1- Kiến thức cơ bản.
-Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi vừa xót xa, phẫn uất trước cảnh ngộ éo le, ngang trái của duyên phận Hồ Xuân Hương. Từ đó thấy được cả bi kịch, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của bà.
- Hiểu sâu hơn tài năng nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương nhất là cách dùng từ ngữ, hình ảnh vừa bình dị lại vừa táo bạo, tinh tế giàu sức biểu cảm
2- Rèn luyện kĩ năng.
- Phân tích thơ đặc biệt là phân tích các sắc thái từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật tu từ
3- Chuẩn bị
-Đọc kĩ bài thơ trả lời các câu hỏi của sách giáo khoa, tìm đọc thêm các bài thơ của Hồ Xuân Hương cũng như bài viết về nhà thơ này.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3681 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự tình- Hồ Xuân Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 5 Bài dạy TỰ TÌNH
Ngày soạn: 26/8/08 Hồ Xuân Hương
A- Mục tiêu cần đạt
1- Kiến thức cơ bản.
-Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi vừa xót xa, phẫn uất trước cảnh ngộ éo le, ngang trái của duyên phận Hồ Xuân Hương. Từ đó thấy được cả bi kịch, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của bà.
- Hiểu sâu hơn tài năng nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương nhất là cách dùng từ ngữ, hình ảnh vừa bình dị lại vừa táo bạo, tinh tế giàu sức biểu cảm
2- Rèn luyện kĩ năng.
- Phân tích thơ đặc biệt là phân tích các sắc thái từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật tu từ
3- Chuẩn bị
-Đọc kĩ bài thơ trả lời các câu hỏi của sách giáo khoa, tìm đọc thêm các bài thơ của Hồ Xuân Hương cũng như bài viết về nhà thơ này.
B- Tiến trình lên lớp
1- Ổn định lớp (1phút)
2- Bài cũ (5 phút)
- Theo em giá trị hiên thực nổi bật nhất của tác phẩm Thượng Kinh kí sự là gì?
3- Bài mới
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : Đọc tìm hiểu chung về tác phẩm.
- Cho các em đọc phần tiểu dẫn của sách giáo khoa và hướng dẫn các em nắm những nét chính về cuộc đời của tác giả tạo điều kiện cho các em cảm nhận bài thơ sau này.
- Tiếp tục cho các em tìm hiểu thể loại của bài thơ và hướng dẫn cho các em cách đọc sau đó cho các em đọc bài thơ tìm hiểu bố cục.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết bài thơ
- Giáo viên đọc lại 2 câu đề và hướng dẫn học sinh phân tích theo các gợi ý sau:
+Hai câu đề giới thiệu những nội dung gì?
+ Các yêu tố của hoàn cảnh trữ tình có gợi gì cho tâm trạng trữ tình không? ( Thời gian đêm khuya gợi điều gì?
+ nêu cảm nhận của em qua tiếng trống văng vẳng, dồn dập theo em hai yếu tố văng vẳng và dồn dập có mâu thuẫn nhau không?
- Nghĩa của từ trơ chỉ điều gì? Hồng nhan là gì? Từ chí loại cái nhà thơ dùng có ý nghĩa ra sao?
- Nhiệm vụ vủa hai câu thực là triển khai làm rõ cho vấn đề được nêu lên, vậy nội dung cụ thể của hai câu thực này là gì?
+ Chén rượu mà nhà thơ đề cập biểu hiện điều gì? Trạng thái say lại tỉnh gợi tâm trạng nhà thơ ra sao?
+ Ý nghĩa của vầng trăng?
Trạng thái khuyết chưa tròn theo em diễn tả điều gì?
- Đây là hai câu thơ còn có nhiều các hiêûu khác nhau giáo viên hướng dẫn các em thảo luận tìm xem cách hiểu nào phù hợp hơn, hay hơn
+ Theo em hai câu thơ tả cảnh có nhằm mục đích tả cảnh không? Có ý kiến cho rằng bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ mạnh mẽ đầy sức sống thể hiện thái độ ngang tàng đầy phá phách, uất hận của nhà thơ em thấy có đúng không? Có thể hiểu câu thơ theo cách nào khác?
+ Thử hình dung bức tranh thiên nhiên với các nét cảnh đó và nêu cảm nhận của em? Số từ từng đám và mấy hòn tác giả dùng có dụng ý gì?
-Nội dung hai câu kết nói về điều gì?
+ Từ ngán diễn tả nội dung gì?
+chữ lại khác chữ đến như thế nào?
+ em có nhận xét gì về từ ngữ ở các câu thơ cuối cùng tác dụng của lối dùng từ như vậy?
Hoạt động 3 hướng dẫn củng cố tổng kết và học bài.
- Cho học sinh diễn xuôi lại nội dung của các câu thơ theo bố cục
- Qua bài thơ em thấy được gì về con người của Hồ Xuân Hương?
- Học sinh đọc tiểu dẫn và rút ra những nhận xét về tác giả.
- Học sinh đọc và phát biểu tự do tìm hiểu bố cục bài thơ.
HoÏc sinh bám vào câu thơ phát biểu cảm nhận của mình theo gợi ý của giáo viên.
- học sinh tiếp tục phát biểu ý kiến môït cách tự do giáo viên dẫn dắt cho các em tranh luận nhau về các cách hiểu câu thơ.
Học sinh phá biểu tự do theo các câu hỏi của giáo viên. Khuyến khích các em trình bày quan điểm riêng của mình
- Hai câu luận cho các em thảo luận nhóm để khuyến khích các ý kiến cá nhân nhằm tạo sự tranh luận.
- Sau khi thống nhất ý kiến của nhóm cử người trình bày ý kiến của nhóm mình và các nhó khác tranh luận.
- Học sinh tiếp tục tìm hiểu và trình bày ý kiến của mình như các câu trước.
I- Đọc – Tìm hiểu chung
1- Tác giả:
Hồ Xuân Hương là một trong ba nhà thơ nữ xuất chúng của nước ta thế kỉ 18, một hiện tương văn học ít thấy của nền văn học trung đại. Bà là một người phụ nữ tài hoa, nhan sắc tính tình mạnh mẽ, phóng khoáng thích giao du, tuy nhiên đường tình duyên lại gặp nhiều trắc trở, hẩm hiu.
- Hồ Xuân Hương là người có biệt tài về thơ nôm ( được nhà thơ Xuân Diệu mệnh danh là bà chúa thơ nôm). Thơ bà thường là tiếng nói phê phán mạnh mẽ, sâu cay chế đôï phong kiến và bênh vực cho người phụ nữ.
2- Bài thơ
- Thể loại: thơ nôm đường luật thất ngôn bát cú.
- Đề tài tự tình tức trực tiếp bộc lo tâm trạng, tình cảm của mình một đề tài quen thuộc của thơ trung đại
- Bố cục: bốn phần đề- thực –luận kết .
II- Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết văn bản
Hai câu đề: giới thiệu khái quát thời gian và tâm trạng trữ tình.
+Thời gian: vào lúc đêm khuya đây là thời gian cho những nỗi buồn, sự đau khổ riêng tư- thời gian của sự tự đối diện.
+ Không gian được thể hiện qua tiếng trống văng vẳng vừa gợi sự rộng lớn lại vừa cái vắng lặng, yên tĩnh của cảnh vật và cả sự gấp gáp của thời gian.
+ Tâm trạng: Trơ cái hồng nhan. Trơ là trơ trọi chỉ còn lại một mình mà cũng là chai lì đi không thay đổi một cảm giác vừa cô đơn vừa bẽ bàng. Hồng nhan là chỉ người con gái đẹp nói chung. Hồ Xuân Hương dùng từ cái là nhằm cá thể hóa cái chung thành cái riêng. Cái hồng nhan của Xuân Hương chính là thân phận người phụ nữ của bà. Cách nói như vậy có lẽ bà muốn tách người phụ nữ Xuân Hương với nhà thi sĩ Xuân Hương. Tâm trạng lẻ loi trơ trọi là của cô gái Xuân hương chứ không phải của nhà thơ.
- Hai câu thực: tiếp tục triển khai ý ý được nêu ở câu đề, cụ thể là trực tiếp bộc lôï nỗi cô đơn. Mượn chén rượu để quên đi nỗi buồn thì say lại tỉnh càng buồn hơn ( đúng như Lí Bạch đã nói: dùng dao chém đá đá không đứt; lấy rượu tiêu sầu sầu, sầu càng sầu). Tìm đến trăng (tìm nguồn cảm xúc trước cái đẹp của thiên nhiên) thì trăng đã xế bóng mà vẫn khuyết chưa tròn nghĩa là cũng chẳng đem đến niềm vui sự khuây khỏa, hơn nữa vầng trăng đó còn gợi đến thân phận của mình đã về chiều xế bóng mà hạnh phúc vẫn chưa tròn ( tên của Hồ Xuân Hương có chữ nguyệt).
- Hai câu luận
Bức tranh thiên nhiên với 2 nét cảnh rêu và đá trải đến tận chân mây gợi khung cảnh hoang sơ, vắng lạnh không có sự sống giống như một tinh cầu lạ mà chỉ có trơ trọi một mình nhà thơ. Sự đối lập của hai nét cảnh ở câu thơ dễ gợi cho người đọc liên tưởng đến một ý nghĩa khác. Rêu là vật bé nhỏ yếu đuối bò ngang mắt đất thì dầy rẫy “từng đám” còn đá cứng cỏi mạnh mẽ đâm toạc chân mây thì lại ít ỏi “mấy hòn” cũng giống như trong xã hội của Xuân Hương những kẻ tầm thường thì đầy rẫy, còn chính nhân quân tử nào có mấy ai. Tìm kiếm sự giao cảm nào có dễ gì?
2 câu kết :
Lại trở về với chính mình để cảm nhận hơn thân phận cô đơn, hẩm hiu của mình
+ Ngán là cảm giác chán chê đến phát sợ cho sự tuôn chảy của thời gian. Tuôn chảy mà không thay đổi bởi xuân đi lại lại vẫn cứ y nguyên.
+ câu thơ cuối dùng một loạt từ có cùng trường nghĩa chỉ số ít để diễn tả cái có mà không tạo nên một cảm giác chán chường, xót xa.
III- Kết luận
Từ ý thức về thân phận hẩm hiu của mình Hồ Xuân Hương khát khao tìm đến sự giaỉ tỏa nhưng không thành trở lại với chính mình để càng chua chát hơn . Tuy nhiên qua nỗi buồn ta vẫn thấy một Xuân Hương mạnh mẽ đầy ý thức cá nhân trong khát vọng tình cảm.
Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ
- Chuẩn bị bài : Mùa thu câu cá
File đính kèm:
- cach giang moi ve Tu tinh.doc