Giáo án Tự chon 8 Trường THCS Lý Tự Trọng

A/ Mục đích chọn chuyên đề: Hiện nay, đa số hs trong nhà trường khi tạo văn bản hay khi làm tập làm văn, các em ít sử dụng dấu câu, hoặc sử dụng bừa bãi theo cảm tính, thích thì dùng không thích thì thôi, hoặc cũng có khi dùng mà không biết chúng có tác dụng gì. Sự hiểu biết một cách lơ mơ, thậm chí không hiểu này của hs đòi hỏi mỗi giáo viên phải có trách nhiệm rèn cho các em có kĩ năng sử dụng dấu câu phù hợp, đúng lúc, đứng chỗ, đạt giá trị biểu cảm cao khi làm văn. Chính vì thế, chúng tôi mạnh dạn chọn chuyên đề này đề phần nào rèn luyện kĩ năng viết văn cũng như tạo văn bản cho học sinh.

B/ Mục tiêu bài học:

* Qua bài học này, hs nắm được các kiến thức và các kĩ năng sau:

 Các loại dấu câu và cách sử dụng dấu câu trong những mục đích nói và viết cụ thể.

 Ý nghĩa, hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.

 Cảm nhận, phân tích vai trò, tác dụng của dấu câu trong các văn bản nghệ thuật.

 Sử dụng thành thạo dấu câu trong những ngữ cảnh nói và viết cụ thể.

C/ Các tài liệu hỗ trợ: Sgk lớp 6.7.8; Bài tập Tiếng Việt 8; tài liệu “ Dạy học theo chủ đề tự chọn ở trường THCS môn Ngữ Văn 8” ; Thơ Tố Hữu; Bài thơ “ Người đi tìm hình của nước”– Chế Lan Viên; Truyện “ Dế mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài; .

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chon 8 Trường THCS Lý Tự Trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: Chuyên đề: VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA DẤU CÂU TRONG VĂN BẢN NGHỆ THUẬT. Loại chủ đề: Bám sát. Thời gian: 06 tiết. ( 03 tiết hs tự học ở nhà và 03 tiết gv lên lớp ). A/ Mục đích chọn chuyên đề: Hiện nay, đa số hs trong nhà trường khi tạo văn bản hay khi làm tập làm văn, các em ít sử dụng dấu câu, hoặc sử dụng bừa bãi theo cảm tính, thích thì dùng không thích thì thôi, hoặc cũng có khi dùng mà không biết chúng có tác dụng gì. Sự hiểu biết một cách lơ mơ, thậm chí không hiểu này của hs đòi hỏi mỗi giáo viên phải có trách nhiệm rèn cho các em có kĩ năng sử dụng dấu câu phù hợp, đúng lúc, đứng chỗ, đạt giá trị biểu cảm cao khi làm văn. Chính vì thế, chúng tôi mạnh dạn chọn chuyên đề này đề phần nào rèn luyện kĩ năng viết văn cũng như tạo văn bản cho học sinh. B/ Mục tiêu bài học: * Qua bài học này, hs nắm được các kiến thức và các kĩ năng sau: Các loại dấu câu và cách sử dụng dấu câu trong những mục đích nói và viết cụ thể. Ý nghĩa, hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng dấu câu trong các văn bản nghệ thuật. Cảm nhận, phân tích vai trò, tác dụng của dấu câu trong các văn bản nghệ thuật. Sử dụng thành thạo dấu câu trong những ngữ cảnh nói và viết cụ thể. C/ Các tài liệu hỗ trợ: Sgk lớp 6.7.8; Bài tập Tiếng Việt 8; tài liệu “ Dạy học theo chủ đề tự chọn ở trường THCS môn Ngữ Văn 8” ; Thơ Tố Hữu; Bài thơ “ Người đi tìm hình của nước”– Chế Lan Viên; Truyện “ Dế mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài; ….. D/ Phương pháp tiến hành chuyên đề: 1. Học sinh: Tự học ở nhà: Làm bài tập ra phiếu học tập theo kế hoạch của gv. Đọc các tài liệu có liên quan đến các ví dụ, đoạn thơ, đoạn trích ở bài tập mà gv đã ra trong phiếu học tập. 2. Giáo viên: Soạn bài theo các bước hoạt động trên lớp, tổ chức các hoạt động nhóm có hiệu quả để các em nắm được vai trò và tác dụng của việc sử dụng dấu câu trong văn bản nghệ thuật cũng như trong các hoàn cảnh giao tiếp. E/ Tiến hành thực hiện: Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, để biểu đạt rõ ràng , mạch lạc điều muốn nói , ngoài việc dùng từ đặt câu chính xác, người nói cần phải biết ngừng nghỉ, lên xuống giọng phù hợp với nội dung cần biểu đạt. Trong vb viết, yêu cầu trên sẽ được thể hiện qua việc dùng dấu câu. Đặc biệt những dấu câu lại có vai trò không nhỏ khi diễn đạt ý nghĩa của các vb nghệ thuật. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu điều thú vị này qua bài học hôm nay. * Bước 1 – Tiết 1 I/ Ôn tập về các loại dấu câu . Hãy liệt kê các loại dấu câu và chức năng của từng loại dấu câu theo mẫu? Thảo luận nhóm rồi ghi ra bảng phụ. Đại diện một nhóm lên bảng trình bày phần tổng hợp được của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Mẫu: STT DẤU CÂU CHỨC NĂNG VÍ DỤ 1 Dấu chấm Kết thúc câu trần thuật Em đang học bài. 2 Dấu chấm hỏi Kết thúc câu nghi vấn Bạn học bài chưa? 3 Dấu chấm than Kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán. Cả lớp hãy im lặng! Trời ơi, tôi đau quá ! 4 Dấu phẩy Phân cách các thành phần và các bộ phận của câu. Hôm nay, trời mưa. 5 Dấu chấm lửng - Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết. - Lời nói ngập ngừng, ngắt quãng. - Làm giãn nhịp điệu câu văn, hài hước, dí dỏm. 6 Dấu chấm phẩy - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê. 7 Dấu gạch ngang - Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu. - Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. - Biểu thị sự liệt kê. -Nối các từ nằm trong 1 liên danh. 8 Dấu gạch nối - Nối các tiếng trong 1 từ phiên âm. 9 Dấu ngoặc đơn Đánh dấu phần có chức năng chú thích 10 Dấu hai chấm Báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. - Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại. 11 Dấu ngoặc kép Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. - Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai. - Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tạp chí,tập san… dẫn trong câu văn. Ngoài các tác dụng đã nêu, dấu câu còn được dùng để bày tỏ tình cảm, thái độ của người viết. Dấu gạch nối không phải là dấu câu, nó chỉ là qui định chính tả; Về hình thức, dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang. Đây là những dấu câu vừa có tác dụng phân biệt ccác nội dung khác nhau trong câu văn, vừa là dấu hiệu về chính tả rất chặt chẽ. Vì vậy phải nhất thiết dùng cho đúng lúc, đúng chỗ. * Gv kể chuyện vui cho hs nghe: Một ông bố lúc sắp mất cho gọi con trai đến trối trăng. Ông cụ thếu thào dặn con: - Đừng uống trà…uống rượu con nhé ! - Đừng đánh cờ…đánh bạc con nhé ! Anh con trai vốn là người con có hiếu, luôn nghe lời bố. Sau khi bố qua đời anh đã lao vào uống rượu, đánh bạc đến nỗi bán cả sản nghiệp do bố để lại. ( Đố hs xem tại sao lại có chuyện đáng cười như thế? )-> Dấu chấm lửng biểu thị lời dặn bị đứt quãng, nhưng khi nghe trực tiếp nó đã biến thành ngắt câu) Bước 2- tiết 2- 3 II/ Luyện tập. Bài1: * Gv treo bảng phụ hoặc phát phiếu học tập, hs làm, có nhận xét bổ sung. Trong những câu sau, câu nào đặt dấu câu đúng, câu nào đặt dấu câu chưa đúng? Hãy ghi chữ đúng( Đ),hoặc sai (S) vào ô trống. £ Con đường nằm ở giữa hàng cây, toả rợp bóng mát. £ Con đường nằm giữa hàng cây toả rợp bóng mát. £ Động Phong Nha gồm: Động khô và Động nước. £ Động Phong Nha gồm ( Động khô và động nước). £ Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. £ Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm. Lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. £ Trên mái trường, chim bồ câu gù thật khẽ, và tôi vừa nghe vừa tự nhủ: - Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ? £ Trên mái trường, chim bồ câu gù thật khẽ và tôi vừa nghe vừa tự nhủ: - Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ? £ Hương cứ trầm trồ khen những bông hoa đẹp quá! £ Hương cứ trầm trồ khen những bông hoa đẹp quá. Bài 2:Giáo viên treo bảng phụ để hs lên bảng điền vào bài cho phù hợp. Các hs khác nhận xét bài làm của bạn. Cho đoạn văn sau: Mấy hôm nọ trời mưa lớn trên những ao hồ ao quanh bãi trước mặt nước dân trắng mênh mông nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược thế là bao nhiêu cò sếu vạc cốc sâm cầm vịt trời bồ nông mồng két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi suốt ngày họ cãi cọ om bốn góc đầm có khi chỉ vì tranh một mồi tép có những anh cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mo ûchẳng được miếng nào. a/ Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? b/ Một bạn đã viết đoạn văn lại vào vở nhưng quên mất dấu câu. Em hãy giúp bạn điền dấu câu cho phù hợp vào đoạn văn. Bài 3: Điền dấu câu cho phù hợp ở mỗi ngữ cảnh sau: ( gv dùng bảng phụ) a/ £ ï Lính đâu £ sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy£ không còn phép tắc gì nữa ࣠£ Dạ £ ïïïï bẩm £ ï £ ï Đuổi cổ nó ra £ ï b/ Dưới ánh trăng này£ ïdòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện £ ï ở giữa biển rộng£ ï cờ đỏ sao vàng phấp phới bay lên trên những con tàu lớn £ ï Bài 4: Hoàng không biết chấm câu. Bạn đã viết đoạn văn như sau: ( Gv dùng bảng phụ) “ Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.” Em hãy giúp bạn sửa lại cho đúng. Bài 5: Nêu ý nghĩa tác dụng của dấu câu được sử dụng trong các ví dụ sau: ( gọi hs đứng tại chỗ sửa từng câu, có nhận xét bổ sung). a/ Lượm ơi Còn không? (Tố Hữu) b/ Một canh… hai canh… lại ba canh Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh (Hồ Chí Minh) c/ Chà ! Chà ! Béo ơi là béo ! Béo đến nỗi có thằng dân nào vô ý, buột mồm ra nói câu sáo rằng: “Nhờ bóng quan lớn” là tưởng ngay nó nói xỏ ông… (Nguyễn Công Hoan) d/ Chị Dậu vẫn thiết tha: Khốn nạn ! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế. Xin ông trông lại! Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn: - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Hình như tức quá không thể chịu đựng được, chị Dậu liều mạng cự lại: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ Chị Dậu nghiến hai hàm răng: - Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem! Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được… (Ngô Tất Tố) Bài 6: Em hãy phân tích ý nghĩa tu từ của dấu câu ( dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm lửng) trong các ví dụ sau: a/ Ví dụ 1: Oâi sáng xuân nay. Xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về… Im lặng. Con chim hót Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ… ( Theo chân Bác – Tố Hữu ) b/ Ví dụ 2: Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi ( Người đi tìm hìmh của nước – Chế Lan Viên ) Bài 7: Viết 2 văn bản ngắn ( hoặc 2 đoạn văn từ 5 – 10 câu )có dùng các loại dấu câu đã học và chỉ ra công dụng của dấu câu mà em đã dùng.( chú dùng các loại dấu câu : Dấu chấm chấm than, dấu chấm lửng, dấu hỏi tu từ….) a/ Cảm nghĩ của em về bức vẽ chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ- men trong “ Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen – ri. b/ Cảm nghĩ của em về ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 . Bài 8: Hãy so sánh và chỉ ra sự khác về sắc thái ý nghĩa do có sự thay đổi về đấu câu của từng cặp câu dới đây: a. Mẹ đã về. Mẹ đã về! b. Bác tôi – cụ Nguyễn Đạo Quán – là người giữ cuốn gia phả ấy. Bác tôi ( cụ Nguyễn Đạo Quán ) là người giữ cuốn gia phả ấy. c. Đến bao giờ mẹ mới được gặp con? Đến bao giờ mẹ mới được gặp con ! Bài 9: Viết một câu hay một đoạn ngắn trong đó có sử dụng dấu chấm hỏi và dấu chấm than với hàm ý châm biếm, nghi ngờ. Bài 10: Tìm các mẩu chuyện vui nói về việc sử dụng dấu câu không thích hợp dẫn đến việc hiểu sai ý nghĩa của câu. Bài 11: Viết lời bình về công dụng của dấu chấm lửng trong hai câu thơ sau: Anh đi đó, anh về đâu Cánh buồm nâu…cánh buồm nâu…cánh buồm… ( Không đề- Nguyễn Bính) Phần II : PHẦN CHUẨN BỊ Ở NHÀ CỦA HỌC SINH Thời gian: 4 tiết I/ Mục đích của bài tập tự học. Rèn ý thức tự giác, không có tính dựa dẫm vào thầy cô, bạn bè… Rèn kĩ năng tự học, tự nghiên cứu. Ôn lại tương đối đầy đủ, bao quát về một số kiến thức cũng như văn bản ở toàn bộ các khối 6.7.8. Nắm chắc các khái niệm, vai trò chức năng của các loại dấu câu, nhất là loại dấu câu dùng với ý đồ nghệ thuật. Biết dùng dấu câu đúng lúc,đúng chỗ khi nói, viết câu, đoạn, bài làm văn. Tích hợp với các văn bản có liên quan và viết văn tự sự kết hợp yếu tố biểu cảm. Phát hiện rõ các loại đối tượng hs : Yếu , trung bình – khá – giỏi. II/ Các dạng bài tập: Bài 1: Lập bảng theo mẫu: STT DẤU CÂU CHỨC NĂNG VÍ DỤ Bài 2: Cho đoạn văn sau: Mấy hôm nọ trời mưa lớn trên những ao hồ ao quanh bãi trước mặt nước dâng trắng mênh mông nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược thế là bao nhiêu cò sếu vạc cốc sâm cầm vịt trời bồ nông mòng két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi suốt ngày họ cãi cọ om bốn góc đầm có khi chỉ vì tranh một mồi tép có những anh cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mo ûchẳng được miếng nào. a/ Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? b/ Một bạn đã viết đoạn văn lại và vở nhưng quên mất dấu câu. Em hãy giúp bạn điền dấu câu cho phù hợp vào đoạn văn. Bài 3: Hoàng không biết chấm câu. Bạn đã viết đoạn văn như sau: “ Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.” Em hãy giúp bạn sửa lại cho đúng. Bài 4: Điền dấu câu cho phù hợp ở mỗi ngữ cảnh sau: a/ £ ï Lính đâu £ sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy£ không còn phép tắc gì nữa ࣠£ Dạ £ ïïïï bẩm £ ï £ ï Đuổi cổ nó ra £ ï b/ Dưới ánh trăng này£ ïdòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện £ ï ở giữa biển rộng£ ï cờ đỏ sao vàng phấp phới bay lên trên những con tàu lớn £ ï Bài 5: Nêu ý nghĩa tác dụng của dấu câu được sử dụng trong các ví dụ sau: a/ Lượm ơi, còn không? ( Lượm - Tố Hữu) b/ Một canh… hai canh… lại ba canh Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh ( Không ngủ được - Hồ Chí Minh) c/ Chà ! Chà ! Béo ơi là béo ! Béo đến nỗi có thằng dân nào vô ý, buột mồm ra nói câu sáo rằng: “Nhờ bóng quan lớn” là tưởng ngay nó nói xỏ ông… (Nguyễn Công Hoan) d/ Chị Dậu vẫn thiết tha: Khốn nạn ! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế. Xin ông trông lại! Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn: - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Hình như tức quá không thể chịu đựng được, chị Dậu liều mạng cự lại: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ Chị Dậu nghiến hai hàm răng: - Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem! Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được… (Ngô Tất Tố) Bài 6: Em hãy phân tích ý nghĩa tu từ của dấu câu ( dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm lửng) trong các ví dụ sau: a/ Ví dụ 1: Ôi sáng xuân nay. Xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về… Im lặng. Con chim hót Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ… ( Theo chân Bác - Tố Hữu) b/ Ví dụ 2: Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi *** Luận cương đến Bác Hồ. Và người đã khóc ( Người đi tìm hình của nước - Chế lan Viên) Bài 7: Viết 2 văn bản ngắn( hoặc đoạn văn ) có dùng các loại dấu câu đã học và chỉ ra công dụng của dấu câu mà em đã dùng.( chú dùng các loại dấu câu : Dấu chấm chấm than, dấu chấm lửng, dấu hỏi tu từ….)- Chủ đề20 – 11 và “Chiếc lá cuối cùng” – O. Hen- ri Bài 8: Hãy so sánh và chỉ ra sự khác về sắc thái ý nghĩa do có sự thay đổi về đấu câu của từng cặp câu dới đây: a/ Mẹ đã về. Mẹ đã về! b. Bác tôi – cụ Nguyễn Đạo Quán – là người giữ cuốn gia phả ấy. Bác tôi ( cụ Nguyễn Đạo Quán ) là người giữ cuốn gia phả ấy. c. Đến bao giờ mẹ mới được gặp con? Đến bao giờ mẹ mới được gặp con ! Bài 9: Viết một câu hay một đoạn ngắn trong đó có sử dụng dấu chấm hỏi và dấu chấm than với hàm ý châm biếm, nghi ngờ. Bài 10: Tìm các mẩu chuyện vui nói về việc sử dụng dấu câu không thích hợp dẫn đến việc hiểu sai ý nghĩa của câu. Bài 11: Viết lời bình về công dụng của dấu chấm lửng trong hai câu thơ sau: Anh đi đó, anh về đâu Cánh buồm nâu…cánh buồm nâu…cánh buồm… ( Không đề- Nguyễn Bính) III/ Gợi ý giải bài tập. Bài 2: Cho đoạn văn sau: Mấy hôm nọ, trời mưa lớn ,trên những ao hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông .Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu ,vạc, cốc ,sâm cầm ,vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào. ( Dế mèn phiêu lưu kí – Tô hoài). Bài 3: Hoàng không biết chấm câu. Bạn đã viết đoạn văn như sau: “ Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ sắt. Dưới chân đi đôi giày da. Trên trán lấm tấm mồ hôi.” - .. Bài 4: Điền dấu câu cho phù hợp ở mỗi ngữ cảnh sau: .. .. .. a/ Lính đâu ? sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? không còn phép tắc gì nữa a ?ø .. .. _ Dạ , bẩm .. .. -_ ï Đuổi cổ nó ra ! .. .. .. .. b/ Dưới ánh trăng này , ïdòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện ; ở giữa biển rộng , ï cờ đỏ sao vàng phấp phới bay lên trên những con tàu lớn . Bài 5: a/ Dấu hỏi chấm: Bộc lộ cám xúc đau buồn, thương tiếc của tác khi bất ngờ nghe tin Lượm đã hi sinh. b/ Dấu chấm lửng ở dòng thơ diễn tả thời gian trôi đi rất chậm chạp.Vì lo cho nước nhà nên người không thể nào chợp mắt. Ta có cảm tưởng như Người có thể đếm được tích tắc trôi qua của thời gian. c/ Dấu chấm cảm sau mỗi từ ngữ có hàm ý mỉa mai, châm biếm cái mức độ béo của tên quan mà nguyên nhân chính của sự béo ấy là sự “ ăn bẩn”, ăn trên mồ hôi nước mắt của người lao động cùng khổ. Dấu chấm lửng ở cuối đọan diễn tả những việc tiếp theo không cần nhắc lại. d/ Dấu hai chấm: Báo trước lời dẫn trực tiếp của nhân vật. Dấu chấm than ở mỗi câu nói của chị Dậu đã diễn tả khéo léo diễn bến tâm trạng, tâm lí của nhân vật: Van xin, nhịn nhục, thiết tha-> thái độ thách thức, cương quyết, rắn rỏi khi bị kẻ khác hà hiếp chồng và bản thân. Chị có thể liều mạng để cứu chồng… Dấu chấm lửng cuối đoạn là thái độ tứ giận lên đến tột cùng của người nông dân và cũng là ý thức phản kháng, chân lĩo ràng: Tức nước thì vỡ bờ. Bài 6: Phân tích ý nghĩa của các dấu câu: a/ Dấu chấm than, dấu chấm, dấu chấm lửng ở giữa câu thơ tạo nên câu, từ đặc biệt tạo nên “ý tại ngôn ngoại” cho văn bản diễn tả sự im lặng và xúc động thiêng liêng đến tận cùng giây phút Bác Hồ trở về Tổ quốc sau 30 năm xa cách. b/ Dấu chấm câu đột ngột giữa dòng thơ kết thúc một câu ngắn gọn, tạo cách ngắt câu đặc biệt, thể hiện tình cảm sâu nặng, thiết tha, tâm trạng quyến luyến, niềm nuối tiếc đến xót xa của Bác khi đứng trên boong tàu rời quê hương ra đi tìm đường cứu nước. Diễn tả sự xúc động sâu xa của Bác khi tìm ra con đường cứu nước từ chân lí của luận cương Mác Lê nin. Bài 8: a/ Sắc thái thông báo bình thường/ sắc thái vui mừng- một tiếng reo vui. b/ Dấu gạch ngang nhằm chú giải phần trước, nhấn mạnh “ bác tôi”. Dấu ngoặc đơn chú giải thêm phần trước với sắc thái bình thường. c/ Dấu hỏi chấm: Dùng để hỏi bình thường. Dấu chấm than: Cảm xúc mong đợi, nhớ thương của người mẹ. Bài tập 7.9.10 hs tự làm. Gv gọi một số hs đọc, các hs khác nhận xét, bổ sung, gv kết luận từng bài của các em.

File đính kèm:

  • docTu chon 8.doc