I. Mục tiêu:
1- Về kiến thức:
- Định nghĩa được độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cự đại, độ ẩm tỉ đối
- Phân biệt được các độ ẩm nói trên và nêu được ý nghĩa của chúng
2- Về kỹ năng:
- Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến độ ẩm không khí
- Vận dụng đựơc công thức tính độ ẩm tỉ đối để giải các bài tập trong sgk và các bài tập tương tự
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên:
Các loại ẩm kế: ẩm kế tóc, ẩm kế khô ướt, ẩm kế điểm sương
2- Học sinh:
Ôn lại phần II bài 38 sgk Vật Lý 10 về “ sự bay hơi”
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4990 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 10 bài: Độ ẩm của không khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/4/2008
Tiết:
Bài: ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ
I. Mục tiêu:
1- Về kiến thức:
- Định nghĩa được độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cự đại, độ ẩm tỉ đối
- Phân biệt được các độ ẩm nói trên và nêu được ý nghĩa của chúng
2- Về kỹ năng:
- Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến độ ẩm không khí
- Vận dụng đựơc công thức tính độ ẩm tỉ đối để giải các bài tập trong sgk và các bài tập tương tự
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên:
Các loại ẩm kế: ẩm kế tóc, ẩm kế khô ướt, ẩm kế điểm sương
2- Học sinh:
Ôn lại phần II bài 38 sgk Vật Lý 10 về “ sự bay hơi”
III. Thiết kế hoạt động dạy - học:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Hoạt động 1: (3 phút)
Nhận thức vấn đề cần nghiên cứu
Cá nhân nhận thức vấn đề
Hằng ngày chúng ta thường xem trên ti vi chườn trình dự báo thời tiết, trong đô luôn nhắc đến cụm từ “Độ ẩm không khí”
O. Vậy độ ẩm không khí là gì? Việc đo độ ẩm không khí có vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống hằng ngày?
Hoạt động 2: ( 12 phút)
Tìm hiểu các khái niệm: Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại
Cá nhân đọc sgk trả lời:
- Độ ẩm tuyệt đối a của KK là đại lượng đo bằng khối lượng m( tính ra g) của hơi nước chứa trong 1m3 KK
- Độ ẩm cực đại A có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hoà tính theo đơn vị g/cm3. Giá trị của A tăng theo nhiệt độ.
Phát biểu chung: Theo bảng 39.1, độ ẩm cực đại của KK ở 300C là A = 30,29 (g/m3)
Cá nhân tiếp thu ghi nhớ
Khi nghiên cứu độ ẩm của không khí, người ta thường xét đến độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tương đối và độ ẩm cực đại. Vậy các khái niệm đó khác nhau như thế nào? Sử dụng khi nào? Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng khái niệm.
Yêu cầu HS đọc mục I sgk
O. Độ ẩm tuyệt đối là gì? Độ ẩm cực đại là gì?
- Nhận xét các đơn vị của các đại lượng này?
* Độ ẩm tuyệt đối phụ thuộc vào thời gian, địa điểm, nhiệt độ còn độ ẩm cực đậi chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. Độ ẩm cực đại của KK ở một nhiệt độ đã cho chính bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hoà trong không khí ở nhiệt độ ấy.
O. Hoàn thành yêu cầu C1?
Nêu thêm một số câu hỏi kiểm tra mức độ hiểu của HS:
-Trong 1m3 không khí ở 250C có bao nhiêu gam hơi nước bão hoà?
- Cần bao nhiêu gam hơi nước trong 1m3 kk ở nhiệt độ 270C để đạt trạng thái bão hoà?
- Trong 1m3 không khí ở nhiệt độ 150C có chứa 13g hơi nước, hỏi nước còn tiếp tục bay hơi không?
* Nếu nhiệt độ càng thấp thì hơi nước trong không khí càng dễ đạt trạng thái bão hoà, khi đó độ ẩm tuyệt đối càng gần với độ ẩm cực đại.
Hoạt động 3: ( 10 phút)
Tìm hiểu khái niệm độ ẩm tỉ đối
Cá nhân trả lời:
Độ ẩm tỉ đối mô tả mức độ ẩm của KK, độ ẩm của KK càng lớn tức là không khí càng ẩm và nước càng khó tiếp tục bay hơi thêm vào KK.
Tiếp thu lời giảng của GV
Cá nhân thực C2: Khi nhiệt độ KK tăng thì độ ẩm cự đại tănglên với cùng độ ẩm tuyệt đối thì độ ẩm tỉ đối của KK sẽ giảm
*. Độ ẩm tuyệt đối chưa cho biết mức độ ẩm của KK, vì thế để mô tảt mức độ ẩm của KK người ta phải dùng một đại lượng goi là độ ẩm tỉ đối f( còn gọi là độ ẩm tương đối).
GV thông báo khái niệm độ ẩm tỉ đối của KK
O. Viết biểu thức và nêu ý nghĩa của độ ẩm tỉ đối?
Chính xác hoá câu trả lời của HS. Giới thiệu công thức tính độ ẩm tỉ đối trong khí tượng học: trong đó p là áp suất do riêng lượng hơi nước có trong KK gây ra.
- Nhấn mạnh đây chỉ là công thức gần đúng vì gần trạng thái bão hoà thì áp suất hơi nước không còn tỉ lệ với khối lượng nữa.
O. Hoàn thành yêu cầu C2
Hoạt động 4: ( 8 phút)
Tìm hiểu về ảnh hưởng của độ ẩm KK đối với đời sống và kỹ thuật
Cá nhân đọc sgk và kết hợp với kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi của GV
Yêu cầu HS đọc mục III sgk
O Với điều kiện về độ ẩm như thế nai\ò thì con người sẽ có cảm giác dễ chịu?
O. Trong kỹ thuật. người ta thường làm gì để làm giảm độ m của KK?
Hoạt động 5: ( 9 phút)
Củng cố, vận dụng
Tự đọc phần ghi nhớ và làm bài trong phiếu học tập
Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức cần nhớ trong bài.
O. Hoàn thành yêu cầu ở phiếu hoạc tập.
Gợi ý: Để so sánh được hơi nước ở hai nhiệt độ khác nhau thì cần so sánh độ ẩm tuyệt đối của không khí ở các nhiệt độ đó
GV theo dõi làm bài, chữa nhanh
Hoạt động 6: (3 phút)
Tổng kết bài học
Cá nhân nhận nhiệm vụ học tập
GV nhận xét giờ học
Bài tập vê nhà: Làm bài tập trong sgk.
- Đọc mục “Em có biết” để tìm hiểu về các loại ẩm kế
- Trả lời các câu hỏi:
Tại sao khi trời nóng ở nơi có nhiêu đầm lầy sẽ thấu khó chịu hơn hơi khô? Tại sao khi trời lạnh có thể nhìn thấy hơi thở của mình?
Đọc và chuẩn bị trước nội dung cho bài thực hành
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Khi nói về độ ẩm cực đại, câu nào dưới đây là không đúng?
Độ ẩm cự đại là độ ẩm của không khí bão hoà hơi nước
Khi làm lạnh không khí đến một nhiệt độ nào đó, hơi nước trong không khí trở nên bão hoà và không khí có độ ẩm cực đại.
Khi làm nóng không khí, lượng hơi nước trong không khí tăng và không khí có độ ẩm cực đại
Độ ẩm cực đại có khối lượng bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hoà trong không khí tính theo đơn vị g/m3
Câu 2: Hai bình giống nhau đặt trên một cân đòn. Một bình đựng khônh khhí khô, một bình đựng không khí ẩm. Áp suất và nhiệt độ của hai bình như nhau. Hỏi bình nào nặng hơn?
Bình đựng không khí ẩm nặng hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì nước có khối lượng riêng lớn hơn
Bình đựng không khí khô nanựg hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí có khối lượng riêng lớn hơn
Bình đựng không khí ẩm nặng hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì nước có khối lượng riêng lớn hơn
Bình đựng không khí khô nặng hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí có khối lượng riêng lớn hơn
Câu 3: Nhiệt độ của không khí trong phòng là 150C. Độ ẩm tỉ đối 70%. Hỏi có bao nhiêu hơi nước trong phòng, biết thể tích phòng là 100m3?
A. m 0,9 kg B. m 0.09kg C. m 0,9g D. m 0,09g
IV. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- bai 39DO AM CUA KHONG KHI.doc