I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.
Câu 1: Câu nào sau đây là đúng?
A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động được.
B. Không cần có lực tác dụng vào vật thì vật vẫn chuyển động tròn đều.
C. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của một số vật.
D. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của một vật.
Câu 2. Lực F lần lượt tác dụng vào vật có khối lượng m1, m2 thì chúng thu được gia tốc tương ứng là a1, a2. Nếu lực trên tác dụng vào vật có khối lượng (m1 + m2) thì sẽ thu được gia tốc bao nhiêu?
A. |a1 – a2| B. a1 + a2 C. D.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 10 - Chủ đề 2: Ba định luật newtơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 2 – BA ĐỊNH LUẬT NEWTƠN
I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.
Câu 1: Câu nào sau đây là đúng?
A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động được.
B. Không cần có lực tác dụng vào vật thì vật vẫn chuyển động tròn đều.
C. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của một số vật.
D. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của một vật.
Câu 2. Lực F lần lượt tác dụng vào vật có khối lượng m1, m2 thì chúng thu được gia tốc tương ứng là a1, a2. Nếu lực trên tác dụng vào vật có khối lượng (m1 + m2) thì sẽ thu được gia tốc bao nhiêu?
A. |a1 – a2| B. a1 + a2 C. D.
Câu 3: Chọn câu đúng?
A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên.
B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.
C. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
D. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn là đã có lực tác dụng lên vật.
Câu 4: Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì:
A. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
B. Vật lập tức dừng lại.
C. Vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều.
D. Vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều.
Câu 5: Điều nào sau đây là sai khi nói về lực tác dụng và phản lực.
A. Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời. B. Lực và phản lực bao giờ cũng cùng loại.
C. Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau. D. Lực và phản lực không kể cân bằng nhau.
Câu 6: Một vật có khối lượng 1kg, chuyển động với gia tốc 0,05m/s2. Lực tác dụng vào vật có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 0,05N. B. 0,5N. C. 5N. D. Giá trị khác
Câu 7: Một vật có khối lượng 50kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được 50cm thì có vận tốc 0,7m/s. Lực đã tác dụng vào vật có giá trị nào sau đây?
A. 35N. B. 24,5N. C. 102N. D. Giá trị khác.
Câu 8: Dưới tác dụng của một lực có độ lớn 20N, một vật chuyển động với gia tốc 0,4m/s2. Hỏi vật đó chuyển động với gia tốc bằng bao nhiêu nếu lực tác dụng bằng 50N
A. 0,5m/s2. B. 1m/s2. C. 2m/s2. D. 4m/s2
Câu 9: Một ôtô có khối lượng 2tấn đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì bị hãm lại. Sau khi hãm ôtô chạy thêm được 50m thì dừng hẳn. Lực hãm xe có độ lớn là?
A 8N. B. 80N. C. 800N. D. 8000N.
Câu 10: Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc a1=6m/s2, truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc a2=3m/s2.
Hỏi lực F truyền cho vật có khối lượng m=m1+m2 một gia tốc là bao nhiêu?
A. 4,5m/s2. B. 18m/s2. C. 9m/s2. D. 2m/s2.
Câu 11: Một vật có khối lượng 2kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đó đi được 200cm trong thời gian 2s. Độ lớn hợp lực tác dụng lên vật là
A. 4N. B. 1N. C. 2N. D. 100N.
Câu 30: Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 200N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02s thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng.
A. 0,008 m/s. B. 2 m/s. C. 8 m/s. D. 0,8 m/s.
Câu 12: Một vật có khối lượng m=0,5kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu v0=4m/s. Sau thời gian t=2s, nó đi được quãng đường là S=16m. Biết vật luôn chịu tác dụng của lực kéo Fk và Fc=1N. Độ lớn của lực kéo là
A. 3N. B. 4N. C. 7N. D. 5N.
Câu 23: Một xe lăn khối lượng m1=200g dưới tác dụng của lực kéo, chuyển động không vận tốc đầu từ đầu đến cuối đường ray mất 10s. Khi bỏ lên xe một vật khối lượng m2, xe phải chuyển động mất 20s, bỏ qua ma sát. Tính khối lượng m2?
A. 0,4kg. B. 0,5kg. C. 0,6kg. D. Giá trị khác.
Câu 14: Vật chuyển động trên đoạn đường AB chịu tác dụng của lực F1 và vận tốc tăng từ 0 đến 10m/s trong thời gian t. Trên đoạn đường BC chịu tác dụng của lực F2 và tăng vận tốc từ 10m/s đến 15m/s cũng trong thời gian t. Tỉ số F2/F1 là
A. 0,5. B. 1. C. 0,4. D. Giá trị khác.
Câu 15: Chọn phát biểu đúng nhất?
A. Lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều có độ lớn không đổi.
B. Vectơ lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng chuyển động của vật.
C. Hướng của vectơ lực tác dụng lên vật trùng với hướng biến dạng của vật.
D. Hướng của lực có hướng trùng với hướng của gia tốc mà lực đã truyền cho vật.
Câu 16:Chọn câu đúng Dưới tác dụng của lực F1 ,một vật có khối lượng m đang chuyển động với gia tốc bằng 2m/s2 .Một lực F2 có cùng độ lớn với lực F1 đột nhiên xuất hiện và tác dụng theo phương vuông góc với quỹ đạo của vật .Gia tốc của vật sẽ có độ lớn bằng bao nhiêu ?
A. 2 m/s2 B. 3,5 m/s2 C. 2,83 m/s2 D. 4 m/s2
Câu 17:Một người thợ rèn dùng một cái búa có khối lượng m1 để rèn một thỏi sắt có khối lượng m2 được đặt trên một cái đe có khối lượng m3 .Phải chọn m1 ,m2 ,m3 như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất ?
A. Chọn m1 ,m2 ,m3 xấp xỉ bằng nhau B. Chọn m1 rất lớn ,còn ,m2 ,m3 thế nào cũng được
C. Chọn m1 lớn hơn hẳn m2 và m3 lớn hơn hẳn m1 D. chọn m1 lớn hơn hẳn m3
Câu 18:. Lực và phản lực không có tính chất sau:
A. luôn xuất hiện từng cặp. B. luôn cùng loại. C. luôn cân bằng nhau. D. luôn cùng giá ngược chiều.
Câu 19:Hai học sinh cùng kéo một cái lực kế. Số chỉ của lực kế sẽ là bao nhiêu nếu mỗi học sinh đã kéo bằng lực 50N.( mỗi em một đầu)
A. 0N B. 50N C. 100N D. Một số khác.
Câu 20:Vật có khối lượng m = 2kg bắt đầu chuyển động theo chiều dương từ gốc toạ độ tại thời điểm t = 2s dưới tác dụng của lực không đổi có độ lớn là 2,4 N. Phương trình chuyển động của vật:
A. x = 1,2 t2 (m) B. x = 1,2 ( t- 2)2 (m) C. x = 0,6 t2 +(t - 2) (m) D. x = 0,6 t2 -2,4t + 2,4 (m)
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1. Một chiếc xe có khối lượng 1000kg đang chạy với vận tốc 30,6km/h thì hãm phanh, biết lực hãm là 1500N.
a. Tính gia tốc của ôtô.
b. Quãng đường xe còn chạy thêm trước khi dừng hẳn.
c. Thời gian xe còn chạy thêm trước khi dừng hẳn. ĐS : a. -1,5m/s2 ; b. » 24m ; c. » 5,7s
Bài 2. Lực F truyền cho vật m1 một gia tốc 2m/s2, truyền cho vật m2 một gia tốc 6m/s2. Hỏi lực F truyền cho vật có khối lượng m = m1 + m2 một gia tốc là bao nhiêu ? ĐS : 1,5m/s2
Bài 3. Một xe tải có khối lượng 2000kg đang chuyển động thì hãm phanh và dừng lại sau khi đi thêm được quãng đường 9m trong 3s. Tính lực hãm. ĐS : 4000N
Bài 4. Một ôtô có khối lượng 1200kg đang chuyển động thì phanh gấp với lực hãm là 3200N. Ô tô dừng lại sau khi đi thêm được 12m. Tính thời gian từ lúc hãm phanh đến lúc dừng lại. ĐS : 3s
Bài 5. Một vật có khốilượng 2,5kg đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v0 = 2m/s thì bắt đầu chịu tác dụng của lực F = 10N cùng chiều chuyển động. Hỏi từ lúc chịu tác dụng của lực F thì vật đi được quãng đường 7,5m trong thời gian bao lâu ? ĐS : 1,5s
Bài 6. Một ôtô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì đột ngột hãm phanh, sau 5s tính từ lúc hãm phanh thì vận tốc ô tô còn 18km/h.
a. Tính độ lớn của lực hãm.
b. Quãng đường ôtô đi được từ lúc hãm phanh đến lúc dừng hẳn.
c. Thời gian từ lúc hãm phanh đến lúc dừng hẳn. ĐS : a. 2000N ; b. 50m ; c. 10s
Bài 7. Một vật bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều với lực kéo 20N có phương cùng phương chuyển động. Sau khi đi được quãng đường 7,2m thì vật có vận tốc 6m/s. Bỏ qua mọi ma sát.
a. Tính khối lượng của vật.
b. Nếu lực kéo có phương hợp với phương chuyển động một góc 600, thì sau khi đi được quãng đường 6,4m vận tốc của vật là bao nhiêu ? ĐS : a. 8kg ; b. 4m/s
Bài 8. Một xe lăn chuyển động không vận tốc đầu từ đỉnh 1 mặt phẳng nghiêng. Trong 2s đầu xe đi được 10m. Ma sát không đáng kể. Lấy g = 10m/s2. Tìm góc nghiêng . ĐS : 300
Bài 9. Một xe lăn chuyển động không vận tốc đầu từ đỉnh 1 mặt phẳng nghiêng. Trong 2s đầu xe đi được 10m. Ma sát không đáng kể. Lấy g = 10m/s2. Tìm góc nghiêng . ĐS : 300
File đính kèm:
- CHU DE 2 - BA DINH LUAT NEWTON.doc