I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Nêu được VD về hoạt động nhân đạo , vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo
- Biết thông cảm với bạn bè và những ngư¬ời gặp khó khăn , hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở tr¬ường , lớp ở địa phươ¬¬ng phù hợp với khả năng và vận động bạn bè,gia đình cùng tham gia.
- Hiểu được vẻ đẹp của Bác Hồ trong cuộc sống thường ngày, đó là sự quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, nhất là người già và trẻ nhỏ qua câu chuyện: Bác Hồ thăm xóm núi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
29 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4A - Tuần 24 - Năm học 2019-2020 - Đoàn Thị Hải, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thø hai ngµy 25 th¸ng 5 n¨m 2020.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU(TIẾT 52):
CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN
I. MỤC TIÊU:Giúp HS :
- Nắm được cách đặt câu khiến. Biết đặt câu khiến trong các tình huống khác nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- GV: Bảng nhóm, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1(5’): Củng cố về câu khiến.
- 1HS trả lời: Câu khiến dùng để làm gì? Cuối câu khiến thường có dấu gì?
-Cả lớp theo dõi nhận xét .
- G V kết luận .
* Giới thiệu bài mới :
- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2(15’): Hướng dẫn tìm hiểu cách đặt câu khiến.
- HS đọc nội dung phần nhận xét.
- HS làm BT vào vở, 3 HS làm vào bảng nhóm .
- HS trình bày kqbằng giấy to lên bảng. Cả lớp và GV nhận xét, chốt kq.
Qua BT các con cho biết có mấy cách đặt câu khiến? đó là những cách nào?
* GVKL: Có 4 cách đặt câu khiến:
1. Thêm các từ: hãy, đừng, chớ, nên, phải. vào trước động từ.
2. Thêm các từ: nên, đi, thôi, nào.. vào cuối câu.
3. Thêm các từ: đề nghị, xin, mong. vào đầu câu.
4. Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.
HS đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 3(6’): Chuyển câu kể thành câu khiến
- HS đọc yêu cầu BT1, làm việc cá nhân vào VBT.
- HS nối tiếp nhau đọc kq. Sau mỗi HS phát biểu GV hỏi cáchchuyển câu khiến đã sử dụng.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt kq.
Hoạt động 4(12’): Hướng dẫn đặt câu khiến.
- HS đọc yêu cầu làm việc theo cặp, 1 em đọc tình huống, 1 em nêu câu khiến sử dụng trong tình huống đó.
- Một số cặp trình bày trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu BT3,4.- HS làm việc cá nhân vào VBT.
- HS lần lượt nêu câu khiến, sau đó nêu tình huống sử dụng câu khiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, khen những bạn đặt câu hay, phù hợp.
Hoạt động nối tiếp(2’):
- HS nêu lại nội dung ghi nhớ.
- Dặn: Về nhà học thuộc các cách đặt câu khiến.
IV. CÁC LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT DẠY:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
TẬP ĐỌC(TIẾT 49):
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
CON SẺ
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Đọc đúng, trôi chảy diễn cảm toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu. Biết nhấn giọng các từ ngữ
- Hiểu một số từ ngữ mới trong bài.
- Hiểu nội dung bài: ca ngợi nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lý khoa học.
- HS biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm, xó thõn cứu sẻ con của sẻ già. (HS trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Hiểu từ ngữ: tuồng như, khản đặc, náu, bối rối, kính cẩn,...
- Gd HS luôn yêu thương người mẹ.
II. ĐỒ DÙNGDẠY HỌC :
- GV: Tranh minh họa -trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1(3') Củng cố kỹ năng đọc bài: Ga - vrốt ngoài chiến lũy.
- 1,2 học sinh đọc bài và nêu nội dung
- Giáo viên nhận xét - .
- Giáo viên kết hợp giới thiệu bài mới
Hoạt động 2(6’) Luyện đọc đúng
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài ( 2, 3 lượt )
- GV kết hợp hướng dẫn học sinh luyện đọc từ : Cô- péc- ních, Ga- li-lê, thiên văn học
- HD luyện đọc câu :
- HD đọc từng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đoạn 1 : HS hiểu từ ngữ '' Cô- péc- ních '' '' tà thuyết ''.
+ Đoạn 2 : HS hiểu nghĩa từ '' thiên văn học ''.
+ Đoạn 3: HS hiểu nghĩa từ '' chân lí ''.
- Ba hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn, GV nhận xét chung.
- HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm.
- 1, 2, cặp đọc bài.
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng rõ ràng , chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.
Hoạt động 3 (8') Tìm hiểu bài.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Ý kiến của Cô - péc - ních có điểm gỡ khỏc ý kiến chung lúc bấy giờ ?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì ?
+ Sự chứng minh khoa học về Trái đất của Cô - péc - ních .
- Ghi ý chính đoạn 1 .
-Yêu cầu 1HS đọc đoạn 2, lớp trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Ga - li - lê viết sách nhằm mục đích gì?
+ Nội dung đoạn 2 cho biết điều gì ?
- Sự bảo vệ của Ga - li - lê đối với kết quả nghiên cứu khoa học của Cô - péc – ních.
- Ghi bảng ý chính đoạn 2 .
-Yêu cầu 1HS đọc đoạn 3, lớp trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Lòng dũng cảm của Cô - péc - ních và Ga - li - lê thể hiện ở chỗ nào?
+ Nội dung đoạn 3 cho biết điều gì ?
+ Nội dung đoạn 3 nói lên tinh thần dũng cảm không sợ nguy hiểm để bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học Cô - péc - ních và Ga - li - lê.
- Ghi bảng ý chính đoạn 3 .
- Yêu cầu HS đọc thầm câu truyện trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Truyện đọc trên nói lên điều gì?
Hoạt động 4(5') Luyện đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài
- Học sinh nêu cách đọc mỗi doạn
- GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn: " Chưa đầy một thế kỷ sau....Dù sao trái đất vẫn quay."
- Học sinh luyện đọc cá nhân , theo nhóm,
- Học sinh thi đọc diễn cảm
- HS nhận xét , bổ sung cách đọc và sửa cho bạn
- Gv nhận xét một số em.
Hoạt động 5 (6’): Luyện đọc đúng bài CON SẺ
- HS đọc cả bài, cả lớp đọc thầm. GV nhận xét.
- GV hướng dẫn học sinh chia đoạn, nêu giới hạn đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài ( 2, 3 lượt )
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. GV và cả lớp theo dõi, phát hiện và sửa lỗi phát âm.GV kết hợp hướng dẫn học sinh luyện đọc từ: khản đặc, kính cẩn
- Luyện đọc câu:
- HD đọc từng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đoạn 1: HS hiểu từ ngữ '' tuồng như ''.
+ Đoạn 2,3 : HS hiểu nghĩa từ '' khản đặc ''.
+ Đoạn 4,5: HS hiểu nghĩa từ '' bối rối '', '' kính cẩn ''.
- Năm hs nối tiếp nhau đọc 5 đoạn, gv nhận xét chung.
- HS luyện đọc theo cặp .
- Thi đọc mỗi em 1 đoạn. GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt .
- HS đọc cả bài.
*GV đọc mẫu toàn bài với giọng chuyển đổi linh hoạt phù hợp với nội dung bài.
Hoạt động 6(6’): Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm, đọc lướt từng đoạn, cả bài
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK.
- HS đoạn 1,2
- Trên đường đi con chó thấy gì?
+ Đoạn 1, 2,3: Kể lại cuộc đối đầu giữa sẻ mẹ bé nhỏvà con chó khổng lồ.
- ý đoạn này nói lên điều gì?
* Sẻ già đối đầu với chó săn
- HS đọc đoạn 3,4.
Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi?
Hình ảnh con sẻ dũng cảm lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào?
Em hiểu '' Một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất'' diễn tả sức mạnh gì?
- ý đoạn này nói lên điều gì?
* Sự ngương mộ của tác giả trước sẻ già
+ Đoạn 3, 4 : Sự ngưỡng mộ của tác giả trước tình mẹ con thiêng liêng,hành động dũng cảm bảo vệ con của sẻ mẹ.
- HS đọc đoạn 5.
Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé?
Bài Tập đọc ca ngợi điều gì?- - Học sinh nêu nội dung bài.
- HS nêu ý chính của bài .
* GV chốt nội dung bài: Ca ngợi hành động dũng cảm, sả thân cứu sẻ con của sẻ mẹ.
Hoạt động 7 (7’): Luyện đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài
- Học sinh nêu cách đọc mỗi doạn
- GV ghi sẵn đoạn: “Bỗng từ trên cây cao gần đó...cuốn nó xuống đất. “
- Học sinh luyện đọc cá nhân , theo nhóm,
- Học sinh thi đọc diễn cảm
- HS nhận xét , bổ sung cách đọc và sửa cho bạn
- GV nhận xét cho một số em.
Hoạt động nối tiếp (1’)
- Củng cố nội dung bài .
- Nhận xét tiết học.
- Dặn sự chuẩn bị tiết sau.
IV. CÁC LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT DẠY:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2
( Theo đề của trường)
IV. CÁC LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT DẠY:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC: (TIẾT 24)
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO(TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Nêu được VD về hoạt động nhân đạo , vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo
- Biết thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn , hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở trường , lớp ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè,gia đình cùng tham gia.
- Hiểu được vẻ đẹp của Bác Hồ trong cuộc sống thường ngày, đó là sự quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, nhất là người già và trẻ nhỏ qua câu chuyện: Bác Hồ thăm xóm núi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động 1(5’): Củng cố nội dung bài: Giữ gìn các công trình công cộng.
- Để giữ gìn các công trình công cộng , em cần phải làm gì?
- HS trả lời – nhận xét, GV nhận xét.
* Giới thiệu bài
Hoạt động 2(12’): Trao đổi thông tin
+M ục tiêu : hs trao đổi các thông tin đã thu thập được trang 37 sgk
+CTH : yc hs hđ nhóm 4, các nhóm đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi 1, 2 sgk
Đại diện nhóm trình bày, cả lớp trao đổi tranh luận
KL:Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều thiệt thòi , chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với họ, quyên góp tiền của giúp đỡ họ . Đó là một hoạt động nhân đạo .
Hoạt động 2(10’) : Bày tỏ ý kiến
+Mục tiêu hs biết bày tỏ ý kiến của mình về các hoạt động nhân đạo
+CTH: y/c hs thảo luận nhóm đôi BT1 sgk
- GV nêu y/c BT.( HS : các nhóm thảo luận , đại diện nhóm trình bày k.q )
+KL: Việc làm trong các tình huống a, c là đúng , việc làm trong các tình huống b là sai vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông , mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân .
Hoạt động 3(10’): Kể chuyện: Bác Hồ thăm xóm núi.
Gv kể câu chuyện
HS chú ý lắng nghe.
GV giúp HS hiểu nội dung câu chuyện và hiểu được: vẻ đẹp của Bác Hồ trong cuộc sống thường ngày, đó là sự quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, nhất là người già và trẻ nhỏ qua câu chuyện: Bác Hồ thăm xóm núi.
Hoạt động nối tiếp(3’)
- Tổ chức cho hs quyên góp tiền giúp đỡ bạn trong lớp có hoàn cảnh khó khăn
Dặn hs về nhà sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ,...về các hoạt động nhân đạo
IV. CÁC LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT DẠY:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ(TIẾT 23):
NGHE - VIẾT: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
NGHE – VIẾT: THẮNG BIỂN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong chuyện'' Khuất phục tên cướp biển''
- Làm đúng các BT phân biệt những tiếng có âm đầu r/gi/d.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1(5’): Củng cố phân biệt '' chuyện '' và '' truyện ''
- Hai HS lên bảng mỗi em tìm 2 từ có tiếng '' chuyện '' và '' truyện ''
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- GV kết luận .
* Giới thiệu bài mới :- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2(17’): Hướng dẫn phân biệt r/ gi/ d.
Làm đúng các BT phân biệt những tiếng có âm đầu r/gi/d.
BT 2a Phân biệt những tiếng có âm đầu r/gi/d.
- HS đọc yêu cầu, làm BT vào VBT.
- HS nối tiếp nhau lên bảng phụ chữa bài, mỗi em một từ.
- GV và cả lớp nhận xét,
Chốt kq:+ Thứ tự các từ có âm đầu là r / d / gi cần chọn để điền là :
a/ không gian; bao giờ ; dói dầu ; đứng gió; rõ ràng; khu rừng ..
+ Thứ tự các từ có vần viết với ên / ênh là cần điền là :
b/ mênh mông;lênh đênh; lên; lên; lênh khênh; ngã kềnh ( là cái thang )
- HS đọc kq đã hoàn chỉnh trên bảng.
* GV giúp HS hiểu nghĩa từ để phân biệt chính tả.
Hoạt động 3(18’): Củng cố kỹ năng phân biệt in/ inh
Làm đúng các BT phân biệt những tiếng có vần in/ inh.
- HS đọc yêu cầu BT 2b, làm BT vào VBT.
- HS nối tiếp nhau lên bảng phụ chữa bài, mỗi em một từ.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt kq.
- HS đọc kq đã hoàn chỉnh trên bảng.
- GV giúp HS hiểu nghiã từ để phân biệt chính tả.
Hoạt động nối tiếp (3’):
Nhận xét tiết học.- Dặn : về nhà bổ sung BT trong VBT.
IV. CÁC LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT DẠY:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐỊA LÍ (TIẾT 27):
DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung:
+ Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.
+ Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt; có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam: khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.
- Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
-Giải thích vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ và hẹp: do núi lan ra sát biển, sông ngắn, ít phù sa bồi đắp đồng bằng.
+ Xác định trên bản đồ dãy núi Bạch Mã, khu vực Bắc, Nam dãy Bạch Mã.
* GDBVMT theo phương thức tích hợp: bộ phận.
- Vai trò ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người ( đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống). Qua đó thấy được tầm quan
trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo vệ đê điều, những công trình nhân tạo phục vụ đời sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1(5’): Củng cố Kt cũ
- So sánh thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng Bắc Bộ.
- HS trả lời
- GV Nhận xét .
v Giới thiệu bài: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung
Hoạt động 2: ( 17’)Tìm hiểu về các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển
- Treo bản đồ, chỉ tuyến đường sắt, đường bộ từ thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội, xác định dải đồng bằng duyên hải miền Trung, phía bắc giáp đồng bằng Bắc Bộ, phía nam giáp đồng bằng Nam Bộ, phía tây là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn; phía đông là Biển Đông.
- Yêu cầu HS đọc tên và chỉ vị trí các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam trên bản đồ.
- HS lên chỉ bản đồ
? Vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ và hẹp?
? Nhân dân ở đây trồng phi lao để làm gì?
? Quan sát hình 2, đọc tên các đầm, phá ở Thừa Thiên Huế.
- Nhận xét
Hoạt động 3(15’) Tìm hiểu sự khác biệt của khí hậu khu vực phía bắc và phía nam
? Yêu cầu HS chỉ và đọc tên dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng.
- HS lên chỉ bản đồ
? Giải thích về vai trò “bức tường” chắn gió của dãy Bạch Mã.
? Nêu đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung
- Nhận xét
Hoạt động nối tiếp(3’)
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Về xem lại bài, trả lời các câu hỏi ở SGK/137
- Chuẩn bị bài Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung
- Nhận xét tiết học.
IV. CÁC LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT DẠY:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
KHOA HỌC(TIẾT 52):
VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
-Biết được những vật dẫn nhiệt tốt (kim loại: đồng, nhôm, đoạn thẳng, những vật dẫn nhiệt kém (gỗ, nhựa, bông, len, rơm, ).
-Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu.
-Hiểu việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và biết cách sử dụng chúng trong những trường hợp liên quan đến đời sống.
GDKNS: - Lựa chọn giải pháp cho các tình huống cần dẫn nhiệt, cách nhiệt tốt.
- Giải quyết vấn đề liên quan tới dẫn nhiệt, cách nhiệt.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-HS chuẩn bị: cốc, thìa nhôm, thìa nhựa.
-Phích nước nóng, xoong, nồi, giỏ ấm, cái lót tay, giấy báo cũ, len, nhiệt kế.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1:( 5’) Củng cố KT bài 51
-Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
-Gọi HS nhận xét các thí nghiệm bạn mô tả.
-Nhận xét câu trả lời HS.
* Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung ôn tập
Hoạt động 2:(12’) Tìm hiểu vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
-Yêu cầu HS đọc thí nghiệm trang 104, SGK và dự đoán kết quả thí nghiệm.
-Gọi HS trình bày dự đoán kết quả thí nghiệm. GV ghi nhanh vào 1 phần của bảng.
-Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm. GV đi rót nước vào cốc cho HS tiến hành làm thí nghiệm.
Lưu ý: Nhắc các em cẩn thận với nước nóng để bảo đảm an toàn.
-Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm.
- GV ghi kết quả song song với dự đoán để HS so sánh.
+Tại sao thìa nhôm lại nóng lên ?
-Cho HS quan sát xoong, nồi và hỏi:
+Xoong và quai xoong được làm bằng chất liệu gì ? Chất liệu đó dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém ? Vì sao lại dùng những chất liệu đó ?
-Giải thích tại sao vào những hôm trời rét,chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh?
+Tại sao khi ta chạm vào ghế gỗ,tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt ?
Hoạt động 3: (10’) Tìm hiểu tính cách nhiệt của không khí
-Cho HS quan sát giỏ ấm hoặc dựa vào kinh nghiệm của các em và hỏi:
+Bên trong giỏ ấm đựng thường được làm bằng gì ? Sử dụng vật liệu đó có ích lợi
+Giữa các chất liệu như xốp, bông, len, dạ, có nhiều chỗ rỗng không ?
+Trong các chỗ rỗng của vật có chứa gì ?
+Không khí là chất dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém ?
-Để khẳng định rằng không khí là chất dẫn nhiệt tốt hay chất dẫn nhiệt kém.
-Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm.
-Yêu cầu HS đọc kĩ thí nghiệm trang 105 - SGK.
+Tại sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau với một lượng bằng nhau ?
+Tại sao phải đo nhiệt độ của 2 cốc gần như là cùng một lúc ?
+Giữa các khe nhăn của tờ báo có chứa gì ?
+Vậy tại sao nước trong cốc quấn giấy báo nhăn, quấn lỏng còn nóng lâu hơn.
+Không khí là vật cách nhiệt hay vật dẫn nhiệt ?
- Nhận xét, đánh giá theo nhóm.
Hoạt động 4:(10’) Trò chơi: Tôi là ai, tôi được làm bằng gì ?
-Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 5 thành viên trực tiếp tham gia trò chơi, 1 thành viên làm thư ký, các thành viên khác ngồi 3 bàn phía trên gần đội của mình.
-Mỗi đội sẽ lần lượt đưa ra ích lợi của mình để đội bạn đoán tên xem đó là vật gì, được làm bằng chất liệu gì ? Thư kí của đội này sẽ ghi kết quả câu trả lời của đội kia. Trả lời đúng tính 5 điểm, sai mất lượt hỏi và bị trừ 5 điểm. Các thành viên của đội ghi nhanh các câu hỏi vào giấy và truyền cho các bạn trực tiếp chơi.
-Tổng kết trò chơi.
Hoạt động nối tiếp: (3’).
-Nhận xét tiết học, khen ngợi HS hiểu bài, biết ứng dụng những kiến thức khoa học vào đời sống.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
IV. CÁC LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT DẠY:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 26 tháng 5 năm 2020.
TOÁN(TIẾT 121):
HÌNH THOI
DIỆN TÍCH HÌNH THOI
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
-Nhận biết hình thoi và một số đặc điểm của hình thoi.
-Phân biệt được hình thoi và một số hình đã học.
-Hình thành công thức tính diện tích hình thoi.
-Bước đầu biết áp dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài toán có liên quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Giấy , thước, êke, kéo, bộ lắp ghép .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC;
Hoạt động 1(5’)Củng cố các phép tính phân số
-2 HS lên bảng làm. GV nhận xét.
-Giới thiệu bài: Hình thoi.
Hoạt động 2(17’)a) Nhận biết hình thoi.
- GV yêu cầu HS dùng thanh nhựa trong bộ lắp ghép để lắp ghép một hình vuông.
- GV cũng làm tương tự với đồ dùng của mình. HS vẽ hình vuông bằng mô hình.
- HS dùng mô hình vừa lắp ghép đặt trên giấy vẽ theo đường nét của mô hình để có được hình vuông trên giấy.
-GV xô lệch mô hình để tạo thành hình thoi HS tạo mô hình hình thoi.
* GV giới thiệu: Hình vừa tạo được từ mô hình được gọi là hình thoi.
-Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi.
-GV yêu cầu hS quan sát hình thoi trên bảng, sau đó lần lượt đặt câu hỏi để giúp HS tìm được các đặc điểm của hình thoi .
- HS quan sát hình và trả lời
* KL: Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau.
b)Vận dụng cách nhận biết hình thoi để giải bài tập
Nhận biết hình thoi và một số đặc điểm của hình thoi.Phân biệt được hình thoi và một số hình đã học
Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2.
Bài 1: Củng cố kỹ năng nhân dạng hình thoi .
- 1 HS đọc đề.Nêu yêu cầu bài tập .
-HS làm bài. HS quan sát hình và trả lời
-GV theo dõi và nhận xét. * Chốt : Hình (2) là hình thoi .
Bài 2: Củng cố kỹ năng nhân biết đặc điểm của hình thoi .
- 1 HS đọc đề.Nêu yêu cầu bài tập -HS làm bài. - GV theo dõi và nhận xét.
* Hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau .
Hoạt động 2(17’): a)Nhận biết cách tính diện tích hình thoi.
GV đưa ra miếng bìa hình thoi và nêu bài toán. HS đọc đề
Hãy tìm cách cắt hình thoi thành 4 hình tam giác, sau đó ghép thành HCN
HS suy nghĩ để tìm cách cắt ghép hình.
Nêu cách tính diện tích hình thoi và diện tích hcn? HS phát biểu ý kiến
- KL:Để tính diện tích hình thoi bằng cách lấy tích độ dài của hai đường chéo chia cho 2.
- GV đưa ra công thức. Vài HS nhắc lại
b) Vận dụng cách tính diện tích hình thoi để giải bài tập
Hình thành công thức tính diện tích hình thoi.Bước đầu biết áp dụng công thứ tính diện tích hình thoi để giải các bài toán có liên quan.
Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2.
Bài 1: Rèn kỹ năng tính diện tích của hình thoi.
- 1 HS đọc đề.Nêu yêu cầu của bài tập .
-HS làm bài. 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm giấy nháp .
- GV theo dõi và nhận xét.
* Chốt : Hình thoi có đường chéo là 5cm và 6cm thì có diện tích bé hơn 20 cm2. . .
Bài 2: Củng cố kỹ năng tính diện tích hình thoi .
- 1 HS đọc đề.Nêu yêu cầu bài tập .
HS tự làm bài. 2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
GV theo dõi và nhận xét.
*KL:Để tính diện tích hình thoi bằng cách lấy tích độ dài của hai đường chéo chia cho 2.
Hoạt động nối tiếp (1’)
-Hình ntn thì được gọi là hình thoi?
-Hai đường chéo của hình thoi ntn với nhau?
-Chuẩn bị: Diện tích hình thoi.
IV. CÁC LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT DẠY:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 ( TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:Giúp HS :
- Kiểm tra lấy điểm TĐ- HTL. Yêu cầu đọc trôi chảy, lưu loát các bài TĐ đã học.
- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài TĐ thuộc chủ điểm: Người ta là hoa đất
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1 (5’): Giới thiệu nội dung ôn tập:
Hoạt động 2 (17’): Củng cố kỹ năng đọc và hiểu các bài tập đọc thuộc chủ điểm : Người ta là hoa đất.
- Kiểm tra TĐ- HTL.
- GV giới thiệu các phiếu ghi tên các bài TĐ và HTL của chủ điểm : Người ta là hoa đất.
- GV gọi lần lượt từng HS lên bắt thăm chọn bài TĐ.
- HS đọc bài sau đó trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài vừa đọc.
- GV và cả lớp nhận xét.
* Chốt : Các bài tập đọc thuộc chủ điểm đều có nội dung ca ngợi sức khoẻ , tài năng và cống hiến của con người.
Hoạt động 3 (17’): Củng cố kỹ năng hiểu nội dung bài tập đọc là chuyện kể thuộc chủ điểm : Người ta là hoa đất.
- Hướng dẫn lập bảng tổng kết.
- HS đọc yêu cầu BT2.
Chủ điểm '' Người ta là hoa đất '' có những bài Tập đọc nào là truyện kể?
- HS làm việc cá nhân vào VBT, hai cặp làm vào bảng phụ.
- HS làm bài vào bảng phụ trình bày kq. GV và cả lớp nhận xét, chốt kq đúng.
- HS đọc to kq chuẩn. Cả lớp chữa BT vào vở.
Nêu đặc điểm của các bài TĐ là truyện kể?
* GVKL: Truyện kể là một chuỗi các sự việc có liên quan đến nhau, liên quan đến một hay một số nhân vật và câu truyện nào cũng nói lên đợc một điều có ý nghĩa.
Hoạt động nối tiếp (1’)
- Về nhà đọc lại các bài đã ôn tập
- Xem lại các bài học về 3 kiểu câu kể (Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?)
IV. CÁC LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT DẠY:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 (TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ- HTL. Yêu cầu đọc trôi chảy, lưu loát các bài TĐ đã học.
- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung chính của các bài TĐ thuộc chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- GV: Phiếu ghi tên các bài TĐ, VBT, bảng phụ, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1(14’): Củng cố kỹ năng đọc các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
- Kiểm tra TĐ- HTL.
- GV g
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_4a_tuan_24_nam_hoc_2019_2020_doan_thi_h.doc