DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN (T1)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Trả lời được các câu hỏi:
• Chất bán dẫn là gì? Nêu được những đặc điểm của chất bán dẫn?
• Hai loại hạt tải điện trong bán dẫn là gì? Lỗ trống là gì?
• Chất bán dẫn loại p và loại n là gì?
2. Kĩ năng
• Giải thích được sự hình thành bán dẫn loại n và bán dẫn loại p.
3. Thái độ
• Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu.
B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, thuyết trình.
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: Tranh 17.1 đến 17.4.
2. Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số <1’>
2. Kiểm tra bài cũ <3’>
1. Bản chất của dòng điện trong chân không? Nhận xét về chiều của dòng điện trong chân không. Ứng dụng.
2. Mô tả hiện tượng phóng điện trong khí kém. Tia catốt là gì? Tính chất của tia cactốt. Ứng dụng.
2 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 32 - Dòng điện trong chất bán dẫn (t1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32
Ngày soạn: 09/12/2008
DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN (T1)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Trả lời được các câu hỏi:
Chất bán dẫn là gì? Nêu được những đặc điểm của chất bán dẫn?
Hai loại hạt tải điện trong bán dẫn là gì? Lỗ trống là gì?
Chất bán dẫn loại p và loại n là gì?
2. Kĩ năng
Giải thích được sự hình thành bán dẫn loại n và bán dẫn loại p.
3. Thái độ
Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu.
B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, thuyết trình.
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: Tranh 17.1 đến 17.4.
2. Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Bản chất của dòng điện trong chân không? Nhận xét về chiều của dòng điện trong chân không. Ứng dụng.
Mô tả hiện tượng phóng điện trong khí kém. Tia catốt là gì? Tính chất của tia cactốt. Ứng dụng.
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề
Ngày nay, ta nói đến sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Vậy sự bùng nổ ấy bắt nguồn từ đâu?
b. Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chất bán dẫn và tính chất của chất bán dẫn
GV: Hãy lấy một số ví dụ về chất ván dẫn?
HS: Gemani (Ge), Silic (Si).
GV: Chất bán dẫn có những tính chất gì?
HS: Trả lời.
I. CHẤT BÁN DẪN VÀ TÍNH CHẤT
* Chất bán dẫn: Gemani (Ge), Silic (Si).
* Tính chất:
a. Điện trở suất của chất bán dẫn có giá trị nằm trong khoảng trung gian giữa điện trở suất của kim loại và điện trở suất của điện môi.
- Ở nhiệt độ thấp: điện trở suất của bán dẫn siêu tinh khiết rất lớn.
- Khi nhiệt độ tăng, điện trở suất giảm nhanh, hệ số nhiệt điện trở có giá trị âm.
→ Sự dẫn riêng của chất bán dẫn.
b. Điện trở suất của bán dẫn phụ thuộc mạnh vào tạp chất.
c. Điện trở suất của chất bán dẫn cũng giảm đáng kể khi nó bị chiếu sáng hơạc bị tác dụng của các tác nhân ion hoá khác.
Hoạt động 2: Tím hiểu về hạt tải điện trong chất bán dẫn, bán dẫn loại n và loại p
GV: Giải thích quá trình hình thành electrôn dẫn và lỗ trống trong bán dẫn tinh khiết.
HS: Nghe và ghi nhớ.
GV: Dòng điện trong bán dẫn tinh khiết là gì?
HS: Trả lời.
GV: Thế nào là bán dẫn loại p? Bán dẫn loại n? Lấy ví dụ.
HS: Trả lời.
GV: Giải thích sự hình thành bán dẫn loại n, và thế nào là tạp chất cho đôno.
HS: Nghe và ghi nhớ.
GV: Giải thích sự hình thành bán dẫn loại p, và thế nào là tạp chất nhận axepto.
HS: Nghe và ghi nhớ.
HS: Hoàn thành câu C1.
II. HẠT TẢI ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN. BÁN DẪN LOẠI n VÀ BÁN DẪN LOẠI p
1. Electrôn và lỗ trống
Chất bán dẫn tinh khiết có hai loại hạt tải điện: electrôn dẫn và lỗ trống.
Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng các electrôn dẫn chuyển động ngược chiều điện trường và dòng các lỗ trống chuyển động cùng chiều điện trường.
2. Bán dẫn loại n và bán dẫn loại p
- Bán dẫn loại n: Hạt tải điện mang điện âm (electrôn dẫn). VD: Si pha tạp P.
- Bán dẫn loại p: Hạt tải điện mang điện dương (lỗ trống). VD: Si pha tạp Bo.
3. Tạp chất cho (đôno) và tạp chất nhận (axepto)
- Si pha tạp P có hoá trị V, mỗi nguyên tử tạp chất cho tinh thể một electrôn dẫn → tạp chất cho (đôno) → bán dẫn loại n và hạt tải điện chủ yếu là electrôn dẫn.
- Si pha tạp Bo có hoá trị III, mỗi nguyên tử tạp chất nhận tinh thể một electrôn dẫn → tạp chất nhận (axepto) → bán dẫn loại p và hạt tải điện chủ yếu là lỗ trống.
4. Củng cố
- Điểm khác nhau chính giữa nguyên tử đôno và axepto đối với Si là gì? Giải thích sự hình thành bán dẫn loại p và bán dẫn loại n.
5. Dặn dò
- Họcbài cũ, trả lời câu hỏi 6 sgk.
- Chuẩn bị bài mới: Dòng điện trong chất bán dẫn (T2).
+ Thế nào là lớp chuyển tiếp p – n, giải thích sự hình thành lớp chuyển tiếp p – n.
+ Ứng dụng của điôt và tranzito trong kĩ thuật điện tử.
File đính kèm:
- TIET 32-84.doc