Giáo án Vật lý K7 tiết 17: Tổng kết chương II: Âm thanh - Ôn tập học kì I

 Tiết 17

 TỔNG KẾT CHƯƠNG II :ÂM THANH - ÔN TẬP HỌC KÌ I

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hệ thống hoá lại các kiến thức đã học trong chương quang học vàchương âm học.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải các bàitập giải bài tập có liên quan

3. Thái độ: rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.

II. PHƯƠNG TIỆN:Giáo viên: đề cương cho học sinh

1. Học sinh: Xem trước nội dung kiến thức ở nhà.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý K7 tiết 17: Tổng kết chương II: Âm thanh - Ôn tập học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5-12-10 Tiết 17 Ngày dạy: 7-12-10 TỔNG KẾT CHƯƠNG II :ÂM THANH - ÔN TẬP HỌC KÌ I I.Mục tiêu: Kiến thức: Hệ thống hoá lại các kiến thức đã học trong chương quang học vàchương âm học. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải các bàitập giải bài tập có liên quan Thái độ: rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. II. PHƯƠNG TIỆN:Giáo viên: đề cương cho học sinh Học sinh: Xem trước nội dung kiến thức ở nhà. III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định lớp: 1’ 7/1 . . . . . . . . . . . .. .. . . . . . . . .. . . . . . . .. .7/2. .. . . . . . . . . . . . Kiểm tra bài cũ: Kết hợp ôn tập để kiểm tra Bài mới: Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh-nội dung ghi bảng Hoạt động 1 ôn lại kiến thúc cơ bản 25’ Mắt ta nhận biết ánh sáng khi nào ? Khi nào ta nhìn thấy một vật ? Nguồn sáng là gì ? Lấy vị dụ về nguồn sáng ,vật sáng. Định luật truyền thẳng của ánh sáng ? Có mấy loại chùm sáng ? kể tên và nêu đặc điểm các chùm sáng?. Bóng tối, bóng nữa tối là gì ? Khi nào thì có Nhật thực ? giải thích ? Định luật truyền phản xạ ánh sáng ? Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng ? Ap dụng Định luật truyền phản xạ ánh sáng , tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh tạo bởi gương phẳng ? Tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi ? Tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm ? So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng.( Khi hai gương cùng kích thước) Nguồn âm ? Tần số là gì ? đơn vị ? âm trầm, âm bổng phụ thuộc vào tần số như thế nào? lớn. Am phát ra càng thấp (càng trầm ) khi tần số dao động nhỏ. Biên độ dao động là gì ? Âm truyền qua những môi trường nào, không truyền qua những môi trưởng nào?So sánh vận tốc truyền âm trong môi trường rắn, lỏng, khí. có tiếng vang khi nào ? khi ta nghe âm phản xạ cách âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. Mắt ta nhận biết ánh sáng khi có ánh sáng chiếu vào mắt ta. Khi có ánh sáng từ vật đó chiếu vào mắt ta. Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng. Ví dụ : Nguồn sáng : Mặt trời, ngọn nến đang cháy, dây tóc bóng đèn đang sáng.. . Vật sáng : Bao gồm nguồn sáng và các vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó Ví dụ : Mặt trời, ngọn nến đang cháy,. .. .mặt trăng. .. Trong môi trường trong suất và đồng tính ánh sáng truyền theo đường thẳng. Có 3 loại chùm sáng, chùm sáng song song các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. Chùm sáng hội tụ các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng. Chùm sáng phân kỳ các tia sáng leo rộng ra trên đường truyền của chúng. Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được áng sáng từ nguồn sáng chiếu tới. Bóng nửa tối nằm phía sau vật cản, nhận được một phần áng sáng từ nguồn sáng chiếu tới. Khi Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất nằm trên một đường thẳng, chúng ta đứng ở vùng bóng tối (Bóng nữa tối của Mặt Trăng trên Trái Đất.. Vì ánh sáng từ Mặt trời chiếu xuống trái đất theo đường thẳng nhưng bị mặt trăng cản lại không đến được một phần của trái đất. Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến . Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới. Anh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật, khoảng cách từ vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh tới gương. Anh ảo tạo bởi gương lồi không hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật, Anh ảo tạo bởi gương lõm không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật, Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng khi 2 guơng cùng kích thước. Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.Ví dụ: Tiếng xe máy nổ, tiếng heo, gà Số dao động trong 1 giây gọi là tần số. Đơn vị là Hz Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn. Am phát ra càng cao(càng bổng ) khi tần số dao động Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó gọi là biên độ dao động. Âm truyền qua chất rắn, lỏng, khí, không truyền qua chân không. Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng và trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. Hoạt đông 2 vận dụng10’ Ví dụ cho 1 đoạn thẳng AB trước gương phẳng vẽ ảnh của AB trong gương phẳng. Yc trình bày cách vẽ B A B `````````````````````````````````````````` A’ ‘ Bước 1 : Kẻ đoạn AÁ Vuông góc với gương tại I, Kẻ đoạn BB Vuông góc với gương tại K. Sao cho IA = IA` và KB = KB` Bước 2 : Nối Á và B` được ảnh của AB. Hướng dẫn giải bài tập sau: Sau khi nhìn thấy tia chớp thì 5 giây sau mới nghe tiếng sấm. Nơi xảy ra sấm sét cách nơi đứng bao xa? Biết vận tốc âm trong không khí là 340 m/s, vận tốc ánh sáng trong không khí là 300000m/s. Vận tốc của âm trong không khí là 340 m/s Nơi xảy ra sấm sét cách nơi đứng một khoảng (1đ) 5s x 340m/s = 1700m = 1,7 km 6)Dặn dò:1’ Ôn tập đề cương chuẩn bị cho thi hết học kỳI Các bài tập trắc nghiệm trong SBT. Bài tập vẽ ảnh tạo bởi gương phẳng và định luật phản xạ ánh sáng Rút kinh nhiệm. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . .. . . . .. . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . .

File đính kèm:

  • doct 17.doc