Giáo án VĂN 10 nâng cao Tuần 1 – tiết 3: văn bản

A. Kết quả cần đạt : (SGK / 14)

B. Phương tiện dạy học : Bài tập trắc nghiệm (giấy photo phát theo nhóm hoặc cho từng hs)

C. Phương pháp : Diễn dịch – quy nạp. Học sinh tự khám phá kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên

D. Họat động trên lớp : 1. On định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ : (5) Các bộ phận cấu thành nền văn học Việt Nam

 Các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam

3. Giảng bài mới : (Lời vào bài) Học văn là học đọc và hiểu văn bản cũng như để tạo lập văn bản. Muốn vậy phải chú ý biết những điều cơ bản về văn bản.

Họat động I : Khái quát về văn bản : (20)

Công việc 1 : Gv cho hs đọc – hiểu phần I SGK/14 (5)

Công việc 2 : Gv hướng dẫn hs làm bài tập : Chia nhóm, thảo luận (5)

* Bài tập 1 : Từ những hiểu biết về văn bản sau khi đọc SGK, hãy nêu tên các lọai văn bản có trong đời sống.

* Bài tập 2 : Khoanh tròn chữ cái đầu đối với hiện tượng nói, viết nào dưới đây chưa phải là văn bản :

a. Một đọan văn hay b. Bài báo

c. Bài phát biểu d. Lời cầu nguyện

e. Đơn xin phép f. Một tin nhắn

g. Một câu khẩu hiệu

* Bài tập 3 : Hình thức nào sau đây không phải là văn bản :

a. Văn bia cổ b. Câu đối

c. Bức hòanh phi d. Các ghi chép

e. Lời răn dạy e. Không có câu nào đúng

* Bài tập 4 : Ghép các vấn đề ghi ở cột A với các phương diện của chúng ở cột B sao cho thích hợp :

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2253 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án VĂN 10 nâng cao Tuần 1 – tiết 3: văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài số 2 Tuần 1 – tiết 3 VĂN BẢN  Kết quả cần đạt : (SGK / 14) Phương tiện dạy học : Bài tập trắc nghiệm (giấy photo phát theo nhóm hoặc cho từng hs) Phương pháp : Diễn dịch – quy nạp. Học sinh tự khám phá kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên Họat động trên lớp : 1. Oån định lớp : Kiểm tra bài cũ : (5’) Các bộ phận cấu thành nền văn học Việt Nam Các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam Giảng bài mới : (Lời vào bài) Học văn là học đọc và hiểu văn bản cũng như để tạo lập văn bản. Muốn vậy phải chú ý biết những điều cơ bản về văn bản. Họat động I : Khái quát về văn bản : (20’) Công việc 1 : Gv cho hs đọc – hiểu phần I SGK/14 (5’) Công việc 2 : Gv hướng dẫn hs làm bài tập : Chia nhóm, thảo luận (5’) * Bài tập 1 : Từ những hiểu biết về văn bản sau khi đọc SGK, hãy nêu tên các lọai văn bản có trong đời sống. * Bài tập 2 : Khoanh tròn chữ cái đầu đối với hiện tượng nói, viết nào dưới đây chưa phải là văn bản : a. Một đọan văn hay b. Bài báo c. Bài phát biểu d. Lời cầu nguyện e. Đơn xin phép f. Một tin nhắn g. Một câu khẩu hiệu * Bài tập 3 : Hình thức nào sau đây không phải là văn bản : a. Văn bia cổ b. Câu đối c. Bức hòanh phi d. Các ghi chép e. Lời răn dạy e. Không có câu nào đúng * Bài tập 4 : Ghép các vấn đề ghi ở cột A với các phương diện của chúng ở cột B sao cho thích hợp : A B Ghép 1. Nói (viết) để làm gì ? a. Mục đích 1 - 2. Nói (viết) cho ai nghe (ai đọc) ? b. Nội dung 2 - 3. Nói (viết) điều gì ? c. Đối tượng tiếp nhận 3 - 4. Nói (viết) như thế nào ? d. Phương pháp, quy cách, thể thức 4 - Công việc 3 : Gv mời đại diện từng nhóm ghi kết quả lên bảng và phân tích đáp án đúng (5’) Công việc 4 : Gv hướng dẫn hs ghi nội dung kiến thức vào tập : (5’) (Gv ghi 2 câu hỏi lên bảng, giảng ngắn gọn, hs nghe và tự trả lời vào trong tập) 1. Văn bản là gì ? Văn bản là chuỗi các yếu tố ngôn ngữ có độ dài ngắn khác nhau mà người giao tiếp tạo nên để truyền đạt nội dung giao tiếp hòan chỉnh . 2. Muốn tạo ra một văn bản phải xác định rõ những gì ? Muốn tạo ra một văn bản phải xác định rõ : Mục đích Đối tượng tiếp nhận Nội dung thông tin Thể thức cấu tạo và quy tắc ngôn ngữ được vận dụng. Họat động II : Đặc điểm của văn bản : Công việc 1 : Gv cho hs đọc – hiểu phần II SGK/15,16 (5’) Công việc 2 : Gv hướng dẫn hs làm bài tập (10’) (Bài tập 1 làm chung. Chia nhóm thảo luận và làm bài tập 2,3,4. Mỗi nhóm chỉ làm một bài tập. Một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung)) * Bài tập 1 : Văn bản có mấy đặc điểm ? (hs trả lời miệng và ghi vào vở) * Bài tập 2 : Đọc truyện cười “Chàng Ngốc” sau đây và hãy kể tiếp đọan kết để văn bản được hòan chỉnh Chàng Ngốc nghe lời vợ về quê, nhưng rất lo không biết phải trả lời họ hàng như thế nào. Vợ dặn : Nếu ai hỏi “Anh là ai?” thì trả lời : “Chính tôi là Ngốc đây”. Nếu họ hỏi : “Anh có đi với ai nữa không ?” thì trả lời : “Không, chỉ có mình tôi thôi”. Nếu họ mời : “Anh ở lại đây chơi mấy hôm” thì trả lời : “Vâng, ở nhà tôi chỉ mong có thế”. Ngốc ta nhẩm học thuộc và lên đường. Giữa đường, gặp một đám đông, Ngốc lại xem, hóa ra là một án mạng. Khi các nhà chức trách đến, mọi người đều bỏ chạy, chỉ có Ngốc đứng lại … … … (Gv chữa bài tập 2 và giảng ngắn gọn về đặc điểm 1) Đặc điểm 1 : Văn bản có tính thống nhất về đề tài, về tư tưởng, tình cảm và mục đích : - Đề tài : Văn bản viết về một sự việc, hiện tượng, con người, phong cảnh … trong cuộc sống. - Tư tưởng tình cảm : Văn bản dùng những từ ngữ, câu văn biểu hiện thái độ chủ quan một cách nhất quán của người nói, người viết về đối tượng đó. - Mục đích : Tác động vào người nghe, người đọc để đạt được yêu cầu xác định trước. Đề tài, tư tưởng, tình cảm và mục đích là những yếu tố quy định cách chọn từ, đặt câu và liên kết các đọan văn làm cho văn bản thống nhất. * Bài tập 3 : Sắp xếp lại những câu sau đây thành một văn bản hòan chỉnh và mạch lạc rồi đặt cho nó một cái tiêu đề hòan chỉnh : a- Con ngựa mến ông Trắc lắm. Người lạ đến rất dễ bị nó đá hoặc cắn, nhưng ông Trắc đến thì nó ngoan ngõan hoặc cúi đầu. b- Con ngựa của ông Trắc mới cao to làm sao. c- Hai cái tai to dựng đứng trên cái đầu rất đẹp. Hai lỗ mũi ươn ướt động đậy hòai. Mỗi khi nó nhếch môi lên lại để lộ hai hàm răng trắng muốt. d- Theo ý ông, tên đó hay lắm vì lông nó màu hung hung mà nó lại chạy rất nhanh. e- Oâng đứng cạnh, bụng nó chấm vai ông. f- Đã to, nó lại trường (dài) g- Bờm nó được ông Trắc xén rất phẳng. Ngực nở, Bốn chân nó khi đứng cũng cứ dậm lộp cộp trên đất. h- Cái đuôi dài ve vẩy hết sang phải lại sang trái. Oâng Trắc đặt tên cho nó là Hồng Vân. i- Từ nước kiệu sang nước đại, nước nào cũng khá cả. (Gv chữa bài tập 3 và giảng ngắn gọn về đặc điểm 2) Đặc điểm 2 : Văn bản có tính hòan chỉnh về hình thức : - Bố cục gồm 3 phần : mở bài, thân bài và kết bài hoặc theo một thể thức được quy định. - Có các câu trong từng đọan được sắp xếp theo một trình tự hợp lí : câu chủ đề, câu giải thích, dẫn chứng … - Các đoạn văn được nối tiếp nhau và hô ứng nhau bằng các phương tiện liên kết thích hợp. - Từ ngữ chính xác, được sắp xếp có tiết tấu, nhịp điệu, âm thanh thuận tai, gợi cảm. * Bài tập 4 : Tìm tác giả cho các lọai văn bản sau : Truyện cổ tích, Đơn xin đi làm, Biên bản Hội nghị, Báo cáo về tình hình an ninh trong xã, Một cuốn tiểu thuyết. (Gv chữa bài tập 4 và giảng ngắn gọn về đặc điểm 3) Đặc điểm 3 : Văn bản có tác giả : Người nói, người viết là tác giả. Trong văn bản nghệ thuật, xác định và tìm hiểu tác giả có tác dụng lớn để hiểu văn bản vì nó thường mang đậm dấu ấn riêng của nhà văn, nhà thơ. Họat động III : Củng cố và cho bài tập về nhà : (5’) Công việc 1 : Củng cố kiến thức : Gv hỏi, hs trả lời 1. Thế nào là văn bản ? 2. Muốn tạo ra một văn bản phải xác định rõ những gì ? 3. Văn bản có mấy đặc điểm ? Công việc 2 : Cho bài tập về nhà (bài tập 3,4,5 – SGK/17) 3. Theo Anh (chị), các văn bản viết, khắc, in có vai trò gì đối với sự phát triển văn hóa của dân tộc ? Cho ví dụ (Gợi ý : Nhờ đâu mà chúng ta hoặc những người nước ngòai biết được cuộc sống, suy nghĩ, cũng như cách ứng xử của những người Việt Nam sống cách chúng ta hàng trăm, hàng ngàn năm ?) 4. Đọc văn bản “Tổng quan nền văn học Việt nam qua các thời kì lịch sử” và chỉ ra nội dung của nó dưới dạng một đề cương (văn bản giới thiệu cái gì ? Có những ý chính nào ?) 5. Đọc nhan đề bài báo : “Một ngày trên công trường thủy điện Yaly”, anh (chị) hãy đóan trước nội dung chính của bài báo đó. Tại sao lại có dự đóan như vậy ? Bài số 3 PHÂN LỌAI VĂN BẢN THEO PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT I. Oân tập các kiểu văn bản : Có 6 kiểu văn bản : - Văn bản biểu cảm - Văn bản điều hành - Văn bản lập luận - Văn bản miêu tả - Văn bản thuyết minh - Văn bản tự sự Các kiểu văn bản trên được phân lọai theo tiêu chí phương thức biểu đạt (cách thức phản ánh và tái hiện đời sống của người viết, người nói phù hợp với một mục đích, ý đồ nhất định). Nói cách khác, mỗi phương thức biểu đạt chính tạo nên một kiểu văn bản. II. Bài tập : * Bài tập 1 : (SGK/18) Điền vào cột “Kiểu văn bản” một trong những từ sau đây : Biểu cảm, Điều hành, Lập luận, Miêu tả, Thuyết minh và Tự sự sao cho phù hợp với những đặc điểm đã nêu trong cột “đặc điểm của phương thức biểu đạt” * Bài tập 2 : (SGK/18-19) Chỉ ra sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong hai đọan văn. Trong mỗi đọan, phương thức biểu đạt nào là chính ? Gợi ý : Trong đọan văn 1, Nam Cao kể chuyện gì ?Tác giả chủ yếu trình bày lại sự việc, như vậy phương thức biểu đạt chính của đọan văn là gì ?Tìm đọan văn tả khuôn mặt đau khổ của lão Hạc, đọan văn ấy sử dụng phương thức biểu đạt gì ? Sự kết hợp hai phương thức biểu đạt trong đọan văn có tác dụng như thế nào Trong đọan văn 2, Mai Văn Tạo giới thiệu về một lọai trái cây rất quý hiếm của Nam bộ, như vậy tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính gì? Qua bài giới thiệu, những đặc điểm cơ bản của cây sầu riêng hiện lên rất rõ, như vậy, khi thuyết minh, tác giả đã kết hợp với phương thức biểu đạt gì ?Những câu văn : “Hương vị quyến rũ đến kì lạ” và “Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngào ngạt, vị ngọt đến đam mê” cho thấy tác giả còn kết hợp phương thức biểu đạt nào nữa ? * Bài tập 3 : (SGK/19-20) Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp để tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa hai văn bản . Chỉ ra phương thức biểu đạt của mỗi văn bản : - Giống nhau : Cùng viết về một đối tượng là … (1) … , cùng được miêu tả theo nghĩa đen về hình dáng, màu sắc … (2) … - Khác nhau : Nghĩa bóng của văn bản 1 : … (3)… , nghĩa bóng của văn bản 2 : … (4) … Cách miêu tả của văn bản 1 : … (5) … , cách miêu tả của văn bản 2 : … (6) … Từ sự phân biệt trên, căn cứ vào đặc điểm của mỗi kiểu văn bản, ta kết luận : Văn bản 1 là kiểu văn bản … (7) … , còn văn bản 2 là kiểu văn bản … (8) … &

File đính kèm:

  • docTuan 1 Van ban.doc
Giáo án liên quan