Giáo án Vật lý 6 tiết 31 đến 35

Tiết31 : SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (TT)

I. MỤC TIÊU:

 * Kiến thức:

 - Nhận biết được ngưng tụ là quá trình ngược của bay hơi.Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng ngưng tụ.

 - Biết cách tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán về sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ.

 * Kỹ năng:

 - Tiến hành được thí nghiệm trong bài.

 - Xử dụng đúng thuật ngữ: Dự đoán,thí nghiệm,kiểm tra dự đoán,đối chứng,chuyển từ thể sang thể .

 * Thái độ:

 - Cẩn thận, chính xác ,tỉ mỉ.

II. CHUẨN BỊ:

 Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS:

 - Hai cốc thuỷ tinh giống nhau

 - Nước có pha màu.

 - Nước đá đập nhỏ.

 - Nhiệt kế.

 - Khăn lau khô.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 31 đến 35, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết31 : SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (TT) Ngày soạn: 14/4/2007 I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: - Nhận biết được ngưng tụ là quá trình ngược của bay hơi.Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng ngưng tụ. - Biết cách tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán về sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ. * Kỹ năng: - Tiến hành được thí nghiệm trong bài. - Xử dụng đúng thuật ngữ: Dự đoán,thí nghiệm,kiểm tra dự đoán,đối chứng,chuyển từ thể …sang thể …. * Thái độ: - Cẩn thận, chính xác ,tỉ mỉ. II. CHUẨN BỊ: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: - Hai cốc thuỷ tinh giống nhau - Nước có pha màu. - Nước đá đập nhỏ. - Nhiệt kế. - Khăn lau khô. III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: 1) Ổn định tổ chức: Sĩ số: 2) Kiểm tra bài cũ: * Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào? * Bài tập: 26-27.1;26-27.2 SBT 3) Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Kiểm tra việc vạch kế hoạch làm thí nghiệm kiểm tra tác động của gióvà mặt thoáng lên tốc độ bay hơi. - Yêu cầu một số HS trình bày phương án của mình.Chú ý lựa chọn cả những phương án có thiếu sót hoặc sai lầm nếu có. - Hướng dẫn HS thảo luận về các phương án và khuyến khích các em về nhà thực hiện thí nghiệm theo các phương án đã được lớp xác nhận là đúng. Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập. - Ở bài trước chúng ta đã học về sự bay hơi,bài này chúng ta sẽ tìm hiểu quá trình ngược của sự bay hơi là sự ngưng tụ. Ghi tên bài và tên mục II lên bảng. -Vấn đề của bài này là làm thế nào để có thể quan sát được một cách dễ dàng sự ngưng tụ? Ghi tên mục I lên bảng. - Nêu vấn đề như SGK.Nếu lớp có nhiều HS khá thì có thể gợi ý để các em thảo luận và tự đưa ra dự đoán:Khi giảm nhiệt độ thì dễ quan sát được hoiện tượng ngưng tụ. - Chốt lại: Ghi têm mục a) lên bảng cùng với nội dung dự đoán. Hoạt động3: Giải quyết tình huống học tập. - Giới thiệu mục đích thí nghiệm( kiểm tra xem có đúng là khi ta giảm nhiệt độ thì hơi nước trong không khí ngưng tụ và ta có thể quan sát được hiện tượng này).Dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí thí nghiệm.Chú ý tới vai trò của cốc đối chứng,ở cốc đối chứng ta không giảm nhiệt độ để kiểm tra xem có đúng là khi không giảm nhiệt độ thì không quan sát được sự ngưng tụ không.Còn ở cốc thí nghiệm thì ta giảm nhiệt độ.Nếu ở cốc này quan sát thấy sự ngưng tụ thì dự đoán của chúng ta là đúng. - Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm,theo đúng trình tự trong SGK. - Hướng dẫn HS theo dõi nhiệt độ của nước ở 2 cốc ,quan sát hiện tượng xảy ra ở 2 cốc để trả lời C1,C2,C3,C4,C5 và thảo luận trong nhóm về các câu trả lời để thống nhất nội dung mà nhóm sẽ trình bày trước lớp khi được yêu cầu. -Hướng dẫn HS thảo luận ở lớp về các câu trả lời của các nhóm và rút ra kết luận chung của lớp. Hoạt động 4:Vận dụng - Hướng dẫn HS trả lời và thảo luận về các câu C6,C7. - Riêng câu C8, GV nên giải thích cho HS: * Yêu cầu HS đưa ra một số hiện tượng tương tự:( trong bút máy dùng mực,nếu đậy kín bút thì mực trong bút máy không cạn, trái lại nếu quên không đậy nút sau khi viết thì mực cạn rất nhanh ; bút dạ cũng thế,nếu sau khi viết quên không đậy nắp thì bút sẽ bị khô mực,không viết được nữa…) - Trình bày phương án của mình và thảo luận về các phương án khác. - Tham gia vao việc đưa ra dự đoán nếu GV yêu cầu. - Tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm.Quan sát hiện tượng. Trả lời và thảo luận trong nhóm về các câu từ C1 đến C5. - Đại diện của nhóm báo cáo trước lớp ý kiến của nhóm mình khi được GV yêu cầu tham gia thảo luận trên lớp để đi đến kết luận chung. - Trả lời và thảo luận về C6 và C7. - Tìm và trình bày một hiện tượng tương tự như hiện tượng nêu trong C8. *C6:Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ tạo thành mưa.Hà hơi vào mặt gương,làm gương mờ. Tiết 31: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (TT) II. Sự ngưng tụ: 1. Tìm cách quan sát sự ngưng tụ: a) Dự đoán: b) Thí nghiệm kiểm tra: c) Rút ra kết luận: * C1:Nhiệt độ ở cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ ở cốc đối chứng. *C2:Có nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm.Không có nước đọng ở mặt ngoài cốc đối chứng. *C3: Không. Vì nước đọng ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm không có màu còn nước ở tropng cốc có pha màu.Nước trong cốc không thể thấm qua thuỷ tinh ra ngoài được. *C4: Do hơi nước trong không khí gặp lạnh,ngưng tụ lại. *C5: Đúng.. 4) Hướng dẫn về nhà: * Học thuộc phần ghi nhớ. * Làm BT:26-27.4;26-27.5;26-27.7 SBT b) Bài sắp học: SỰ SÔI * Xem trước phần thí nghiệm \ Tiết 32: SỰ SÔI Ngày soạn: 21/4/2007 I. Mục tiêu: * Kiến thức: - Mơ tả được hiện tượng sôi,nêu được các đặc điểm của sự sôi. * Kỹ năng: - Biết cách bố trí thí nghiệm dựa theo hình vẽ trong SGK,biết cách theo di thí nghiệm và ghi kết quả theo di vào bảng. *Thái độ: - Có thái độ thận trọng trong việc tiến hành thí nghiệm để tránh đổ vỡ,gây nguy hiểm. II. Chuẩn bị: *GV: - Dụng cụ để làm thí nghiệm vẽ ở hình 28.1SGK. - Vẽ trên giấy khổ to hoặc trên bảng phụ về các hiện tượng xảy ra trong quá trình đun nước và bảng 28.1SGK. *HS: - Mỗi nhóm một bộ dụng cụ để làm thí nghiệm vẽ ở hình 28.1SGK. - Kẻ trong vở bảng 28.1 SGK để dùng trong giờ học. III. Tiến trình giảng dạy: 1) Ổn định tổ chức: Sĩ số. 2) Kiểm tra bài cũ: * Thế nào gọi là sự bay hơi? Sự ngưng tụ? * Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? 3) Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập Dựa vào phần mở đầu ở trong SGK: Cho 3 HS thực hiện cuộc đối thoại trong SGK. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm *Bước 1: Giới thiệu các dụng cụ cần dùng để làm thí nghiệm. *Bước 2: Hướng dẫn HS lắp ráp thí nghiệm theo Hình 28.1 SGK .Thí nghiệm phải được lắp ráp trên mặt bàn nằm ngang,không lắp ráp trên mặt bàn bị nghiêng. *Bước 3: Nhóm trưởng phân công: - Người theo di đèn cồn. - Người theo di thời gian. - Người theo di nhiệt độ. - Người theo di hiện tượng xảy ra đối với nước trong cốc. - Người ghi kết quả vào bảng 28.1. *Bước 4: Giới thiệu tỉ mỉ bảy hiện tượng cần phát hiện trong quá trình theo di việc đun nước ( Ba hiện tượng diễn ra trên mặt nước và Bốn hiện tượng diễn ra trong lịng nước). *Bước 5: Hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm,cách quan sát và cách ghi kết quả quan sát vào bảng 28.1 ( xem SGK trang 85 và 86). Đặc biệt lưu ý về cách dùng các chữ số La M và các chữ cái La Tinh để đặc trưng cho mỗi hiện tượng mà HS cần xác định chính xác thời điểm xảy ra.Càn cho HS nhắc lại vài lần nội dung của từng hiện tượng,chữ số và chữ cái chỉ từng hiện tượng. *Bước6: Hướng dẫn HS ở các nhóm thực hiện thí nghiệm.Nhắc nhở HS hoạt động theo đúng sự phân công của nhóm trưởng .Mỗi khi thấy hiện tượng nào xảy ra thì nhóm trưởng phải thông báo ngay cho cả nhóm để cả nhóm chú ý quan sát hiện tượng này. *Bước 7: Hướng dẫn HS tắt đèn cồn,tháo nhiệt kế cho vào bao sau khi đ làm xong thí nghiệm. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. Mỗi HS chép kết quả thí nghiệm của nhóm vào vở của mình. Mỗi HS vẽ đường biểu diễn vào vở của mình dựa vào kết quả ghi trong bảng 28.1. Gọi HS mô tả lại dạng của đường biểu diễn GV vẽ trên bảng. - Nếu cịn thời gian,có thể trao đổi trong nhóm về dạng của đường biểu diễn.Nếu thiếu thời gian,có thể cho HS vẽ đường biểu diễn ở nhà,không nhất thiết phải vẽ ngay trên lớp. - Hướng dẫn HS nhận xét về đường biểu diễn. - Dự đoán và thảo luận dự đoán xem An hay Bình đúng. - Quan sát các dụng cụ dùng để làm thí nghiệm và học cách sử dụng. - Lắp ráp thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV. - Phân công trong nhóm - Ghi nhớ nội dung của bảy hiện tượng I,II,III và A,B,C,D để có thể nhận ra và nhắc lại được. - Làm thí nghiệm trong nhóm,theo sự phân công và kiểm tra của nhóm trưởng.Quan sát kỹ bảy hiện tượng đặc trưng của quá trình đun nước nóng. - Ghi kết quả thí nghiệm vào vở mình. -Vẽ đường biểu diễn.Nếu không đủ thời gian về nhà vẽ tiếp. - Nhận xét về đường biểu diễn và mô tả r hai giai đoạn của đường biểu diễn. Tiết: 32: SỰ SÔI I Thí nghiệm về sự sôi: 1.Tiến hành thí nghiệm 2.Vẽ đường biểu diễn: 4) Hướng dẫn về nhà: a) Bài vừa học: * Học thuộc phần ghi nhớ * Bài tập: 28-29.1;28-29.2;28-29.3 SBT b) Bài sắp học: SỰ SÔI (TT) * Kẽ bảng 29.1 SGK Tiết 33: SỰ SÔI (TT) Ngày soạn:28/4/2007 I. Mục tiêu: * Kiến thức: - Nhận biết được hiện tượng sôi và nhơ được các đặc điểm của sự sôi. - Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng có liên quan đến sự sôi. - Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của sự sôi và sự bay hơi. * Kỹ năng: - Đọc được đường biểu diễn. II.Chuẩn bị: * GV: -Bộ dụng cụ để làm thí nghiệm ở hình 28.1 . - Bảng 28.1 đ có ghi kết quả quan sát,lấy từ một nhóm làm thí nghiệm thành công nhất. * HS: - Mang theo vở,trong đó có bảng 28.1 đ được xử lý và đường biêủ diễn sự phụ thuộc nhiệt độ của nước vào thời gian. III. Tiến trình giảng dạy: 1) Ổn định tổ chức: Sĩ số 2) Kiểm tra bài cũ: * Kiểm tra vở của một số HS. Đánh giá việc điền bảng 28.1 và vẽ đường biểu diễn. 3) Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi Bảng Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập Trong tiết trước,chúng ta mới chỉ làm thí nghiệm,ghi lại các hiện tượng quan sát được,chưa rút ra những nhận xét cần thiết.Do đó cũng chưa có cơ sở để kết luận là An hay Bình đúng trong cuộc tranh luận nêu ở bài trước. Trong tiết này ,chúng ta sẽ dựa vào kết quả thí nghiệm để rút ra những nhận xét về các đặc điểm của sự sôi.Từ đó mới khẳng định được An hay Bình đúng. Hoạt động 2: Mô tả lại hiện tượng sôi. - Yêu cầu HS mô tả lại thí nghiệm về sự sôi được tiến hành ở nhóm mình từ cách bố trí thí nghiệm,cách tiến hành thí nghiệm,theo di và ghi kết quả. - Yêu cầu HS dựa vào bảng 28.1 của nhóm mình đ phóng to,có ghi kết quả theo di thí nghiệm để mô tả lại sự diễn biến của nước từ khi bắt đầu đun đến khi sôi. - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung Hoạt động 3: Xử lí kết quả thí nghiệm. -Hướng dẫn HS xử lý kết quả thí nghiệm dựa vào C1,C2,C3,C4. - Hướng dẫn HS thảo luận trên lớp về các câu trả lời để đi đến kết luận thống nhất -Đại diện của một nhóm mô tả lại hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm ở bài trước. - Đại diện của một nhóm giới thiệu bảng 28.1 đ hoàn chỉnh của nhóm mình.Các nhóm khác cho nhận xét khi được GV yêu cầu. - Trả lời C1,C2,C3,C4 và thảo luận trên lớp Tiết 33: SỰ SÔI (TT) II.Nhiệt độ sôi: 1.Trả lời câu hỏi: *C1: *C2: *C3: *C4: Không tăng Kinh nghiệm cho thấy, HS ở các nhóm khác nhau thường băn khoăn và tranh luận về nhiệt độ ở đó bắt đầu xảy ra các hiện tượng,vì kết quả đo những nhiệt độ này thường khác nhau,thậm chí khác nhau khá xa.Có thể có những nguyên nhân chính của sự khác nhâunỳ như: + Nhiệt kế xử dụng ở các nhóm không hoàn toàn giống nhau. + Các vạch chia nhiệt độ trong nhiệt kế dầu rất sát nhau nên việc đọc những nhiệt độ này khó chính xác. + Các nhóm quan sát và phát hiện ra hiện tượng cần ghi chép không giống nhau.Có nhóm phát hiện trước,có nhóm phát hiện sau,nên nhiệt độ ghi được sẽ không giống nhau. +Riêng nhiệt độ sôi,thường không phải là 1000C .Cần giải thích lý do là chỉ có nước nguyên chất, ở điều kiện chuẩn về ap suất khí quyển màsau nay chúng ta sẽ học,mới sôi ở 1000C .Nước chúng ta dùng trong thí nghiệm là nước không nguyên chất,áp suất khí quyển trong phòng chưa phải là áp suất của điều kiện chuẩn và nhất là nhiệt kế chúng ta dùng chưa phải là nhiệt kế cho phép đo chính xác nhiệt độ .Do đó ,việc sai lệch vài độ là điều có thể chấp nhận được. - Giới thiệu bảng 29.1 Hoạt động 4: Rút ra kết luận. - Hướng dẫn HS trả lời và thảo luận C5,C6. Hoạt động 5: Vận dụng. - Hướng dẫn HS trả lời và thảo luận C7,C8,C9. - Trả lời C5,C6 và thảo luận. - Trả lời C7,C8,C9 và thảo luận 2 Rtra kết luận: *C5: Bình đúng *C6: (1): 1000C (2) Nhiệt độ sôi (3) Không thay đổi ( 4) : bọt khí ( 5): mặt thoáng III.Vận dụng: *C7: Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trìng nước đang sôi. *C8: Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước,cịn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước. *C9: Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước. Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước. - Yêu cầu HS nêu và thảo luận về những điểm giống nhau và khác nhau của sự bay hơi và sự sôi: + Giống nhau: Đều là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. + Khác nhau: * Sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ của chất lỏng;Sự sôi chỉ xảy ra ở nhiệt độ xác định * Sự bay hơi chỉ xảy ra ở mặt thoáng của chất lỏng;Sự sôi xảy ra cả ở mặt thoáng chất lỏng lẫn trong lòng chất lỏng. - Giới thiệu nội dung của phần có thể em chưa biết. 4) Hướng dẫn về nhà: a) Bài vừa học: * Học thuộc phần ghi nhớ. * Bait tập: 28-29.1 ;28-29.2 ; 28-29.3 ;28-29.7 SBT b) Bài sắp học: T34: KIỂM TRA HỌC KỲ II * On lại toàn bộ chương II: Nhiệt học * Trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập chương II và làm phần vận dụng Họ và tên:……………………………… Tiết 34: KIỂM TRA HỌC KỲ II Lớp:….. Đề 1: Thời gian: Ngày soạn:05/05/2007 I.MỤC TIÊU: * Kiến thức: + Kiểm tra lại các kiến thức đã học từ tiết 21 đến tiết 33. * Kỹ năng: + Rèn luyện kỹ năng giải bài tập * Thái độ: + Cẩn thận, trung thực. II.CHUẨN BỊ: * GV: + Chuẩn bị giấy A4 cho HS làm bài. III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: 1) Ổn định tổ chức: Sĩ số. 2) Đề ra: Nội dung: 3) Đáp án: Tiết 35: TỔNG KẾT CHƯƠNGII: NHIỆT HỌC Ngày soạn:12/5/2007 I.Mục tiêu: 1. Nhắc lại được kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất. 2. Vận dụng được một cách tổng hợp những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan. II. Chuẩn bị: * GV:- Vẽ trên bảng treo ô chữ trong hình 30.4 SGK. * HS:- On tập và trả lời vào vở 9 câu hỏi trong phần ôn tập,chuẩn bị trả lời các bài tập trong phần vận dụng. III.Tiến trình giảng dạy: 1) On định tổ chức: Sĩ số. 2) Kiểm tra bài cũ: 3) Bài mới: Hoạt động 1: Hệ thống hoá các kiến thức của chương II. Các kiến thức vật lý ở lớp 6 tuy chưa được sắp xếp một cách thật hệ thống,nhưng để rèn luyện cho HS bước đầu có năng lực hệ thống hoá các kiến thức đã học,vẫn có thể tập hợp các kiến thức của chương II vào hai chủ đề chính theo hai sơ đồ sau đây SỰ DÃN NỞ VÌ NHIỆT Tính chất chung - Hầu hết các chất nở ra khi nóng lên ,co lại khi lạnh đi. -Sự co dãn vì nhiệt có thể gây ra những lực lớn. CHẤT LỎNG CHẤT KHÍ CHẤT RẮN - Đặc điểm: + Chất rắn nở vì nhiệt ít nhất. + Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Ứng dụng: Băng kép

File đính kèm:

  • docLy 6 31 het .doc
Giáo án liên quan