Giáo án Tuần 08 - Lớp 4

TUẦN 8

Tập đọc (tiết 15)

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

Ngày .

I. MỤC TIÊU :

- Hiểu ý nghĩa của bài : Bài thơ ngộ nghĩnh , đáng yêu , nói về ước mơ của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp .

- Đọc trơn toàn bài . Đọc đúng nhịp thơ . Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên , vui tươi , thể hiện niềm vui , niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp .

 - Biết ước mơ về tương lai tốt đẹp .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK .

 - Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cu : (3) Ở Vương quốc Tương Lai .

 - Kiểm tra 2 nhóm HS đọc phân vai bài Ở Vương quốc Tương Lai :

 + Nhóm 1 : 8 em đọc màn 1 , trả lời câu hỏi 2 .

 + Nhóm 2 : 6 em đọc màn 2 , trả lời câu hỏi 3 .

 3. Bài mới : (27) Nếu chúng mình có phép lạ .

 a) Giới thiệu bài :

 Vở kịch Ở Vương quốc Tương Lai đã cho các em biết các bạn nhỏ mơ ước những gì . Bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ cũng nói về mơ ước của thiếu nhi . Chúng ta hãy đọc để xem đó là những mơ ước gì . ( Cho xem tranh minh họa bài thơ )

 

doc46 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tuần 08 - Lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 Tập đọc (tiết 15) NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ Ngày. I. MỤC TIÊU : - Hiểu ý nghĩa của bài : Bài thơ ngộ nghĩnh , đáng yêu , nói về ước mơ của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp . - Đọc trơn toàn bài . Đọc đúng nhịp thơ . Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên , vui tươi , thể hiện niềm vui , niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp . - Biết ước mơ về tương lai tốt đẹp . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa bài đọc trong SGK . - Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Ở Vương quốc Tương Lai . - Kiểm tra 2 nhóm HS đọc phân vai bài Ở Vương quốc Tương Lai : + Nhóm 1 : 8 em đọc màn 1 , trả lời câu hỏi 2 . + Nhóm 2 : 6 em đọc màn 2 , trả lời câu hỏi 3 . 3. Bài mới : (27’) Nếu chúng mình có phép lạ . a) Giới thiệu bài : Vở kịch Ở Vương quốc Tương Lai đã cho các em biết các bạn nhỏ mơ ước những gì . Bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ cũng nói về mơ ước của thiếu nhi . Chúng ta hãy đọc để xem đó là những mơ ước gì . ( Cho xem tranh minh họa bài thơ ) b) Các hoạt động : Hoạt động lớp , nhóm đôi . - 4 em tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ . Đọc 2 – 3 lượt . - Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . - Luyện đọc theo cặp . - Vài em đọc cả bài . Hoạt động 1 : Luyện đọc . MT : Giúp HS đọc đúng bài văn . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Đọc diễn cảm cả bài . Hoạt động nhóm . - Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài . - Đọc cả bài . - Câu : Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại mỗi lần bắt đầu một khổ thơ , lặp lại 2 lần khi kết thúc bài thơ . - Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết . - Đọc cả bài . - Khổ 1 : Muốn cây mau lớn để cho quả . - Khổ 2 : Trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc . - Khổ 3 : Trái đất không còn mùa đông . - Khổ 4 : Trái đất không còn bom đạn , những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn . - Đọc lại khổ 3 , 4 , giải thích ý nghĩa của những cách nói sau : + Ước không còn mùa đông . ( Ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu , không còn thiên tai , không còn những tai họa đe dọa con người ) + Ước hóa trái bom thành trái ngon . ( Ước thế giới hòa bình , không còn bom đạn , chiến tranh ) - Đó là những ước mơ lớn , những ước mơ cao đẹp : ước mơ về một cuộc sống no đủ , được làm việc , không còn thiên tai , thế giới chung sống hòa bình . - Phát biểu tự do và giải thích vì sao em thích ước mơ đó . Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . MT : Giúp HS cảm thụ bài văn . PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành . - Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài ? - Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ? - Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ . Những điều ước ấy là gì ? - Nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ . - Em thích ước mơ nào trong bài thơ ? Vì sao ? Hoạt động lớp , nhóm đôi . - 4 em đọc tiếp nối nhau 5 khổ thơ . + Luyện đọc diễn cảm theo cặp . + Thi đọc diễn cảm trước lớp . + Nhẩm học thuộc lòng bài thơ . + Thi học thuộc lòng từng khổ , cả bài . Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm . MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 2 – 3 khổ thơ . + Đọc mẫu khổ thơ . + Sửa chữa , uốn nắn . 4. Củng cố : (3’) - Hỏi : Bài thơ có ý nghĩa gì ? ( Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn ) 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Dặn về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ . Chính tả (tiết 8) TRUNG THU ĐỘC LẬP Ngày. I. MỤC TIÊU : - Hiểu nội dung bài Trung thu độc lập . - Nghe – viết đúng một đoạn trong bài Trung thu độc lập . Tìm và viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r / d / gi để điền vào ô trống , hợp với nghĩa đã cho - Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Ba , bốn tờ phiếu khổ to ghi sẵn nội dung BT2 a hoặc b . - Bảng lớp viết nội dung BT3a hoặc b + một số mẩu giấy có thể gắn lên bảng để HS thi tìm từ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Gà Trống và Cáo . - Mời 1 em đọc cho hai bạn viết ở bảng lớp , cả lớp viết vào giấy nháp các từ ngữ bắt đầu bằng ch / tr hoặc có vần ươn / ương đã được luyện viết ở BT2 tiết trước . 3. Bài mới : (27’) Trung thu độc lập . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động lớp . - Cả lớp theo dõi trong SGK . - Đọc thầm lại đoạn văn , chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai , cách trình bày . - Viết bài vào vở . Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả đoạn văn . PP : Làm mẫu , trực quan , thực hành . - Đọc đoạn văn cần viết trong bài Trung thu độc lập . - Đọc cho HS viết . - Đọc toàn bài cho HS soát lại . - Chấm , chữa bài - Nêu nhận xét . Hoạt động lớp , nhóm . - Đọc thầm truyện vui hoặc đoạn văn , làm bài vào vở . - Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - Đánh dấu mạn thuyền : Anh chàng ngốc đánh rơi kiếm dưới sông , tưởng chỉ cần đánh dấu mạn thuyền chỗ kiếm rơi là mò được kiếm , không biết rằng thuyền đi trên sông nên việc đánh dấu mạn thuyền chẳng có ý nghĩa gì . - Chú dế sau lò sưởi : Tiếng đàn của chú dế sau lò sưởi khiến cậu bé Mô-da ao ước trở thành nhạc sĩ . Về sau , Mô-da đã trở thành nhạc sĩ chinh phục được cả thành Viên . - Đọc yêu cầu BT , làm bài vào vở , bí mật lời giải . @ 2 em điều khiển cuộc chơi sẽ lật băng giấy lên , tính điểm theo các tiêu chuẩn : lời giải đúng / sai , nhanh / chậm . Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả . MT : Giúp HS làm đúng các bài tập . PP : Động não , đàm thoại , thực hành . - Bài 2 : ( lựa chọn ) + Nêu yêu cầu BT . + Phát phiếu riêng cho 3 – 4 em làm . - Hỏi HS về nội dung truyện vui và đoạn văn . - Bài 3 : ( lựa chọn ) + Tổ chức cho HS chơi trò chơi Thi tìm từ nhanh : @ Mời 3 , 4 em tham gia , mỗi em được phát 3 mẩu giấy , ghi lời giải , ghi tên mình vào mặt sau giấy rồi dán lên dòng ghi nghĩa của từ ở trên bảng . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Nhắc HS ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ ngữ đã được luyện tập Luyện từ và câu (tiết 15) CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI , TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI Ngày. I. MỤC TIÊU : - Nắm quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí nước ngoài . - Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người , tên địa lí nước ngoài phổ biến , quen thuộc . - Giáo dục HS có ý thức viết hoa đúng các danh từ riêng . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bút dạ và một vài tờ phiếu khổ to ghi sẵn nội dung BT1,2 ( phần Luyện tập ) - Khoảng 20 lá thăm để HS chơi trò du lịch ở BT3 ( phần Luyện tập ) . Một nửa số thăm đó ghi tên thủ đô của 1 nước , nửa kia ghi tên 1 nước . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (5’) Luyện tập viết tên người , tên địa lí VN . - Kiểm tra 2 em viết ở bảng lớp 2 câu thơ sau , mỗi em viết 1 câu theo lời đọc của GV : Muối Thái Bình ngược Hà Giang Cày bừa Đông Xuất , mía đường tỉa Thanh . Chiếu Nga Sơn , gạch Bát Tràng Vải tơ Nam Định , lụa hàng Hà Đông . 3. Bài mới : (27’) Cách viết tên người , tên địa lí nước ngoài . a) Giới thiệu bài : Các em đã biết cách viết tên người , tên địa lí VN . Tiết học hôm nay giúp các em nắm được quy tắc viết tên người , tên địa lí nước ngoài ; biết vận dụng quy tắc đã hco5 đẻ viết đúng những tên người , tên địa lí nước ngoài phổ biến , quen thuộc . b) Các hoạt động : Hoạt động lớp . - 3 ,4 em đọc lại các tên người , tên địa lí nước ngoài . - 1 em đọc yêu cầu BT . - Cả lớp suy nghĩ , trả lời miệng các câu hỏi sau : + Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận , mỗi bộ phận gồm mấy tiếng ? + Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết thế nào ? ( Viết hoa ) + Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận như thế nào ? ( Giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có gạch nối ) - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , trả lời câu hỏi : Cách viết một số tên người , tên địa lí nước ngoài đã cho có gì đặc biệt ? ( Viết giống như tên riêng VN – tất cả các tiếng đều viết hoa : Thích Ca Mâu Ni , Hi Mã Lạp Sơn ) Hoạt động 1 : Nhận xét . MT : Giúp HS nắm cách viết hoa tên người , tên địa lí nước ngoài . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Bài 1 : + Đọc mẫu các tên riêng nước ngoài , hướng dẫn HS đọc đúng theo chữ viết : Mô-rít-xơ Mát-téc-lích , Hi-ma-lay-a - Bài 2 : - Bài 3 : - Nói thêm : Những tên người , tên địa lí nước ngoài trong bài tập là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt . Hoạt động lớp . - 2 , 3 em đọc ghi nhớ SGK , cả lớp đọc thầm lại . - 1 em lấy ví dụ để minh họa cho nội dung 1 . - 1 em lấy ví dụ để minh họa cho nội dung 2 . Hoạt động 2 : Ghi nhớ . MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ . PP : Đàm thoại , giảng giải . Hoạt động lớp , cá nhân , nhóm . - Đọc nội dung của bài , làm việc cá nhân : đọc thầm đoạn văn , phát hiện những tên riêng viết sai quy tắc , viết lại cho đúng . - Những em làm bài trên phiếu dán bài ở bảng lớp , trình bày . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - Đọc yêu cầu BT , làm bài cá nhân . - Những em làm bài trên phiếu dán bài ở bảng lớp , trình bày . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - Đọc yêu cầu BT , quan sát kĩ tranh minh họa SGK để hiểu yêu cầu của bài . - Nhận xét , bình chọn nhóm những nhà du lịch giỏi nhất . - Cả lớp viết bài theo lời giải đúng . Hoạt động 3 : Luyện tập . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : + Nhắc HS : Đoạn văn có những tên riêng viết sai quy tắc chính tả . Các em cần đọc đoạn văn , phát hiện từ viết sai , chữa lại cho đúng . + Phát phiếu cho 3 , 4 em làm bài . + Hỏi : Đoạn văn viết về ai ? ( Viết về nơi gia đình Lu-y Pa-xtơ sống , thời ông còn nhỏ . Lu-y Pa-xtơ [ 1822 – 1895 ] là nhà bác học nổi tiếng thế giới đã chế ra các loại vắc-xin trị bệnh , trong đó có bệnh than , bệnh dại . - Bài 2 : + Phát phiếu cho 3 , 4 em khác làm bài . + Kết hợp giải thích thêm về tên người , tên địa danh . - Bài 3 : Trò chơi du lịch . + Giải thích cách chơi : @ Bạn gái trong tranh cầm lá phiếu có ghi tên nước Trung Quốc , bạn viết lên bảng tên thủ đô là Bắc Kinh . @ Bạn trai trong tranh cầm lá phiếu có ghi tên thủ đô Pa-ri , bạn viết lên bảng tên nước là Pháp . - Tổ chức cho HS làm bài theo cách thi tiếp sức . Cách chơi : @ Chia lớp thành 3 , 4 nhóm ; sau đó dán 3 , 4 tờ phiếu lên bảng . @ Các nhóm nhìn tất cả các phiếu , trao đổi trong khoảng 1 phút . Mỗi nhóm được chỉ định làm 1 phiếu , chuyền bút cho nhau điền tên nước hoặc thủ đô vào chổ trống trong bảng . 4. Củng cố : (3’) - 1 em nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong bài . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Khen những nhà du lịch giỏi . Dặn những em viết chưa đủ tên các địa danh trong BT3 về nhà viết tiếp . Kể chuyện (tiết 8) KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC Ngày. I. MỤC TIÊU : - Hiểu truyện , trao đổi được với các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện . - Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe , đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông , phi lí . Chăm chú nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn . - Có ước mơ cao đẹp mang lại niềm vui , hạnh phúc cho mọi người . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa truyện Lời ước dưới trăng phóng to . - Một số sách , báo , truyện viết về ước mơ . - SGK . - Bảng lớp viết đề bài . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Lời ước dưới trăng . - Kiểm tra 1 em kể 1 , 2 đoạn truyện Lời ước dưới trăng theo tranh phóng to , trả lời các câu hỏi SGK . 3. Bài mới : (27’) Kể chuyện đã nghe , đã đọc . a) Giới thiệu bài : - Mỗi em chắc đều biết một vài chuyện nói về ước mơ . Có những ước mơ cao đẹp , chắp cánh cho con người bay xa . Cũng có những ước mơ viển vông , phi lí , chỉ mang lại kết quả buồn chán . Tiết KC hôm nay tạo điều kiện để các em được kể cho nhau nghe những câu chuyện đó . - Kiểm tra HS tìm đọc truyện ở nhà và chọn truyện ; mời một số em giới thiệu nhanh những truyện các em mang đến lớp . b) Các hoạt động : Hoạt động lớp . - 1 em đọc đề bài . - 3 em nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý SGK . Cả lớp theo dõi . - Đọc thầm lại gợi ý 1 . - Suy nghĩ , trả lời câu hỏi : Em sẽ chọn kể chuyện về ước mơ cao đẹp hay về một ước mơ viển vông , phi lí ? Nói tên truyện em lựa chọn . - Đọc thầm lại gợi ý 2 , 3 . Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài . MT : Giúp HS nắm yêu cầu của đề bài . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Gạch dưới những chữ quan trọng của đề bài để HS không kể chuyện lạc đề : được nghe , được đọc , ước mơ đẹp , viển vông , phi lí . - Nói : Theo gợi ý , có 2 truyện vốn đã có trong SGK . Ngoài ra , còn có thêm các truyện khác ngoài SGK . Các em hãy chọn kể những truyện này để được cộng thêm điểm . - Lưu ý HS : + Phải kể có đầu có cuối , đủ 3 phần : mở đầu , diễn biến , kết thúc . + Kể xong câu chuyện , cần trao đổi với các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện + Với những truyện khá dài , có thể chỉ kể 1 , 2 đoạn . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Kể chuyện theo cặp , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện . - Thi kể chuyện trước lớp . Mỗi em kể chuyện xong , cùng các bạn trao đổi , đối thoại về nhân vật , chi tiết , ý nghĩa truyện . - Cả lớp nhận xét , bình chọn bạn chọn được truyện hay , bạn kể chuyện hấp dẫn , bạn đặt được câu hỏi hay . Hoạt động 2 : HS thực hành kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện . MT : Giúp HS kể được truyện , nêu được ý nghĩa truyện . PP : Động não , đàm thoại , thực hành . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS có ước mơ cao đẹp mang lại niềm vui , hạnh phúc cho mọi người . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe ; xem trước để chuẩn bị nội dung cho BT kể chuyện tiết sau . Tập đọc (tiết 16) ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH Ngày. I. MỤC TIÊU : - Hiểu ý nghĩa của bài : Để vận động cậu bé lang thang đi học , chị phụ trách đã quan tâm tới ước mơ của cậu , làm cho cậu rất xúc động , vui sướng vì được thưởng đôi giày trong buổi đến lớp đầu tiên . - Đọc lưu loát toàn bài . Nghỉ hơi đúng , tự nhiên ở những câu dài để tách ý . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể và tả chậm rãi , nhẹ nhàng , hợp với nội dung hồi tưởng lại niềm ao ước ngày nhỏ của chị phụ trách khi nhìn thấy đôi giày ba ta màu xanh ; vui , nhanh hơn khi thể hiện niềm xúc động , vui sướng khôn tả của cậu bé lang thang lúc được tặng đôi giày . - Giáo dục HS có những ước mơ cao đẹp . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa bài đọc trong SGK . - Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần hướng dẫn luyện đọc . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Nếu chúng mình có phép lạ . - Kiểm tra 2 , 3 em đọc thuộc lòng bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ , trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc . 3. Bài mới : (27’) Đôi giày ba ta màu xanh . a) Giới thiệu bài : - Cho HS quan sát tranh minh họa bài đọc . - Nói : Bài đọc Đôi giày ba ta màu xanh sẽ cho các em biết chị phụ trách Đội trong truyện bằng tình thương yêu và sự quan tâm đến ước mơ của một cậu bé sống lang thang trên đường phố đã nghĩ ra cách gì để mang lại cho cậu niềm vui , sự tin yêu trong buổi đầu cậu đến lớp . b) Các hoạt động : Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Vài em đọc đoạn 1 : Từ đầu các bạn tôi . - Đọc phần chú thích cuối bài để hiểu nghĩa các từ . - Luyện đọc theo cặp . - Vài em thi đọc cả đoạn . - Đọc thầm đoạn 1 . - Là một chị phụ trách Đội TNTP . - Có một đôi giày ba ta màu xanh như đôi giày ba ta của anh họ chị . - Cổ giày vắt ngang . - Không . Chị chỉ tưởng tượng mang đôi giày thì bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn , các bạn sẽ nhìn thèm muốn . - Một số em thi đọc diễn cảm . Hoạt động 1 : Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1 . MT : Giúp HS đọc đúng , cảm thụ đoạn 1 của bài văn . PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành . - Đọc diễn cảm toàn bài . - Nhân vật “tôi” là ai ? - Ngày bé , chị phụ trách Đội từng mơ ước điều gì ? - Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta . - Mơ ước của chị phụ trách Đội ngày ấy có đạt được không ? - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Chao ôi ! các bạn tôi . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Vài em đọc đoạn 2 . - Đọc phần chú thích cuối bài để hiểu nghĩa các từ . - Từng cặp luyện đọc . - Vài em đọc lại cả đoạn . - Đọc thầm đoạn 2 . - Vận động Lái , một cậu bé nghèo sống lang thang trên đường phố , đi học . - Lái ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi . - Vì chị đi theo Lái trên khắp các đường phố . - Chị quyết định sẽ thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu cậu đến lớp . - Vì ngày còn nhỏ chị đã từng mơ ước một đôi giày ba ta màu xanh hệt như Lái / Chị muốn mang lại niềm vui cho Lái / Chị muốn Lái hiểu chị yêu thương Lái , muốn Lái đi học - Tay Lái run run nhảy tưng tưng . - Vài em thi đọc cả bài . Hoạt động 2 : Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2 . MT : Giúp HS đọc đúng , cảm thụ đoạn 2 của bài văn . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Chị phụ trách Đội được giao việc gì ? - Chị phát hiện ra Lái thèm muốn cái gì ? - Vì sao chị biết điều đó ? - Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp ? - Tại sao chị phụ trách Đội lại chọn cách làm đó ? - Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày . - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Hôm nhận giày nhảy tưng tưng 4. Củng cố : (3’) - Hỏi : Nội dung bài văn nói gì ? ( Chị phụ trách Đội có tấm lòng nhân hậu , hiểu trẻ em nên đã vận động được cậu bé lang thang đi học , làm cậu rất xúc động , vui sướng vì được thưởng đôi giày mơ ước trong buổi đến lớp đầu tiên ) 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Về nhà tập đọc lại bài , đọc trước bài học sau . Tập làm văn (tiết 15) LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN (tt) Ngày. I. MỤC TIÊU : - Tiếp tục củng cố việc phát triển câu chuyện . - Sắp xếp được các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian . Viết câu mở đoạn để liên kết các đoạn văn theo trình tự thời gian . - Yêu thích việc luyện tập phát triển câu chuyện . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa cốt truyện Vào nghề . - 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung 4 đoạn văn . Viết 1 – 2 câu phần Diễn biến , Kết thúc . Viết đầy đủ , in đậm hoặc gạch dưới bằng bút đỏ những câu mở đầu . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập phát triển câu chuyện . - Kiểm tra 2 , 3 em đọc bài viết – phát triển câu chuyện từ đề bài : Trong giấc mơ , em được một bà tiên cho ba điều ước 3. Bài mới : (27’) Luyện tập phát triển câu chuyện (tt) . a) Giới thiệu bài : Trong các tiết TLV trước , các em đã hiểu cách thức chung để phát triển câu chuyện và sắp xếp các đoạn văn theo trình tự thời gian . Trong tiết học này , các em sẽ tiếp tục luyện tập cách phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian . Đặc biệt , thầy sẽ hướng dẫn các em câu mở đoạn làm sao để kết nối được các đoạn văn với nhau . b) Các hoạt động : Hoạt động lớp , cá nhân . - Đọc yêu cầu BT . - Mở SGK xem lại truyện . - Cả lớp làm bài , mỗi em viết lần lượt 4 câu mở đầu cho cả 4 đoạn văn . - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , phát biểu ý kiến . - Cả lớp nhận xét . Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập MT : Giúp HS viết được 4 câu mở đầu cho 4 đoạn văn cho sẵn . PP : Thực hành , trực quan , đàm thoại . - Bài 1 : + Treo tranh minh họa truyện Vào nghề ở bảng . - Bài 2 : + Chốt lại . Hoạt động lớp , cá nhân . - Đọc yêu cầu BT . - Một số em nói tên câu chuyện mình sẽ kể . - Suy nghĩ , làm bài cá nhân , viết nhanh ra nháp trình tự của các sự việc . - Thi kể chuyện . - Cả lớp nhận xét , quan trọng nhất là xem câu chuyện ấy có đúng là được kể theo trình tự thời gian không . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) . MT : Giúp HS kể được một câu chuyện theo trình tự thời gian . PP : Thực hành , trực quan , đàm thoại . - Bài 3 : + Nhấn mạnh yêu cầu của bài : @ Các em có thể chọn kể một câu chuyện đã học qua các bài TĐ trong SGK @ Khi kể , các em cần chú ý làm nổi rõ trình tự nối tiếp nhau của các sự việc . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS yêu thích việc phát triển câu chuyện . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS ghi nhớ : Có thể phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian , nghĩa là việc nào xảy ra trước thì kể trước , việc xảy ra sau thì kể sau . Luyện từ và câu (tiết 16) DẤU NGOẶC KÉP Ngày. I. MỤC TIÊU : - Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép , cách dùng dấu ngoặc kép . - Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết . - Giáo dục HS có ý thức ghi đúng dấu câu tiếng Việt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phiếu khổ to viết nội dung BT1 ( phần Nhận xét ) . - Ba , bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1 , 3 ( phần Luyện tập ) . - Tranh , ảnh con tắc kè ( nếu có ) . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Cách viết tên người , tên địa lí nước ngoài . - 1 em nêu lại ghi nhớ ; nêu ví dụ làm rõ nội dung ghi nhớ . - 1 em đọc cho 2 bạn viết ở bảng 4 , 5 tên người , tên địa lí nước ngoài trong BT2 , 3 tiết trước . 3. Bài mới : (27’) Dấu ngoặc kép . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động lớp . - 1 em đọc yêu cầu BT . - Từ ngữ : “người lính mặt trận” , “đầy tớ nhân dân” . Câu : “Tôi chỉ có học hành” . - Lời của Bác Hồ . - Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật . Đó có thể là : + Một từ hay cụm từ . + Một câu trọn vẹn hay một đoạn văn . - Đọc yêu cầu BT . - Cả lớp suy nghĩ , trả lời câu hỏi : Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập , khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm

File đính kèm:

  • docTuan 08R.doc