Giáo án Vật lý 9 tuần 10

BÀI TẬP TỔNG HỢP CHƯƠNG I

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Vận dụng định luật Jun- Len xơ, định luật ôm, điện trở dây dẫn, công suất điện và công của dòng điện để giải các bài tập

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kỹ năng giải bài tập theo các bước giải .

 - Kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp

 3. Thái độ:

 - Trung thực, cẩn thận, yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên : Các dạng bài tập

 2. Học sinh : Các kiến thức phần điện

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 - Phát biểu nội dung định luật Jun – Len Xơ? Định luật ôm?

 Viết công thức, đơn vị các đại lượng trong công thức?

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Ngày soạn: 19/10/13 Tiết: 19 Ngày dạy: 22/10/13 BÀI TẬP TỔNG HỢP CHƯƠNG I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Vận dụng định luật Jun- Len xơ, định luật ôm, điện trở dây dẫn, công suất điện và công của dòng điện để giải các bài tập 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng giải bài tập theo các bước giải . - Kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp 3. Thái độ: - Trung thực, cẩn thận, yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên : Các dạng bài tập 2. Học sinh : Các kiến thức phần điện III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Phát biểu nội dung định luật Jun – Len Xơ? Định luật ôm? Viết công thức, đơn vị các đại lượng trong công thức? 3. Tiến trình: GV TỔ CHỨC CÁC HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Bài tập 1 Một bàn ủi điện loại 120V- 800W a. Tính điện trở bàn ủi và cđdđ chạy qua bàn ủi khi nó hoạt động bình thường. b. Mắc bàn ủi vào lưới điện 110V. Tính cđdđ chạy qua bàn ủi và công suất tiêu thụ của nó . c. Để dùng bàn ủi này ở hđt 220V, người ta mắc nối tiếp phía ngoài bàn ủi 1 điện trở phụ Rp. Tính Rp để bàn ủi hoạt động bình thường? - GV tổ chức HS giải bài tập - HS đọc đề - HS tóm tắt đề bài Bàn ủi: 120V- 800W R = ? , I=? U1= 110V I1=? , P1 = ? U2= 220V Rp=? - HS hoạt động dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV giải bài tập 1 Bài tập 1 a) Điện trở và cđdđ chạy qua bàn ủi . P = U2/R => R=U2/P = (120)2/800= 18 (Ω) b. Cđdđ và công suất khi mắc vào hđt 110V I1= U/R = 110 /18 = 6.1 (A) P1= U1I1=110 . 6.1= 671( W) C. Điện trở phụ Up= U2 - U= 100 (V ) Rp= Up/I = 100/6,7 = 14,9 (Ω) Hoạt động 2: Bài tập 2. - Một dd dùng để làm bếp điện có chiều dài 2m , tiết diện 1 mm2 và điện trở suất 0,4 .10-6 (Ωm) a.Tính điện trở của dây. b.Cho dđ 12A chạy qua bếp này . tính thời gian cần thiết để đun sôi 4,8 kg nước ở 100c , biết rằng nhiệt độ mất mát không đáng kễ , cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg K. - Tổ chức HS thảo luận nhóm giải bài 2 - Gọi hs lên giải bài tập . - HS đọc đề - HS tóm tắt đề bài l = 2m S = 1mm2 = 1.10-6m2 r = 0,4.10-6Wm I = 12A m = 4,8kg to1=10c , to2=100c C = 4200J/kgK R=? t=? - HS hoạt động nhóm giải bài tập 2 Bài tập 2 a) Điện trở của dây . b. Nhiệt lương do bếp tỏa ra Q1= I2Rt - Nhiệt lượng do nước thu vào Q2= mc(t2 - t1)= 1814400 (J ) - Vì nhiệt lượng mất mát không đáng kể nên: Q1= Q2 1814400 = I2Rt => t = 15750 s = 4 h 22ph Hoạt động 3: Bài tập 3. - Cho 2 điện trở R1=30 Ω và R2 = 60 Ω.Mắc vào hai điểm A,B có hiệu điện thế UAB=90V a.Mắc R1 nối tiếp với R2.Tính điện trở của đoạn mạch và hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở. b.Mắc R1 song song vớiR2.Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và cường độ dũng điện trong mạch chính khi đó. - GV tổ chức HS giải bài tập - HS đọc đề - Lên bảng tóm tắt R1 = 30 Ω R2 = 60 Ω UAB=90V a. Mắc nối tiếp Rtđ=?,U1=?, U2=? b.Mắc song song Rtđ=?,I=? - HS hoạt động dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV Bài tập 3. a. Khi mắc nối tiếp: RAB= R1+ R2 =90 (Ω) CĐDĐ I= UAB/ RAB=1(A) Các hiệu điện thế: U1=IR1= 30(V); U2=IR2= 60(V) Dịng điện mạch chính : I=UAB/RAB=90/20=4,5(A) Hoạt động 4: Vận dụng - Tổ chức HS trả lời các câu hỏi và bài tập ở SBT - GV gọi HS trả lời và thống nhất câu trả lời đúng - HS hoạt động dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV trả lời các câu hỏi và giải bài tập IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, làm bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng Tuần: 10 Ngày soạn: 21/10/13 Tiết: 20 Ngày dạy: 24/10/13 BÀI 19: SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết được các biện pháp để sử dụng an toàn điện và sử dụng tiết kiệm điện năng 2. Kĩ năng: - Giải thích và thực hiện được các biện pháp thông thường để sử dụng an toàn điện - Giải thích và thực hiện được việc sử dụng tiết kiệm điện năng. 3. Thái độ: - Trung thực, cẩn thận, cĩ ý thức thực hiện các biện pháp sử dụng, tiết kiệm điện năng. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nam châm dính bảng, phích cắm 3 chốt 2. Học sinh: Mỗi nhóm: Phiếu học tập III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Phát biểu nội dung định luật Jun – Len Xơ? - Viết công thức, giải thích tên và đơn vị các đại lượng trong công thức? 3. Tiến trình: GV TỔ CHỨC CÁC HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Công dụng của điện năng trong đời sống và sản xuất? Bên cạnh những công dụng đó, điện năng cũng gây ra 1 số tác hại đáng kể cho con người, cho sản xuất … Vậy làm thế nào để sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng? - Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho đời sống và sản xuất - HS suy nghĩ dự đoán câu trả lời Hoạt động 2: Tìm hiểu và thực hiện các qui tắc an toàn khi sử dụng điện - Dùng phiếu học tập yêu cầu nhóm hoàn thành nội dung từ C1 à C4? - Giáo viên nhận xét, hoàn thiện các nội dung trên. - Làm C5? à Qua C5 giáo viên nêu cách sửa chữa những hỏng hóc nhỏ về điện, những hỏng hóc không biết lí do không sửa được à ngắt điện, báo cho người lớn, thợ điện … không tự ý sửa để đảm bảo an toàn tính mạng. - Làm phần thứ nhất của C6 ? - Giáo viên nhận xét , bổ sung khi cần thiết . - Làm phần thứ 2 của C6? - Thảo luận nhóm hoàn thiện nội dung từ C1 – C4 . + Đại diện nhóm trình bày . + Hoàn thiện vào vở . - Hoạt động cá nhân làm C5, C6 phần đầu . - Hoạt động nhóm làm phần 2 của C6 . C5: + Vì khi rút phích cắm điện không có dòng điện qua cơ thể người à Không nguy hiểm . + Vì công tắc và cầu chì được nối vào dây nóng nên làm như vậy loại bỏ được trường hợp dòng điện chạy qua cơ thể. + Do R của vật cách điện đó rất lớn à I người và I vật cách điện rất nhỏ à Không nguy hiểm . C6:+ Chốt thứ 3 của phích cắm nối vào vỏ kim loại của dụng cụ điện + Vì Rngười >Rdây nối đất, dòng điện qua người rất nhỏ không gây nguy hiểm - Thu thập thông tin vào vở I. An toàn khi sử dụng điện 1. Nhớ lại các qui tắc an toàn khi sử dụng điện đã học ở lớp 7 C1 : Dưới 40V C2 : Có vỏ bọc cách điện đúng tiêu chuẩn qui C3 : Mắc cầu chì có cường độ định mức phù hợp cho mỗi dụng cụ điện. C4: Rất thận trọng khi tiếp xúc với mạng điện này vì có U = 220V rất nguy hiểm đến tính mạng con người . 2. Một số qui tắc an toàn khi sử dụng điện C5: + Rút phích cắm điện + Tắt công tắc và tho cầu chì + Cách điện giữa người và nền nhà C6:+ Chốt thứ 3 của phích cắm nối vào vỏ kim loại của dụng cụ điện + Vì Rngười >Rdây nối đất, dòng điện qua người rất nhỏ không gây nguy hiểm Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa và các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng - Yêu cầu HS đọc mục1 phầnII - Làm C7. + Biện pháp ngắt đi ngay khi mọi người ra khỏi nhà ngoài công dụng tiết kiệm điện năng còn giúp tránh những hiểm hoạ nào? + Phần điện năng được tiết kiệm còn có thể được sử dụng để làm gì đối với quốc gia ? + Nếu tiết kiệm điện năng sẽ giảm được số nhà máy mọc lên, vậy lợi ích gì cho môi trường ? - Làm C8,C9 ? - Giáo viên lưu ý cho học sinh hiểu rõ cơ sở khoa học của các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng - Thu thập thông tin ở mục 1 và gợi ý của giáo viên làm C7 C7: + Ngắt điện khi không cần thiết à tránh lãng phí, nguy cơ hoả hoạn. + Tiết kiệm điện năng à xuất khẩu, tăng thu nhập . + Giảm xây dựng nhà máy à giảm ô nhiễm môi trường - Hoạt động cá nhân làm C8, C9 C8: A = P. t C9: Cần lựa chọn sử dụng các dụng cụ và thiết bị điện có công suất phù hợp và chỉ sử dụng chúng trong thời gian cần thiết II. Sử dụng tiết kiệm điện năng 1. Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng C7:+ Ngắt điện khi không cần thiết à tránh lãng phí, nguy cơ hoả hoạn. + Tiết kiệm điện năng à xuất khẩu, tăng thu nhập . + Giảm xây dựng nhà máy à giảm ô nhiễm môi trường. 2. Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng Cần lựa chọn sử dụng các dụng cụ và thiết bị điện có công suất phù hợp và chỉ sử dụng chúng trong thời gian cần thiết Hoạt động 4: Vận dụng - Tổ chức HS trả lời C10, C11, C12 ? Một bạn hay quên tắt điện khi rời khỏi nhà. Em hy nghĩ cch gip bạn ny để tránh lng phí điện và đảm bảo an toàn điện? - Hướng dẫn HS câu C12 ? Tính điện năng sử dụng của mỗi loại bóng đèn? ? Tính toàn bộ chi phí cho việc sử dụng mỗi loại bóng đèn? ? Sử dụng loại bóng đèn nào có lợi hơn? Vì sao? - GV gọi HS trả lời và thống nhất câu trả lời đúng - Hoạt động theo sự tổ chức hướng dẫn của GV C11: D C12: a. Điện năng sử dụng mỗi bóng trong 8000 giờ + Bóng đèn dây tóc A1 = P1.t = 600kw.h = 2.160 . 106 (J) + Bóng đèn compact : A2 = P2. t = 120Kw.h = 432.106 (J) b. Toàn bộ chi phí cho mỗi bóng trong 8000 giờ T1 = 8.3500 + 600.700 = 448000 (đ) T2 = 60000 + 120. 700 = 144.000 (đ) c. Dùng đèn compắc III. Vận dụng C11: D C12: a. Điện năng sử dụng mỗi bóng trong 8000 giờ + Bóng đèn dây tóc A1 = P1.t = 600kw.h = 2.160 . 106 (J) + Bóng đèn compact : A2 = P2. t = 120Kw.h = 432.106 (J) b. Toàn bộ chi phí cho mỗi bóng trong 8000 giờ T1 = 8.3500 + 600.700 = 448000 (đ) T2 = 60000 + 120. 700 = 144.000 (đ) c. Dùng đèn compắc IV. CỦNG CỐ - Các biện pháp để sử dụng điện an toàn? - Lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng? - Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng? V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, làm bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài 20: Tổng kết chương I: Điện học - Làm phần tự kiểm tra vào vở

File đính kèm:

  • docGA TUAN 10 20132014.doc