Giáo án Tự chọn 10 năm học 2008- 2009

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: Giúp học sinh nắm được yêu cầu cơ bản về sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, nguyên nhân mắc các lỗi thường gặp, cách sửa lỗi.

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tạo lập câu, kĩ năng sửa các lỗi thông thường.

-Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức sử dụng tiếng Việt đúng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ

- Thầy: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, bài tập cho học sinh thực hành.

- Trò: Soạn bài, học bài cũ, làm bài tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Em hãy nhắc lại những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt?

 

doc21 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự chọn 10 năm học 2008- 2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1. Ngày soạn: 28/08/2008 Tiết :1 – 2 Bài dạy:Tiếng Việt NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT; THỰC HÀNH SỬA LỖI. I. MỤC TIÊU - Kiến thức: Giúp học sinh nắm được yêu cầu cơ bản về sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, nguyên nhân mắc các lỗi thường gặp, cách sửa lỗi. - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tạo lập câu, kĩ năng sửa các lỗi thông thường. -Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức sử dụng tiếng Việt đúng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II. CHUẨN BỊ Thầy: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, bài tập cho học sinh thực hành. Trò: Soạn bài, học bài cũ, làm bài tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Em hãy nhắc lại những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt? TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 40 Hoạt động 1: Tìm hiểu những yêu cầu chung khi sử dụng tiếng Việt. GV:Khi sử dụng tiếng Việt chúng ta cần phải chú ý đến những yêu cầu nào? ( về phát âm, nghĩa, cấu tạo ngữ pháp) GV: Hãy lấy ví dụ và sửa lỗi cho đúng? GV: Khi giao tiếp trong tình huống nhất định ta cần phải đảm bảo yêu cầu gì? ( nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh, mục đích) HS: Nhớ lại kiến thức học ở cấp hai, suy nghĩ trả lời. - Đúng âm. - Đúng chính tả. - Đúng cấu tạo ngữ pháp. - Đúng phong cách ngôn ngữ,… HS: Lần lượt lấy ví dụ và nêu cách chữa mình đã làm. HS: Thảo luận và trả lời: Khi giao tiếp trong tình huống nhất định cần chú ý đến: - Nói (viết) cho ai? - Nói (viết) vấn đề gì? - Mục đích là gì? I. Những yêu cầu chung khi sử dụng tiếng Việt. 1. Lời nói phải đúng với qui tắc ngôn ngữ. - Sử dụng từ đúng ngữ âm, đúng chính tả -> để người đọc người nghe hiểu đúng ý nghĩa muốn truyền đạt. VD: đi mua chanh và đi mua tranh - Sử dụng từ đúng ngữ pháp và ngữ nghĩa. Muốn vậy phải chú ý quan hệ ngữ nghĩa và ngữ pháp khi kết hợp từ với nhau + Kêt hợp từ phải đúng quan hệ ngữ nghĩa. VD: nghe nói phong phanh -> Không đúng quan hệ ngữ nghĩa + Kết hợp phải đúng về quan hệ ngữ pháp . Qui tắc được mọi người chấp nhận VD: chó mực, ngựa ô -> Đúng. chó ô, ngựa mực -> sai. . Theo các quan hệ từ VD: nói anh và nói với anh -> nghĩa khác nhau. . Quan hệ ngữ pháp của từ trong tiếng Việt được thể hiện ở việc sắp xếp trật tự từ và sử dụng các hư từ. VD: bàn ba và ba bàn -> ý nghĩa thay đổi. - Đặt câu đúng ngữ pháp( phải nắm được kiểu câu tiếng Việt). - Viết đoạn văn và văn bản phải mạch lạc, có sự thống nhất về đề tài, chủ đề và phù hợp với các đặc điểm của tình huống giao tiếp. 2. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp. a. Nhân vật giao tiếp Xác định rõ nhân vật giao tiếp là ai? Họ có ảnh hưởng như thế nào tới mục đích giao tiếp -> lựa chọn cách diễn đạt sao cho phù hợp. b. Hoàn cảnh giao tiếp Nói viết trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung, hình thức giao tiếp như thế nào? c. Mục đích giao tiếp Nói viết để làm gì? Nhằm mục đích gì? 45 Hoạt động 2: Thống kê một số lỗi thường gặp và thực hành sửa lỗi. GV:Trong quá trình sử dụng tiếng việt bản thân em thường mắc lỗi gi? ( về chính tả, dùng từ, đặt câu) GV:Hãy lấy vd em đã mắc phải và cho biết cách sửa chữa của em? HS: Suy nghĩ và phát biểu. - Lỗi chính tả: Phụ âm đầu hoặc cuối: d/gi; ch/tr; c/t;n/ng/ngh,… - Lỗi dùng từ. - Lỗi đặt câu… HS: Lấy ví dụ và cho biết cách chữa đã làm. II. Một số lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Việt- những cách chữa cơ bản. 1.Lỗi chính tả * Nguyên nhân: - Do không nắm chắc quy tắc sử dụng chữ viêt tiếng Việt. - Do ảnh hưởng của phát âm không chính xác. - Do viết hoa không đúng quy tắc. 2. Lỗi dùng từ - Dùng sai về hình thức. - Dùng sai về kết hợp ngữ nghĩa. - Dùng sai về quan hệ ngữ pháp. - Dùng thừa từ, lặp từ. - Dùng từ sáo rỗng. - Dùng từ không đúng với phong cách văn bản, sai ý nghĩa biểu thái. - Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được những yêu cầu cơ bản khi sử dụng tiếng Việt. - Bài tập về nhà: Viết một đoạn văn chủ đề về ngôi trường có sử dụng các phép liên kết câu: Phép thế, phép lặp, phép tỉnh lược,… IV. RÚT KINH NGHIỆM. ……………………………………………………………………………………….............. CHỦ ĐỀ 1 (Tiếp theo) Ngày soạn: 10/09/2008 Tiết :3 - 4 Bài dạy: Tiếng Việt NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT; THỰC HÀNH SỬA LỖI. I. MỤC TIÊU - Kiến thức: Giúp học sinh nắm được yêu cầu cơ bản về sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, nguyên nhân mắc các lỗi thường gặp, cách sửa lỗi. - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tạo lập câu, kĩ năng sửa các lỗi thông thường. -Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức sử dụng tiếng Việt đúng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II. CHUẨN BỊ Thầy: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, bài tập cho học sinh thực hành. Trò: Soạn bài, học bài cũ, làm bài tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Kiếm tra sự chuẩn bị của học sinh. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 85 Hoạt động 2: Thống kê một số lỗi thường gặp và thực hành sửa lỗi. GV: Theo em lỗi về đặt câu có những lỗi cơ bản nào? GV: Lấy ví dụ về lỗi đặt câu và yêu cầu học sinh tiến hành phân tích lỗi, chữa lỗi. GV: Trong những đoạn văn sau em thấy người viết đã mắc lỗi gi? Cho cách chữa? GV:Hãy cho vd về các lỗi hình thức? Cho cách chữa? HS: Thảo luận phát biểu: - Lỗi cấu tạo ngữ pháp. + Thiếu thành phần chủ ngữ. + Thiếu vị ngữ. +Lỗi thiếu vế câu ghép. - Lỗi sắp xếp sai trật tự các thành phần trong câu. - Lỗi sử dụng sai dấu câu. - Lỗi về nghĩa. HS: Đọc kĩ đoạn văn, nhận xét và chỉ ra chỗ sai. HS: Thảo luận và phát biểu, cho ví dụ. II. Một số lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Việt- những cách chữa cơ bản. 3. Lỗi đặt câu - Lỗi cấu tạo ngữ pháp. + Thiếu thành phần câu, vế câu. VD: Qua tác phẩm Tắt đèn đã cho chúng ta thấy cuộc sống của người nông dân trong chế độ cũ. - > thiếu thành phần chủ ngữ. + Thiếu vị ngữ. VD: Tình cảm của chúng tôi dành cho thầy, người thầy đã cho chúng tôi những bài học đầu tiên về cuộc sống. -> bổ sung: luôn theo chúng tôi trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. +Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. VD: Để có cơ hội nhận được việc làm như ý trong tương lai, ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường. -> Bổ sung: Để có cơ hội nhận được việc làm như ý trong tương lai, ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải học tập thật tốt. +Lỗi thiếu vế câu ghép. VD: Thời tiết ngày mai, nếu trời có mưa, có gió. Mà chắc sẽ là mưa, gió to vì đài đã báo rồi. -> sửa: Thời tiết ngày mai, nếu trời có mưa, có gió, mà chắc sẽ là mưa, gió to vì đài đã báo rồi, chúng ta vẫn phải thực hiện kế hoạch đã đặt ra. - Lỗi sắp xếp sai trật tự các thành phần trong câu. VD: Chúng tôi luôn chú ý đến các hoạt động giáo dục về bảo vệ thiên nhiên và môi trường trong nhà trường. -> Chúng tôi luôn chú ý đến các hoạt động giáo dục trong nhà trường về bảo vệ thiên nhiên và môi trường. - Lỗi sử dụng sai dấu câu. VD: Bây giờ tôi mới hiểu tại sao tôi không giải được bài toán đó? -> Bây giờ tôi mới hiểu tại sao tôi không giải được bài toán đó. - Lỗi về nghĩa. VD: Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. -> Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. 4. Lỗi đoạn văn a. Lỗi nội dung - Lạc ý: VD: (1) Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. (2) Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn. (3) Họ yêu người làng, người nước yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm, trong làng. (4) Tình yêu đó nồng nhiệt và sâu sắc. -> (1) câu chủ đề nói về tình yêu, (2),(3),(4) không nói về tình yêu nam nữ-> lạc ý. - Thiếu ý: VD: Cư dân Văn Lang rất yêu ca hát, nhảy múa. Họ hát trong những đêm trăng hoặc ngày hội. Họ còn hát trong lúc chèo thuyền, săn bắn. Những nhạc cụ đệm cho những điệu hát thường là trống đồng, khèn, sáo, cồng... -> các câu 2, 3, 4 mới đề cập ý 1 câu 1 chưa đề cập ý 2. - Lỗi lặp ý. - Lỗi loãng ý. - Lỗi mâu thuẫn ý. b. Lỗi hình thức - Lỗi thiếu hoặc dùng sai phương tiện liên kết hình thức - Lỗi tách đoạn. - Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được những yêu cầu cơ bản khi sử dụng tiếng Việt. - Bài tập về nhà: Viết một đoạn văn chủ đề về ngôi trường có sử dụng các phép liên kết câu: Phép thế, phép lặp, phép tỉnh lược,… IV. RÚT KINH NGHIỆM. ……………………………………………………………………………………….............. CHỦ ĐỀ 2 Ngày soạn: 15/09/08 Tiết: 5 – 6 Bài dạy: Làm văn NHỮNG LỖI VỀ DIỄN ĐẠT TRONG VIỆC VIẾT BÀI VĂN, THỰC HÀNH SỬA LỖI I. MỤC TIÊU - Kiến thức: Giúp học sinh nhận thức được yêu cầu về diễn đạt trong một bài văn và những lỗi thường mắc phải khi viết văn. - Kĩ năng: Có kĩ năng phân tích và chữa lỗi về diễn đạt trong bài văn, để hoàn thiện và nâng cao kĩ năng diễn đạt khi viết văn. - Thái độ: Có thái độ thận trọng khi viết văn, có ý thức diễn đạt đúng và thích hợp khi viết văn. II. CHUẨN BỊ Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh. Trò: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút):Nêu những yêu cầu khi sử dụng tiếng Việt? TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 85 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát về kĩ năng diễn đạt trong bài văn. GV: Em hãy cho biết thế nào là kĩ năng diễn đạt trong bài văn? GV: Kĩ năng diễn đạt ở dạng ngôn ngữ viết của bài văn gồm những phương diện nào? GV: Hãy cho biết những yêu cầu cơ bản về diễn đạt trong bài văn? HS: Thảo luận trả lời theo sự hiểu biết của bản thân. HS:Thảo luận phát biểu: + Kĩ năng viết chữ và sử dụng các kí hiệu thuộc về chữ viết. + Kĩ năng dùng từ sao cho đúng và hay. + Kĩ năng đặt câu sao cho mỗi câu đều đúng theo quy tắc cấu tạo của kiểu câu tiếng Việt. + Kĩ năng liên kết các câu để thành bài văn hoàn chỉnh. + Kĩ năng tách đoạn và liên kết các đoạn, mục, phần trong bài văn, kĩ năng đặt đề mục và tiêu đề cho văn bản. HS: Suy nghĩ, trả lời. I. Khái quát về kĩ năng diễn đạt trong bài văn. 1) Khái niệm kĩ năng diễn đạt. - Kĩ năng diễn đạt là kĩ năng biểu hiện được nhận thức, tư tưởng, tình cảm của mình bằng phương tiện ngôn ngữ, khiến cho người đọc (người nghe) lĩnh hội được đầy đủ, chính xác những nội dung đó. - Kĩ năng diễn đạt ở dạng ngôn ngữ viết của bài văn có thể gồm nhiều phương diện: + Kĩ năng viết chữ và sử dụng các kí hiệu thuộc về chữ viết: Cần viết đúng các quy định về chữ viết, chính tả, viết hoa và viết từ nước ngoài, việc dùng dấu câu hay các kí hiệu chữ viết khác và cả việc trình bày văn bản… + Kĩ năng dùng từ sao cho đúng và hay: Đúng về hình thức cấu tạo, đúng về nghĩa, về đặc điểm ngữ pháp, cả về sắc thái biểu cảm và phong cách ngôn ngữ chung của bài viết, đồng thời sử dụng từ một cách sáng tạo. + Kĩ năng đặt câu sao cho mỗi câu đều đúng theo quy tắc cấu tạo của kiểu câu tiếng Việt, chính xác và rõ ràng về nội dung biểu đạt. + Kĩ năng liên kết các câu để thành bài văn hoàn chỉnh. + Kĩ năng tách đoạn và liên kết các đoạn, mục, phần trong bài văn, kĩ năng đặt đề mục và tiêu đề cho văn bản. 2) Một số yêu cầu cơ bản về diễn đạt trong bài văn. - Cần diễn đạt trong sáng, gãy gọn. - Cần diễn đạt cho chặt chẽ nhất quán, không mâu thuẫn. - Cần diễn đạt ngắn gọn, giản dị, tránh cầu kì sáo rỗng. - Cần diễn đạt phù hợp với phong cách ngôn ngữ của bài văn. - Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được khái niệm về kĩ năng diễn đạt trong bài văn; những yêu cầu cơ bản về diễn đạt. - Bài tập về nhà: Thống kê một số lỗi diễn đạt thường mắc phải trong quá trình viết bài văn. IV. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………. CHỦ ĐỀ 2 (Tiếp theo) Ngày soạn: 20/09/08 Tiết: 7 – 8 Bài dạy: Làm văn NHỮNG LỖI VỀ DIỄN ĐẠT TRONG VIỆC VIẾT BÀI VĂN, THỰC HÀNH SỬA LỖI I. MỤC TIÊU - Kiến thức: Giúp học sinh nhận thức được yêu cầu về diễn đạt trong một bài văn và những lỗi thường mắc phải khi viết văn. - Kĩ năng: Có kĩ năng phân tích và chữa lỗi về diễn đạt trong bài văn, để hoàn thiện và nâng cao kĩ năng diễn đạt khi viết văn. - Thái độ: Có thái độ thận trọng khi viết văn, có ý thức diễn đạt đúng và thích hợp khi viết văn. II. CHUẨN BỊ Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh. Trò: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút):Nêu những lỗi diễn đạt thường gặp trong quá trình viết bài văn? TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 85 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành phân tích và chữa một số lỗi diễn đạt trong việc viết bài văn. GV: Trong quá trình viết bài văn em thường mắc những lỗi gì về mặt diễn đạt? GV: Yêu cầu học sinh tiến hành phân tích lỗi và chữa lỗi diễn đạt trong một số đoạn văn. GV: Hướng dẫn học sinh tiến hành phân tích lỗi và chữa lại cho phù hợp. HS: Thảo luận, trả lời: - Diễn đạt tối nghĩa, quan hệ ý nghĩa không rõ ràng, mạch lạc. - Diễn đạt dài dòng, lủng củng, dây cà ra dây muống. - Diễn đạt mâu thuẫn, không nhất quán giữ hai phần : tuy…nhưng. - Diễn đạt không đúng quan hệ lập luận. - Diễn đạt rời rạc, đứt mạch, thiếu sự liên kết. - Diễn đạt trùng lặp. - Diễn đạt sáo rỗng. - Diễn đạt vụng về, thô thiển. - Diễn đạt không phù hợp với phong cách ngôn ngữ viết của bài văn. II. Thực hành phân tích và chữa một số lỗi diễn đạt trong việc viết bài văn. 1) Diễn đạt tối nghĩa, quan hệ ý nghĩa không rõ ràng, mạch lạc. Trong khi gia đình bị tan nát, bọn sai nha hoành hành, hách dịch đem xử Vương Ông, vơ vét của cải cho đầy túi tham, Nguyễn Du đã vạch bộ mặt thật của chúng là trên địa vị của đồng tiền có thể đổi trắng thay đen, đồng tiền tác oai tác phúc hãm hại người dân lương thiện để làm giàu cho lũ quan nha, thật hết sức vô liêm sỉ. *Phân tích lỗi: Đoạn văn trên mắc các lỗi: - Quan hệ ý nghĩa giữa phần trạng ngữ “Trong khi gia đình bị tan nát…”và chủ ngữ “Nguyễn Du” không phù hợp. - Đoạn “trên địa vị của đồng tiền…” tối nghĩa. - Sai hình thức cấu tạo của cụm từ “tác oai tác phúc” = “tác oai tác quái”, sai từ “hãm hại”. - Phần “thật hết sức vô liêm sỉ” không có quan hệ ý nghĩa rõ ràng với các phần trên. * Chữa lại là: Gia đình Thúy Kiều bị tan nát. Bọn sai nha hoành hành, hách dịch vơ vét của cải và tra khảo Vương Ông. Nguyễn Du đã nhìn thấy bộ mặt thật của bọn sai nha và quan lại là chỉ vì tiền. Tiền tài đã khiến cho bọn chúng có thể đổi trắng thay đen. Tiền tài đã tác oai tác quái trong xã hội, đã gieo bao tai họa cho người dân lương thiện, trái lại đã làm giàu cho lũ sai nha và quan lại. Vì tiền, bọn quan lại, sai nha trở nên hêt sức vô liêm sỉ. b) Diễn đạt dài dòng, lủng củng, dây cà ra dây muống. - Trong lớp, thầy không thương ai cũng không ghét ai và đặc biệt những người học sinh trong trường thầy luôn yêu quý nhưng yêu quý nhất là thầy yêu lớp 9A6 này là vì đã chủ nhiệm suốt bốn năm cấp hai mà không năm nào thầy để học sinh của thầy bị ở lại. c) Diễn đạt mâu thuẫn, không nhất quán. - Thầy giáo em tuy đã già, dáng người thầy cao, hơi gầy, nhưng mái tóc của thầy đã bạc phơ, mặt thầy nhiều vết nhăn, năm nay thầy đã ngoài bảy mươi. d) Diễn đạt không đúng quan hệ lập luận. - Quan lại tham nhũng bóc lột nhân dân. Chính vì thế mà tên quan xử kiện đã bắt cha và em Thúy Kiều sau khi vơ vét của cải nhà Vương Ông. * Phân tích lỗi: - Đoạn văn dùng hình thức thể hiện quan hệ lập luận “chính vì thế” nhưng quan hệ ý nghĩa giữa câu trước và câu sau không đúng quan hệ giữa luận cứ và kết luận: Câu đầu không phải nguyên nhân của kết luận ở câu sau. - Phần sau chưa diễn đạt rõ ý. * Chữa lại là: Quan lại tham nhũng, bóc lột nhân dân. Điều đó biểu hiện ngay trong việc: sau khi bọn sai nha vơ vét của cải nhà Vương, thì tên quan xử kiện đã bắt cha và em Thúy Kiều để tra tấn, đánh đập, và chỉ sau khi có ba trăm lạng trao tay thì cha và em Thúy Kiều mới được tha bổng. e) Diễn đạt rời rạc, đứt mạch, thiếu sự liên kết. - “Truyện Kiều” đã được Nguyễn Du sáng tác trên cơ sở vay mượn tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc “Kim Vân Kiều truyện”. Đồng thời Nguyễn Du cũng cho thấy thân phận của người phụ nữ thời xưa. g) Diễn đạt trùng lặp. - Đôi lúc trong xã hội ta ngày nay cũng không còn giữ lấy một chút phẩm giá nào của ông bà ta thời xưa để lại là sống có đạo đức, lành mạnh, mà họ đua đời, ăn chơi sa đọa. Có lúc họ còn tập trung để làm đẹp cho họ, để mình đẹp hơn trong xã hội, họ có tiền trong tay và mua sắm những gì mình thích, đi đến những nơi mà họ thích nếu có kinh phí trong tay, thế nhưng bên cạnh đó có những người phụ nữ không muốn làm việc mà lại muốn hưởng, sai khiến chồng mình đó là một điều mà phụ nữ thời xưa đặc biệt không có một chút quyền nào cả kể cả lên tiếng tháo quát người chồng của mình. h) Diễn đạt sáo rỗng. - Tác giả đã ca ngợi truyền thống yêu nước, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn khó khăn “ lá lành đùm lá rách”, ca ngợi chí khí quật cường và lòng căm thù giặc sâu sắc thề “không đội trời chung” với quân xâm lược. Tinh thần yêu nước và chí căm thù giặc đã được thể hiện bằng một nghệ thuật tuyệt vời, qua nhiều biện pháp nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn, để lại những ấn tượng không thể phai mờ trong lòng người đọc từ trước đến nay và muôn đời sau. * Phân tích lỗi: - Đoạn văn viết theo “ điệu sáo”: Đề cập thành công đủ cả hai mặt nội dung và nghệ thuật, hơn nữa ở mặt nào người viết cũng dùng những tính từ cấp tuyệt đối “quật cường, sâu sắc, tuyệt vời, độc đáo, hấp dẫn, không thể phai mờ”, nhưng nội dung quá chung chung, không có gì cụ thể, không cho người đọc thấy được thành công cụ thể, riêng biệt. i) Diễn đạt vụng về, thô thiển. - Với truyện “Rừng xà nu”, tác giả Nguyễn Trung Thành còn tạt vào mặt người đọc những ca nước lạnh làm thức tỉnh, làm xóa bỏ những suy nghĩ vớ vẩn bậy bạ mà xoa nhẹ vào tim gan mỗi con người. k) Diễn đạt không phù hợp với phong cách ngôn ngữ viết của bài văn. Có thể nói với tác phẩm ấy đã làm cho tên tuổi của nhà văn bay bổng khắp bốn phương trời. Tài văn chương của nhà văn được rải rác khắp các nẻo đường từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây. Không có nơi nào lại không được nếm mùi vị văn chương vừa sâu sắc vừa ngọt ngào của ông. - Củng cố, dặn dò (1 phút): Biết cách chữa một số lỗi diễn đạt trong bài văn. - Bài tập về nhà: Ôn lại bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam.. IV. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………. CHỦ ĐỀ 3 Ngày soạn: 10/10/08 Tiết: 9 – 10 Bài dạy: Đọc văn MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM QUA CÁC TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 I. MỤC TIÊU - Kiến thức: Giúp học sinh nắm được các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, những đặc điểm chính của một số thể loại văn học dân gian đã học; hiểu rõ vị trí, vai trò và những giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học dân gian trong mối quan hệ với nền văn học viết và với đời sống văn hóa dân tộc. - Kĩ năng: Bước đầu biết cách đọc – hiểu tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng thể loại. Biết phân tích vai trò, tác dụng của văn học dân gian qua những tác phẩm (hoặc đoạn trích) được học. - Thái độ: Có thái độ trân trọng và yêu thích những tác phẩm văn học dân gian của dân tộc. II. CHUẨN BỊ Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh. Trò: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Nêu những đặc trưng cơ bản và hệ thống thể loại của văn học dân gian? TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 85 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những đặc điểm chính của một số thể loại văn học dân gian đã học. GV: Yêu cầu học sinh nêu lại định nghĩa về sử thi dân gian. GV: Em hãy cho biết đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của sử thi anh hùng Tây Nguyên? GV: Em hãy nhắc lại định nghĩa về truyền thuyết? Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy? GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại định nghĩa truyện cổ tích? Đặc điểm của truyện cổ tích thần kì Tấm Cám? GV: Em hãy nêu định nghĩa về truyện cười? Đặc điểm của hai truyện cười đã học? GV: Nêu định nghĩa về ca dao? Đặc điểm của hai chùm ca dao đã học? HS: Thảo luận trả lời. HS: Thảo luận phát biểu về nội dung và nghệ thuật của sử thi Đăm Săn. HS: Thảo luận trả lời. HS: Thảo luận trả lời. HS: Thảo luận trả lời. HS: Thảo luận trả lời. I. Những đặc điểm chính của một số thể loại văn học dân gian đã học. 1) Sử thi dân gian. a) Định nghĩa: Những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại. b) Những đặc điểm cơ bản của sử thi anh hùng Tây Nguyên. - Nội dung: Qua cuộc đời và những chiến công của người anh hùng, sử thi thể hiện sức mạnh và mọi khát vọng của cộng đồng thời cổ đại. - Nghệ thuật sử dụng ngôn từ: Ngôn ngữ trang trọng, giàu nhịp điệu, giàu hình ảnh, sử dụng nhiều phép so sánh và phóng đại đạt hiệu quả thẩm mĩ cao, đậm đà màu sắc dân tộc. 2) Truyền thuyết. a) Định nghĩa: Những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng một và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư của một vùng. b) Đặc điểm của “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”. - Là một cách giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc nhằm nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù trong việc giữ nước và về cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. - Hình tượng nhân vật (An Dương Vương, Rùa Vàng, Mị Châu, Trọng Thủy) mang nhiều chi tiết hư cấu nhưng vẫn bảo đảm phần cốt lõi lịch sử. 3) Truyện cổ tích. a) Định nghĩa: Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận những con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. b) Đặc điểm của truyện cổ tích thần kì “Tấm Cám”. - Nhân vật Tấm trải qua liên tiếp nhiều lần biến hóa đã thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Điều đó chứa đựng triết lí dân gian về sự tất thắng của cái thiện đối với cái ác. Mâu thuẫn và xung đột trong truyện là sự khúc xạ của mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ. - Về nghệ thuật đặc sắc của truyện thể hiện ở khả năng miêu tả sự chuyển biến của nhân vật Tấm từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết, chủ động đấu tranh giành lại quyền sống và quyền hưởng hạnh phúc chính đáng của mình. 4) Truyện cười. a) Định nghĩa: Những tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán. b)Đặc điểm của hai truyện cười đã học. - “Tam đại con gà”: + Cái xấu bị phê phán trong truyện là: Sự dốt nát và thói sĩ diện của ông thầy đồ ( cái dốt càng cố che đậy càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ). + Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua các tình huống liên tiếp xảy ra, trong quá trình giải quyết tình huống, cái dốt của thầy đồ dần tự lộ ra. - “Nhưng nó phải bằng hai mày”: + Cái xấu được phê phán trong truyện là sự tham nhũng thể hiện qua tính hai mặt của quan lại địa phương khi xử kiện. + Nghệ thuật gây cười của truyện chính là ở sự kết hợp cử chỉ với lời nói, trong đó có sử dụng lối chơi chữ độc đáo của nhân vật. 5) Ca dao. a) Định nghĩa: Những lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người. b) Đặc điểm hai chùm ca dao đã học. - Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa: + Nội dung cảm xúc của những bài – câu ca dao là nỗi niềm chua xót đắng cay khi người bình dân nghĩ về số phận, cảnh n

File đính kèm:

  • docGiao an tu chon Ngu van 10 tron bo.doc