I. YấU CẦU CẦN ĐẠT:
Củng cố kiến thức về cỏch thực hiện phộp trừ cú đến sỏu chữ số khụng nhớ hoặc cú nhớ khụng quỏ 3 lượt và khụng liờn tiếp.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Luyện tập:
* GV tổ chức cho HS làm cỏc bài trong VBT trang 37:
Bài 1: Đặt tớnh rồi tớnh:
HS làm bài cỏ nhõn. GV kiểm tra kĩ năng đặt tớnh của HS.
Bài 2: Tỡm x:
- HS tự làm bài vào vở sau đú nờu kết quả.
- GV cựng cả lớp chữa bài.
Bài 3: Giải toỏn cú lời văn:
HS làm bài (1 HS làm trờn bảng phụ) sau đú nhận xột kết quả.
Bài 4: HS đọc kĩ đề rồi làm bài. (1HS làm trờn bảng phụ)
- Nhận xột, chữa bài.
*Bài tập dành thờm cho HS khỏ giỏi:
Bài toỏn: Khi cộng một số tự nhiờn với 107, một học sinh đó chộp nhầm thành 1007 nờn được kết quả là 1996. Tỡm tổng đỳng của hai số đú.
- HS tự làm bài cỏ nhõn.
- Chữa bài.
2. Củng cố, dặn dũ: Nhận xột chung tiết học
23 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 - Phan Thị Hiền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ hai, ngày 11 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
Trung thu độc lập
I. Yêu cầu cần đạt :
- Đọc rõ ràng, rành mạch toàn bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp nội dung.
Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. (trả lời được các CH trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài “Chị em tôi” và nêu nội dung bài.
2. Dạy bài mới:
2.1. Hoạt động 1 : Giới thiệu về chủ điểm và bài đọc.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc:
- 1 HS khá đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm theo.
- GV chia đoạn:
Đoạn 1: Năm dòng đầu.
Đoạn 2: Tiếp theo đến to lớn, vui tươi
Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 đoạn/ 2-3 lượt), kết hợp luyện đọc từ khó, giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc diễn cảm toàn bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài:
HS đọc thầm từng đoạn và lần lượt trả lời câu hỏi:
+ Anh chiến sĩ nghĩ tới Trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
- GV giải thích từ “Trung thu”
+ Trung thu độc lập có gì đẹp?
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
+ Vẻ đẹp đó có gì khác với đêm Trung Thu độc lập?
+ Cuộc sống hiện nay, theo em, có gì giống với mong ước của người chiến sĩ năm xưa?
+ Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triến thế nào?
2.4. Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc diễn cảm: (Đoạn 2)
- HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài.
- HS tìm giọng đọc cho đoạn 2.
- GV đọc mẫu, HS theo dõi.
- HS luyện đọc theo cặp sau đó thi đọc diễn cảm trước lớp.
3. Củng cố - dặn dò:
- Hỏi : Bài văn thể hiện tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
- GV dặn hs về nhà đọc trước vở kịch “ở vương quốc tương lai”.
Toán
Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt :
- Rèn kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ.
- Biết tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
II. Hoạt động dạy học
1. Luyện tập:
Bài 1:
a. GV nêu phép cộng: 2416+ 2164
1 HS lên bảng đặt tính và tính
1 HS nêu cách thử lại và thử lại phép tính
b. Làm tương tự
Bài 2:
Gọi HS lên bảng làm bài rồi chữa bài
Bài 3: Tìm x
GV ghi đề bài lên bảng
Hỏi: Cách tìm số hạng chưa biết? Tìm số bị trừ chưa biết.
HS làm vào vở. 2 HS lên bảng làm, sau đó chữa bài.
Bài 4 (HS khá, giỏi): HS tự đọc đề rồi làm bài
Bài chữa:
Giải:
Ta có: 3143 > 2428. Vậy núi Phan- xi - păng cao hơn núi Tây Côn Lỹnh và cao hơn là:
3114 – 2482 = 715 (mét)
Đáp số: 715 mét
Bài 5 (HS khá, giỏi):
Cho HS nêu: số lớn nhất có 5 chữ số (là 99999)
Số bé nhất có 5 chữ số (là 10000)
Vậy hiệu là : 99 999 - 10 000 = 89 999
2. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
Chính tả
Nghe- viết: Gà trống và cáo
I. Yêu cầu cần đạt :
- Nhớ viết chính xác, trình bày đúng các dòng thơ lục bát. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu từ tr/ch hoặc vần ươn, ương.
để điền vào chỗ trống, hợp với nghĩa đã cho.
II. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cả lớp viết vào bảng con, 2 học sinh viết vào bảng lớn: 2 từ láy có thanh hỏi, 2 từ láy có thanh ngã.
- GV nhận xét chung.
2. Dạy bài mới:
2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu cần đạt của giờ học.
2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhớ- viết
- GV nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc đoạn thơ cần ghi nhớ trong bài” Gà Trống và Cáo”. GV đọc lại đoạn thơ một lần.
- HS đọc thầm lại đoạn thơ. Ghi nhớ nội dung, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai và cách trình bày bài thơ.
- HS nêu cách trình bày bài thơ
- HS gấp sgk viết đoạn thơ theo trí nhớ, tự soát lại bài
- GV theo dõi chung.
2.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 1:
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài tập
- GV cho cả lớp thảo luận và làm bài 2b
- 2 nhóm thi tiếp sức trên 3 phiếu
- Trình bày lại bài làm- Cả lớp nhận xét
Bài 2:
- HS thảo luận theo nhóm đôi
- Lên bảng làm bài.
* Chấm, chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết.
______________________________________
Chiều, Thứ hai, ngày 11 tháng 10 năm 2010
Kể chuyện
Lời ước dưới trăng
I. Yêu cầu cần đạt :
- Nghe - kể lại được câu chuyện theo tranh minh họa; HS kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện “Lời ước dưới trăng”
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.
2. Rèn kỹ năng nghe
- Chăm chú lắng nghe GV kể lại chuyện và nhớ chuyện
- Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra:
Gọi 1 HS kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà các em đã nghe đã học.
2. Dạy bài mới
2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
2.2. Hoạt động 2: Giáo viên kể chuyện
- Kể lần 1: HS nghe
- Kể theo tranh minh hoạ treo ở bảng
2.3.Hoạt động 3: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện
a. Kể chuyện trong nhóm
- GV tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm 4
- Vừa kể xong trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện. Theo yêu cầu 3 SGK.
b. Thi kể chuyện trước lớp
2 - 3 nhóm thi kể chuyện trước lớp
1 - 2 HS thi kể toàn bộ câu chuyện
Cả lớp nhận xét, bình chọn người kể chuyện hay nhất
3. Củng cố - dặn dò
Hỏi : Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
GV nhận xét tiết học.
Luyện toán
Luyện: Phép Trừ
I. Yêu cầu cần đạt:
Củng cố kiến thức về cách thực hiện phép trừ có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
II. Hoạt động dạy học:
1. Luyện tập:
* GV tổ chức cho HS làm các bài trong VBT trang 37:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
HS làm bài cá nhân. GV kiểm tra kĩ năng đặt tính của HS.
Bài 2: Tìm x:
- HS tự làm bài vào vở sau đó nêu kết quả.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
Bài 3: Giải toán có lời văn:
HS làm bài (1 HS làm trên bảng phụ) sau đó nhận xét kết quả.
Bài 4: HS đọc kĩ đề rồi làm bài. (1HS làm trên bảng phụ)
- Nhận xét, chữa bài.
*Bài tập dành thêm cho HS khá giỏi:
Bài toán: Khi cộng một số tự nhiên với 107, một học sinh đã chép nhầm thành 1007 nên được kết quả là 1996. Tìm tổng đúng của hai số đó.
- HS tự làm bài cá nhân.
- Chữa bài.
2. Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học
Luyện Tiếng việt
Luyện đọc: Trung thu độc lập
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc thầm bài Trung thu độc lập
2. Rèn kĩ năng viết, chữ viết cho HS: viết đúng, viết đẹp, đảm bảo tốc độ theo yêu cầu. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
HS có ý thức giữ vở sạch - viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi nội dung cần chú ý khi luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học
1. Hoạt động1: Luyện đọc:
- GV nêu yêu cầu luyện đọc và đọc mẫu một đoạn (Đoạn 2) trong bài.
- GV chia HS theo nhóm theo năng lực học tập của HS
- Tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm. GV giúp đỡ HS đọc ngắt, nghỉ hơi đúng; tiến tới đọc diễn cảm đoạn văn.
- Tổ chức cho HS thi đọc đọc trước lớp (có thể đọc một đoạn hoặc cả bài). Cả lớp nhận xét, góp ý cho bạn. GV bổ sung. GV kết hợp hỏi HS các câu hỏi về nội dung theo từng đoạn HS đọc.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm đoạn 2.
3. Nhận xét chung về tiết học.
Luyện viết
Luyện đọc: Trung thu độc lập
I. Yêu cầu cần đạt:
Rèn kĩ năng viết, chữ viết cho HS: viết đúng, viết đẹp, đảm bảo tốc độ theo yêu cầu. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
HS có ý thức giữ vở sạch - viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi nội dung cần chú ý khi luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học
2. Hoạt động 2: Luyện chính tả: GV tổ chức cho HS luyện tập:
- GV phổ biến: Luyện viết đoạn 2 bài Trung thu độc lập.
- Mời 2HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- GV nhắc HS: Có thể trình bày một trong hai kiểu chữ: kiểu chữ đứng nét đều hoặc kiểu chữ sáng tạo ; viết đúng, viết đẹp, đảm bảo tốc độ theo yêu cầu.
- HS nghe GV đọc để viết. GV theo dõi, uốn nắn chữ viết cho HS theo mức độ: viết đúng, tương đối đẹp, viết sạch - đẹp. Chú ý bồi dưỡng chữ viết tốt cho một số em.
- GV chấm bài, chữa lỗi cho HS.
Thứ ba, ngày 12 tháng 10 năm 2010
Toán
Biểu thức có chứa hai chữ
I . Yêu cầu cần đạt :
- Nhận biết được biểu thức có chứa hai chữa.
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
* Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2 (a, b); Bài 3 (hai cột).
II. hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học
2. Dạy bài mới:
2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ
a) Biểu thức có chứa hai chữ
Số cá của anh
Số cá của em
Số cá của hai anh em
3
4
0
a
2
0
1
b
3 + 2
4 + 0
0 + 1
a + b
- GV nêu số cá của anh, của em câu được. HS nêu phép tính tương ứng
- Số cá của anh câu được là, số cá của em câu được là b. HS nêu phép tính tương ứng (a + b)
- GV: a + b là biểu thức có chứa hai chữ.
- Nếu a = 3 thì b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5; 5 là giá trị của biểu thức a + b
- Nếu a = 4 thì b = 0 thì a + b = 4 + 0 = 4; 4 là giá trị của biểu thức a + b
- Nếu a = 0 thì b =1 thì a + b = 0 + 1 = 1; 1 là giá trị của biểu thức a + b
KL: Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b
2.2. Hoạt động 2:. Thực hành
Bài 1 : Tính giá trị của biểu thức.
- Nếu d = 10 và c = 25 thì c + d = 10 + 25 = 35
Ta nói : 35 là giá trị của biểu thức
Bài 2 (a, b): Cả lớp giải vào vở
Bài 3(hai cột): Học sinh đọc đề bài, rồi tự tính
a
12
28
60
70
b
4
4
6
10
a x b
48
112
360
700
a : b
3
7
10
7
Bài 4 (HS khá, giỏi) và các phần BT còn lại: Tiến hành như BT3
- GV chấm bài.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
Kĩ thuật
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt :
- HS biết cách khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Khâu được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
* Với HS khéo tay: các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Một số mẫu vải.
- Len sợi, chỉ khâu
- Kim khâu len, thước kéo, phấn vạch.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra:
- HS nêu các bước khâu ghép hai mảnh vải bằng khâu mũi thường.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài (tiết2)
2.1. Hoạt động 1: Thực hành khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- GV gọi HS nhắc lại quy trình khâu hai mép vải
- GV nhận xét và nêu các bước khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường:
+ Bước 1: Vạch đường dấu
+ Bước 2: Khâu lược
+ Bước 3: Khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Cho HS thực hành
- GV quan sát, theo dõi, uốn nắn thêm
2.2. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của HS
+ GV tổ chức cho HS trình bày sản phẩm thực hành.
+ GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
+ GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học, tinh thần học tập
- Dặn chuẩn bị cho tiết sau.
Luyện từ và câu
Cách viết tên người, tên địa lí việt nam
I. Yêu cầu cần đạt :
Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; biết vận dụng quy tắc đó để viết đúng một số tên riêng Việt Nam; tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam.
* HS khá, giỏi: làm được đầy đủ BT3.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Hai tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1 (phần nhận xét )
- Một số phiếu viết nội dung bài tập 1 (phần luyện tập )
III. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ :
- 2 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết LT VC –T6
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
2.2. Hoạt động 2 : Phần Nhận xét
Bài tập : Một HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp làm bài.
Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ
Tên địa lí: Trường Sơn, Sóc Trăng
2.3. Hoạt động 3: Phần ghi nhớ
Học sinh rút ra phần ghi nhớ
Ba hs đọc phần ghi nhớ trong bài
2.4. Hoạt động 4: Phần luyện tập
GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân
Bài 1- Viết tên và địa chỉ gia đình em
Bài 2- Viết tên một số xã ở huyện của em (thi viết nhanh)
Bài 3- Viết tên và tìm tên trên bản đồ:
+ Các quận huyện, thị xã ở tỉnh hoặc thành phố của em
+ Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh của em
- Chấm, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn về nhà ôn bài.
lịch sử
chiến thắng bạch đằng do ngô quyền lãnh đạo
(năm 938)
i. Yêu cầu cần đạt :
- Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938:
+ Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể của Dương Đình Nghệ.
+ Nêu được nguyên nhân dẫn đến trận Bạch Đằng
+ Những nét chính về diễn biến trận Bạch Đằng
+ ý nghĩa của trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trong sgk
- Phiếu học tập của hs
III. Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra: 2 HS trả lời:
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào năm nào? Thời gian bao lâu?
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
2. Dạy bài mới:
2.1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Tìm hiểu về con người của Ngô Quyền: Học sinh trả lời câu hỏi:
+ Ngô Quyền là người ở đâu?
+ Ngô Quyền là người như thế nào?
+ Ngô Quyền là con rể của ai?
2.2. Hoạt động 2: Trận Bạch Đằng
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trận Bạch Đằng:
- Vì sao có trận Bạch Đằng?
- Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu?
- Ngô Quyền dùng kế gì để đánh giặc?
HS dựa vào lược đồ và nội dung của bài để trình bày lại diễn biến chính của cuộc chiến thắng
Hai HS trình bày lại
2.3. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
HS thảo luận, rút ra bài học cần ghi nhớ:
- Sau chiến thắng Bạch Đằng Ngô Quyền đã làm gì?
- Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa gì đối với lịch sử dân tộc?
3.Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học. Dặn HS về trả lời lại các câu hỏi cuối bài.
Chiều, Thứ ba, ngày 12 tháng 10 năm 2010
Khoa học
Phòng bệnh béo phì
I. Yêu cầu cần đạt :
Nêu cách phòng bệnh béo phì:
- Nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì
- Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì
- Có ý thức phòng, tránh bệnh béo phì. Xây dựng thái độ đúng đối với người béo.
II. Đồ dùng học tập
Hình trang 28, 29 sgk
Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh béo phì
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV chia nhóm và phát phiếu học tập
HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm
*Phiếu học tập
1. Theo bạn, những dấu hiệu nào dưới đây phải là béo phì đối với trẻ em.
a. Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm.
b. Mặt với hai má phúng phính
c. Cân nặng hơn so với những người cùng tuổi và cùng chiều cao 5kg trở lên.
d. Bị hụt hơi khi gắng sức
2. Hãy chọn ý đúng nhất
a. Người bị béo phì thường mất sự thoải mái trong cuộc sống, thể hiện:
- Khó chịu về mùa hè
- Hay có mệt mỏi chung toàn thân
- Hay nhức đầu, buồn tê ở hai chân
- Tất cả những ý trên
b. Người bị béo phì thường giảm hiệu suất lao động và sự lanh lợi trong sinh hoạt, biểu hiện và có nguy cơ:
- Chậm chạp
- Huyết áp cao
- Bệnh tiểu đường
- Bị sỏi mật
- Bệnh tim mạch
- Tất cả các bệnh trên
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
2. Hoạt động 2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì
GV nêu câu hỏi – cả lớp thảo luận
Hỏi:
- Nguyên nhân gây bệnh béo phì là gì?
- Làm thế nào để phòng tránh béo phì?
- Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân bạn bị béo phì hay có nguy cơ béo phì? (Cho HS quan sát hình 29 sgk)
- HS phát biểu ý kiến
- GV kết luận
- Hầu hết các nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em là do thói quen không tốt về mặt ăn uống và vận động. Chủ yếu là ăn quá nhiều, ít vận động.
- Khi bị béo phì cần: Giảm ăn vặt, giảm lượng cơm, tăng thức ăn ít nặng lượng (rau, quả). Ăn đủ đạm, vitamin và chất khoáng.
- Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, để tìm đúng nguyên nhân béo phì.
- Khuyến khích em bé hoặc bản thân mình phải năng vận động luyện tập thể dục, thể thao.
3. Hoạt động 3: Đóng vai
- Tổ chức và hướng dẫn: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Mỗi nhóm thảo luận và tự đưa ra một tình huống dựa trên sự gợi ý của GV.
- Ví dụ: Tình huống 1: Em của bạn Lan có nhiều dấu hiệu bị béo phì. Sau khi học xong bài này nếu là Lan, bạn sẽ về nhà nói gì đến mẹ và mẹ có thể làm gì để giúp em mình?
- Làm việc theo nhóm
- Trình diễn.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài mới.
toán
luyện: Biểu thức có chứa hai chữ
I. Yêu cầu cần đạt:
Giúp HS ôn luyện về tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
II . Hoạt động dạy học:
1. Luyện tập:
GV tổ chức cho HS làm các bài trong VBT trang 38:
Bài 1: HS viết vào chỗ chấm (theo mẫu).
Bài 2: GV tổ chức cho HS thi viết nhanh kết quả vào mỗi ô trống.
Bài 3: HS làm bài theo nhóm 2- chữa bài chung trên bảng.
*Bài tập dành thêm cho HS khá, giỏi:
Bài 1: Tìm các số tự nhiên a và b, biết rằng a x b = 19
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
(a + b – 1) x (a + b – 2) x ... x (a + b – 100) nếu a = 49, b = 51
- HS tự làm bài sau đó lần lượt chữa từng bài trên bảng.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
Luyện Tiếng Việt
Luyện: viết tên người, tên địa lí Việt nam
I. Yêu cầu cần đạt:
Giúp HS vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lía Việt Nam để viết đúng tên riêng theo yêu cầu của bài tập.
II. Hoạt động dạy học
1. Ôn lý thuyết :
+ Nêu cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam ?
+ Lấy ví dụ minh hoạ.
2. Luyện tập
Bài 1: Tìm và viết lại cho đúng các tên riêng có trong đoạn văn :
Dọc theo bờ vịnh hạ long, trên bến đoan, bến cầu hay cảng mới. Những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa. Thuyền lưới mui bằng. Thuyền giã đôi mui cong. Thuyền khu bốn buồm chữ nhật. Thuyền vạn ninh buồm cánh én.
Bài 2: Viết một số tên địa lí Việt Nam mà em biết:
a) Tên 5 thành phố:
b) Tên 5 di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh:
c) Tên 5 con sông:
d) Tên 5 dãy núi:
- HS làm bài cá nhân, GV theo dõi chung.
- Chấm, chữa bài.
3. Củng cố:
-2 HS nhắc lại: Cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- GV nhận xét tiết học.
Thứ tư, ngày 14 tháng 10 năm 2009
Toán
tính chất giao hoán của phép cộng
I. Yêu cầu cần đạt :
- Chính thức nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng
- Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.
* Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2.
II. Hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học
2. Dạy bài mới :
2.1. Hoạt động 1 : Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng
GV kê bảng lên bảng: Mỗi lần cho a và b những giá trị số thì lại yêu cầu HS tính giá trị của b + a, a + b rồi so sánh 2 tổng này.
GV cho HS nhận xét: Giá trị a + b và b + a luôn luôn bằng nhau
GV viết bảng: a + b = b + a
HS: Khi ta đổi chổ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
GV: Đây là tính chất giao hoán của phép cộng
2.2. Hoạt động 2 : Thực hành
Bài 1:
GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập (căn cứ vào phép cộng ở dòng trên nêu kết quả phép cộng ở dòng dưới).
a) 468 +379 = 847 b) 6509 + 2876 = 9385 c) 4268 + 76 =
379 +468 = 2876 + 6509 = 76 + 4268 =
Bài 2: Học sinh tự làm bài rồi chữa bài
a) 48 + 12 = 12 + 48 b) m + n = n + m
65 +297 = 297 + 65 84 + 0 = 0 + 84
177 + 89 = 89 +177 a + 0 = 0 + a
Bài 3(HS khá, giỏi):
HS làm bài vào vở rồi chữa bài
a)2975 + 4017 = 4017 + 2975 b) 8364 +927 < 927 + 8300
2975 + 4017 900 + 8264
2975 + 4017 > 4017 + 2900 927 + 8264 = 8264 + 927
Chấm bài và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài mới.
Tập đọc
ở Vương quốc tương lai
I. Yêu cầu cần đạt :
- Đọc rõ ràng, rành mạch một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.
- Hiểu ND: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em. (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4)
II. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra : - 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Trung thu độc lập.
- Nêu nôị dung của bài- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy học bài mới
2.1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc và tìm hiểu màn 1 “Trong công xưởng xanh”
a. Luyện đọc :
- GV đọc mẫu
- HS đọc tiếp nối tiếp theo 3 đoạn.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn màn 1
b. Tìm hiểu nội dung
+ Tin- tin và Mi- tin đến đâu và gặp những ai?
+ Các bạn nhỏ ở công xưởng xanh sáng chế ra những gì?
+ Các phát minh ấy thể hiện những ước mơ gì của con người?
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm màn kịch theo cách phân vai.
2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc, tìm hiểu màn 2: “Trong khu vườn kỳ diệu”.
a. Luyện đọc: Tiến hành tương tự như màn 1
b. Tìm hiểu nội dung:
- HS quan sát tranh
+ Những trái cây mà Tin-tin và Mi-tin thấy trong khu vườn kì diệu có gì khác thường?
+ Em thích những gì ở vương quốc Tương Lai?
- GV hướng dẫn HS luyện đọc theo cách phân vai.
- Một số nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
3. Củng cố - dặn dò
? Vở kịch muốn nói lên điều gì.
- GV nhận xét giờ học.
Địa lý
Một số dân tộc ở tây nguyên
I. Yêu cầu cần đạt :
- Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc sinh sống những lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc ở Tây Nguyên.
* HS khá, giỏi : Quan sát tranh, ảnh mô tả nhà rông.
II. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra:
- 2 HS trả lời:
+ Nêu đặc điểm tiêu biểu về địa hình của Tây Nguyên.
+ Khí hậu Tây Nguyên có đặc điểm gì?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
2.1. Tây nguyên nơi có nhiều dân tộc chung sống
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
GV nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời câu hỏi
- Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên
- Trong các dân tộc kể trên những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên? những dân tộc nào từ nơi khác đến?
- Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt.
- Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?
GVkết luận: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
2.2. Nhà Rông ở Tây nguyên.
Hoạt động 2: - GV yêu cầu các nhóm thảo luận:
- Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt?
- Nhà Rông thường được dùng để làm gì? Mái nhà cao hay thấp?
- Sự to đẹp của nhà Rông biểu hiện cho điều gì?
- Đại diện nhóm thảo luận báo cáo kết quả trước lớp.
- GV sửa chữa và bổ sung.
2.3. Trang phục, lễ hội
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- Các nhóm dựa vào mục 3 SGK và các hình 1, 2, 3, 5, 6 để thảo luận theo các gợi ý sau:
- Người Tây Nguyên nam, nữ thường mặc như thế nào?
- Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong tranh?
- Lễ hội ở Tây Nguyên được tổ chức khi nào?
- Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên?
- Người Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội? (Múa hát uống rượu cần).
- ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào?
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
3. Củng cố, dặn dò:
- HS trình bày tóm tắt những đặc điểm tiêu biểu về dân cư buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên.
- Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài mới.
Thứ năm, ngày 14 tháng 10 năm 2010
Tâp làm văn
Luyện Tập xây dựng đoạn văn kể chuỵên
I. Yêu cầu cần đạt :
Dựa trên hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề, gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt chuyện).
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ truyện ba lưỡi rìu để GV kiểm tra bài cũ.
- 4 tờ phiếu khổ to- 1 tờ viết nội dung chưa hoàn chỉnh của mỗi đoạn có chỗ trống để HS làm bài.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- HS nhìn vào tranh kể lại toàn bộ câu chuyện “Ba lưỡi rìu”
2. Dạy bài mới
2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
- Trong tiết học này các em sẽ tiếp tục luyện tập xây dựng các đoạn văn hoàn chỉnh (đã cho sẵn cốt truyện).
2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tâp
Bài 1:
- 1 HS đọc truyện “Vào nghề” cả lớp theo dõi SGK
- Giới thiệu tranh minh hoạ truyện
- Yêu cầu HS nêu các sự việc chính của cốt truyện
GV chốt lại: Trong cốt truyện trên, mỗi lần xuống dòng đánh dấu một sự việc.
- Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn.
- Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét chuồng ngựa
- Va- li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn.
- Sau này, Va-li-a trở thành một diễn viên giỏi như em hằng mơ ước.
Bài 2:
- GV nêu yêu cầu của bài
- 4 HS đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện vào nghề.
- HS đọc lại
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm hoàn thành một đoạn (vào phiếu)
- GV và cả lớp bổ sung cho từng đoạn của mình.
Đoạn 1:
Mở đầu: Mùa giáng sinh năm ấy cô bé Va-li- a 11 tuổi được bố mẹ đưa đi xem xiếc.
- Diễn biến chương trình xiếc diễn ra rất hay, nhưng Va-li-a thích nhất tiết mục cô bé xinh đẹp vừa phi ngựa vừa đánh đàntiếng đàn của cô hấp dẫn lòng người làm sao. Va-li-a vô cùng ngưỡng mộ cô gái tài ba đó.
Đoạn 2:
Diễn biến: Sáng hôm ấy, em đến gặp bác giám đốc rạp xiếc. Bác dẫn em đến chuồng ngựa bạch tuyết đẹp. Bác chỉ con ngựa và bảo: “Công việc của cháu bây giờ là chăm sóc chú ngựa bạch này, cho ngựa ăn uống và quét dọn chuồng ngựa thật sạch”. Va-li-a rất ngạc nhiên vì diễn viên xiếc mà phải đi quét chuồng ngựa. Nhưng em vẫn cầm chổi.
Đoạn 3:
Mở đầu thế là từ hôm đó, ngày ngày Va-li-a đến làm việc trong chuồng ngựa.
Kết thúc: Va-li-a kết thúc tiết mục của mình với gương mặt rạng rỡ sáng ngời hạnh phúc. Thế là ước mơ th
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_4_tuan_7_nam_hoc_2010_2011_phan_thi_hie.doc