A.Mục tiêu bài học.
- Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sóng, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: cuộc sống đạm bạc, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt, uyên thâm.
- Biết đọc hiẻu một bài thơ có những câu thơ ẩn ý, thâm trầm; thấy được vẻ đẹp ngôn ngữ tiếng Việt: mộc mạc tự nhiên mà ý vị.
- Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của tác giả, từ đó càng thêm yêu mến, kính trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm.
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy - học.
- Sử dụng đồng bộ sgk, sgv, thiết kế bài học.
- Phương pháp: giao tiếp, phỏng vấn.
C. Tiến trình tổ chức dạy học.
I. Ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh.
II. Giới thiệu bài mới.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3287 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Văn lớp 10 (Cơ bản) - Tiết 40: Nhàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:30/11/2007
Tiết: 40
NHÀN
Nguyễn Bỉnh Khiêm
A.Mục tiêu bài học.
- Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sóng, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: cuộc sống đạm bạc, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt, uyên thâm.
- Biết đọc hiẻu một bài thơ có những câu thơ ẩn ý, thâm trầm; thấy được vẻ đẹp ngôn ngữ tiếng Việt: mộc mạc tự nhiên mà ý vị.
- Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của tác giả, từ đó càng thêm yêu mến, kính trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm.
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy - học.
- Sử dụng đồng bộ sgk, sgv, thiết kế bài học.
- Phương pháp: giao tiếp, phỏng vấn.
C. Tiến trình tổ chức dạy học.
I. Ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh.
II. Giới thiệu bài mới.
IV. Tìm hiểu bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
Hoạt đông 1: Tìm hiểu tiểu dẫn.
TT1: Hs đọc tiểu dẫn.
TT2: Nêu những nét chính về tác giả tác phẩm,sự ngiệp văn học?
Hoạt động 2:Đọc hiêu bài thơ
TT1:Gọi học sinh đọc
TT2:Tìm hiểu vẻ đẹp cuộc sống:
-Hai câu đầu tác giả sử dụng từ ngữ ngắt nhịp?
-Qua đó ta hiểu hoàn cảnh và tâm trạng tác giả như thế nào?
-Nhận xét nhịp thơ?
Các sân vật và khung cảnh sinh hoạt câu 5,6 có gì đáng chú ý?
- Hai câu thơ cho thấy của
Nguyễn Bỉnh Khiêm như thê nào?
TT3:Tìm hiểu vẻ đep nhân cách?
Tác dụng biểu đạt ý nghệ thuật đối với hai câu 3,4?
Em hiểu thế nào “ nơi vắng vẻ ” và "chốn lao xao”
TT4: Tìm hiểu vẻ đẹp trí tuệ.
- hiểu “dại” “khôn” ở đây ntn?
- Vẻ đẹp trí tuệ hai câu cuối.
Hoạt động 3: Tổng kết và tìm hiểu chủ đề.
Hoạt động 4: Củng cố, luyện tập.
TT1: hs đọc ghi nhớ.
TT2: hs luyện tập.
I. Tiểu dẫn.
1. Tác giả.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) hiệu Bạch Vân Cư Sĩ.
-Quê Trung Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
- 1535 đỗ trạng nguyên, làm quan duoới triều nhà Mạc.
- Làm quan 8 năm, về ở ẩn, => cuộc sống đạm bạc mà thanh cao.
- Nhân cách trong sáng vượt lên danh lợi.
- Trí tuệ sáng suốt, uyên thâm.
* Sự nghiệp văn chương:
Thơ chữ hán: Bạch Vân am thi tập.
Thơ chữ Nôm: Bạch Vân quốc ngữ thi.
2. Bài thơ.
- trích từ tập thơ chữ Nôm “Bạch Vân quốc ngữ thi”.
- Bản chất chữ “Nhàn”:
+ sống hoà hợp với thiên nhiên.
+ phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao.
II. Đọc - hiểu.
1. Vẻ đẹp cuộc sống.
- Thể hiện hai câu đầu:
Câu 1:
+ danh từ: mai, quốc, cần câu => những công cụ lao động của nhà nông.
+ số từ đếm rành rọt: một + một + một => tất cả đã chuẩn bị một cách sẵn sàng, chu đáo. nguyễn Bỉnh Khiêm về sống giữa thiên nhiên tựa như một “ lão nông tri điền”.
Câu 2: nhịp dàn trãi. Câu thơ như đưa ta về với cuộc sống thuần hậu, chất phác, nguyên sơ, tự cung, tự cấp một cách bình thản, ung dung va cũng rất ngông ngạo với đời. Trở về trong sự hoà hợp với tự nhiên. Câu 5,6:
+thức ăn: măng trúc, giá đỗ => thức ăn đạm bạc, quê mùa, dân dã.
+ sinh hoạt: tắm hồ ao như những người dân quê khác => trở về với tự nhiên.
=.> Cuộc sống đạm bạc mà không khắc khổ, đạm bạc mà thanh cao khi trở về với tự nhiên, mùa nào thức ấy, cuộc sống sinh hoạt với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
Hai câu thơ vẻ lên cảnh sinh hoạt bốn mùa đầy mùi vị và hương sắc thanh quí.
Cuộc sống đạm bạc mà không khắc khổ, đạm bạc mà thanh cao.
2. Vẻ đẹp nhân cách.
- câu 3,4: Nghệ thuật đối.
ta > người, dại > khôn, vắng vẻ > lao xao.
- nơi vắng vẻ là nơi tĩnh tại của thiên nhiên và là nơi thảnh thơi của tâm hồn, nơi không có sự cầu cạnh về danh lợi.
- Chốn lao xao là chốn cửa quyền, quan lại, có ngựa xe tấp nập, kẻ hầu người hạ, almứ bon chen,…
=> NBK tìm đến sự thanh cao, tìm thấy sự thanh thản tâm hồn => nhân cách của NBK đối lập danh lợi như nứoc với lửa.
3. Vẻ đẹp trí tuệ.
Câu 3,4: Ta dại > . Nguyễn Bỉnh Khiêm tỉnh táo trong cách lựa chọn, trong cách nói đùa ngược nghĩa ( dại thực là dại khôn, còn khôn hoá ra dại) => ông là một bậc thức giả với trí tuệ hơn người.
Câu 7,8:
Tác giả nắm vững, hiểu thấu quy luật:
hoạ / phúc, bỉ / thái,cùng / thông, túng / đắc.
=>trí tuệ uyên thâm, sáng suốt ông nhận ra công danh, của cải, quyền quý chỉ là giấc chiêm bao.
=>Trí tuệ đã nâng cao nhân cách để nhà thơ rời bỏ “chốn lao xao”, quyền quí đến nơi vắng vẻ, đạm bạc mà thanh cao => vẻ đẹp chân dung NBK.
- cuộc sống đạm bạc , thanh cao.
- Nhân cách: trong sáng vượt lên danh lợi.
- Trí tuệ: sáng suốt, uyên thâm.
III. Tổng kết.
1. Nội dung, nghệ thuật.
2.Chủ đề.
Bài thơ thể hiện quan niệm sống nhàn, hoà hợp tự nhiên,giữ cốt cách thanh cao vượt lên trên danh lợi.
V. Củng cố, luyện tập.
1. Củng cố: ghi nhớ - sgk.
2. Luyện tập.
Cuộc sống, nhân cách, trí tuệ của NBK.
Cuộc sống nhàn,đạm bạc,thanh cao đầy niềm vui giữa thiên nhiên.tâm hồn trong sáng vượt lên danh lợi với cái nhìn sáng suốt , thấu rõ mọi vấn đề.Quan niêm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tích cực vì tác giả không chỉ sống nhàn tãn bản thân mà còn quan tâm xã hội.
D. Hướng dẫn học sinh học bài mới..
- Học bài cũ.
- Soạn bài mới: “Độc tiểu thanh kí”.
File đính kèm:
- Giao an 10 - Tiet 40.doc