I – Mục tiêu:
- HS hiểu góc là gì? Góc bẹt là gì? Hiểu về điểm nằm trong góc.
- HS biết vẽ góc, đặt tên góc, đọc tên góc. Nhận biết điểm nằm trong góc.
- Giáo dục tính cẩn thận cho HS.
II – Phương tiện dạy học:
- Thước thẳng, compa, bảng phụ.
III – Tiến trình dạy học:
1) HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
- HS 1: Thế nào là nửa mp bờ a?
Thế nào là 2 nửa mp đối nhau?
Vẽ đường thẳng aa, lấy điểm O aa, chỉ rõ 2 nửa mp có bờ chung là aa?
17 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Hình học - Tiết 16 đến tiết 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16: GÓC.
I – Mục tiêu:
- HS hiểu góc là gì? Góc bẹt là gì? Hiểu về điểm nằm trong góc.
- HS biết vẽ góc, đặt tên góc, đọc tên góc. Nhận biết điểm nằm trong góc.
- Giáo dục tính cẩn thận cho HS.
II – Phương tiện dạy học:
- Thước thẳng, compa, bảng phụ.
III – Tiến trình dạy học:
1) HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
- HS 1: Thế nào là nửa mp bờ a?
Thế nào là 2 nửa mp đối nhau?
Vẽ đường thẳng aa’, lấy điểm O Ỵ aa’, chỉ rõ 2 nửa mp có bờ chung là aa’?
Vẽ hai tia Ox, Oy.
Trên các hình vừa vẽ có những tia nào? Các tia đó có đặc điểm gì?
GV: Hai tia chung gốc tạo thành một hình, hình đó gọi là góc. Vậy góc là gì, đó là nội dung bài học hôm nay.
2) HĐ 2: Dạy bài mới
HĐ của Thầy
- Vậy góc là gì?
GV gọi HS lên bảng vẽ 1 góc.
GV giới thiệu về đỉnh, cạnh của góc. Hướng dẫn cách đọc tên góc và các ký hiệu về góc.
- Hãy vẽ 1 góc có 2 cạnh là 2 tia đối nhau?
GV: góc đó gọi là góc bẹt. Vậy góc bẹt là góc như thế nào?
- Để vẽ 1 góc ta làm như thế nào?
GV hướng dẫn HS như SGK.
GV gọi 1 HS lên bảng vẽ góc xOy.
GV lấy điểm M (như hình vẽ).
- Điểm M là điểm nằm bên trong góc xOy, vậy điểm M nằm bên trong góc xOy khi nào?
Hướng dẫn: vẽ tia OM, có nhận xét gì về tia OM với hai tia Ox, Oy.
HĐ của trò
HS: góc là hình gồm hai tia chung gốc.
1 HS lên bảng vẽ.
1 HS lên bảng vẽ, cả lớp tự vẽ vào vở.
HS: Góc bẹt là góc có 2 cạnh là 2 tia đối nhau.
HS xem SGK/74
1 HS lên bảng vẽ.
HS: Tia OM nằm giữa hai tia Ox, Oy.
Nội dung ghi bảng
I – Góc:
Định nghĩa: Góc là hình gồm hai tia chung gốc.
O: đỉnh góc.
Ox, Oy: cạnh của góc.
Đọc: góc xOy (hoặc góc yOx hoặc góc O).
Ký hiệu: .
hoặc .
II – Góc bẹt:
Góc bẹt là góc có 2 cạnh là 2 tia đối nhau.
III – Vẽ góc:
(SGK/74)
IV – Điểm nằm bên trong góc:
(SGK/74)
Điểm M nằm bên trong góc xOy nếu tia OM nằm giữa hai tia Ox, Oy.
3) HĐ 3: Luyện tập – Củng cố
- Nêu định nghĩa góc.
- Nêu định nghĩa góc bẹt.
- Có những cách nào đọc tên góc trong hình sau:
()
- Làm BT: 6; 7/75.
4) HĐ 4: Hướng dẫn về nhà
- Học theo vở ghi vàSGK.
- Làm BT: 8; 9; 10/75 – 7; 10/53 (SBT).
- Xem trước bài: Số đo góc.
Tiết 18: SỐ ĐO GÓC.
I – Mục tiêu:
- HS công nhận mỗi góc có một số đo xác định, số đo của góc bẹt là 1800.
- HS biết định nghĩa góc vuông, góc nhọn, góc tù.
- HS biết đo góc bằng thước đo góc, so sánh 2 góc.
- Đo góc cẩn thận, chính xác.
II – Phương tiện dạy học:
- Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ.
III – Tiến trình dạy học:
1) HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
- HS 1: Vẽ 1 góc, đặt tên và chỉ rõ đỉnh, cạnh của góc.
Vẽ 1 tia nằm giữa 2 cạnh của góc đó, đặt tên tia đó. Trên hình vừa vẽ có mấy góc? Viết tên các góc đó.
()
GV: Trên hình vẽ có 3 góc, làm thế nào để biết chúng bằng nhau hay không bằng nhau. Muốn trả lời câu hỏi này ta vào bài học hôm nay.
2) HĐ 2: Dạy bài mới
HĐ của Thầy
GV gọi 1 HS lên bảng vẽ góc xOy
- Để xác định số đo của góc xOy ta đo góc xOy bằng một dụng dụng cụ gọi là thước đo góc.
GV giới thiệu thước đo góc và hướng dẫn HS cách sử dụng (như SGK)
GV gọi vài HS nhắc lại cách đo góc.
GV yêu cầu mỗi HS tự đo góc trong vở. GV kiểm tra kết quả của vài HS.
- Mỗi góc có bao nhiêu số đo?
® Nhận xét.
GV cho HS làm ?1
GV giới thiệu các đơn vị đo: 0, ‘, “
GV đưa bảng phụ đã vẽ sẵn hình: hãy xác định số đo của 3 góc sau:
1
- Vậy để so sánh 2 góc ta dựa vào điều gì?
GV cho HS làm ?2
GV: là góc nhọn.
là góc vuông.
là góc tù.
- Vậy góc như thế nào được gọi là góc vuông, góc nhọn, góc tù?
HĐ của trò
1 HS lên bảng vẽ góc xOy, các em khác tự vẽ vào vở.
Vài HS đứng tại chỗ nhắc lại cách đo góc.
HS tự đo góc và vài HS đứng tạichỗ trả lời HS kết quả.
HS: mỗi góc chỉ có một số đo.
2 HS dùng thước đo và đọc kết quả đo được, các em khác tự đo.
3 HS lần lượt lên bảng đo và đọc kết quả đo được.
HS: dựa vào số đo của chúng.
Nội dung ghi bảng
I – Đo góc:
(SGK/76; 77)
Nhận xét: (SGK/77)
Chú ý: (SGK/77; 78)
II – So sánh hai góc:
(SGK/78)
III – Góc vuông – góc nhọn – gó tù:
(SGK/78; 79)
3) HĐ 3: Luyện tập – Củng cố
- Nhắc lại cách đo góc.
- Thế nào là góc vuông, góc nhọn, góc tù.
- Làm BT: 11; 14/79.
4) HĐ 4: Hướng dẫn về nhà.
- Học theo vở ghi vàSGK.
- Làm BT: 12; 13; 15; 16; 17/79; 80.
- Xem trước bài: Khi nào thì .
Tiết 19: KHI NÀO THÌ
I – Mục tiêu:
- HS nhận biết và hiểu khi nào thì .
- HS nắm vững và nhận biết các khái niệm: Hai góc kề nhau, hai góc phụ nhau, hai góc bù nhau, hai góc kề bù.
- Củng cố, rèn luyện kỹ năng sử dụng thước đo góc, kỹ năng tính góc, kỹ năng nhận biết các quan hệ giữa hai góc.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác cho HS.
II – Phương tiện dạy học:
- Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ, phấn màu.
III – Tiến trình dạy học:
1) HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
- HS 1: Vẽ góc xOz, vẽ tia Oy nằm giữa hai cạnh của góc xOz.
Đo các góc có trong hình. So sánh với .
Có nhận xét gì về kết quả trên.
2) HĐ 2: Dạy bài mới
HĐ của Thầy
- Qua kết quả trên, hãy cho biết khi nào thì ?
- Ngược lại: nếu thì tia Oy có nằm giữa hai tia Ox và Oz không?
GV cho HS làm ?1 với hình 23 (a, b) được thay bởi hình sau
- Ở 2 hình trên, và là 2 góc kề nhau. Vậy 2 góc kề nhau là 2 góc như thế nào?
- Ở hình 1, và là 2 góc phụ nhau. Vậy 2 góc phụ nhau là 2 góc như thế nào?
- Ở hình 2, và là 2 góc bù nhau. Vậy 2 góc bù nhau là 2 góc như thế nào?
* GV lưu ý cho HS: hai góc phụ nhau hoặc bù nhau không nhất thiết phải kề nhau.
- Qua kiến thức về góc kề nhau và bù nhau, hãy cho biết hai góc kề bù là hai góc như thế nào?
GV cho HS làm ?2
HĐ của trò
HS: khi tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì .
HS: tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.
HS: là 2 góc có chung 1 cạnh, 2 cạnh còn lại nằm trên 2 nửa mp đối nhau bờ là cạnh chung.
HS: là 2 góc có tổng số đo bằng 900.
HS: là 2 góc có tổng số đo bằng 1800.
HS: là hai góc vừa kề nhau vừa bù nhau.
HS đứng tại chỗ trả lời: hai góc kề bù có tổng số đo bằng 1800.
Nội dung ghi bảng
I – Khi nào thì tổng số đo hai góc xOy và yOz bằng số đo góc xOz?
Nhận xét: Nếu tia 0y nằm
Giừa hai tia 0x và 0z thì . Ngược lại, nếu thì tia 0y nằm giừa hai tia 0x và 0z.
II – Hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù:
(SGK/81)
3) HĐ 3: Luyện tập – Củng cố
- Khi nào thì ?
- Nhắc lại các quan hệ giữa 2 góc.
- “Hai góc có tổng số đo bằng 1800 là hai góc kề bù”. Câu nói này đúng hay sai? (Sai).
- Làm BT: 18; 19/82.
4) HĐ 4: Hướng dẫn về nhà
- Học theo vở ghi vàSGK.
- Làm BT: 20; 21; 22; 23/82; 83.
- Hướng dẫn BT 23/83: Tính trước, sau đó tính
330
580
IV/Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Tiết 20: VẼ GÓC CHO BIẾT SỐ ĐO.
I – Mục tiêu:
- HS hiểu trên nửa mp xác định có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được 1 và chỉ 1 tia Oy sao cho (00 < m < 1800).
- HS biết vẽ góc có số đo cho trước bằng thước thẳng và thước đo góc.
- Đo, vẽ cẩn thận, chính xác.
II – Phương tiện dạy học:
- Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ.
III – Tiến trình dạy học:
1) HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
- HS 1: Khi nào thì ?
Làm BT: 20/82.
- HS 2: Nêu các mối quan hệ giữa 2 góc?
Làm BT: 21/82.
2) HĐ 2: Dạy bài mới
HĐ của Thầy
GV: Khi có một góc ta có thể xác định được số đo của góc đó bằng thước đo góc. Ngược lại, nếu có số đo của một góc, làm thế nào để vẽ được góc đó? Ta xét các VD sau
GV cho HS đọc VD1
- Hãy nêu cách vẽ góc xOy?
GV thao tác lại cách vẽ góc xOy.
GV gọi HS đọc VD2 trong SGK, sau đó gọi 1 HS lên bảng trình bày cách vẽ góc ABC.
GV nhận xét phần trình bày của HS và thao tác lại cách vẽ góc ABC.
GV gọi HS đọc VD3
- Hãy nêu cách vẽ hai góc trên nửa mp?
GV nhắc lại cách vẽ, gọi HS lên bảng vẽ.
GV thao tác lại cách vẽ 2 góc trên nửa mp.
HĐ của trò
HS đọc VD1 trong SGK.
HS xem SGK và trả lời.
1 HS đọc VD2 trong SGK, 1 HS khác lên bảng trình bày.
650
350
00
HS đọc VD3 và nêu cách vẽ như SGK đã hướng dẫn.
2 HS lần lượt lên bảng, mỗi em vẽ 1 góc.
Nội dung ghi bảng
I – Vẽ góc trên nửa mp:
VD1: Cho tia0x. Vè góc x0y sao cho góc x0y = 400.
400
00
Nhận xét: (SGK/83)
II – Vẽ hai góc trên nửa mp:
Ta thấy tia 0y nằm giừa hai tia 0x, 0z (vì 300 < 600)
Nhận xét: , vì m0 < n0 nên tia 0y nằm giừa hai tia 0x và 0z.
3) HĐ 3: Luyện tập – Củng cố
- Nhắc lại cách vẽ góc trên nửa mp.
- Làm BT: 24; 25; 26/84.
4) HĐ 4: Hướng dẫn về nhà
- Học theo vở ghi vàSGK.
- Làm BT: 27; 28; 29/85.
IV/Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Tiết 21: TIA PHÂN GIÁC CỦA GÓC.
I – Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là tia phân giác của góc.
- HS hiểu đường phân giác của góc là gì?
- HS biết vẽ tia phân giác của góc.
- Rèn tính cẩn thận khi vẽ, đo, gấp giấy.
II – Phương tiện dạy học:
- Bảng phụ, phấn màu.
III – Tiến trình dạy học:
1) HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
- HS 1: Cho tia Ox, trên cùng một nửa mp bờ chứa tia Ox vẽ tia Oy, tia Oz sao cho .
Vị trí của tia Oz như thế nào với tia Ox và Oy. So sánh với .
GV: Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy, tia Oz tạo với hai tia Ox, Oy hai góc bằng nhau, ta nói Oz là tia phân giác của góc xOy. Tia phân giác của một góc là gì, đó là nội dung bài học ngày hôm nay.
2) HĐ 2: Dạy bài mới
HĐ của Thầy
GV dựa vào phần kiểm tra bài cũ hỏi:
- Tia phân giác của một góc là tia như thế nào?
GV nhắc lại và vẽ hình lên bảng.
- Đọc tên góc và tia phân giác của góc đó (trong hình bên).
- Nếu cho một góc, làm cách nào để vẽ được tia phân giác của góc đó?
GV gọi HS đọc VD, yêu cầu HS nêu cách vẽ tia phân giác.
GV nhắc lại: có 2 cách vẽ
+ Dùng thước đo góc.
+ Gấp giấy.
Ngoài ra, GV hướng dẫn HS cách vẽ tia phân giác của một góc bằng compa.
- Mỗi góc (không phải là góc bẹt) có mấy tia phân giác?
GV cho HS làm ?
- Hãy vẽ tia phân giác của góc bẹt?
- Góc bẹt có mấy tia phân giác?
- Có nhận xét gì về 2 tia phân giác của góc bẹt?
GV nêu chú ý cho HS.
HĐ của trò
HS: tia phân giác là tia nằm giữa 2 cạnh của góc và tạo với 2 cạnh ấy 2 góc bằng nhau.
HS đứng tại chỗ trả lời.
HS đọc VD và nêu cách vẽ tia phân giác như SGK.
1 HS lên bảng vẽ hình, các em khác tự vẽ vào vở.
HS: chỉ có một tia phân giác.
1 HS lên bảng vẽ hình.
HS: góc bẹt có 2 tia phân giác.
HS: 2 tia phân giác của góc bẹt là 2 tia đối nhau.
Nội dung ghi bảng
I – Tia phân giác của một góc là gì:
(SGK/85)
Oz là tia phân giác của góc xOy.
Tia phân giác của một góc là tia nằm giừa hai cạnh của gócvà tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau.
II – Cách vẽ tia phân giác của một góc:
VD: Vè tia phân giác 0z của góc x0ycó số đo 640.
640
320
320
320
00
Nhận xét: Mồi góc ( không phải là góc bẹt ) chỉ có một tia phân giác.
III – Chú ý:
(SGK/86)
3) HĐ 3: Luyện tập – Củng cố
- Tia phân giác của một góc là gì? Nêu các cách vẽ tia phân giác của một góc.
- Làm BT: Vẽ góc aOb bằng 600.
Vẽ tia phân giác của góc aOb.
Vẽ tia Oa’ là tia đối của tia Oa.
Vẽ tia Ob’ là tia đối của tia Ob.
Vẽ tia phân giác của góc a’Ob’.
Có nhận xét gì về hai tia phân giác của góc aOb và góc a’Ob’.
- Làm BT: 32/87.
4) HĐ 4: Hướng dẫn về nhà.
- Học theo vở ghi vàSGK.
- Làm BT: 30; 31; 33; 34/87.
IV/Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Tiết 22: LUYỆN TẬP.
I – Mục tiêu:
- Kiểm tra và khắc sâu kiến thức về tia phân giác của một góc.
- Rèn kỹ năng giải bài tập về tính góc, kỹ năng áp dụng tính chất về tia phân giác của 1 góc để làm BT.
- Rèn kỹ năng về hình.
II – Phương tiện dạy học:
- Bảng phụ, phấn màu, thước thẳng, thước đo góc.
III – Tiến trình dạy học:
1) HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
- HS 1: Vẽ góc aOb bằng 1800.
Vẽ tia phân giác Ot của góc aOb.
Tính ?
- HS 2: Vẽ góc AOB kề bù với góc BOC, biết .
Vẽ tia phân giác OD, OK của các góc AOB và BOC. Tính ?
2) HĐ 2: Luyện tập
HĐ của Thầy
GV gọi HS đọc đề, lên bảng vẽ hình.
Hướng dẫn:
- và là hai góc có mối quan hệ gì?
- Tia Ot là gì của ? Vậy có tính được ?
- Từ đó có tính được ?
GV gọi HS lên bảng làm.
Sau đó GV nhận xét bài làm, cách trình bày và sửa sai (nếu có).
GV gọi HS đọc đề vẽ hình.
- Tính như thế nào?
Hướng dẫn:
ß
ß
= ?
GV gọi HS lên bảng làm, sau đó cho vài HS khác nhận xét bài làm.
GV nhận xét lại và sửa sai (nếu có).
GV dùng bảng phụ ghi sẵn đề bài, gọi vài HS đọc đề.
- Đề bài cho các yếu tố như thế nào? Có thể vẽ hình ngay được không?
- Để vẽ được hình chúng ta cần phải làm gì?
GV nhận xét cách tính ,.
Sau đó GV cho 1 HS lên bảng vẽ hình dựa vào kết quả trên.
- Tính như thế nào?
Hướng dẫn: có 2 cách
+ Tính , có và kề bù nên tính được .
+ Tính , có tia OB nằm giữa 2 tia OA và OM nên + = .
GV có thể cho 2 HS cùng lên bảng, mỗi em tính một cách.
GV nhận xét bài làm và cách trình bày của mỗi HS.
HĐ của trò
2 HS đọc đề, 1 HS khác lên bảng vẽ hình.
HS: 2 góc kề bù.
HS: là tia phân giác.
1 HS lên bảng làm, cả lớp tự làm.
HS đọc đề, vẽ hình.
1 HS lên bảng làm, cả lớp cùng làm vào vở.
2 HS đọc đề
HS: cần phải tính , .
1 HS lên bảng tính , .
1 HS lên bảng vẽ hình, cả lớp tự vẽ vào vở.
2 HS lên bảng, mỗi em tính một cách theo hướng dẫn của GV.
Nội dung ghi bảng
BT 33/87:
Vì Ot là tia phân giác của nên
Vì và là hai góc kề bù nên:
= 1800 – 650
= 1150
Vậy = 1150
BT 36/87:
Tia Oz, Oy cùng nằm trên nửa mp bờ chứa tia Ox nên:
Þ Tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.
Tia Om là phân giác của nên:
Tia On là phân giác của nên:
mà tia Oy nằm giữa hai tia Om, On nên:
= 150 + 250 = 400
Vậy:
BT: Cho kề bù với biết gấp đôi . Vẽ tia phân giác OM của , tính ?
Giải
Vì kề bù với nên
+ = 1800
mà = 2
Þ 2 + = 1800
3 = 1800
Þ = 600
= 1200
1200
Ta có hình vẽ
Vì OM là tia phân giác của nên
Vì và là hai góc kề bù nên + = 1800
+ 300 = 1800
Þ = 1800 – 300 = 1500
Vậy = 1500
3) HĐ 3: Luyện tập – Củng cố
- Mỗi góc khác góc bẹt có bao nhiêu tia phân giác? (1)
- Muốn chứng minh tia Ob là tia phân giác của góc aOc ta làm như thế nào?
(Chứng minh: + Tia Ob nằm giữa hai tia Oa và Oc
+ )
4) HĐ 4: Hướng dẫn về nhà.
- Xem lại các BT đã giải.
- Làm BT: 34; 35; 37/87.
- Xem trước bài: Thực hành đo góc trên mặt đất.
IV/Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Tiết 23 + 24: THỰC HÀNH ĐO GÓC TRÊN MẶT ĐẤT.
I – Mục tiêu:
- HS hiểu cấu tạo của giác kế.
- Biết cách sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.
- Giáo dục ý thức tập thể, kỷ luật và biết thực hiện những quy định về kỹ thuật thực hành cho HS.
II – Phương tiện dạy học:
- GV: 1 bộ thực hành mẫu gồm: 1 giác kế, 2 cọc tiêu dài 1,5m có 1 đầu nhọn (hoặc cọc có đế nằm ngang để đứng thẳng được), 1 cọc tiêu ngắn 0,3m và 1 búa đóng cọc.
- HS: bộ thực hành dành cho HS.
- Các tranh vẽ phóng to hình 40; 41; 42 trong SGK/88.
III – Tiến trình dạy học:
1) Chuẩn bị:
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm nhận 1 bộ thực hành.
- GV giới thiệu cấu trúc giác kế (SGK).
- GV hướng dẫn HS cách sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.
2) GV hướng dẫn cách đo:
- Bước 1: Đặt giác kế sao cho mặt đĩa tròn nằm ngang và tâm của nó nằm trên đường thẳng đứng đi qua đỉnh C của góc ACB (khi móc 1 đầu dây dọi vào tâm của mặt đĩa thì đầu quả dọi trùng với điểm C).
- Bước 2: Đưa thanh quay về vị trí 00 và quay mặt đĩa đến vị trí sao cho cọc tiêu đóng ở A và hai khe hở thẳng hàng.
- Bước 3: Cố định mặt đĩa và đưa thanh quay đến vị trí sao cho cọc tiêu đóng ở B và hai khe hở thẳng hàng.
- Bước 4: Đọc số đo (độ) của góc ACB trên mặt đĩa.
3) HS thực hiện:
- Chia HS thành 3 nhóm, mỗi nhóm đo 1 góc khác nhau:
+ Nhóm 1 đo góc nhọn.
+ Nhóm 2 đo góc tù.
+ Nhóm 3 đo góc vuông.
- GV kiểm tra kết quả đo của từng nhóm.
4) Rút kinh nghiệm:
GV nhận xét, rút kinh nghiệm.
IV/Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Tiết 25: ĐƯỜNG TRÒN.
I – Mục tiêu:
- HS hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì?
- Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính.
- HS sử dụng compa thành thạo, biết vẽ đường tròn, cung tròn, biết giữ nguyên độ mở của compa.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng compa, vẽ hình.
II – Phương tiện dạy học:
- Bảng phụ, thước kẻ, compa, thước đo góc, phấn màu.
III – Tiến trình dạy học:
1) HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
2) HĐ 2: Dạy bài mới
HĐ của Thầy
- Để vẽ đường tròn người ta dùng dụng cụ gì?
GV yêu cầu HS vẽ hình: cho điểm O, vẽ đường tròn tâm O bán kính 2cm.
GV vẽ đoạn thẳng đơn vị quy ước trên bảng rồi vẽ đường tròn.
- Lấy các điểm A, B, C bất kỳ trên đường tròn, hỏi các điểm này cách tâm O một khoảng là bao nhiêu?
- Đường tròn tâm O bán kính 2cm là hình như thế nào?
- Tổng quát: Đường tròn tâm O bán kính R là hình như thế nào?
GV giới thiệu ký hiệu đường tròn tâm O bán kính R: (O; R).
GV yêu cầu HS nhìn hình 43b (SGK/89) và cho biết các điểm nằm trên đường tròn, nằm bên ngoài đường tròn, nằm bên trong đường tròn.
- Hình tròn là hình như thế nào?
GV nhấn mạnh sự khác nhau giữa khái niệm đường tròn và khái niệm hình tròn.
GV vẽ hình lên bảng, ghi rõ mút của cung, dây cung, cung lớn (nhỏ).
- Cung là gì? Dây cung là gì?
- Thế nào là đường kính của đường tròn?
GV nhắc lại các khái niệm trên và chỉ rõ cho HS.
So sánh đường kính với bán kính?
GV giới thiệu công dụng khác của compa cho HS.
HĐ của trò
HS: dùng compa.
1 HS lên bảng vẽ, các em khác tự vẽ vào vở.
HS: Các điểm A, B, C đều cách tâm O một khoảng bằng 2cm.
HS: là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng 2cm.
HS: M nằm trên đường tròn, P nằm bên ngoài đường tròn, N nằm bên trong đường tròn.
HS vẽ hình vào vở.
HS: đường kính dài gấp đôi bán kính.
HS xem 2 VD trong SGK.
Nội dung ghi bảng
I – Đường tròn và hình tròn:
(SGK/89; 90)
Ký hiệu: (O; R)
II – Cung và dây cung:
(SGK/90)
- A, B: mút của cung.
- Đoạn thẳng AB: dây cung.
- AB: cung (lớn, nhỏ).
- CD: đường kính.
III – Một vài công dụng khác của compa:
(SGK/90; 91)
3) HĐ 3: Luyện tập – Củng cố
- Nhắc lại các khái niệm: đường tròn, hình tròn, cung, dây cung, đường kính.
- Làm BT: 38; 39/91; 92.
4) HĐ 4: Hướng dẫn về nhà
- Học theo vở ghi vàSGK.
- Làm BT: 40; 41; 42/92; 93.
- Xem trước bài: Tam giác.
IV/Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- hinh6 hkii.doc