I. Mục tiêu:
- Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
- Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước.
- GD HS luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động các bạn cùng thực hiện.
- KNS: - Kĩ năng phân tích và phán đoán về những tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạm đuối nước.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Các hình minh hoạ trang 36, 37 / SGK. - Phiếu ghi sẵn các tình huống.
III. Hoạt động dạy - học:
34 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4A - Tuần 9 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thu Phương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG - LỚP 4A
Giáo viên:
Nguyễn Thị Thu Phương
Từ ngày:23/10/2019
Tuần:
9
Đến ngày:27/10/2019
Thứ
ngày
Tiết
TKB
Môn học
Tiết
PPCT
Phân môn
Tên bài dạy
Hai
23/10
2019
1
Tiếng Việt
17
Tập đọc
Thưa chuyện với mẹ
2
Toán
41
Hai đường thẳng vuông góc (tr50)
3
Khoa học
17
Phòng tránh tai nạn đuối nước
4
Đạo đức
9
Tiết kiệm thời giờ
5
GDKNS
Chào cờ
9
Giải quyết tình huống trong học tập
Chào cờ: Tuần 9
Ba
24/10
2019
1
Toán
42
Hai đường thẳng song song (tr51)
2
Tiếng Việt
17
LT&Câu
MRVT: Ước mơ
3
Âm nhạc
9
(Gv chuyên)
4
Tiếng Việt
9
Chính tả
Nghe-viết: Thợ rèn
5
Kỹ thuật
9
Khâu đột thưa (tt)
Tư
25/10
2117
1
Mỹ thuật
9
(Gv chuyên)
2
Tiếng Việt
18
Tập đọc
Điều ước của vua Mi-đát
3
Toán
43
Vẽ hai đường thẳng vuông góc (tr52)
4
Thể dục
17
(Gv chuyên)
5
Tiếng Việt
9
Kểchuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Năm
26/10
2019
1
Toán
44
Vẽ hai đường thẳng song song (tr53)
2
Tiếng Việt
17
TLV
Ôn Tập Luyện tập phát triển câu chuyện (T.16)
3
Tiếng Việt
18
LT&Câu
Động từ
4
Lịch sử&Địa lí
9
Lịch sử
Đinh Bộ Lĩnh dạp loạn 12 sứ quân
5
Khoa học
18
Ôn tập: Con người và sức khoẻ
Sáu
27/10
2019
1
Toán
45
Thực hành vẽ hình chữ nhật (tr54)
Thực hành vẽ hình vuông (tr55)
2
Tiếng Việt
18
TLV
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
3
Lịch sử&Địa lí
9
Địa lí
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
(tt)
4
ATGT
Sinh hoạt
9
Giao thông đường thủy và phương tiện giao thông đường thủy. - SHL: Tuần 9
5
Chuyên môn duyệt
Giáo viên lập
Nguyễn Thị Thu Phương
Thứ hai ngày 23 tháng 10 năm 2019
Tiết 1: Tập đọc
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Hiểu các từ ngữ: Thầy, dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông, ...
- Hiểu ND: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý (Trả lời được các CH trong SGK).
- Không coi thường một nghề nào trong xã hội, nghề nào cũng đáng quý.
*KNS: Thể hiện sự tự tin, giao tiếp, thương lượng.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ bài đọc tr.85 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc và TLCH.
+ Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta?
+ Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận được đôi giày?
+ Nội dung của bài là gì?
- GV nhận xét.
3. Bài mới: - GTB: - Thưa chuyện với mẹ.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
HĐ1: Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
+ Bài chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu 2 HS nối tiếp đọc lượt 1: GV kết hợp sửa lỗi phát âm.
- Yêu cầu HS đọc lượt 2: kết hợp hướng dẫn HS đọc câu dài và giải nghĩa thêm từ: Thưa, kiếm sống, đầy tớ.
- Y/cầu HS luyện đọc cặp đôi, 1 cặp HS đọc.
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài
- GV nhận xét.
HĐ2: Tìm hiểu bài (hoạt động cả lớp).
- GV y/cầu 1 HS đọc cả bài (lớp đọc thầm).
- Yêu cầu HS trả lời:
+ Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì?
+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
+ Em hãy nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương?
KNS: Trong cuộc sống rất nhiều khi chúng ta cần thuyết phục một hay nhiều người nghe và ủng hộ khi ta thực hiện công việc.
HĐ3: Đọc diễn cảm.
- Gọi 3 HS đọc phân vai.
GV hướng dẫn HS đọc đoạn: “Cương thấy nghèn nghẹn . . . như khi đốt cây bông”.
- Yêu cầu HS đọc cặp đôi
- GV nhận xét đánh giá.
4. Củng cố:
- Gọi 2 HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Điều ước của vua Mi-đát.
- HS hát.
3 HS đọc nối tiếp và TLCH.
+ Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời. . .vắt ngang.
+Tay Lái run run, môi cậu mấp máy, .., Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng.
+ HS nêu...
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại tên bài.
1 HS đọc toàn bài, HS lớp đọc thầm
+ 2 đoạn.
2 HS đọc nối tiếp.
2 HS đọc nối tiếp. HS đọc thầm phần chú giải và giải nghĩa thêm từ: Thưa, kiếm sống, đầy tớ.
- HS luyện đọc. 1 cặp HS đọc.
1 HS đọc.
- HS theo dõi.
- HS nhận xét bạn.
1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS trả lời câu hỏi.
+ Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.
+ Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ bảo nhà Cương dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu cho con đi làm thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình.
+ Cương nắm tay mẹ, nói với mẹ những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
+ Cách xưng hô đó thể hiện quan hệ tình cảm mẹ con trong gia đình Cương rất thân ái.
2 HS nhắc lại ý chính.
- HS lớp lắng nghe, tìm giọng đọc.
3 HS đọc diễn cảm theo hướng dẫn.
- HS đọc cặp đôi, 3 cặp đọc.
- HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
+ Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 2: Toán
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. Mục tiêu:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê-ke.
- GD HS tính cẩn thận khi vẽ hình.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Ê ke, thước thẳng.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: Hát.
2. Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng vẽ góc nhọn, góc tù và góc bẹt, nêu đặc điểm của từng góc.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: - GTB: Hai đường thẳng vuông góc.
- Giờ học toán hôm nay các em sẽ làm quen với hai đường thẳng vuông góc.
HĐ 1: - Hoạt động cả lớp.
*Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc
- GV vẽ hình chữ nhật lên bảng và hỏi:
- Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì?
- Các góc của hình chữ nhật ABCD là góc gì?
+ Nếu kéo dài hai cạnh BCvà DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng như thế nào với nhau?
+ Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì?
+ Các góc này có đỉnh chung nào?
* GV: Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C.
- Cho HS tìm một số đồ dùng tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế.
- Vẽ hai đường thẳng M & N cắt nhau tại 0, hai đường thẳng này tạo thành mấy góc? Các góc này như thế nào?
- Ta thường dùng cái gì để kiểm tra hoặc vẽ hai đường thẳng vuông góc?
- Y/c HS vẽ đường thẳng NM vuông góc với đường thẳng PQ tại O.
HĐ 2: - Hoạt động: Thực hành.
Bài 1:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 2 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
+ Vậy hai đường thẳng nào vuông góc với nhau?
+ Vì sao hai đường thẳng này vuông góc với nhau?
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở. + Trong hình chữ nhật ABCD có các cạnh AB & BC là cặp cạnh vuông góc với nhau. Hãy nêu các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật đó?
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
+ Dùng e-ke để kiểm tra góc vuông rồi nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau trong hình sau?
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 4: HSTC
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở.
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố:
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Hai đường thẳng song song.
- HS hát.
2 HS trả lời trước lớp.
- HS nhận xét.
- HS nhắc lại tên bài.
- Hình chữ nhật ABCD
- Các góc A B
A, B, C, D của hình
chữ nhật ABCD M
là góc vuông D C
+ Nếu kéo dài hai đường
thẳng BC & DC ta được hai N
đường thẳng vuông góc với nhau tại C.
+ Là góc vuông.
+ Chung đỉnh C.
- HS lắng nghe.
- HS tìm. M
- Hai đường thẳng OM &
ON vuông góc với nhau
và tạo thành bốn góc
vuông có chung đỉnh O.
O N
- Ta thường dùng ê-ke để kiểm tra hoặc vẽ hai đường thẳng vuông với nhau.
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu bài tập.
2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- Dùng ê-ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau không
a) H b) P
I K M Q
+ Hai đường thẳng HI và IK vuông góc với nhau. Hai đường thẳng PM và MQ không vuông góc với nhau.
+ Vì khi dùng ê-ke để kiểm tra thì thấy hai đường thẳng này cắt nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh I.
- HS nhận xét chữa bài.
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu bài tập.
2 HS lên làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
+ Các cặp cạnh vuông góc với nhau:
AC&AB; BA&BD;
DB&DC; CD&CA
A B
C D
- HS nhận xét chữa bài.
Bài 3:
1 HS nêu yêu cầu bài tập.
1 HS làm bảng lớp, lớp làm bài vào vở.
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi và ghi vào vở.
1 HS lên bảng tìm và trả lời.
a) Hình ABCDE có các cặp cạnh vuông góc với nhau là: AE&ED; DE&DC.
- HS nhận xét.
Bài 4:
1 HS nêu yêu cầu bài tập.
1 HS làm bảng lớp, lớp làm bài vào vở.
a) AB vuông góc với AD,
AD vuông góc với DC.
b) Các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau là: AB và BC; BC và CD
- HS nhận xét chữa bài.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe thực hiện.
Tiết 3: Khoa học
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
- Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước.
- GD HS luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động các bạn cùng thực hiện.
- KNS: - Kĩ năng phân tích và phán đoán về những tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạm đuối nước.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Các hình minh hoạ trang 36, 37 / SGK. - Phiếu ghi sẵn các tình huống.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2 HS trả lời câu hỏi trước lớp:
+ Em hãy cho biết khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống như thế nào?
+ Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc như thế nào?
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
- GTB: - Phòng tránh tai nạn đuối nước.
HĐ 1: - Tìm hiểu bài.
- Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước.
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi:
1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1, 2, 3. Theo em việc nào nên làm và không nên làm? Vì sao?
2) Theo em chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước?
- GV nhận xét ý kiến của HS.
- Gọi 2 HS đọc trước lớp ý 1, 2 mục Bạn cần biết.
HĐ 2: - Thảo luận nhóm.
- Những điều cần biết khi đi bơi hoặc tập bơi.
- Yêu cầu HS các nhóm quan sát hình 4, 5 trang 37/SGK, thảo luận và trả lời:
1) Hình minh hoạ cho em biết điều gì?
2) Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?
3) Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì?
- GV nhận xét các ý kiến của HS.
GV kết luận: (như SGK).
HĐ 3: - Thảo luận cả lớp.
- Bày tỏ thái độ, ý kiến.
- GV phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì?
- GDATGT, PCTNTT: Khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy các em cần thực hiện đúng luật giao thông để tránh xảy ra các tai nạn cho bản thân và người tham gia giao thông.
- Cần tập bơi để tránh tai nạn do nước gây ra.
KNS: Nhắc nhở HS cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi đi bơi hoặc tập bơi.
- GDMTBĐ: Biển, không khí, nước biển, cảnh quan...giúp ích cho sức khỏe con người.
- GV nhận xét và đánh giá.
4. Củng cố:
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học và mỗi HS chuẩn bị 2 mô hình (rau, quả, con giống) cho bài tiếp.
- HS hát.
2 HS trả lời trước lớp.
+ Khi ...
+ Khi...
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại tên bài.
- Tiến hành thảo luận, trình bày
- Đại diện trả lời:
1) Hình 1: Các bạn nhỏ đang chơi ở gần ao. Đây là việc không nên làm vì chơi gần ao có thể bị ngã.
Hình 2: Vẽ cái giếng thành giếng được xây thành cao và có nắp đậy rất an toàn.
Hình 3: Các bạn đang nghịch nước khi ngồi trên thuyền việc làm này không nên, vì rất dễ ngã xuống sông và bị chết đuối.
2) Không chơi gần ao, hồ, sông; không nghịch nước khi đi trên thuyền
- HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- HS đọc.
- HS tiến hành thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
1) Hình 4: Các bạn đang bơi ở bể đông người.
Hình 5: Các bạn đang bơi ở bờ biển
2) Nên tập bơi hoặc đi bơi nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
3) - Trước khi bơi cần phải vận động tập các bài tập để không bị cảm lạnh hay “chuột rút”.
- Sau khi bơi cần tắm lại bằng xà phòng, dốc và lau hết nước ở mang tai, mũi.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- Nhận phiếu, tiến hành thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- HS cả lớp lắng nghe.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lăng nghe và thực hiện.
Tiết 4: Đạo đức
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (t.1)
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về việc tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt ....hằng ngày một cách hợp lí.
- Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của.
- KNS: - Kĩ năng xác định giá trị của thời gian là vô giá.
- Kĩ năng quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ và bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS trả lời trước lớp.
+ Vì sao phải tiết kiệm tiền của?
+ Thế nào là tiết kiệm tiền của?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: - GTB: Tiết kiệm thời giờ. (t.1)
HĐ 1: - Tìm hiểu bài.
- GV kể chuyện Một phút trong SGK kết hợp quan sát tranh minh hoạ.
+ Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời gian như thế nào?
+ Chuyện gì đã xảy ra với Mi-chi-a?
+ Sau đó Mi-chi-a đã hiểu ra điều gì?
+ Em rút ra bài gì từ câu chuyện trên?
- GV kết luận: Mỗi phút đều đáng quý. Chúng ta phải biết tiết kiệm thời giờ.
HĐ 2: - Thảo luận nhóm. (BT.2)
- GV cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống.
Nhóm 1: - Chuyện gì xảy ra nếu:
+ HS đến phòng thi bị muộn.
+ Hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay.
+ Đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu chậm.
Nhóm 2: + Theo em, nếu tiết kiệm thời giờ thì những chuyện đáng tiếc trên có xảy ra không?
Nhóm 3: + Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?
* HSTC: Vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ?
GV kết luận: (như SGK).
HĐ 3: - Thảo luận cả lớp. (BT.3)
- Treo bảng phụ ghi các ý kiến.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến.
- GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
GV kết luận: Tiết kiệm thời giờ là giờ nào việc nấy, sắp xếp công việc hợp lí, không phải là làm việc liên tục
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ, lưu ý HS thay cụm từ “ tranh thủ “ bằng từ” liền”.
- GV nhận xét và đánh giá.
4. Củng cố:
+ Vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ?
+ Lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học và chuẩn bị bài tiếp.
- HS hát.
2 HS trả lời trước lớp.
+...
+...
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại.
- HS nghe kể, quan sát tranh.
+ Thường chậm trễ hơn mọi người.
+ Bị thua trong cuộc thi trượt tuyết.
+ 1 phút cũng làm nên chuyện quan trọng.
+ Phải quý trọng và tiết kiệm thời giờ.
- HS nghe.
- Các nhóm thảo luận. Đại diện trình bày.
+ Không được vào thi ảnh hưởng kết quả thi.
+ Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu, nhỡ máy bay.
+ Người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
+ Hành khách sẽ không nhỡ tàu, người bệnh được cứu.
+ Giúp ta làm nhiều việc có ích.
* Thời gian là vàng ngọc. Vì thời gian trôi đi không bao giờ trở lại
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS đọc thầm.
- HS bày tỏ ý kiến bằng thẻ Đ - S
- HS giải thích ý kiến mình chọn.
- HS lắng nghe.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS nhận xét.
+ HS nêu...
+ HS lập thời gian biểu.
- HS lắng nghe.
- HS lăng nghe và thực hiện.
Tiết 5: GDKNS & Chào cờ
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG HỌC TẬP
Chào cờ tuần 9.
Thứ ba ngày 24 tháng 10 năm 2019
Tiết 1: Toán
HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. Mục tiêu:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
- Nhận biết được hai đường thẳng song song.
- GD HS có ý thức về cách vẽ hình.
II. Đồ dùng dạy - học; - Thước thẳng và ê ke.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ:
- Gọi 2 HS nêu tên các cặp cạnh vuông góc nhau, các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau trong hình.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
- GTB: - Hai đường thẳng song song.
HĐ1: - Giới thiệu hai đường thẳng song song.
- Vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng, Y/c HS đọc tên hình.
- Dùng phấn màu kéo dài 2 cạnh đối diện AB và CD. Hai đường thẳng AB và CD là 2 đường thẳng song song nhau (như SGK).
- Tương tự cho HS kéo dài 2 cạnh AD và BC về 2 phía, thì cạnh AD và BC có song song với nhau không?
* Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nha.
- Cho HS liên hệ các hình ảnh 2 đường thẳng song song ở xung quanh ta.
- Cho HS tập vẽ hai đường thẳng song song.
- GV nhận xét, đánh giá.
HĐ2: - Thực hành.
Bài 1:
- Gọi 1 HS nêu y/cầu BT.
- Gọi 1 HS làm bảng, lớp làm vào vở.
a) Vẽ hình chữ nhật ABCD, Y/c HS nêu các cặp cạnh song song có trong hình đó.
b) Tương tự, Y/c HS nêu các cặp cạnh song song có trong hình vuông MNPQ.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu BT.
- Gọi 2 HS lên làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
- Y/c HS quan sát hình và nêu các cặp cạnh song song với cạnh BE.
- (Có thể cho HS tìm thêm các cặp cạnh song song còn lại: song song với cạnh AB, AC).
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3a: HSTC. (làm cả bài nếu còn thời gian)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 2 HS lên làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố:
+ Thế nào là hai đường thẳng song song nhau?
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài mới: Vẽ hai đường thẳng vuông góc.
- HS hát.
2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
A B
C
E D
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tên bài.
- Hình chữ nhật ABCD.
- Theo dõi GV thực hiện.
A B
D C
1 HS lên thực hiện và TL: Kéo dài hai cạnh AB và DC của hình chữ nhật ta được hai đường thẳng song song với nhau.
- HS nhắc lại.
2 cạnh đối diện của bảng đen, 2 mép đối diện của vở, các chấn song cửa sổ
- HS tập vẽ vào nháp.
- HS lắng nghe.
Bài 1:
1 HS nêu y/cầu BT.
1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
a) AB & DC A B
AD & BC
D C
b) MN & PQ M N
MQ & NP
Q P
- HS nhận xét bài làm của bạn.
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu BT.
2 HS làm bảng lớp, lớp tự làm vào vở.
A B C
G E D
* Cạnh AG &CD song song với cạnhBE
- HS nhận xét.
Bài 3:
1 HS nêu yêu cầu bài tập.
2 HS làm bảng lớp, HS khác làm vở.
a) Trong hình MNPQ:
- cạnh MN & QP song song nhau.
- Trong hình EDIHG:
- cạnh ID song song với cạnh HG .
- cạnh DG song song với IH
- HS nhận xét.
+ Là 2 đường thẳng không bao giờ cắt nhau.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 2: Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I. Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ.
- Bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ Ứớc mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ.
- GD HS thêm yêu vẻ đẹp của Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu kẻ bảng bài tập 2, 3.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát
2. Bài cũ:
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi: Dấu ngoặc kép có tác dụng gì?
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu. Mỗi HS tìm ví dụ về tác dụng của dấu ngoặc kép.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: - GTB: MRVT: Ước mơ.
HĐ: - Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đọc lại bài Trung thu độc lập, ghi vào vở nháp những từ ngữ đồng nghĩa với từ ước mơ.
- Gọi 2 HS trả lời.
+ Mong ước có nghĩa là gì?
- Gọi 2 HS đặt câu với từ mong ước.
+ Mơ tưởng nghĩa là gì?
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Phát phiếu, y/cầu HS thảo luận nhóm 4.
- Yêu cầu HS có thể sử dụng từ điển để tìm từ. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Y/c các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành một phiếu đầy đủ nhất.
- Kết luận về những từ đúng.
*Lưu ý: Nếu HS tìm các từ: ước hẹn, ước đoán, ước ngưyện, mơ màn.g
GV có thể giải nghĩa từng từ để HS phát hiện ra sự không đồng nghĩa hoặc cho HS đặt câu với những từ đó. (Xem SGV).
- GV nhận xét ,đánh giá.
Bài 3:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Bài tập y/c ta làm gì?
- Gọi 3 HS làm bảng, lớp làm vào VBT.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để chọn từ ngữ xếp vào 3 nhóm.
- GV nhận xét đánh giá, chốt ý đúng.
Bài 4:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Bài tập y/c ta làm gì?
- Cho HS làm việc nhóm đôi tham khảo gợi ý 1 bài Kể chuyện đã nghe đã đọc (Tr 81) để tìm ví dụ về những ước mơ.
- Gọi 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Y/c HS nêu ví dụ về một loại ước mơ.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
4. Củng cố:
+ Gọi 2 HS nhắc lại một số từ đồng nghĩa với từ "ước mơ".
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ thuộc chủ điểm ước mơ, học thuộc các câu thành ngữ.và chuẩn bị bài mới.
- HS hát.
2 HS trả lời.
2 HS lên bảng viết theo y/cầu.
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại tên bài.
Bài 1:
1 HS nêu yêu cầu bài tập.
2 HS đọc. Cả lớp đọc thầm và tìm từ.
- Các từ: mơ tưởng, mong ước.
+ Mong ước: nghĩa là mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.
- HS đặt câu.
+“Mơ tưởng” nghĩa là mong mỏi và tưởng tượng điều mình muốn sẽ đạt được trong tương lai.
- HS nhận xét bạn.
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS nhận phiếu và thực hiện theo y/c.
- HS có thể sử dụng từ điển để tìm từ.
- Đại diện nhóm dán phiếu lên bảng.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung để hoàn thành 1 phiếu đầy đủ nhất.
- HS viết vào vở bài tập.
Bắt đầu bằng
Tiếng ước
Bắt đầu bằng
tiếng mơ
Ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng.
Mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng.
- HS lắng nghe.
Bài 3:
1 HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Ghép thêm vào sau từ ước mơ những từ thể hiện sự đánh giá.
3 HS làm bảng lớp, lớp làm vào VBT.
+ Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng.
+ Đánh giá không cao: Ước mơ nho nhỏ
+ Đánh giá thấp: Ước mơ viễn vông, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột.
- HS nhận xét, chữa bài
Bài 4:
1 HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Nêu VD về mỗi loại ước mơ trên.
- HS thảo luận nhóm đôi tham khảo gợi ý bài Kể chuyện đã nghe đã đọc và nêu ví dụ về những ước mơ.
3 HS lên bảng viết, lớp viết tên vào vở.
+ Ước mơ đánh giá cao: Ước mơ học giỏi, trở thành bác sĩ / kĩ sư /bác học
+ Ước mơ đánh giá không cao: Ước muốn có truyện đọc / có xe đạp / có đồ chơi / có đôi giày mới / có cặp mới
+ Ước mơ đánh giá thấp: Ước mơ viễn vông của chàng Rít trong chuyện Ba điều ước.
- HS nhận xét, chữa bài..
2 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 3: Âm nhạc (Giáo viên chuyên)
Tiết 4: Chính tả: (Nghe - viết)
THỢ RÈN
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng chính tả; trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ.
- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ (2) a/ b.
- GD HS biết“rèn chữ, giữ vở”.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết nháp:
+ điện thoại, yên ổn, bay liệng, điên điển, chim yến, biêng biếc,
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: GTB: Thợ rèn.
HĐ 1: - Hướng dẫn viết chính tả:
* Tìm hiểu bài thơ:
- Gọi 2 HS đọc bài thơ.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
+ Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả?
- GV nhận xét đánh giá.
* Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày.
- GV nhận xét đánh giá.
HĐ 2: Viết chính tả:
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc lại cho HS soát lỗi.
- GV nhận xét 5 bài tại chổ và đánh giá.
HĐ 3: - Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2a:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Y/cầu HS thảo luận cặp đôi và làm bài.
- Gọi HS đọc lại bài thơ.
+ Đây là cảnh vật ở đâu? Vào thời gian nào?
- GV nhận xét, đánh giá, chốt ý đúng.
4. Củng cố:
- GV nhận xét chữ viết của.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS xem lại các lỗi đã viết sai bài chính tả và chuẩn bị bài: Ôn tập.
- HS hát.
2 HS lên bảng viết, cả lớp viết nháp:
+ điện thoại, yên ổn, bay liệng, điên điển, chim yến, biêng biếc,
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tên bài.
2 HS đọc.
1 HS đọc phần chú giải.
+ Các từ ngữ cho thấy nghề thợ rèn rất vả: ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi, suốt tám giờ chân than mặt bụi, nước tu ừng ực, bóng nhẫy mồ hôi, thở qua tai.
- HS lắng nghe.
- HS luyện viết các từ: : trăm nghề, quay một trận, bóng nhẫy, diễn kịch, nghịch,
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS viết.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- HS lắng nghe.
Bài 2a:
1 HS nêu y/c bài tập.
- HS thảo luận cặp đôi và làm bài vào vở.
2 HS đọc.
+ Đây là cảnh vật ở nông thôn vào những đêm trăng.
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 5: Kỹ thuật
KHÂU ĐỘT THƯA
I. Mục tiêu:
- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa .
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- GD HS hình thành thói quen làm v
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_4a_tuan_9_nam_hoc_2019_2020_nguyen_thi.docx