường thẳng song song?
- Xung quanh ta, vật nào thể hiện hai đường thẳng song song?
- GV nhận xét - kết luận
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV gọi HS trình bày
- GV nhận xét
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét
Bài 3: a)
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV cho HS thảo luận nhóm 4
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét
- Nhắc đề.
- HS quan sát
- HS trình bày
- HS tìm
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài cá nhân
- HS trình bày
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS thảo luân nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS lắng nghe
4.Củng cố - dặn dò
- Thế nào là hai đường thẳng song song?
-Xem trước bài Vẽ hai đường thẳng vuông góc
-Nhận xét tiết học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Môn: Toán
Bài:VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
Tuần 9
Ngày dạy: 31-10-2018
I . Mục tiêu. Giúp HS :
-Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
- Vẽ đường cao của một hình tam giác.
II . Đồ dùng dạy học.
- SGK
- Vở, thước thẳng.
III .Các hoạt động dạy học.
1 . Khởi động : Hát .
2 . KTBC :
- Thế nào là hai đường thẳng song song?
- GV nhận xét
3 . Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài + ghi đề
Hoạt động 2: Vẽ đường thẳng CD qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước:
Hướng dẫn thao tác vẽ
- GV yêu cầu HS vẽ trên giấy nháp theo sự HD của GV
- Trường hợp điểm E nằm trên AB (Vừa thao tác vừa trình bày)
+ Dùng thước, kẻ đường thẳng AB. Cho điểm E nằm trên AB
+ Dùng ê ke, đặt cạnh góc vuông nằm trên AB, trượt vào sao cho góc vuông ê ke nằm chạm vào điểm E.
+ Dùng thước kẻ đường thẳng CD vuông góc với AB.
- Trường hợp điểm E nằm ngoài AB( Vừa thao tác vừa trình bày)
Hoạt động 3: Giới thiệu đường cao của hình tam giác.
- Vẽ tam giác ABC. Ta vẽ đường thẳng vuông góc với cạnh BC, và cắt BC tại điểm H (Dựa vào cách vẽ trường hợp điểm A nằm ngoài BC).
- Ta nói: AH là đường cao của tam giác ABC.
Hoạt động 4: Thực hành
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở.
- GV gọi HS lên bảng trình bày.
- GV nhận xét
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV cho HS làm cá nhân trên giấy nháp
- GV gọi HS lên bảng trình bày
- GV nhận xét
- Nhắc đề.
- HS quan sát
- HS thực hiện trên giấy nháp
- HS quan sát
- HS đọc
- HS làm bài cá nhân vào vở
- HS lên bảng trình bày
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS thực hiện trên nháp
- HS thực hiện trên bảng
- HS lắng nghe
4.Củng cố - dặn dò
-Xem trước bài Vẽ hai đường thẳng song song
-Nhận xét tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Môn: Toán
Bài:VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
Tuần 9
Ngày dạy: 01-11-2018
I . Mục tiêu. Giúp HS :
- Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke).
II . Đồ dùng dạy học.
- SGK
- Vở, thước thẳng.
III .Các hoạt động dạy học.
1 . Khởi động : Hát .
2 . KTBC :
- Thế nào là hai đường thẳng song song?
- GV nhận xét
3 . Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài + ghi đề
Hoạt động 2: Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước:
- Hướng dẫn thao tác vẽ
- GV yêu cầu HS thực hiện trên giấy nháp dưới dự HD của GV
+ Dùng ê ke vẽ đường thẳng vuông góc với đường thẳng AB cho trước.
+ Tiếp đó dùng ê ke kẻ đường thẳng vuông góc với đường thẳng vừa vẽ được, tạo thành một đường thẳng mới (CD) song song với đường thẳng AB cho trước.
- Yêu cầu nhận xét hình vẽ có gì đặc biệt?
- Yêu cầu trình bày lại cách vẽ hai đường thẳng song song
- Nhận xét kết quả
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở.
- GV gọi HS lên bảng trình bày.
- GV nhận xét
Bài 3:
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV cho HS thảo luận nhóm 4
- GV gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày
- GV nhận xét
- Nhắc đề.
- Quan sát
- Tập vẽ trên giấy nháp
- 2 đường thẳng song song AB và CD cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba MN
- Trình bày cách vẽ
- Cả lớp nhận xét
- HS đọc
- HS làm cá nhân vào vở
- HS lên bảng trình bày
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày
- HS lắng nghe
4.Củng cố - dặn dò
-Gọi HS lên bảng vẽ hai đường thẳng song song và hai đường thẳng vuông góc
-Xem trước bài Thực hành vẽ hình chữ nhật và vẽ hình vuông
-Nhận xét tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Môn: Toán
Bài:THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT
THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG
Tuần 9
Ngày dạy: 2-11-2018
I . Mục tiêu. Giúp HS :
- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông (bằng thước kẻ và ê ke).
II . Đồ dùng dạy học.
- SGK
- Vở, eke,
III .Các hoạt dộng dạy học.
1 . Khởi động : Hát .
2 . KTBC :
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
3 . Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài + ghi đề.
Hoạt động 2:Vẽ hình chữ nhật
- GV vẽ mẫu hình chữ nhật lên bảng theo các bước như SGV
- Yêu cầu HS thực hành vẽ lại, GV theo dõi giúp đỡ HS
Hoạt động 3: Vẽ hình vuông cạnh 3cm
- GV nêu bài toán
- GV hướng dẫn gợi ý cho HS
- GV vẽ mẫu lên bảng
- Yêu cầu HS thực hành vẽ trên nháp
Hoạt động 4: Thực hành
Bài 1a/54:
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 3 cm.
- GV yêu cầu HS làm vào vở
- Gọi HS lên bảng trình bày
- GV nhận xét
Bài 1a/55:
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS vẽ hình vuông có cạnh 4cm
- GV yêu cầu HS làm vào vở
- Gọi HS lên bảng
- GV nhận xét
- Nhắc đề.
- HS quan sát
- HS thực hành vẽ
- HS lắng nghe
- HS thực hành vẽ trên nháp
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vào vở
- HS lên bảng
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vào vở
- HS lên bảng
- HS lắng nghe
4.Củng cố - dặn dò
- Thế nào là hai đường thẳng vuông góc?
-Xem trước bài Hai đường thẳng song song
-Nhận xét tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Môn: Toán
Bài:LUYỆN TẬP
Tuần 10
Ngày dạy: 05-11-2018
I . MụC TIÊU. Giúp HS :
- Nhận biết góc nhọn ,góc tù , góc vuông, góc bẹt .
- Nhận biết đường cao của hình tam giác
- Vẽ hình vuông , hình chữ nhật có độ dài cho trước
- Xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước . BT 1,2,3,4a.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- SGK
- Vở, eke,
III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1 . Khởi động : Hát .
2 . KTBC :
- Vẽ hình vuông ABCD có độ dài cạnh là 7dm
3 . Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài + ghi đề.
Hoạt động 2:Luyện tập
Bài 1:
- GV vẽ lên bảng hai hình a , b trong bài tập , yêu cầu HS ghi tên các góc vuông , góc nhọn , góc tù , góc bẹt có trong mỗi hình
- HS làm bài vào vở
- Gọi HS lên bảng trình bày
- GV nhận xét
Bài 2 :
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC
+Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC ?
-Hỏi tương tự với đường cao CB
- GV kết luận : Trong hình tam giác có một góc vuông thì hai cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác
-GV hỏi : Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC ?
- GV nhận xét
Bài 3 :
-GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ vuông ABCD có độ dài các cạnh là 3 cm , sau đó gọi gọi 1 HS nêu từng bước vẽ của mình trước lớp
- Yêu cầu HS làm vào vở
- GV gọi HS lên bảng trình bày
-GV nhận xét .
Bài 4:
-GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm , chiều rộng AD = 4 cm
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu bài tập
- Gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày
-GV yêu cầu HS nêu từng bước vẽ của mình trước lớp
-GV yêu cầu HS nêu cách chính xác định trung điểm M của cạnh AD
-GV yêu cầu HS tự xác định trung điểm N của cạnh BC , nối M với N
-Hãy nêu tên các hìnhchữ nhật có trong hình vẽ .
-Nêu tên các cạnh song song với AB
- GV nhận xét
- Nhắc đề.
- HS quan sát
- HS làm vào vở
- HS lên bảng
- HS lắng nghe
+ Đường cao của hình tam giác ABC là AB và BC
+ Vì đường thẳng AB là đường thẳng hạ từ điểm A của tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác
-HS trả lời tương tự như trên .
+ Vì đường thẳng AH là đường thẳng hạ từ điểm A nhưng không vuông góc với cạnh BC của tam giác ABC
- HS lắng nghe
-HS vẽ vào VBT , 1 HS lên bảng vẽ và nêu từng bước vẽ
-1 HS lên bảng vẽ ( theo kích thước đã cho )
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày
- HS lắng nghe
4.Củng cố - dặn dò
- Về nhà xem lại bài tập vẽ thêm
-Xem trước bài: Luyện tập chung
-Nhận xét tiết học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Môn: Toán
Bài:LUYỆN TẬP CHUNG
Tuần 10
Ngày dạy: 06-11-2018
I . MụC TIÊU. Giúp HS :
- Thực hiện được cộng, trừ các số có đến 6 chữ số.
- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.
- Giải được bài toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó liên quan đến hình chữ nhật.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- SGK
- Vở, thước
III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1 . Khởi động : Hát .
2 . KTBC :
- Làm bài tập 3 tiết luyện tập
3 . Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài + ghi đề.
Hoạt động 2:Luyện tập
Bài 1:
- GV gọi HS nêu y/c của bài tập
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV gọi HS lên bảng trình bày
- GV nhận xét.
Bài 2:
- Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Để tính giá trị biểu thức a, b trong bài bằng cách thuận tiện chúng ta áp dụng tính chất nào?
- GV y/c HS nêu quy tắc về tính chất giao hoán, tính chất kếp hợp của phép cộng?
- GV y/c HS làm bài vào vở
- GV gọi HS lên bảng trình bày
- GV nhận xét
Bài 3:
- GV y/c HS đọc đề bài
- GV y/c HS quan sát hình trong SGK
- GV y/c HS thực hiện trên nháp
- Gv gọi HS lên bảng trình bày
- GV nhận xét
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề
- Muốn tính được diện tích của hình chữ nhật ta phải biết được gì?
- Bài toán cho biết gì?
- GV y/c HS tự làm bài vào vở nháp
- GV nhận xét
- Nhắc đề.
- HS nêu
- HS làm vào vở
- HS lên bảng trình bày
- HS lắng nghe
- Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện
- Chúng ta áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng
- HS nêu
- HS làm vào vở
- HS lên bảng trình bày
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS quan sát hình
- HS làm vào nháp
- HS lên bảng trình bày
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc
- Biết số đo chiều rộng và chiều dài của hình chữ nhật
- Nửa chu vi là 16 cm, chiều dài hơn chiều rộng 4 cm
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
- HS lắng nghe
4.Củng cố - dặn dò
- Về nhà xem lại bài
- Chuẩn bị: Kiểm tra định kì giữa học kì I
-Nhận xét tiết học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Môn : Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
Tuần 10
Ngày: 07- 11 - 2018
Môn: Toán
Bài: NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
Tuần 10
Ngày dạy: 08-11-2018
I . MụC TIÊU. Giúp HS :
- Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có môt 5 chữ số ( tích có không quá sáu chữ số ) BT 1,3.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- SGK
- Vở, thước
III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1 . Khởi động : Hát .
2 . KTBC :
- GV gọi HS lên bảng:
Ðặt tính rồi tính.
12457 + 45787 ; 340210 – 268756
3 . Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài + ghi đề.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số (không nhớ)
* Giới thiệu phép nhân 241324 x 2 = ?
( phép nhân không nhớ )
- GV viết lên bảng phép nhân: 241324 x 2.
- GV: Dựa vào cách đặt tính phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số, hãy đặt tính để thực hiện phép nhân 241324 x 2.
- GV gọi 2 HS lên bảng, dưới lớp thực hiện trên nháp
- GV nhận xét
- GV hỏi: Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu ?
- GV yêu cầu HS nêu cách tính phép tính trên
- GV nhận xét
Hoạt động 3:Nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số ( có nhớ)
* Giới thiệu phép nhân 136204 x 4
( phép nhân có nhớ )
- GV viết lên bảng : 136204 x 4.
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính,
- GV nêu kết quả nhân đúng, sau đó yêu cầu HS nêu lại từng bước thực hiện phép nhân của mình
- GV gọi 1 HS lên bảng dưới lớp thực hiện trên nháp
- GV nhận xét
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- GV yêu cầu 4 HS đã lên bảng trình bày cách tính của mình đã thực hiện.
- GV nhận xét.
Bài 3a:
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS nhắ lại cách tính giá trị biểu thức
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV nhận xét.
- Nhắc đề.
- HS quan sát
- 2 HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp đặt tính vào giấy nháp
- HS lắng nghe
+ Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn (tính từ phải sang trái).
- HS nêu
- HS lắng nghe
-1 HS thực hiện trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu
- 4 HS lên bảng làm bài (mỗi HS thực hiện một con tính). HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc
- HS nhắc lại
- HS làm vào vở
- HS lắng nghe
4.Củng cố - dặn dò
- Về nhà xem lại bài
- Xem trước bài: Tính chất giao hoán của phép nhân
-Nhận xét tiết học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Môn: Toán
Bài: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
Tuần 10
Ngày dạy: 09-11-2018
I . MụC TIÊU. Giúp HS :
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân . BT 1 , 2 ab .
- Bước đầu vận dụng tính chất giáo hoán của phép nhân để tính toán .
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- SGK
- Vở, thước
III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1 . Khởi động : Hát .
2 . KTBC :
- GV gọi HS lên bảng:
Ðặt tính rồi tính.
459123 x 5 ; 304879 x 6
3 . Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài + ghi đề.
Hoạt động 2: Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân
* So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau .
- GV viết lên bảng biểu thức 5 x 7 và 7 x 5, sau đó yêu cầu HS so sánh hai biểu thức này với nhau.
- GV làm tương tự với các cặp phép nhân khác, ví dụ 4 x 3 và 3 x 4, 8 x 9 và 9 x 8,
- GV: Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
* Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân
- GV treo lên bảng bảng số như đã giới thiệu ở phần đồ dùng dạy học.
- GV gọi HS đọc
- GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng.
- Gọi 3 HS lên bảng, dưới lớp làm nháp
- GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 4 và b = 8 ?
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 6 và b = 7 ?
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 5 và b = 4 ?
- Vậy giá trị của biểu thức a x b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b x a ?
- Ta có thể viết a x b = b x a.
- GV gọi HS đọc lại
- Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a x b và b x a ?
- Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích nào ?
- Vậy khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào ?
- GV yêu cầu HS nêu lại kết luận, đồng thời ghi kết luận và công thức về tính chất giao hoán của phép nhân lên bảng.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Vì sao lại điền số 4 vào ô trống ?
- GV cho HS tự làm tiếp các phần còn lại vào vở.
- GV gọi HS lên bảng trình bày
- GV nhận xét
Bài 2a,b:
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS tự làm bài trên nháp
- GV gọi HS lên bảng trình bày
- GV nhận xét
- Nhắc đề.
- HS nêu 5 x 7 = 35, 7 x 5 = 35. vậy 5 x 7 = 7 x 5.
- HS nêu :
4 x 3 = 3 x 4 ; 8 x 9 = 9 x 8 ;
- HS đọc bảng số.
- 3 HS lên bảng thực hiện, dưới lớp làm nháp mỗi HS thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng như sau:
+ Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 32
+ Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 42 .
+ Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 20
+ Giá trị của biểu thức a x b luôn bằng giá trị của biểu thức b x a .
- HS đọc: a x b = b x a.
+ Hai tích đều có các thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau.
+ Tích không thay đổi .
+ Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.
- HS đọc kết luận và ghi nhớ .
- HS trả lời
- HS làm vào vở
- HS lên bảng trình bày
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS làm trên nháp
- HS lên bảng
- HS lắng nghe
4.Củng cố - dặn dò
- Nhắc lại công thức và quy tắc của tính chất giao hoán của phép nhân
- Xem trước bài: Nhân với 10, 100, 1000....Chia cho 10, 100, 1000
- Nhận xét tiết học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Môn: Toán
Bài: NHÂN VỚI 10, 100, 1000,
CHIA CHO 10, 100, 1000,
Tuần 11
Ngày dạy: 12 -11 -2018
I. MụC TIÊU: Giúp HS
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,.
- Làm được các bài 1a(cột 1,2) , b(cột 1,2) , 2(3 dòng đầu ) .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK, bảng phụ, phiếu học tập
- Vở, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Khởi động: Hát
2. Bài cũ:
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm
25 x 6 =......x 25 ; .....x 125 = 125 x 7
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới + ghi đề
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS nhân một số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10
* Nhân một số với 10 :
- GV ghi lên bảng: 35 x 10 .
- GV hỏi:
+ Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35 x 10 bằng gì?
+ 10 còn gọi là mấy chục?
- GV : Vậy 10 x 35 = 1 chục x 35
+ 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu?
+ 35 chục là bao nhiêu?
- GV : Vậy 35 x 10 = 350
(Sau mỗi câu trả lời của hs, gv ghi lần lượt như SGK/59)
- Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10?
- Khi nhân một số tự nhiên với 10 ta làm sao?
*Chia số tròn chục cho 10:
- Viết bảng : 350 : 10
- GV hỏi:
+ Ta có 35 x 10 = 350, vậy khi lấy tích chia cho 1 thừa số thì kết quả sẽ là bao nhiêu
- Gọi HS lên bảng tìm kết quả .
- Khi chia số tròn chục cho 10 ta làm sao ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn nhân một số TN với 100, 1000, ... chia số tròn trăm, tròn nghìn, ... cho 100, 1000, ...
- HD tương tự như nhân một số TN với 10 , chia một số tròn trăm, tròn nghìn,... cho 100, 1000, ...
- Khi nhân một STN với 10, 100, 1000, ... ta làm sao?
- Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000,... ta làm thế nào?
- GV chốt kết luận
- GV gọi HS nhắc lại
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1a,b (cột 1,2)
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV hỏi:
+ Tính nhẩm là tính như thế nào?
- GV nêu lần lượt các phép tính, gọi HS trả lời miệng và nhắc lại cách nhân một STN với 10, 100, 1000,... chia số tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000,...
- GV làm mẫu cho HS
- Yêu cầu HS thực hiện PBT
- GV chấm 1 số PBT
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu .
- 1 tạ bằng bao nhiêu kg?
- 1 yến bằng bao nhiêu kg? 1 tấn bằng bao nhiêu kg?
- Hd mẫu: 300 kg = ... tạ
Ta có: 100 kg = 1 tạ
Nhẩm: 300 : 100 = 3
Vậy: 300 kg = 3 tạ
- GV yêu cầu HS làm vào vở
- GV gọi HS lên bảng chữa bài
- GV nhận xét
- Nhắc đề
- HS quan sát
- HS trả lời:
+ 10 x 35
+ Là 1 chục
+ Bằng 35 chục
+ 350
- Kết quả của phép nhân 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm một chữ số 0 vào bên phải
- Ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó
- HS trả lời:
+ Kết quả bằng thừa số còn lại
- 1 HS lên bảng tính (bằng 35)
- Ta chỉ việc xóa bớt đi 1 chữ số 0 ở bên phải số đó
- Ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba,... chữ số 0 vào bên phải số đó
- Ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba... chữ số 0 ở bên phải số đó
- HS nhắc lại
- 1 HS đọc
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS quan sát
- HS thực hiện PBT
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS trả lời
- HS làm vào vở
- HS lần lượt lên bảng tính và nêu cách tính
70kg = 7 yến 800 kg = 8 tạ
300 tạ = 30 tấn 120 tạ = 12 tấn
5000 kg = 5 tấn 4000 g = 4 kg
4. Củng cố - dặn dò:
- Khi nhân một STN với 10, 100, 1000,... ta làm sao?
- Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000 ,... ta làm thế nào?
- Về nhà xem bài mới
- Nhận xét tiết học
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Môn: Toán
Bài: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
Tuần 11
Ngày dạy: 13 -11 -2018
I. MụC TIÊU: Giúp HS
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
- Biết đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK, bảng phụ
- Vở, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Khởi động: Hát
2. Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng trả lời và thực hiện tính.
Tính nhẩm:
18 x 10 = ? 18 x 100 = ? 18 x 1000 = ?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới + ghi đề
Hoạt động 2:So sánh giá trị của hai biểu thức
- Viết lên bảng 2 biểu thức .
( 2 x 3 ) x 4 2 x ( 3 x 4)
- Gọi HS lên bảng tính, các em còn lại làm vào vở nháp.
- Em có nhận xét gì về kết quả của hai biểu thức trên ?
- Vậy 2 x ( 3 x 4) = 2 x ( 3 x 4 )
Thực hiện tương tự với một cặp biểu thức khác
( 5 x 2) x 4 và 5 x ( 2 x 4)
Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân
- Cho hs lần lượt tính giá trị của các biểu thức (a x b) x c, a x (b x c) và viết vào bảng .
- Với a = 3, b = 4, c = 5
- Với a = 5, b = 2, c = 3
- Với a = 4, b = 6, c = 2
- Nhìn vào bảng, các em hãy so sánh giá trị của biểu thức (a x b) xc và a x (b x c) khi a=3, b = 4, c = 5
- Hỏi tương tự với 2 trường hợp còn lại .
- Vậy giá trị của biểu thức (a x b) x c như thế nào so với giá trị của biểu thức a x ( b x c) ?
- Ta có thể viết (a x b) x c = a x ( b x c)
- Đây là phép nhân có mấy thừa số?
- (a x b) x c gọi là một tích nhân với một số , chỉ VP : a x (b x c) gọi là một số nhân với một tích .
- Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta làm sao?
Kết luận:Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba
- Gọi HS nêu lại kết luận .
- Từ nhận xét trên, ta có thể tính giá trị của
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_4_tuan_19bai_hai_duong_thang_vuong_goc_nam.docx