Giáo án Tổng hợp 4 - Tuần 16 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Nắm được một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị ném lại và giãn ra.

2. Kĩ năng: Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí. Nêu được ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học

Hình 2a, b, c sách giáo khoa phóng to. Bóng bay với hình dạng khác nhau, bơm xe đạp (nếu có)

III. Hoạt động dạy học:

 

doc27 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp 4 - Tuần 16 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 16 Thứ Ngày Buổi Tiết Môn Đề bài giảng Thứ hai 23/12 Sáng 1 Chào cờ 2 Toán Luyện tập 3 Tập đọc Kéo co 4 Khoa học Không khí có những tính chất gì ? 5 Lịch sử Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược... Thứ ba 24/12 Sáng 1 Toán Thương có chữ số 0 2 Chính tả Nghe – viết : Kéo co 3 Đạo đức Yêu lao động (Tiết 1) 4 Kĩ thuật Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (T2). Chiều 1 Tiếng Anh 2 Tiếng Anh 3 Thể dục Thứ tư 25/12 Sáng 1 Toán Chia cho số có 3 chữ số 2 Tập đọc Trong quán ăn “Ba cá bống” 3 Luyện từ & câu Mở rộng vố từ : Đồ chơi – trò chơi. 4 Địa lí Thủ đô Hà Nội 5 Âm nhạc Thứ năm 26/12 Sáng 1 Toán Luyện tập 2 Tập làm văn Luyện tập giới thiệu địa phương 3 Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. 4 Thể dục 5 Khoa học Không khí gồm những thành phần nào? Thứ sáu 27/12 Sáng 1 Toán Chia cho số có 3 chữ số (tiếp theo) 2 Luyện từ & câu Câu kể 3 Tập làm văn Luyện tập miêu tả đồ vật 4 Mĩ thuật 5 Sinh hoạt lớp Thứ hai ngày 23 tháng 12 năm 2019 Môn: Toán Bài : LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số . 2. Kĩ năng: Áp dụng giải bài toán có lời văn . 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thich môn học III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Bài cũ: - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà - GV nhận xét 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài mới 2.2. Thực hành Bài 1: Đặt tính rồi tính - HS tập ước lượng tìm thương trong trường hợp số có hai chữ số chia cho số có hai chữ số, ... - GV nhận xét Bài 2: Giải toán - Yêu cầu HS nêu bài toán - GV hướng dẫn - GV nhận xét Bài 3: Giải toán - Yêu cầu HS nêu bài toán - GV hướng dẫn - GV nhận xét Bài 4: Sai ở đâu? - GV ghi 2 phép chia lên bảng, yêu cầu HS tính lại và tìm ra chỗ sai - Nhận xét sửa chữa 3. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài: Thương có chữ số 0 - HS sửa bài - HS nhận xét - HS đặt tính rồi tính a) 4725:15 = 315 b) 35136:18 =1952 4674:82=57 18408 :52 = 354 - HS sửa và thống nhất kết quả - HS làm bài Số mét vuông nền nhà lát được là: 1050 : 25 = 42 (m2) Đáp số: 42 m2 - HS làm bài Trong ba tháng đội đó làm được là: 855 + 920 + 1350 = 3125 (sản phẩm) Trung bình mỗi người làm được là: 3125 : 25 = 125 (sản phẩm) Đáp số: 125 sản phẩm - HS tính và tìm chỗ sai a) Sai ở kết quả của phép tính chia thứ 2 b) Sai ở kết quả của phép trừ số dư Môn: Tập đọc Bài : KÉO CO I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Hiểu Nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn và phát huy (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa). 2. Kĩ năng: Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài. 3. Thái độ: Giáo dục HS giữ gìn và phát huy những trò chơi dân gian II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ sách giáo khoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Bài cũ: - GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài Tuổi Ngựa và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét . 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Hướng dẫn luyện đọc - GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc - GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt) - Giải nghĩa một số từ. - Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài - GV đọc diễn cảm cả bài 2.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào? - GV tổ chức cho HS thi kể về cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp. - GV cùng HS bình chọn bạn giới thiệu tự nhiên, sôi nổi, đúng nhất không khí lễ hội. - Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt? - Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui? 2.4. Hướng dẫn đọc diễn cảm - Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn + GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài - Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn + GV ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Hội làng Hữu Trấp của người xem hội) - GV sửa lỗi cho các em 3. Củng cố - Dặn dò: - Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác? - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài: Trong quán ăn “ba cá bống” - 2 HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi - HS nhận xét - HS nêu: + Đoạn 1: 5 dòng đầu + Đoạn 2: 4 dòng tiếp theo + Đoạn 3: 6 dòng còn lại - HS đọc theo trình tự các đoạn trong bài. + HS nhận xét cách đọc của bạn - HS đọc thầm phần chú giải - HS luyện đọc theo cặp. - 2 HS đọc lại toàn bài - HS nghe - HS gạch chân phần trả lời trong sách và nêu - HS thi giới thiệu về cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp. - Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn giới thiệu hay nhất. - Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng người mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. - Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì có rất đông người tham gia, vì không khí ganh đua rất sôi nổi; vì những tiếng hò reo khích lệ của rất nhiều người xem. - Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài - HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp - HS đọc trước lớp - Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp + HS nêu: đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi Môn: KHOA HỌC Bài: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nắm được một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị ném lại và giãn ra. 2. Kĩ năng: Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí. Nêu được ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học Hình 2a, b, c sách giáo khoa phóng to. Bóng bay với hình dạng khác nhau, bơm xe đạp (nếu có) III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Bài cũ: - Không khí có ở đâu? Lấy ví dụ chứng minh? - Em hãy nêu định nghĩa về khí quyển? - Nhận xét 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của không khí - GV cho cả lớp quan sát chiếc ly thuỷ tinh rỗng, hỏi: + Trong cốc có chứa gì? + Yêu cầu HS dùng mũi ngửi, dùng lưỡi nếm, em thấy không khí có mùi, vị gì? + Đôi khi ta ngửi thấy một mùi thơm hay một mùi khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không? Co ví dụ. + Vậy không khí có những tính chất gì? + Nhận xét Kết luận: Không khí trong suốt, không có màu, không mùi, không vị. Hoạt động 2: Chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí Bước 1: Trò chơi thổi bóng - Chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm cùng có số bóng như nhau, cùng bắt đầu thổi bóng. Nhóm nào thổi xong trước, bóng đủ căng, không bị vỡ là thắng cuộc. - Nhận xét, tuyên dương Bước 2: Làm việc cả lớp - Lần lượt nêu câu hỏi + Cái gì chứa trong quả bóng và làm chúng có hình dạng như vậy? + Không khí có hình dạng nhất định không? + Nêu ví dụ khác chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định + Vậy không khí còn có tính chất gì? Kết luận: Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó. Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí Bước 1: Làm việc nhóm 4 - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và mô tả hiện tượng xảy ra ở hình 2b, 2c và sử dụng các từ nén lại và giãn ra để nói về tính chất của không khí Bước 2: Làm việc cả lớp - Qua thí nghiệm này không khí có tính chất gì? - Yêu cầu HS nêu các tính chất của không khí? Kết luận: Không khí trong suốt, không có màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết - Yêu cầu HS nêu ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống 3. Củng cố, dặn dò - Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học - Không khí có ở xung quanh ta. Mọi chỗ đều có không khí - Lớp không khí bao quanh Trái Đất - HS nhận xét - Quan sát, trả lời: + Trong cốc có chứa không khí. + Lần lượt HS trả lời: Không khí không mùi, không vị. + Đôi khi ta ngửi thấy một mùi thơm hay một mùi khó chịu, đấy không phải là mùi của không khí mà là mùi của chất khác có trong không khí. VD: mùi nước hoa, mùi rác thải, + Không khí trong suốt, không có màu, không mùi, không vị. - 3 nhóm thi thổi bóng + Không khí chứa trong quả bóng và làm chúng có hình dạng như vậy. + Không khí không có hình dạng nhất định. + Lần lượt HS nêu: bơm không khí vào ruột xe + Không khí không có hình dạng nhất định. - Làm việc nhóm 4, + Hình 2b: Dùng tay ấn bơm vào sâu trong vỏ bơm tiêm + Hình 2c: Thả tay ra, thân bơm sẽ về vị trí ban đầu + Không khí có thể bị nén lại và giãn ra. - Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. - Không khí trong suốt, không có màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. - 2 HS đọc mục bạn cần biết - Nêu: bơm xe, làm bơm kim tiêm, Môn: Lịch sử Bài : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên, thể hiện : + Quyết tâm chống giặc của quân nhà Trần : tập trung vào các sự kiện hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng Sĩ , việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ “sát thát” và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. + Tài thao lược của các chiến sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo (thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành , khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và giành được thắng lợi, hoặc quân ta dùng mưu kế cấm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông bạch Đằng . 2. Kĩ năng: Trình bày được bối cảnh lịch sử đất nước và khí thế của buổi Hội nghị Diên Hồng. 3. Thái độ: Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của ông cha nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh như sách giáo khoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Bài cũ: - Đê điều dưới thời nhà Trần được chú trọng như thế nào? - Nhận xét 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động1: Hoạt động nhóm - Chia nhóm giao nhiệm vụ + Thế của quân xâm lược Nguyên Mông? + Thái độ của vua tôi và quân dân nhà Trần đối với bọn xâm lược? - GV nhận xét và chốt ý: Từ vua đến tôi, quân dân nhà Trần đều nhất trí đánh tan quân xâm lược. Đó chính là ý chí mang tính truyền thống của nhân dân ta. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi - Chia nhóm giao nhiệm vụ + Nhân dân và vua tôi nhà Trần đã vận dụng những mưu kế gì để giết giặc trong 3 lần chúng vào xâm lược nước ta? + Việc quân dân nhà Trần ba lần rút quân khỏi Thăng Long là đúng hay sai? Vì sao đúng? (hoặc vì sao sai?) + Nêu kết quả của cuộc kháng chiến ? - GV nhận xét và chốt ý: Nhờ trên dưới đồng lòng, vua tôi nhà Trần đã đánh ta quân xâm lược Mông - Nguyên. Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp - Kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản - GV nhận xét tuyên dương HS. 3. Củng cố - Dặn dò: * Kết quả cuộc kháng chiến nói lên điều gì ? - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài: Nhà Trần suy tàn - Nhà Trần lập Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê, có khi tự mình trông nom việc đắp đê, - HS nhận xét - Nhóm 4 thảo luận trả lời câu hỏi: + Rất mạnh, tung hoành Á – Âu + Trần Thủ Độ: “Đầu tôi chưa rơi đừng lo”. Trần Hưng Đạo: “Dù trăm xin làm”. Các bô lão đồng thanh: “Đánh”. Quân lính: “Sát thát” - Nhóm 2 thảo luận trả lời câu hỏi: + Lần 1 + 2: Dùng kế vườn không nhà trống, bỏ ngỏ kinh thành, bất ngờ đánh úp quân giặc. Lần 3: đánh đường rút lui trên sông Bạch Đằng. + Đúng vì lúc đầu thế của giặc mạnh hơn ta, ta rút để kéo dài thời gian, giặc sẽ yếu dần đi vì xa hậu phương đạn dược và lương thực của chúng ngày càng thiếu. + Cuộc kháng chiến giàng được thắng lợi. Quân Mông - Nguyên không dám xâm lược nước ta nữa. - HS thi kể về nhân vật lịch sử Trần Quốc Toản. - HS khác nhận xét và bình chọn những bạn kể tốt. - Tinh thần chống giặc giữ nước của nhân dân ta. Thứ ba ngày 24 tháng 12 năm 2019 Môn: Toán Bài : THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0 I. MỤC TIÊU: 1. KIến thức: Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia. 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác học tập. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Bài cũ: - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà - GV nhận xét 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Hướng dẫn trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị a. Đặt tính: 9450 : 35 = ? b.Tìm chữ số đầu tiên của thương. c. Tìm chữ số thứ 2 của thương d. Tìm chữ số thứ 3 của thương - Phép chia 9 450 : 35 là phép chia hết hay phép chia có dư ? - Lưu ý : HS lần chia cuối cùng 0 : 35 được 0, viết 0 vào thương vào bên phải của 7. 2.3. Hướng dẫn HS trường hợp thương có chữ số 0 ở giữa. - Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ) - Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia. 2.4. Thực hành Bài 1: Đặt tính rồi tính - Thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị - Yêu cầu HS làm và trình bày kết quả - GV nhận xét chữa bài. Bài 2: Giải toán - GV hướng HS làm bài - Yêu cầu HS làm và trình bày kết quả - GV nhận xét chữa bài. Bài 3: Giải toán - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài, 1 HS làm trên bảng phụ. - GV nhận xét chữa bài. 3. Củng cố - Dặn dò: - Gv nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài: Chia cho số có ba chữ số. - HS sửa bài - HS nhận xét - HS đặt tính + 94 chia 35 được 2, viết 2 ; 2 nhân 5 bằng 10, 14 trừ 10 bằng 4, viết 4 nhớ 1; 2 nhân 3 bằng 6, thêm 1 bằng 7; 9 trừ 7 bằng 2, viết 2 ; + Hạ 5, được 245 ; 245 chia 35 được 7, viết 7. 7 nhân 5 bằng 35 ; 35 trừ 35 bằng 0, viết 0 nhớ 3; 7 nhân 3 bằng 21, thêm 3 bằng 24 ; 24 trừ 24 bằng 0, viết 0. + Hạ 0 được 0, 0 chia 35 được 0, viết 0. Vậy : 9450 : 35 = 270 - Đó là phép chia hết. - HS đặt tính - HS làm theo sự hướng dẫn của GV - HS nêu cách thử. - HS làm bài a) 8750: 35 = 250 b) 2996 : 28 = 107 23520:56= 420 2420:12=201 dư 8 - HS sửa và thống nhất kết quả - HS làm bài 1 giờ 12 phút = 72 phút Trung bình mỗi phút bơm được là: 97200:72=1350(l) Đs: 1350 l nước - HS sửa - HS đề bài; làm bài Bài giải: Chiều rộng của mảnh đất là: (307- 97) : 2 = 105 (m) Chiều dài mảnh đất là: 105 + 97 = 202 (m) Chu vi mảnh đất là: 307 2 = 614 (m) Diện tích mảnh đất là: 105 202 = 21210 (m2) Đáp số: 614m; 21210 m2 Môn: Chính tả (Nghe – Viết) Bài: KÉO CO I. MỤC TIÊU: 1. KIến thức: Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn. Làm đúng bài tập 2b. 2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng viết đúng chính tả, trình bày đúng thể thức đoạn văn. 3. Thái độ: Giáo dục HS có tính thẩm mĩ, khoa học trong cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập Tiếng Việt tập 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Bài cũ: - GV mời 1 HS đọc cho các bạn 5 từ ngữ chứa tiếng có thanh hỏi / thanh ngã - GV nhận xét . 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả - GV đọc đoạn văn cần viết chính tả - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn cần viết và tìm từ ngữ cần phải chú ý khi viết bài - GV viết bảng những từ HS dễ viết sai và hướng dẫn HS nhận xét - GV yêu cầu HS viết từ ngữ dễ viết sai. - GV đọc cho HS viết. - GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt - GV nhận xét chung 2.3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 2b: - GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2b - GV phát giấy A4 cho một số HS viết lời giải - GV nhận xét (về lời giải đố / chính tả / phát âm), chốt lại lời giải đúng: nhảy dây, ngựa gỗ, thả diều, ... 3. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài: (Nghe- viết) Mùa đông ... - 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vở nháp. - HS nhận xét - HS theo dõi trong sách giáo khoa - HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý những tên riêng cần viết hoa - HS nêu những hiện tượng mình dễ viết sai: ganh đua, khuyến khích, trai tráng - HS luyện viết bảng lớp và vở nháp - HS nghe – viết - HS soát lại bài - HS đổi vở để soát lỗi chính tả - HS đọc yêu cầu của bài tập - HS dán bài giải lên bảng lớp - HS tiếp nối nhau đọc kết quả – HS nào làm xong trước, đọc trước - Cả lớp nhận xét kết quả làm bài - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng Môn: Đạo đức Bài: YÊU LAO ĐỘNG (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : - Nêu được lợi ích của lao động. Tham gia các hoạt động lao động ở trường, ở lớp, ở nhà phù hợp với khả năng của mình - Không đồng tình với việc lười lao động. Biết được ý nghĩa của lao động 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng lắng nghe, quan sát, chia sẻ, phản hồi thông tin. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức yêu lao động. II. CHUẨN BỊ: Tranh minh họa cho câu chuyện III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu bài Hoạt động 1: Kể truyện Một ngày của Pê-chi-a - GV Kể lần 1 - Yêu cầu HS đọc lại truyện - GV cho lớp trả lời 3 câu hỏi trong sách giáo khoa: + Hãy so sánh 1 ngày của Pê- chi-a với những người khác trong truyện ? + Theo em, Pê-chi-a sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra ? + Nếu em là Pê-chi-a, em có làm như bạn không ? - GV kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở, đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (bài tập 1) - GV chia nhóm và giải thích yêu cầu làm việc nhóm - Mời các nhóm trình bày. - GV kết luận về các biểu hiện của yêu lao động, của lười lao động Hoạt động 3: Đóng vai (bài tập 2) - Gọi HS đọc lại yêu cầu bài và nội dung - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống - Yêu cầu lớp thảo luận + Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao ? + Ai có cách ứng xử khác ? * Nhận xét cách ứng xử của nhóm trong mỗi tình huống và kết luận : Phải tích cực tham gia lao động ở gia đình , nhà trường và nơi ở phù hợp với sức khoẻ và hoàn cảnh của bản thân mình Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ * Liên hệ thực tế : Giáo dục HS biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động . - Chuẩn bị bài tập 3, 4, 5, 6 trong SGK - HS chú ý nghe. - 2 HS đọc lại - HS trả lời + Trong khi mọi người trong truyện đang hăng say làm việc (người lái máy cày xới đất, mẹ Pê-chi-a đóng quả chín vào hộp, người công nhân lái máy liên hợp gặt lúa, người thợ đã xây được bức tường gạch,.) thì Pê-chi-a lại bỏ phí mất 1 ngày mà không làm gì cả + Pê-chi-a cảm thấy hối tiếc, nối tiếc vì đã bỏ phí 1 ngày và có thể Pê-chi-a sẽ bắt tay vào làm việc 1 cách chăm chỉ sau đó. + em sẽ không bỏ phí 1 ngày như bạn, vì phải lao động mới làm ra của cải, cơm ăn, áo mặc ..để nuối sống được bản thân và xã hội - Các nhóm thảo luận - Đại diện từng nhóm trình bày - Các nhóm khác bổ sung. - 1 HS đọc to, lớp theo dõi SGK - Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai - Một số nhóm lên đóng vai - Lớp nhận xét cách ứng xử trong mỗi tình huống - HS đọc ghi nhớ. Môn: Kĩ thuật: Bài: CẮT, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (Tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : Biết cách sử dụng một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản 2. Kĩ năng: Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học. * Không bắt buộc HS nam thêu. Với HS khéo tay: vận dụng kiến thức cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp. 3. Thái độ: Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo. Khơi dậy sự sáng tạo của học sinh. II. Đồ dùng dạy học - Quy trình khâu, thêu của các bài đã học - Vải, kim, chỉ thêu các màu, phấn màu, thước, kéo, khung thêu cầm tay - Vật mẫu III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra. - Kiểm tra đồ dùng. - Nhận xét chung. 2. Bài mới. Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Ôn tập lại quy trình thực hiện làm các sản phẩm về thực hiện cắt, khâu, thêu. - Treo quy trình thực hiện làm các sản phẩm của các bài đã học. - Nhận xét và dùng tranh quy trình để củng cố lại những kiến thức đã học. Hoạt động 2: Thực hành. - Yêu cầu mỗi HS chon và tiến hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm mình đã chọn. - Theo dõi giúp đỡ một số HS yếu. Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm - Gợi ý cách nhận xét bài. - Nhận xét tuyên dương. - Yêu cầu 1-2 HS nhắc lại nội dung bài học. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn về thực hành và chuẩn bị tiết sau - HS để dụng cụ lên bàn - Lắng nghe - Quan sát mẫu và nêu lại quy trình thực hiện: + Khâu thường, khâu đột thưa, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột, thêu móc xích. - Các HS khác nhận xét bổ sung. - HS thực hành - Trưng bày sản phẩm theo bàn, - Bình chọn sản phẩm đẹp trưng bày trước lớp. - Thực hiện nhìn quy trình và nhắc lại kiến thức đã học. Thứ tư ngày 25 tháng 12 năm 2019 Môn: Toán Bài: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư). 2. Kĩ năng: - Áp dụng phép chia cho số có ba chữ số để giải các bài toán có liên quan. - Rèn kĩ năng quan sát, tính toán, lắng nghe. 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức làm bài II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Bài cũ: - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà - GV nhận xét 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Hướng dẫn trường hợp chia hết - GV ghi bảng 1944:162 = ? - Gọi HS đọc phép chia + Nhận xét các chữ số của số bị chia và số chia? - GV chỉ vào phép tính giới thiệu. - Cho HS đặt tính và ra nháp, 1 HS lên bảng thực hiện. + Nêu các bước tính? + Chúng ta phải thực hiện phép chia theo thứ tự nào? Mỗi lần chia thực hiện theo mấy bước? 2.3. Hướng dẫn trường hợp chia có dư - GV ghi bảng: 8 469 : 241 = ? - Gọi HS đọc phép chia - Cho HS đặt tính và tính ra nháp, 1 HS lên bảng. + Qua 2 ví dụ em có nhận xét gì? + Khi thực hiện phép chia có dư ta cần lưu ý điều gì? 2.4. Thực hành Bài 1: Đặt tính rồi tính. - Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. - Nhận xét chữa bài. 3. Củng cố - Dặn dò: - Gv nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài: Luyện tập - HS sửa bài - HS nhận xét - HS đọc phép chia. - Số bị chia có 4 chữ số, số chia có 3 chữ số - HS đặt tính và tính ra nháp, 1 HS làm bảng 1 944 162 0 324 12 000 - Vậy : 1 944 : 162 = 12 + Chia từ trái qua phải, mỗi lần chia thực hiện ba bước. - HS đọc phép chia. - HS đặt tính và tính ra nháp, 1 HS làm bảng 8 469 241 1 239 35 034 - 8 469 : 241 = 35 dư 34 - Ví dụ 1 là phép chia hết, ví dụ 2 là phép chia có dư. - Số dư luôn nhỏ hơn số chia. - HS làm bài - nêu lại cách thực hiện chia b) 6420:321=20 4957:165= 30 dư 7 - HS sửa bài thống nhất kết quả Môn: Tập đọc Bài : TRONG QUÁN ĂN “BA CÁ BỐNG” I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Bu-ra-ti-ô, Toóc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô), bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật . - Hiểu nộ dung: Chú bé người gỗ (Bu-ra-ti-ô) thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa). 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, phát âm chuẩn tên riêng nước ngoài cho HS. 3. Thái độ: Có ý thức Học tập tấm gương chú bé người gỗ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa bài đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Bài cũ: - GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bài: Kéo co và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc - GV nhận xét . 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Hướng dẫn luyện đọc - GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc - GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt) - GV giải nhĩa từ khó - Yêu cầu HS đọc lại toàn bài - GV đọc diễn cảm cả bài 2.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài - Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba? - Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật? GV nhận xét & chốt ý - Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm & đã thoát thân như thế nào? - Em hãy tìm những hình ảnh, chi tiết trong truyện em cho là ngộ nghĩnh và lí thú? 2.4. Hướng dẫn đọc diễn cảm - Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn + GV mời tốp 4 HS đọc tiếp nối nhau theo cách phân vai - Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn + GV ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Cáo lễ phép ngả mũ chào nhanh như mũi tên) - GV sửa lỗi cho các em 3. Củng cố - Dặn dò: - Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện? - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài: Rất nhiều mặt trăng - 2 HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi - HS nhận xét - HS nêu: + Đoạn 1: từ đầu cái lò sưởi này + Đoạn 2: tiếp theo nhà bác Các-lô ạ + Đoạn 3: phần còn lại - Mỗi HS đọc 1 đoạn trong bài tập đọc + HS nhận xét cách đọc của bạn - HS đọc thầm phần chú giải - HS luyện đọc theo cặp. - 2 HS đọc lại toàn bài - HS nghe + Bu-ra-ti-nô cần biết kho báu ở đâu. + Chú chui vào 1 cái bình bằng đất để trên bàn ăn, ngồi im, đợi Ba-ra-ba uống rượu say, từ trong bình hét lên: Kho báu ở đâu, nói ngay, khiến hai tên độc ác sợ xanh mặt tưởng là lời ma quỷ nên đã nói ra bí mật. + Cáo A-li-xi-a & mèo A-di-li-ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất, đã báo với Ba-ra-ba để kiếm tiền. Ba-ra-ba ném bình xuống sàn vỡ tan. Bu-ra-ti-nô lổm ngổm giữa những mảnh bình vỡ. Thừa dịp

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_4_tuan_16_nam_hoc_2019_2020.doc
Giáo án liên quan