Tập đọc (tiết 11)
NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
Ngày . . . . .
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài . Hiểu nội dung câu chuyện : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân , lòng trung thực , sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân .
- Đọc trơn toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm , buồn , xúc động , thể hiện sự ân hận , dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông . Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện .
- Có ý thức trách nhiệm với những người thân .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
- Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1) Hát .
2. Bài cu : (3) Gà Trống và Cáo .
- 2 em đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo , nhận xét tính cách 2 nhân vật này .
3. Bài mới : (27) Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca .
47 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tuần 06 - Lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc (tiết 11)
NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
Ngày . . . . ..
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài . Hiểu nội dung câu chuyện : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân , lòng trung thực , sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân .
- Đọc trơn toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm , buồn , xúc động , thể hiện sự ân hận , dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông . Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện .
- Có ý thức trách nhiệm với những người thân .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
- Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Gà Trống và Cáo .
- 2 em đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo , nhận xét tính cách 2 nhân vật này .
3. Bài mới : (27’) Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca .
a) Giới thiệu bài :
Câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca sẽ cho các em biết An-đrây-ca có phẩm chất rất đáng quý mà không phải ai cũng có . Đó là phẩm chất gì ? Bài học này sẽ giúp các em hiểu điều đó .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn phân đoạn : 2 đoạn .
+ Đoạn 1 : Từ đầu mang về nhà .
+ Đoạn 2 : Phần còn lại .
- Đọc diễn cảm cả bài .
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc đoạn 1 .
- An-đrây-ca lúc đó 9 tuổi , em sống cùng ông và mẹ , ông đang ốm rất nặng .
- An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay .
- An-đrây ca được các bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc . Mải chơi nên quên lời mẹ dặn . Mãi sau em mới nhớ ra , chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về .
- Đọc đoạn 2 .
- An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên . Oâng đã qua đời .
- An-đrây-ca òa khóc ; cho rằng chỉ vì mình mải chơi bóng , mua thuốc về chậm mà ông chết ; kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe ; cả đêm nức nở dưới gốc cây táo do ông trồng ; vẫn tự dằn vặt mình khi đã lớn .
- An-đrây-ca rất yêu thương ông , không tha thứ cho mình vì ông sắp chết mà còn mải chơi bóng , mang thuốc về nhà muộn . An-đrây-ca rất có ý thức trách nhiệm , trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Khi câu chuyện xảy ra , An-đrây-ca mấy tuổi , hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào ?
- Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông , thái độ của em thế nào ?
- An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ?
- Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ?
- An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào ?
- Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào ?
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 2 em đọc tiếp nối nhau 2 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Vài tốp ( tốp 4 em ) thi đọc diễn cảm theo lối phân vai trước lớp .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài : Bước vào phòng ra khỏi nhà .
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
4. Củng cố : (3’)
- Yêu cầu HS :
+ Đặt lại tên cho truyện theo ý nghĩa của nó . ( Chú bé trung thực / Chú bé giàu tình cảm / Tự trách mình / Nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân / )
+ Nói lời an ủi của em với An-đrây-ca . ( Bạn đừng ân hận nữa . Oâng bạn chắc rất hiểu tấm lòng của bạn )
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Tiếp tục về nhà luyện đọc truyện trên theo lối phân vai .
Chính tả (tiết 6)
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
Ngày . . . . ..
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu nội dung truyện ngắn Người viết truyện thật thà .
- Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng truyện ngắn trên . Biết tự phát hiện lỗi và sử lỗi trong bài chính tả . Tìm và viết đúng chính tả các từ láy có tiếng chứa các âm đầu s / x hoặc thanh hỏi / thanh ngã .
- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Vài tờ phiếu khổ to ghi sẵn BT2 .
- Từ điển để HS làm BT3 .
- Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3 .
- Vở BT Tiếng Việt 4 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Những hạt thóc giống .
- 1 em đọc cho 2 bạn viết ở bảng , cả lớp viết vào nháp các từ ngữ bắt đầu bằng l / n hoặc en / eng đã được luyện viết ở BT2 tiết trước .
- 1 em đọc thuộc lòng câu đố ở BT3 , viết lên bảng lời giải đố .
3. Bài mới : (27’) Người viết truyện thật thà .
a) Giới thiệu bài :
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp .
- Theo dõi .
- 1 em đọc lại truyện .
- Cả lớp lắng nghe , suy nghĩ , nói về nội dung mẩu truyện . ( Ban-dắc là một nhà văn nổi tiếng thế giới , ông có tài tưởng tượng tuyệt vời khi sáng tác các tác phẩm văn học nhưng trong cuộc sống lại là một người rất thật thà , không bao giờ biết nói dối )
- Cả lớp đọc thầm lại truyện , chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai , cách trình bày truyện .
- Viết bài vào vở .
- Soát lại bài .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết .
MT : Giúp HS nghe để viết đúng truyện ngắn .
PP : Làm mẫu , trực quan , thực hành .
- Đọc toàn bài .
- Nhắc HS : Ghi tên bài vào giữa dòng . Sau khi chấm xuống dòng , chữ đầu nhớ viết hoa , viết lùi vào 1 ô li . Lời nói trực tiếp của các nhân vật phải viết sau dấu hai chấm , xuống dòng , gạch đầu dòng . Viết tên riêng người nước ngoài theo đúng quy định .
- Đọc bài cho HS viết .
- Đọc lại bài một lượt .
Hoạt động lớp , nhóm .
- 1 em đọc nội dung bài tập , cả lớp đọc thầm lại để biết cách ghi lỗi và sửa lỗi .
- Tự đọc bài , phát hiện lỗi và sửa lỗi chính tả trong bài của mình thoe mẫu SGK .
- Từng cặp HS đổi bài cho nhau để sửa chéo .
- 1 em đọc yêu cầu BT , cả lớp theo dõi .
- 1 em nhắc lại kiến thức đã học về từ láy để vận dụng giải BT này .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn nhóm thắng cuộc .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 2 :
+ Nhắc HS : Sửa tất cả các lỗi có trong bài , không phải chỉ sửa lỗi âm đầu s / x hoặc hỏi / ngã .
+ Phát riêng phiếu cho một số em viết bài mắc lỗi chính tả .
+ Mời những em làm bài trên phiếu dán bài ở bảng lớp .
+ Chấm , chữa 7 – 10 bài .
+ Nhận xét chung .
- Bài 3 : ( lựa chọn )
+ Nêu yêu cầu BT , chọn bài cho HS .
+ Giải thích thêm qua mẫu .
+ Phát phiếu và từ điển cho các nhóm thi tìm nhanh từ láy .
4. Củng cố : (3’)
- Giáo dục HS tính trung thực , thật thà .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS ghi nhớ những hiện tượng chính tả trong bài để không viết sai . Chuẩn bị bản đồ có tên các quận , huyện , thị xã , danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em .
Luyện từ và câu (tiết 11)
DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
Ngày . . . . ..
I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng . Nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế .
- Tìm được các danh từ chung , danh từ riêng có trong đoạn văn . Viết hoa đúng quy tắc các danh từ riêng .
- Giáo dục HS yêu thích vẻ phong phú của từ tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bản đồ tự nhiên VN . Tranh ảnh Lê Lợi .
- Hai tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1 ( phần Nhận xét ) .
- Một số phiếu viết nội dung BT1 ( phần Luyện tập ) .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (5’) Danh từ .
- 1 em nhắc lại ghi nhớ , sau đó làm lại BT1 .
- 1 em làm lại BT2 .
3. Bài mới : (27’) Danh từ chung và danh từ riêng .
a) Giới thiệu bài :
Nêu mục đích , yêu cầu của bài .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc yêu cầu BT , cả lớp đọc thầm , trao đổi theo cặp .
- Đọc yêu cầu BT , cả lớp đọc thầm , so sánh sự khác nhau giữa nghĩa của các từ , trả lời câu hỏi .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , so sánh cách viết các từ trên có gì khác nhau .
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nhận biết về danh từ chung , danh từ riêng ; nắm cách viết hoa danh từ riêng .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Bài 1 :
+ Dán 2 tờ phiếu lên bảng , mời 2 em lên bảng làm bài .
+ Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Bài 2 :
+ Dùng phiếu đã ghi lời giải đúng để hướng dẫn HS trả lời đúng .
+ Nói :
@ Những tên chung của một loại sự vật như : sông , vua được gọi là danh từ chung .
@ Những tên riêng của một sự vật nhất định như : Cửu Long , Lê Lợi được gọi là danh từ riêng .
- Bài 3 :
Hoạt động lớp .
- 2 , 3 em đọc ghi nhớ SGK .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Đàm thoại , giảng giải .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp đọc thầm , trao đổi theo cặp ; vài cặp làm bài trên phiếu .
- Những em làm bài trên phiếu dán nhanh kết quả làm bài ở bảng lớp , trình bày kết quả .
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- 2 em viết ở bảng lớp , cả lớp viết vào vở tên 3 bạn nam , 3 bạn nữ trong lớp .
- Suy nghĩ , trả lời câu hỏi : Họ và tên các bạn trong lớp là danh từ chung hay danh từ riêng ? Vì sao ? ( Là danh từ riêng vì chỉ một người cụ thể . Danh từ riêng phải viết hoa cả họ tên )
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 :
- Bài 2 :
4. Củng cố : (3’)
- Giáo dục HS yêu thích vẻ phong phú của từ tiếng Việt .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà tìm và viết vào vở :
+ 5 – 10 danh từ chung là tên gọi các đồ dùng .
+ 5 – 10 danh từ riêng là tên riêng của người , sự vật xung quanh .
Kể chuyện (tiết 6)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
Ngày . . . . ..
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu truyện , trao đổi được với các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện .
- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe , đã đọc nói về lòng tự trọng . Chăm chú lắng nghe lời bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn .
- Có ý thức rèn luyện mình để trở thành người có lòng tự trọng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Một số truyện viết về lòng tự trọng .
- Bảng lớp viết Đề bài .
- Giấy khổ to viết gợi ý 3 SGK , tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Kể chuyện đã nghe , đã đọc .
- Kiểm tra 1 em kể 1 câu chuyện mà em đã nghe , đã đọc về tính trung thực .
3. Bài mới : (27’) Kể chuyện đã nghe , đã đọc .
a) Giới thiệu bài :
- Tuần trước , các em đã kể những chuyện đã nghe , đã đọc về tính trung thực . Tuần này , các em sẽ kể những chuyện đã nghe , đã đọc về lòng tự trọng . Thầy đã dặn các em chuẩn bị trước cho tiết học hôm nay – mỗi em sẽ có một truyện về lòng tự trọng để kể cho các bạn .
- Kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà và chọn truyện như thế nào .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp .
- 1 em đọc đề bài .
- 4 em nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý SGK .
- Một số em nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình , nói rõ đó là truyện về một người quyết tâm vươn lên , không thua kém bạn bè hay là người sống bằng lao động của mình , không ăn bám , dựa dẫm , dối lừa người khác
- Đọc thầm dàn ý bài KC trong SGK .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu đề
MT : Giúp HS hiểu nội dung , yêu cầu của đề bài .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Gạch dưới những chữ sau trong đề : lòng tự trọng – được nghe – được đọc .
- Nhắc HS : Những truyện được nêu làm ví dụ là những truyện trong SGK . Khuyến khích HS chọn truyện ngoài SGK .
- Dán lên bảng dàn ý bài KC , tiêu chuẩn đánh giá bài KC .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Kể chuyện theo cặp , trao đổi về ý nghĩa truyện .
- Thi kể chuyện trước lớp .
- Cả lớp nhận xét , tính điểm theo các tiêu chuẩn :
+ Nội dung truyện có hay , có mới không ?
+ Cách kể thế nào ?
+ Khả năng hiểu truyện của người kể .
- Bình chọn bạn ham đọc sách , chọn được truyện hay nhất ; bạn kể tự nhiên , hấp dẫn nhất ; người nêu câu hỏi hay nhất .
Hoạt động 2 : Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
MT : Giúp HS kể được truyện , nêu được ý nghĩa truyện .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Nhắc HS : Với những truyện khá dài mà các em không có khả năng kể gọn lại , các em có thể chỉ kể 1 , 2 đoạn truyện và hứa sẽ kể tiếp cho các bạn nghe hết câu chuyện vào lúc khác .
4. Củng cố : (3’)
- Giáo dục có ý thức rèn luyện mình để trở thành người có lòng tự trọng .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học . Nhắc nhở , giúp đỡ những em yếu kém cố gắng luyện tập thêm phần KC .
- Dặn HS xem trước các tranh minh họa truyện Lời ước dưới trăng và gợi ý dưới tranh để kể tốt câu chuyện trong tiết học tới .
Tập đọc (tiết 12)
CHỊ EM TÔI
Ngày . . . . ..
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài . Hiểu nội dung , ý nghĩa câu chuyện : Cô chị hay nói dối đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em . Câu chuyện là lời khuyên học sinh không được nói dối . Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin , sự tín nhiệm , lòng tôn trọng của mọi người với mình .
- Đọc trơn cả bài . Chú ý đọc đúng các từ ngữ dễ mắc lỗi phát âm . Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng , hóm hỉnh , phù hợp với việc thể hiện tính cách , cảm xúc của các nhân vật .
- Giáo dục HS không nói dối .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Gà Trống và Cáo .
- 2 , 3 em đọc thuộc lòng bài thơ Gà Trống và Cáo , trả lời các câu hỏi 3 , 4 trong SGK .
3. Bài mới : (27’) Chị em tôi .
a) Giới thiệu bài :
Nói dối là một tính xấu , làm mất lòng tin của mọi người , làm mọi người ghét bỏ , xa lánh mình . Các em đã biết câu chuyện một chú bé chăn cừu vì chuyện nói dối , cuối cùng gặp nạn chẳng được ai cứu . Truyện Chị em tôi các em học hôm nay kể về một cô chị hay nói dối đã sửa được tính xấu nhờ sự giúp đỡ của cô em .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn thơ . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Có thể chia bài thơ thành 3 đoạn :
+ Đoạn 1 : Từ đầu tặc lưỡi cho qua .
+ Đoạn 2 : Tiếp theo cho nên người .
+ Đoạn 3 : Phần còn lại .
- Đọc diễn cảm cả bài .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc đoạn 1 .
- Cô xin phép ba đi học nhóm .
- Cô không đi học nhóm mà đi chơi với bạn bè , đến nhà bạn , đi xem phim hay la cà ngoài đường
- Cô nói dối ba nhiều lần đến nỗi không biết lần nói dối này là lần thứ bao nhiêu . Cô nói dối được nhiều lần như vậy vì bấy lâu nay ba vẫn tin cô .
- Vì cô thương ba , biết mình đã phụ lòng tin của ba nhưng vẫn tặc lưỡi vì cô đã quen nói dối .
- Đọc đoạn 2 .
- Cô bắt chước chị , cũng nói dối ba đi tập văn nghệ rồi rủ bạn vào rạp chiếu bóng , lướt qua trước mặt chị , vờ làm như không thấy chị . Chị thấy em nói dối như vậy thì tức giận bỏ về . Bị chị mắng , em thủng thẳng đáp là em đi tập văn nghệ khiến chị càng tức . Em giả bộ ngây thơ , hỏi lại : Chị nói đi học nhóm sao lại ở rạp chiếu bóng vì phải ở rạp chiếu bóng mới biết em không đi tập văn nghệ . Chị sững sờ vì bị lộ .
- Đọc đoạn 3 .
- Vì em nói dối hệt như chị khiến chị nhìn thấy thói xấu của chính mình . Chị lo em sao nhãng học hành và hiểu mình đã là gương xấu cho em . Ba biết chuyện , buồn rầu khuyên hai chị em bảo ban nhau . Vẻ buồn rầu của ba đã tác động đến chị .
- Cô không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa . Cô cười mỗi khi nhớ lại cái cách em gái đã chọc tức mình , làm mình tỉnh ngộ .
- Không được nói dối / Nói dối đi học để bỏ đi chơi là rất có hại / Nói dối là tính xấu sẽ làm mất lòng tin của cha mẹ , anh em , bạn bè / Anh chị mà nói dối sẽ là tấm gương xấu cho các em
- Cô em thông minh / Cô bé ngoan / Cô bé biết giúp chị tỉnh ngộ / Cô chị biết hối lỗi / Cô chị biết nghe lời
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
PP : Động não , đàm thoại , giảng giải .
- Hướng dẫn đọc thầm , đọc lướt ; suy nghĩ , trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài đọc .
- Cô chị xin phép ba đi đâu ?
- Cô có đi học nhóm thật không ? Em đoán xem cô đi đâu ?
- Cô nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa ? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy ?
- Vì sao mỗi lần nói dối , cô chị lại thấy ân hận ?
- Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối ?
- Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ ?
- Cô chị đã thay đổi như thế nào ?
- Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ?
- Hãy đặt tên cho cô em và cô chị theo đặc điểm tính cách .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn bài văn .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Vài cặp thi đọc diễn cảm trước lớp .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn .
PP : Giảng giải , đàm thoại , thực hành .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc một đoạn truyện theo lối phân vai .
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Theo dõi , uốn nắn .
4. Củng cố : (3’)
- Giáo dục HS không nói dối .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Nhắc HS rút ra cho mình bài học từ câu chuyện trên để không bao giờ nói dối .
Tập làm văn (tiết 11)
TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ
Ngày . . . . ..
I. MỤC TIÊU :
- Nhận thức đúng về lỗi trong lá thư của mình và các bạn khi được thầy cô chỉ rõ . Nhận thức được cái hay của bài được thầy cô khen .
- Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung về ý , bố cục bài , cách dùng từ , đặt câu , lỗi chính tả . Biết tự chữa những lỗi thầy cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình .
- Biết chia xẻ buồn vui với bạn bè , người thân .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ viết các đề TLV .
- Phiếu học tập để HS thống kê các lỗi trong bài làm của mình theo từng loại và sửa lỗi .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Viết thư ( Kiểm tra viết ) .
- Vài em nêu lại ghi nhớ tiết học trước .
3. Bài mới : (27’) Trả bài văn viết thư .
a) Giới thiệu bài :
Nêu mục đích yêu cầu cần đạt của tiết học .
b) Các hoạt động :
Hoạt động cá nhân .
Hoạt động 1 : Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp .
MT : Giúp HS nắm những ưu khuyết điểm qua bài làm của mình .
PP : Giảng giải , trực quan .
- Dán giấy viết đề bài ở bảng .
- Nhận xét về kết quả bài làm :
+ Những ưu điểm chính .
+ Những thiếu sót , hạn chế .
- Thông báo điểm số cụ thể .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Nhiệm vụ mỗi em :
+ Đọc lời nhận xét của thầy cô .
+ Đọc những chỗ thầy cô chỉ lỗi trong bài
+ Viết vào phiếu các lỗi trong bài làm theo từng loại và sửa lỗi .
+ Đổi bài làm , đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót , soát lại việc sửa lỗi .
- Vài em lên bảng chữa lần lượt từng lỗi . Cả lớp tự chữa lỗi trên nháp .
- Trao đổi về bài chữa trên bảng .
- Chép bài chữa vào vở .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS chữa bài .
MT : Giúp HS biết cách chữa bài của mình .
PP : Thực hành , giảng giải , đàm thoại .
a) Hướng dẫn từng em chữa lỗi :
- Phát phiếu học tập cho từng HS làm việc cá nhân .
- Theo dõi , kiểm tra HS làm việc .
b) Hướng dẫn chữa lỗi chung :
- Ghi các lỗi định chữa chung lên bảng .
- Chữa lại cho đúng bằng phấn màu .
Hoạt động lớp .
- Trao đổi , thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay , cái đáng học của đoạn thư , lá thư đó . Từ đó , rút kinh nghiệm cho mình .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học tập những đoạn thư , lá thư hay .
MT : Giúp HS cảm thụ cái hay của những đoạn thư , lá thư GV đọc .
PP : Đàm thoại , giảng giải .
- Đọc những đoạn thư , lá thư hay của một số em trong lớp .
4. Củng cố : (3’)
- Giáo dục HS biết chia xẻ buồn vui với bạn bè , người thân .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học , biểu dương những em viết thư đạt điểm cao , những em tham gia chữa bài tốt . Nhắc HS hoàn thiện lá thư , dán tem gửi cho người thân
- Yêu cầu những em viết chưa đạt về nhà viết lại để nhận đánh giá tốt hơn của thầy cô .
Luyện từ và câu (tiết 12)
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
Ngày . . . . ..
I. MỤC TIÊU :
- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm : Trung thực – Tự trọng .
- Sử dụng những từ đã học để đặt câu , chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực .
- Giáo dục HS có lòng trung thực , tính tự trọng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- 3 , 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1,2,3 .
- Sổ tay từ ngữ hoặc từ điển .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Danh từ chung và danh từ riêng .
- Kiểm tra 2 em đồng thời lên bảng lớp :
+ 1 em viết 5 danh từ chung là tên gọi các đồ dùng .
+ 1 em viết 5 danh từ riêng là tên riêng của người , sự vật xung quanh .
3. Bài mới : (27’) Mở rộng vốn từ : Trung thực – Tự trọng .
a) Giới thiệu bài :
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Đọc thầm đoạn văn rồi làm bài vào vở .
- Những em làm bài trên phiếu dán bài ở bảng lớp , trình bày kết quả .
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Đọc yêu cầu đề bài , suy nghĩ , làm bài cá nhân . Có thể dùng Sổ tay từ ngữ hoặc từ điển để hiểu đúng nghĩa của từ .
- Những em làm bài trên phiếu dán bài ở bảng lớp , trình bày kết quả .
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 :
+ Nêu yêu cầu đề bài .
+ Phát phiếu cho 3 , 4 em .
- Bài 2 :
+ Phát phiếu cho 3 , 4 em .
Hoạt động lớp , nhóm .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Làm việc cá nhân .
- Phát biểu .
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả .
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Nêu yêu cầu BT .
- Suy nghĩ , đặt c
File đính kèm:
- Tuan 06R.doc