A. MỤC TIÊU
Giúp HS:
1. Kiến thức: nắm được những vấn đề cơ bản nhất của VHDGVN qua các tp đã học.
2. Kĩ năng: bước đầu biết đọc – hiểu tp VHDG, biết phân tích vai trò, tác dụng của VHDG qua những tp đã học.
3. Giáo dục: biết trân trọng và yêu thích những tác phẩm VHDG của dân tộc.
B. CHUẨN BỊ
v Giáo viên: giáo án, nghiên cứu các tài liệu liên quan, sưu tầm một số ví dụ tiêu biểu để minh hoạ.
v Học sinh: soạn bài trước ở nhà, các vật dụng học tập cần thiết.
v Phương pháp và cách thức tiến hành: chủ yếu là phương pháp thuyết trình, giải thích kết hợp với gợi mở và vấn đáp.
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1) On định tổ chức: kiểm tra ss, chia nhóm học tập.
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn.
3) Bài mới
- Giới thiệu: VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú của dân tộc. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu điều đó qua bài học .
40 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 năm học 2008- 2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ: 1-2 Ngày soạn: 22.09.2008
Tiết thứ: 01 - 04 Ngày dạy: 24.09.2008
---O0O---
Chủ đề 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIANVN
QUA CÁC TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10
A. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Kiến thức: nắm được những vấn đề cơ bản nhất của VHDGVN qua các tp đã học.
Kĩ năng: bước đầu biết đọc – hiểu tp VHDG, biết phân tích vai trò, tác dụng của VHDG qua những tp đã học.
Giáo dục: biết trân trọng và yêu thích những tác phẩm VHDG của dân tộc.
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên: giáo án, nghiên cứu các tài liệu liên quan, sưu tầm một số ví dụ tiêu biểu để minh hoạ.
Học sinh: soạn bài trước ở nhà, các vật dụng học tập cần thiết.
Phương pháp và cách thức tiến hành: chủ yếu là phương pháp thuyết trình, giải thích kết hợp với gợi mở và vấn đáp.
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Oån định tổ chức: kiểm tra ss, chia nhóm học tập.
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn.
Bài mới
- Giới thiệu: VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú của dân tộc. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu điều đó qua bài học…..
HOẠT ĐỘNG GV – HS
NỘI DUNG
TG
?: Bằng hiểu biết của mình, em hãy cho biết thế nào là sử thi dân gian?
?: Sử thi thường đề cập đến những vấn đề gì? Đặc điểm?
?: Em hãy kể tên một số sử thi của các dân tộc Tây Nguyên mà em biết?
?: Hình tượng chàng Đăm Săm thể hiện điều gì của con người?
?: Em có nhận xét gì về nghệ thuật qua đoạn trích “ Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây”?
?: Em hãy kể tên các truyền thuyết mà em đã được học, qua đó, em hiểu như thế nào về thể loại truyền thuyết?
?: Truyền thuyết An Dương Vương đề cập đến những nội dung gì?
* HS thảo luận: Hành động An Dương Vương chém Mị Châu ở cuối truyện là dúng hay sai? Em hãy lí giải điều đó?
?: Em đã được học những truyện cổ tích nào? Những truyện đó có đặc điểm gì?
?: Em có nhận xét gì về hình tượng nhân vật Tấm qua truyện cổ tích thần kì “ Tấm Cám”?
?: Em có đồng tình với hành động của Tấm ở cuối truyện không? Tại sao? Qua hành động đó của Tấm, thể hiện quan niệm gì của ndlđ?
?: Em có nhận xét gì về thể loại truyện cười? Mục đích giao tiếp của truyện cười là gì?
?: Bằng kiến thức đã học ở bậc THCS, em hãy cho biết, thế nào là ca dao?
?: Nội dung của các bài ca dao than thân nói về điều gì?
?: Nghệ thuật trong các bài ca dao có điều gì đặc sắc? Cho ví dụ.
?: Những tác phẩm VHDG đã học đã để lại những giá trị cơ bản nào?
?: Những giá trị về nghệ thuật. Hãy lấy ví dụ để chứng minh cho điều đó.
?: Các tác phẩm VHDG đã tác động đến quan niệm, lối sống, tâm hồn của nhân dân ta như thế nào? Hãy lấy ví dụ minh hoạ.
?: VHDG đã đóng góp gì cho văn học viết? Các nhà văn, nhà thơ sau này đã học tập được những điều gì qua các tác phẩm VHDG?
?: Vậy khi nghiên cứu VHDG, muốn học tốt bộ phận văn học này, các em cần lưu ý đến những vấn đềø gì?
- GV lấy ví dụ minh hoạ ở SHD.
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA MỘT SỐ THỂ LOẠI VHDG ĐÃ HỌC
1. Sử thi dân gian
a. Định nghĩa
- Là những tp tự sự DG sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xd những hình tượng nghệ thuật hoành tráng
- Kể về các biến cố, sự nghiệp của các anh hùng của cộng đồng
b. Đặc điểm cơ bản của sử thi anh hùng Tây Nguyên
- ND: qua cuộc đời và những chiến công của người anh hùng để thể hiện sức mạnh và khát vọng của cộng đồng.
- NT: ngôn ngữ giàu hình ảnh, sd nhiều phép so sánh và phóng đại
2. Truyền thuyết
a. Định nghĩa: Tp tự sự về các nhân vật và sự kiện lịch sử.
b. Đặc điểm của “ Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ”
- ND: giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc.
+ Bài học về tinh thần cảnh giác trước kẻ thù.
+ Xử lí đúng đắn mqh giữa cá nhân với cộng đồng.
- Nghệ thuật: Hình tượng nhân vật mang nhiều chi tiết hư cấu nhưng vẫn đảm bảo tính lịch sử.
3. Truyện cổ tích
a. Định nghĩa: là những tp tự sự dân gian mà cố truyện và hình tượng được hư cấu, kể về số phận con người bình thường trong xh, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của ndld.
b. Đặc điểm của truyện “Tấm Cám”
-ND: + Sức sống và sự trỗi dậy mãnh liệt.
+ Triết lí dân gian về sự tất thắng.
+ Mâu thuẫn và sự xung đột trong gđ.
- NT: miêu tả sự chuyển biến của nhân vật: Tấm, từ 1 người yếu đuối cam chịu -> chủ động tranh để chống lại cái ác để giành lại quyền sống, hạnh phúc.
4. Truyện cười
a. Định nghĩa: tp tự sự dân gian ngắn, có kết thúc bất ngờ, nhằm mục đích giải trí, phê phán…
b. Đặc điểm của truyện “ Nhưng nó phải bằng hai mày”
- ND: cái xấu bị PP là sự thammnhũng của tên quan.
-NT: kết hợp cử chỉ với lời nói và đặc biệt là sự chơi chữ rất độc đáo của nhân vật.
5. Ca dao
a. Định nghĩa: Những lời thơ trữ tình DG, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, nhằøm diễn tả TG nội tâm của con người.
b. Đặc điểm của chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.
- ND: nỗi niềm chua xót, đắng cay về số phận, cảnh ngộ và những tình cảm yêu thương, chung thuỷ của họ trong qh bạn bè, tình yêu, xóm làng…
- NT: Được thể hiện chân thành và tinh tế, kín đáo qua nghệ thuật diễn đạt giàu hình ảnh, đậm màu sắc dân dã…
II. NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN QUA CÁC TPVHDG ĐÃ HỌC
1. Giá trị nội dung
- Phản ánh chân thực CS l.động, chiến đấu dựng – giữ nước của dt.
- Thể hiện truyền thống dân chủ và nhân văn của nd.
- Bộc lộ đs tâm hồn phong phú, tinh tế và sâu sắc của nd.
- Tổng kết những tri thức, kinh nghiệm của nd ở mọi lĩnh vực.
2. Giá trị nghệ thuật
- XD đựơc những mẫu hình nhân vật đẹp, tiêu biểu cho truyền thống quý báu của dân tộc.
VD: Đăm Săn: Anh hùng; ADVương: tinh thần bất khuất…
- VHDG là nơi hình thành nên các thể loại văn cơ bản và tiêu biểu của dân tộc; là “kho” lưu giữ các thành tựu ngôn ngữ của dt.
III. VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA VHDG TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA XH VÀ TRONG NỀN VHDT.
1. Vai trò và tác dụng trong đs tinh thần của xh
- VHDG nêu cao những bài học về p chất tinh thần, đạo đức truyền thống tốt đẹp của dt.
- VHDG góp phần quan trọng bồi dưỡng cho con người những tình cảm tốt đẹp, cách nghĩ, lối sống tích cực và lành mạnh.
2. Vai trò, tác dụng trong nền VH dân tộc.
- Nhiều tp VHDG đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật thời đại, được các tgiả tiếp thu học tập.
- VHDG mãi mãi là ngọn nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của VH viết về các phương diện đề tài, thể loại, văn liệu…
IV. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐỌC – HIỂU VHDG.
Để hiểu đúng, văn bản VHDG, chúng ta cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Nắm vững thể loại, đặc trưng thể loại.
- Phải đặt tác phẩm VHDG vào trong hệ thống những văn bản tương quan, thích ứng.
VD: hình tượng “thuyền” trong ca dao vừa chỉ người con trai nhưng đồng thời cũng chỉ người con gái.
- Trong quá trình hình thành, biến đổi , lưu truyền, TP VHDG thường gắn bó với các sinh hoạt cộng đồng
V. BÀI TẬP
Nếu còn thời gian, GV đưa ra một số câu hỏi trong sách tài liệu chủ đề tự chọn để các em thảo luận và tìm hướng trả lời ( GV nhận xét, định hướng, bổ sung)
T2
T3
T4
D. CỦNG CỐ
- GV đặt một số câu hỏi vui:
Câu 1: trong VHDGVN, ai là người phụ nữ đầu tiên lấy chồng ngoại quốc?
Đáp án: Mị Châu ( qua truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thuỷ)
Câu 2: Trong lịch sử VHDGVN, ai là người đầu tiên thực hiện thành công “ca phẫu thuật” thay ruột?
Đáp án: Chú cuội ( sự tích Chú Cuội cung trăng)
Câu 3: Trong lịch sử VHDGVN, ai là người đầu tiên thực hiện thành công chuyến du hành vũ trụ bay vào Mặt trăng? Bằng phương tiện gì?
Đáp án: Chú Cuội; Phương tiên: cây đa ( sự tích Chú Cuội cung trăng)
E. DẶN DÒ
Về nhà các em tìm đọc và sưu tầm thêm một số tác phẩm văn học dân gian khác để tăng cường sự hiểu biết về bộ phận VH này?
äää
Tuần thứ: 3 - 4 Ngày soạn: 20.09.2007
Tiết thứ: 05 - 08 Ngày dạy: 22.09.2007
---O0O---
Chủ đề 2
NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRUNG ĐẠI
VIỆT NAM QUA CÁC TP TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10
A. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Kiến thức: nắm được những đặc điểm lịch sử xã hội tác động đến sự phát triển của VHTĐ.
Kĩ năng: nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của VHTĐ.
Giáo dục: biết trân trọng và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên: giáo án, nghiên cứu các tài liệu liên quan, sưu tầm một số ví dụ tiêu biểu để minh hoạ.
Học sinh: soạn bài trước ở nhà, các vật dụng học tập cần thiết.
Phương pháp và cách thức tiến hành: chủ yếu là phương pháp thuyết trình, giải thích kết hợp với gợi mở và vấn đáp.
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Oån định tổ chức: kiểm tra ss, chia nhóm học tập.
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới
- Giới thiệu:
HOẠT ĐỘNG GV – HS
NỘI DUNG
TG
?: Từ thế kỉ thứ X đến tk XIX, về lịch sử có những đặc điểm gì nổi bật? Đã ảnh hưởng đến văn học như thế nào?
?: Ở giai đoạn này, chúng ta phải chống lại các thế lực thù địch nào? Em hãy liệt kê một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu cho từng thời kì lịc sử?
?: Dựa vào kiến thức về lịch sử, em hãy cho biết gđ lịch sử nào có sự biến chuyển như thế nào?
?: Nội dung thể hiện trong văn học giai đoạn này chủ yếu phản ánh về vấn đề gì?
?: Em hiểu như thế nào về thuật ngữ “Chủ nghĩa yêu nước”? Hãy lấy một số ví dụ để minh hoạ.
?: Thế nào là “ trung quân ái quốc”?
?: Em hiểu như thế nào là chủ nghĩa nhân đạo? CNNĐ được thể hiện rõ nét qua các tác phẩm văn học nào mà em được biết?
?: Trước những xấu xa của xã hội, nhưng bất lực, các nhà nho yêu nước, yêu dân thường bộc lộ thái độ gì? Hãy lấy một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu để minh hoạ?
?: Em hãy so sánh sự khác nhau giữa VHTĐ với VHHĐ?
?: VHTĐ Việt Nam đã có những ảnh hưởng như thế nào đối với ĐS tinh thần dân tộc?
?: VHTĐ Việt Nam đã có những đóng góp gì với nền văn học dân tộc?
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LSXH TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VHTĐ VIỆT NAM
1. Về lịch sử dân tộc
- Từ TK X đến TK XIX, lịc sử dân tộc có hai đặc điểm nổi bật: Đất nước giành quyền độc lập, tự chủ, tiến hành nhiều cuộc chiến đấu bảo vệ TQ; tiến hành công cuộc xây dựng đất nước với ý thức tự cường dân tộc.
- Một số tác phẩm tiêu biểu:
+ Chống Tống: bài thơ thần Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt
+ Chống Nguyên – Mông: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.
+ Chống Minh: Bình Ngô đại cáo của Nguễn Trãi.
+ Chống Pháp: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu…
- Cũng trong 10 thế kỉ, nd ta đã tiến hành công cuộc xây dựng đất nước, đặc biệt là phát triển nền văn hoá dân tộc. ( Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông…)
2. Về lịch sử chế độ phong kiến.
- Từ thế kỉ X – XV: là gđ xây dựng chế độ phong kiến độc lập tự chủ và phát triển tới đỉnh cao với thời đại của Lê Thánh Tông.
- Từ thế kỉ XVI trở đi: chế độ PK từng bước lâm vào khủng hoảng.
- Nửa cuối thế kỉ XIX – đầu TK XX: chế độ PK từ suy thoái đến suy tàn.
II. KHÁI QUÁT NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
1. Những nét chính về nội dung
a. Chủ nghĩa yêu nước
- CNYN là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của VHTĐ Việt Nam.
- Đặc điểm của CNYN là sự kết hợp giữa truyền thống yêu nước của dân tộc và tư tưởng “ trung quân ái quốc”.
- Thể hiện CNYN rõ nét trên 2 bối cảnh lớn về lịc sử: khi đất nước có giặc ngoại xâm và khi đất nước hoà bình.
Ví dụ:
+ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão: hào khí Đông A qua niềm tự hào trước sức mạnh của con người và sức mạnh thời đại.
+ Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu: niềm tự hào trước truyền thống yêu nước chống xâm lược và truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc.
+ Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi.
b. Chủ nghĩa nhân đạo
- Chủ nghĩa nhân đạo cũng là một nội dung lớn, xuyên suốt trong quá trình phát triển của VHTĐ VN. Đó là truyền thống nhân đạo VN kết hợp với tư tưởng nhân văn tích cực vốn có của Nho giáo, Phật giáo, Lão – Trang.
- Nội dung CNNĐ thể hiện tập trung ở một số phương diên lớn: tình yêu thương đối với con người, sự lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tàn bạo; đề cao con người, quyền sống – hạnh phúc – công lý, chính nghĩa….
Ví dụ:
+ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du
+ Truyện Kiều của N. Du.
+ Cáo tật thị chúng của Mãn Giác thiền sư.
+ Đại cáo bình Ngô của N. Trãi…
c. Cảm hứng thế sự
- Cảm hứng thế sự xuất hiện rõ nét trong văn học cuối thời Trần, khi mà triều đại PK nhà Trần đã có những biểu hiện suy thoái. Đó là tâm sự của một con người nặng lòng vì nước, vì dân nhưng bất lực trước thời cuộc.
Ví dụ:
+ Bài thơ làm tháng sáu năm Nhâm Dần của Trần Nguyên Đán
“ Hạn rồi qua lụt đã bao phen
Đau nỗi ruộng đồng lúa chẳng lên
Đống sách hoá ra chồng giấy nát
Bạc đầu luống những phụ dân đen”.
+ Các sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
+ Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác.
2. Những nét chính về nghệ thuật
Nghệ thuật VHTĐ có những đặc trưng riêng, khác so với VHHĐ. Nổi bật lên là tính quy phạm, tính trang nhã, tiếp thu trên cơ sở dân tộc hoá những ảnh hưởng của VH Trung Quốc.
a. Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm
b. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị
c. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài.
III. VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM VHTĐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 ĐỐI VỚI ĐS TINH THẦN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VH DÂN TỘC
1. Đối với đời sống tinh thần dân tộc
- VHTĐ đã góp phần vào việc giữ gìn và phát triển những truyền thống văn hoá, tinh thần của dt VN mà tiêu biểu nhất là truyền thống yêu nước và truyền thống nhân đạo.
- VHTĐ còn góp phần làm phong phú, làm giàu có đs tinh thần của dt bằng việc tiếp thu những tinh hoa văn hoá, văn học nước ngoài.
2. Đối với văn học dân tộc
- VHTĐ đã tiếp thu, kế thừa truyền thống văn học DG, đồng thời kết tinh những truyền thống đó bằng những thành tựu nghệ thuật hết sức rực rỡ.
- Những thành tựu của VHTĐ đã trở thành kho tàng quý giá để văn học hiện đại tiếp thu, kế thừa và phát triển.
D. CỦNG CỐ
?: Lịch sử xã hội có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của VHTĐ Việt Nam?
E. DẶN DÒ
Về nhà các em tìm đọc và sưu tầm thêm một số tác phẩm văn học trung đại khác để tăng cường sự hiểu biết về giai đoạn VH này.
äää
Tuần thứ: 5 - 6 Ngày soạn:08.10.2007
Tiết thứ: 9 - 12 Ngày dạy: 11.10.2007
---O0O---
Chủ đề 3
NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10
A. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Kiến thức: hiểu và nắm bắt được các nd chính, đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa nổi bật của một số nhân vật điển hình trong phần VHNN.
Kĩ năng: biết cách đọc – hiểu một tác phẩm ( đoạn trích) VHNN và phân tích được tác phẩm (đoạn trích) đó.
Giáo dục: biết so sánh với VHVN và biết tiếp thu, tiếp nhận đúng đắn các giá trị của các tác phẩm VHNN.
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên: giáo án, nghiên cứu các tài liệu liên quan, sưu tầm một số ví dụ tiêu biểu để minh hoạ.
Học sinh: sưu tầm và nghiên cứu bài trước ở nhà; chuẩn bị các vật dụng học tập cần thiết.
Phương pháp và cách thức tiến hành: chủ yếu là phương pháp thuyết trình, giải thích kết hợp với gợi mở và vấn đáp.
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Oån định tổ chức: kiểm tra ss, chia nhóm học tập.
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới
- Giới thiệu:
HOẠT ĐỘNG GV – HS
NỘI DUNG
?: Em hãy cho biết, mục đích của Bộ GD đưa phần VHNN vào chương trình ngữ văn 10 để làm gì?
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm về sử thị.
- GV: Từ cách hiểu chung nhất về sử thi, hãy chỉ ra những nét riêng của các sử thi Đăm Săn, Ô-đi-xê và Ra-ma-ya-na.
?: Cả hai đoạn trích Uy-lít-xơ trở về và Ra-ma buộc tội đều kể lại hai vợ chồng tái ngộ sau xa cách vì hoạn nạn hay do hoàn cảnh. Chúng có gì giống và khác nhau?
?: Bằng các kiến thức mà các em đã được học ở THCS, em hiểu thế nào là thơ Đường?
- Phân tích, so sánh một bài thơ Đường luật Trung Hoa với một bài Đường luật Việt Nam mà các em đã được học ( GV cho học sinh thảo luận)
?: Em biết gì về thể thoe hai-cư Nhật Bản?
?: Thể thơ này có gì độc đáo?
1. Đất khách mười mùa sương
Về thăm quê nghoảnh lại
Ê-đô là cố hương
2. Chim đỗ quyên hót
Ơû kinh đô
Mà nhớ Kinh đô
3. Lệ trào nóng hổi
Tan trên tay tóc mẹ
Làn sương thu
?: Em hãy nêu đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết chương hồi?
I. GIỚI THIỆU CHUNG
- Lựa chọn các tác phẩm VHVN ĩ VHNN (có những nét tương đồng)
- Mục đích: mở rộng tầm hiểu biết về kho tàng tri thức nhân loại.
- Trong chương trình Ngữ văn 10 có: VH cổ Hi Lạp, cổ đại Aán Độ, thơ Đường, thơ hai – cư Nhật Bản……
II. SỬ THI
1. Khái quát về sử thi
- Sử thi Hi lạp và Aán Độ là loại hình văn học tự sự, kể chuyện bằng thơ ra đời trong buổi bình minh của LS các dân tộc đó. Sử thi phản ánh thời kì chuyển giao LS, là bước ngoặt ở đó nhân loại chia tay với quá khứ mông muội để bước vào thời đại văn minh.
- Đề tài là các qhệ thị tộc, là các cuộc chiến tranh bộ lạc. Sử thi tái hiện lại các cuộc chiến tranh giành giật đất đai hoặc chiến tranh giành các người đẹp ( người phụ nữ) – vốn rất phổ biến trong thời cổ đại. Qua đó ca ngợi người anh hùng của cộng đồn.
- Sử thi ca ngợi tinh thần đấu tranh cho công lý, cho lợi ích của cộng đồng, xả thân vì tập thể được đề cao.
- Bức tranh mà sử thi tạo dựng thường mang tính hoành tráng kì vĩ với các yếu tố hoang đường, kì ảo, với sự xuất hiện của các vị thần, quỷ sứ….
2. Sử thi Hi Lạp
- Sử thi được học là Ô-đi-xê. Sử thi này gắn liền với thời kì di dân mở nước, mở rộng địa bàn cư trú của người Hi Lạp.
- Nhân vật được tập trung khắc hoạ và miêu tả là Uy-lít-xơ, biểu tượng của con người chinh phục khám phá , cho nên phẩm chất nổi bật của nhân vật là dũng cảm và giàu năng lực trí tuệ.
- Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về kể lại câu chuyện gặp mặt của 2 vợ chồng sau 20 xa cách. Cuộc tái ngộ đầy niềm vui hp nhưng cũng trãi qua thử thách gay go mà qua đó, vẻ đẹp của nhâ vật được bộc lộ ra.
+ Pê-nê-lốp: kiên trinh chờ chồng, thận trọng, thông minh sắc xảo.
+ Uy-lít-xơ: kiên nhẫn đợi chờ, giận dỗi lo âu và cảm thông, trân trọng.
3. Sử thi Ấn Độ
- Sử thi Aán Độ được chọn học là Ra-ma-ya-na, vốn được coi là cuốn bách khoa toàn thư của đất nước này.
- Đoạn trích Rama buộc tội kể về cuộc tái ngộ của hai vợ chồng sau cơn hoạn nạn. Thử thách đối với họ là rất lớn bởi lẽ cả hai đều phải chứng minh cho danh dự của mình.
+ Rama: từ bỏ vợ
+ Xita: bước lên giàn hoả thiêu
=> Tạo nên kịch tính của tác phẩm.
III. THƠ TRUNG ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
1. Thơ Đường (Trung Quốc)
- Trong LSTQ, triều Đường (618 – 907 có vai trò quan trọng và là xã hội hưng thịnh nhất, đồng thời cũng là đỉnh cao của văn minh nhân loại, đỉnh cao của thơ ca.
- Thơ Đường là cách hiểu chung nhất dùng để chỉ loại cận thể ( gồm luật thi – 8 câu và tuyệt cú – 4 câu).
- Thơ Đường rất phong phú: khoảng trên 5 vạn bài thơ của hơn 2300 nhà thơ.
- Đề tài rất đa dạng: thiên nhiên, về tình bạn, số phận con người giàu tính nhân văn, ca ngợi những tình cảm trong sáng, lành mạnh.
- Đặc điểm: chủ yếu là gợi tả, gợi suy nghĩ, liên tưởng, thể hiện kín đáo.
2. Thơ hai – cư ( Nhật Bản)
a. Giới thiệu chung
- Thơ hai – cư là thể thơ độc đáo của Nhật Bản. Đây là thể thơ thuộc loại nhắn nhất của VH thế giới.
- Muốn thưởng thức được một bài thơ hai – cư cần tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ và điển tích làm nền cho bài thơ đó. Thơ hai – cư không nói nhiều và thường không có tiêu đề.
- Hai – cư là thơ ca của kinh nghiệm thường ngày, của cmả thức thẩm mĩ và trực giác tâm linh.
- Đặc điểm nổi bật của hai - cư là sự cô đọng và đi vào chiều sâu, là khoảnh khắc bừng ngộ của thi nhân trước đất trời, sự khác lạ….để từ đó con người nhận ra một triết lí sống, một quan điểm nhân sinh.
- Về lối đối: thơ Đường tuân thủ sự cân bằng đối xứng, còn thơ hai – cư nghiêng về sự cân bằng bất đối xứng
b. Các bài thơ hai – cư được trích dẫn trong SGK
1. Đất khách mười mùa sương
Về thăm quê nghoảnh lại
Ê-đô là cố hương
- Bài thơ này được sáng tác khi Ba – sô 38 tuổi, độ tuổi mà tác giả đã trải nghiệm cuộc đời qua nhiều nơi.
- Ê – đô: là thủ đô Tô-ki-ô ngày nay.
2. Chim đỗ quyên hót
Ơû kinh đô
Mà nhớ Kinh đô
- Chim đỗ quyên chỉ kêu khi trời sẫm tối. Tiếng kêu rất não nùng. Tiếng kêu của chim đỗ quyên gợi lên nỗi buồn da diết, gợi ý niệm về sự ra đi mãi mãi của thời gian, tạo ra cái vô thường.
- “ Ở Kinh đô mà nhớ kinh đô”: kinh đô trước mặt và kinh đô trong kí ức của nhà thơ.
3. Lệ trào nóng hổi
Tan trên tay tóc mẹ
Làn sương thu
- Sau một chuyến du hành trở về, ông mới biết tin mẹ mất, khi đó ông 40 tuổi. Người anh trao cho ông một di vật là một mớ tóc bạc của mẹ. Cầm mớ tác bạc trên tay, ông đã khóc.
IV. TIỂU THUYẾT CỔ ĐIỂN TRUNG HOA
1. Giới thiệu chung
- Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc – cách gọi chung các tiểu thuyết từ đời Minh đến đời Thanh – là thành tựu lớn mang đậm dấu ấn và phong cách độc đáo của VH Trung Hoa.
2. Nội dung: tôn trọng sự thật, đề cao chính nghĩa, lên án gian tà, ca ngợi tôi trung vua hiền, phê phán các nịnh thần và khát vọng được sống trong hoà bình hp ấm no, hướng về những thời kì thịnh trị thời xa xưa.
3. Tác phẩm tiêu biểu: Tam quốc diễn nghĩa ( La Quán Trung), Tây Du Kí ( Ngô Thừa Ân)…
D. CỦNG CỐ
Câu 1: Ý nghĩa của văn học nước ngoài trong chương trình?
Câu 2: Nêu nhận xét về thơ Đường?
E. DẶN DÒ
Về nhà các em tìm đọc và sưu tầm thêm một số tác phẩm văn học khác để tăng cường sự hiểu biết về bộ phận VH này.
äää
Tuần thứ: 7 - 8 Ngày soạn:27.10.2007
Tiết thứ: 13 - 16 Ngày dạy: 31.10.2007
---O0O---
Chủ đề 4
THỰC HÀNH VỀ NGÔN NGỮ NÓI – NGÔN NGỮ VIẾT, CÁC PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ VÀ CÁC PHÉP TU TỪ CÓ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10
A. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Kiến thức:
File đính kèm:
- giaoantuchon10 CT chuan.doc