Giáo trình Thuế - Bài 5 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

 KHÁI NIỆM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1. Vì sao cần phải có thuế thu nhập doanh nghiệp

2. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp

3. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

2. PHẠM VI - ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1. Phạm vi điều chỉnh

2. Đối tượng điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp

3. Đối tượng không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

3. CĂN CỨ TÍNH THUẾ

1. Thụ nhập chịu thuế

2. Thuế suất

4. CÁC TRƯỜNG HỢP MIỂN, GIẢM THUẾ

1. Đối với doanh nghiệp trong nước

2. Đối với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài

________________________________________

 

doc11 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Thuế - Bài 5 - Thuế thu nhập doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP   KHÁI NIỆM THUẾ THU NHẬP DOANH  NGHIỆP   Vì sao cần phải có thuế thu  nhập doanh nghiệp   Khái niệm thuế thu nhập doanh  nghiệp   Vai trò của thuế thu nhập  doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường PHẠM VI - ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH  CỦA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP   Phạm vi điều  chỉnh   Đối tượng điều chỉnh của  thuế thu nhập doanh nghiệp   Đối tượng không thuộc diện  nộp thuế thu nhập doanh nghiệp CĂN CỨ TÍNH  THUẾ   Thụ nhập chịu  thuế   Thuế suất   CÁC TRƯỜNG HỢP MIỂN, GIẢM  THUẾ   Đối với doanh nghiệp trong  nước   Đối với doanh nghiệp có yếu  tố nước ngoài  I.    KHÁI NIỆM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP                1. Vì sao cần phải có  thuế thu nhập doanh nghiệp.       Thuế thu nhập doanh  nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế . Hiện nay ở các nước  phát triển, thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai trò đặc biệt  quan trọng trong việc đảm bảo ổn định  nguồn thu ngân sách Nhà nước và thực hiện phân phối thu nhập. Mức thuế cao hay  thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là  khác nhau, điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra  trong phân phối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất  định. Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời bắt nguồn từ các lý do chủ yếu sau:   Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời bắt nguồn từ yêu cầu  thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.   Sự ra đời của thuế thu nhập doanh nghiệp xuất phát từ nhu  cầu tài chính của Nhà nước.                2. Khái niệm thuế thu  nhập doanh nghiệp. Top       Thuế thu nhập doanh  nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh  nghiệp.         Ở Việt Nam, Luật thuế thu nhập  doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua  ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay cho Luật thuế lợi  tức.       Cùng với công cuộc cải cách  thuế bước I năm 1990, Luật thuế lợi tức đã được ban hành. Tuy nhiên qua 8 năm  thực hiện, Luật thuế lợi tức dần dần bộc lộ nhiều nhược điểm và không còn phù  hợp với tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới: giai đoạn mở rộng quan  hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, Luật thuế thu  nhập doanh nghiệp đã được ban hành nhằm đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu phát  triển của nền kinh tế trong giai đoạn mới.                3. Vai trò của thuế  thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Top Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà  nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.         Trong điều kiện nền  kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều có  quyền tự do kinh doanh và bình đằng  trên cơ sở pháp luật. Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao,  năng lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận  được thu nhập cao; ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng  lao động bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập. Ðể  hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ  điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của  các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý.   Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của  ngân sách Nhà nước.       Phạm vi áp dụng của  thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng, gồm cá nhân, nhóm kinh  doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế  có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận. Nền  kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế  được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ  ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho  ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp ngày càng dồi dào.   Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp  phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế  hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước.        Nhà nước ưu đãi, khuyến  khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những  ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà  Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định.   Thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ  quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động  kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định.   Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có vai trò quan  trọng trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam, song để phát huy một cách có  hiệu qủa vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng ta cần phải xem xét nó  dưới nhiều khía cạnh, kể cả những kinh nghiệm xử lý của nước ngoài.   II.    PHẠM VI, ÐỐI TƯỢNG ÐIỀU CHỈNH CỦA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.                1. Phạm vi điều  chỉnh. Top      Tổ chức, cá nhân sản  xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh thu nhập phải nộp thuế thu nhập  doanh nghiệp. Như vậy, đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi  điều chỉnh của thuế thu nhập doanh  nghiệp phải có hai điều kiện: thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp  và phải có phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Khác với thuế  lợi tức trước kia, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có phạm vi mở rộng  hơn. Nó bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động theo Luật đầu tư nước  ngoài tại Việt Nam, hộ gia đình, cá nhân nông dân trồng trọt, nuôi trồng thủy  sản có giá trị sản phẩm hàng hóa và thu nhập trên mức tối thiểu do Chính phủ quy  định.                2. Ðối tượng điều  chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp. Top Các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:   ·         Doanh nghiệp Nhà  nước. ·         Công ty trách nhiệm  hữu hạn, công ty cổ phần.   ·         Doanh nghiệp có vốn  đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo  Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. ·         Công ty nước ngoài và  tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư nước  ngoài tại Việt Nam.   ·         Các tổ chức chính  trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các  đơn vị hành chính, sự nghiệp có tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch  vụ. ·         Hợp tác xã, tổ hợp  tác. ·         Doanh nghiệp tư  nhân. ·         Các tổ chức khác có  sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.   Cá nhân trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch  vụ: ·         Cá nhân và nhóm cá  nhân kinh doanh.   ·         Hộ cá thể. ·         Cá nhân hành nghề độc  lập: bác sĩ, luật sư, kế toán, kiểm toán, họa sĩ, kiến trúc sư, nhạc sĩ và những  người hành nghề độc lập khác.   ·         Cá nhân cho thuê tài  sản như: nhà, đất, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị và các loại tài sản  khác. ·         Hộ gia đình, cá nhân  trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, có đầy đũ 2 điều kiện: giá trị sản  phẩm hàng hóa trên 90 triệu đồng/năm và thu nhập trên 36 triệu đồng/ năm phải  nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập trên 36 triệu đồng/năm. Công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở  thường trú tại Việt Nam. ·         Cơ sở thường trú của  công ty nước ngoài tại Việt Nam là cơ sở kinh doanh mà thông qua cơ sở này công  ty nước ngoài thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình tại  Việt Nam mang lại thu nhập. Cơ sở thường trú của công ty nước ngoài tại Việt Nam  bao gồm các hình thức sau:  +   Công ty đó có tại Việt Nam: chi nhánh, trụ  sở điều hành, văn phòng (trừ văn phòng đại diện thương mại không được phép kinh  doanh theo pháp luật Việt Nam), nhà máy, xưởng sản xuất, kho giao nhận hàng hoá,  phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu hoặc khí đốt, địa điểm thăm dò hoặc khai  thác tài nguyên thiên nhiên hay các thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc thăm  dò tài nguyên thiên nhiên.  +  Công ty đó có tại Việt Nam: địa điểm xây  dựng, công trình xây dựng, lắp đặt hoặc lắp ráp; các hoạt động giám sát xây  dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp.  +  Công ty đó thực hiện việc cung cấp dịch vụ ở  Việt Nam thông qua nhân viên của công ty hay một đối tượng khác được công ty ủy  nhiệm thực hiện dịch vụ cho một dự án hay nhiều dự án.    +  Công ty đó có tại Việt Nam đại lý môi giới,  đại lý hưởng hoa hồng hoặc bất kỳ một đại lý nào khác.    +  Công ty đó ủy nhiệm cho một đối tượng tại  Việt Nam có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty hoặc không có thẩm  quyền ký kết hợp đồng đứng tên công ty nhưng có quyền thường xuyên đại diện cho  công ty giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.   Cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu  nhập phát sinh tại Việt Nam.                3. Ðối tượng không  thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:   Top Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ chức kinh tế tập thể khác có  thu nhập từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.   Hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất nông nghiệp có giá  trị sản lượng hàng hoá đến 90 triệu đồng/năm và thu nhập đến 36 triệu đồng/  năm. III.     CĂN CỨ TÍNH THUẾ Top       Thuế thu nhập doanh nghiệp  được xác định dựa trên 2 căn cứ: thu nhập chịu thuế và thuế suất.                 1. Thu nhập chịu  thuế. Top       Thu nhập chịu thuế bao gồm thu  nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ kể cả thu nhập chịu  thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài và thu nhập chịu  thuế khác. 1.1  Doanh thu tính thuế.   Ðối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh  bán ra là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu,  phụ trội mà cơ sở sản xuất, kinh doanh được hưởng. Nếu cơ sở sản xuất, kinh  doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương thức trực tiếp trên giá trị gia  tăng, doanh thu để tính thu nhập bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.   Ðối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp là doanh  thu của hàng hóa bán tính theo giá bán trả một lần, không bao gồm lãi trả  chậm. Ðối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng  thì doanh thu tính thuế theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại  hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng.   Ðối với sản phẩm tự dùng, doanh thu để tính thu nhập chịu  thuế là chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó. Ðối với hoạt động gia công hàng hoá là tiền thu về gia  công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi tiết khác  phục vụ cho việc gia công hàng hoá. Ðối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền thuê thu  được từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều  tháng, nhiều năm thì doanh thu là toàn bộ số tiền thu được.   Ðối với hoạt động tín dụng là tiền lãi cho vay thực thu  được trong kỳ tính thuế. Ðối với hoạt động khác do Bộ tài chính quy định.   1.2  Chi phí.   Khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất, kinh doanh.  Mức trích khấu hao tài sản cố định do Bộ tài chính quy định.   Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng,  hàng hóa thực tế sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến doanh  thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ, được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá  thực tế xuất kho. Tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền  lương, tiền công phải trả cho người lao động, tiền ăn giữa ca:   ·         Tiền lương, tiền công  và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động  trong các doanh nghiệp Nhà nước theo quy định hiện hành.   ·         Tiền lương, tiền công  và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động  trong các cơ sở kinh doanh khác theo hợp đồng lao động. Nếu chưa thực hiện chế  độ hợp đồng lao động thì tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền  lương, tiền công phải trả cho người lao động dược tính vào chi phí để tính thu  nhập chịu thuế căn cứ vào mức tiền lương, tiền công bình quân của ngành nghề tại  địa phương. Không được tính vào chi phí tiền lương, tiền công các  khoản chi phí sau: +   Tiền lương,  tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể sản xuất, kinh doanh, dịch  vụ. +    Tiền lương,  tiền công của sáng lập viên các công ty mà họ không trực tiếp tham gia điều hành  sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. ·         Chi phí tiền ăn giữa  ca cho người lao động. Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến cải  tiến, bảo vệ môi trường, tài trợ cho giáo dục, y tế, đào tạo lao động trong nội  bộ doanh nghiệp. Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại, tài  sản cố định, tiền thuế tài sản cố định, kiểm toán, bảo hiểm tài sản, chi trả  tiền sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấp phép công nghệ không  thuộc tài sản cố định, các dịch vụ kỹ thuật. Các khoản chi cho lao động nữ theo quy định của pháp  luật, chi bảo hộ lao động, bảo vệ cơ sở kinh doanh, trích nộp qũy bảo hiểm xã  hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ quy định.   Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ  cho ngân hàng, các tổ chức tín dụng theo lãi suất thực tế; chi trả lãi tiền vay  của các đối tượng khác theo lãi suất thực tế, nhưng tối đa không qúa mức lãi  suất trần do ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho các tổ chức tín dụng.   Trích các khoản dự phòng: giảm giá hàng tồn kho, giảm giá  các loại chứng khoán trong hoạt động tài chính và dự phòng các khoản thu khó  đòi. Trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của  pháp luật. Chi về chi tiêu hàng hóa, dịch vụ bao gồm: chi đóng gói,  vận chuyển, bốc vác, thuê kho, bãi, bảo hành sản phẩm.   Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại liên quan trực  tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khoản chi phí khác được  khống chế tối đa không quá 7 % tổng số chi phí. Ðối với hoạt động thương nghiệp  tổng chi phí để xác định mức khống chế không bao gồm giá mua vào của hàng hoá  bán ra. Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp có  liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (trừ thuế thu nhập doanh  nghiệp) bao gồm: ·         Thuế xuất khẩu, thuế  tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên  giá trị gia tăng, thuế môn bài, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà, đất,  thuế tài nguyên. ·         Lệ phí đường, phí qua  cầu, qua phà, lệ phí sân bay, công chứng... ·         Tiền thuê đất...   Chi phí quản lý kinh doanh do công ty nước ngoài phân bổ  cho cơ sở thường trú ở Việt Nam theo tỷ lệ doanh thu của cơ sở thường trú so với  tổng doanh thu công ty ở nước ngoài. Doanh nghiệp không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ  các khoản chi phí sau: ·         Các khoản trích trước  vào chi phí mà thực tế không chi như: trích trước về sửa chữa lớn, phí bảo hành  sản phẩm hàng hoá, công trình xây dựng và các khoản trích trước khác.   ·         Các khoản chi không  có chứng từ hoặc có chứng từ nhưng không hợp lệ. ·         Các khoản tiền phạt  như phạt do vi phạm hợp đồng, vi phạm Luật giao thông, phạt vi phạm hành chính  về đăng ký kinh doanh, phạt vi phạm hành chính về chế độ kế toán thống kê, phạt  vi phạm hành chính về thuế và các khoản phạt khác. ·         Các khoản chi không  liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế như chi về đầu tư xây dựng cơ bản,  chi ủng hộ các địa phương, đoàn thể, tổ chức xã hội, chi từ thiện và các khoản  chi khác không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế.   ·         Các khoản chi do các  nguồn kinh phí khác đài thọ như chi phí sự nghiệp, chi trợ cấp khó khăn thường  xuyên, khó khăn đột xuất... 1.3  Thu nhập khác.   Chênh lệch về mua, bán chứng khoán.   Thu nhập về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản:   ·         Thu nhập về cho thuê  tài sản. ·         Thu nhập từ việc cho  sử dụng hoặc quyền sử dụng sở hữu trí tuệ. ·         Thu nhập khác về  quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Lãi từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản .   Lãi tiền gửi, cho vay vốn. Chênh lệch do bán ngoại tệ. Kết dư cuối năm các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho,  dự phòng giảm giá chứng khoán, dự phòng bù đắp các khoản phải thu khó đòi.   Thu các khoản thu khó đòi đã xoá sổ kế toán nay đòi lại  được. Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ  nợ. Các khoản thu nhập từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của  những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra. Các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh  doanh, dịch vụ ở nước ngoài. Trường hợp nhận được khoản thu nhập đã nộp thuế thu nhập  ở nước ngoài thì cơ sở kinh doanh phải xác định số thu nhập trước khi nộp thuế  thu nhập ở nước ngoài để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi xác định số thuế  thu nhập cả năm sẽ được trừ số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài nhưng số thuế  được trừ không vượt qúa số thuế thu nhập tính theo Luật thuế thu nhập doanh  nghiệp cho khoản thu nhập nhận được đó. ·         Các khoản thu nhập  liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ không tính trong doanh  thu, sau khi đã trừ các khoản chi phí theo quy định của Bộ tài chính để tạo ra  khoản thu nhập đó. ·         Các khoản thu nhập  khác. ·         Cơ sở kinh doanh nhận  được thu nhập do cơ sở kinh doanh nhận góp vốn cổ phần, liên doanh liên kết kinh  tế chia cho (sau khi đã nộp thuế) thì không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp  đối với khoản thu nhập đó nhưng phải gộp vào phần thu nhập sau thuế để xác định  thuế thu nhập bổ sung.                2. Thuế suất.   Top 2.2.Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với  cơ sở kinh doanh trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam  không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:   Thuế suất chung là 32 %. Trường hợp cần ưu đãi, thuế suất 25 % áp dụng đối với các  cơ sở kinh doanh dưới đây trong thời hạn 03 năm kể từ khi Luật thuế thu nhập  doanh nghiệp có hiệu lực thi hành: ·         Khai thác mỏ, khoáng  sản, lâm sản và thủy sản. ·         Luyện kim, sản xuất  sản phẩm cơ khí. ·         Sản xuất hoá chất cơ  bản, phân bón, thuốc trừ sâu. ·         Sản xuất vật liệu xây  dựng (trừ sản xuất xi măng). ·         Xây dựng (trừ khảo  sát, thiết kế, tư vấn, giám sát). ·         Vận tải (trừ vận tải  hàng không, vận tải taxi). Trường hợp cần điều tiết do các cơ sở kinh doanh có địa  điểm kinh doanh thuận lợi, ngành nghề kinh doanh ít bị cạnh tranh, mang lại thu  nhập cao thì sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất 32 %, cơ sở  kinh doanh còn phải nộp thuế thu nhập bổ sung với thuế suất 25 % đối với phần  thu nhập còn lại tính trên phần thu nhập cao hơn đó.   Tạm thời chưa thu thuế thu nhập bổ sung đối với các cơ sở  kinh doanh sau: ·         Các cơ sở sản xuất,  kinh doanh được áp dụng thuế suất 25 % trong thời hạn 03 năm kể từ ngày  01/01/1999. ·         Các dự án đầu tư  thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư được áp dụng thuế  suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25 %, 20 %, 15 %. ·         Cơ sở sản xuất xuất  khẩu trên 50 % sản phẩm sản xuất ra hoặc có doanh thu xuất khẩu chiếm trên 50 %  tổng doanh thu. Ðối với các dự án đầu tư mới thuộc các ngành nghề ưu đãi  đầu tư theo quy định của chính phủ được áp dụng thuế suất 25 %.   Các dự án thuộc các lĩnh vực, ngành nghề ưu đãi đầu tư,  nếu đầu tư vào các huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo, vùng  có khó khăn theo quy định của Chính phủ được áp dụng thuế suất là 20 %; nếu đầu  tư vào các huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số ở miền núi cao theo quy định của  Chính phủ được áp dụng thuế suất là 15 %.   2.2.Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với  doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp  tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:   Thuế suất chung là 25 %. Áp dụng mức thuế suất 20 % trong  thời hạn 10 năm kể từ khi hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với các dự án đầu  tư có một trong các tiêu chuẩn sau:   ·         Xuất khẩu ít nhất 50  % sản phẩm. ·         Sử dụng từ 500 lao  động trở lên. ·         Nuôi trồng, chế biến  nông sản, lâm sản, hải sản. ·         Sử dụng công nghệ  tiên tiến, đầu tư vào nghiên cứu phát triễn. ·         Sử dụng nhiều nguyên  liệu, vật tư sẳn có tại Việt Nam; chế biến, khai thác có hiệu qủa tài nguyên tại  Việt Nam; sản xuất sản phẩm có tỷ lệ nội địa hoá cao...   Áp dụng mức thuế suất 15 % trong  thời hạn 12 năm kể từ khi hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với các dự án đầu  tư có một trong các tiêu chuẩn sau: ·         Xuất khẩu ít nhất 80  % sản phẩm. ·         Ðầu tư vào lĩnh vực  luyện kim, hoá chất cơ bản, cơ khí chế tạo, hoá dầu, phân bón, sản xuất linh  kiện điện tử, linh kiện ô tô, xe máy. ·         Xây dựng - kinh doanh  công trình kết cấu hạ tầng. ·         Trồng cây công nghiệp  lâu năm. ·         Ðầu tư vào vùng có  khó khăn (kể cả dự án khách sạn). ·         Chuyển giao không bồi  hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam sau khi kết thúc thời hạn hoạt động (kể cả dự  án khách sạn). ·         Các dự án có 02 tiêu  chuẩn tại mục (áp dụng mức thuế suất 20% trong thời hạn 10 năm).   Áp dụng mức thuế suất 10 % trong  thời hạn 15 năm, kể từ khi hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với các dự  án: ·         Xây dựng kết cấu hạ  tầng tại vùng khó khăn. ·         Ðầu tư vào miền núi,  hải đảo, vùng sâu, vùng xa. ·         Trồng rừng.   ·         Các dự án thuộc danh  mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư khác. Ðối với các dự án đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT, dự  án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất thì mức thuế suất ưu đãi 20 %, 15 %, 10  % áp dụng trong suốt thời gian thực hiện dự án.   Các thuế suất nêu trên không áp dụng đối với các dự án  khách sạn ( trừ trường hợp đầu tư vào vùng khó khăn, miền núi, hải đảo, chuyển  giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam, các dự án tài chính, Ngân  hàng, bảo hiểm, cung cấp dịch vụ, thương mại. 2.3.Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với  tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác  dầu khí là 50 %; khai thác tài nguyên qúy hiếm khác thì có thể áp dụng mức thuế  suất từ 32 % đến 50 % phù hợp đối với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh. Bộ tài  chính quyết định cụ thể đối với từng dự án đầu tư của tổ chức, cá nhân trong  nước; cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư quyết định cụ thể đối với dự án  có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng phải được sự đồng ý của Bộ tài chính.   2.1  Thu nhập mà nhà đầu tư nước ngoài thu được do đầu tư tại  Việt Nam (kể cả số thuế thu nhập được hoàn lại và số thu nhập thu được do chuyển  nhượng vốn) nếu chuyển ra nước ngoài hoặc được giữ lại ngoài Việt Nam đều phải  chịu thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài. Thuế suất thuế chuyển thu nhập ra nước  ngoài được áp dụng như sau:   Mức 5 % áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài góp vốn  pháp định hoặc vốn để hợp doanh từ 10 triệu USD trở lên và người Việt Nam định  cư ở nước ngoài đầu tư về nước. Mức 7 % áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài góp vốn  pháp định hoặc vốn để hợp doanh từ 5 triệu USD đến dưới 10 triệu USD.   Mức 10 % áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài góp vốn  pháp định hoặc vốn để hợp doanh dưới 5 triệu USD.   IV.    CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN, GIẢM THUẾ                1.       Ðối với doanh nghiệp trong  nước. Top Miễn thuế thu nhập cho phần thu nhập của các cơ sở kinh  doanh trong nước như sau: ·         Thu nhập từ việc thực  hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học. ·         Thu nhập từ việc thực  hiện các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.   ·         Thu nhập từ hoạt động  sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở kinh doanh dành riêng cho người lao  động là người tàn tật. ·         Thu nhập từ hoạt động  dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, người dân tộc thiểu số, trẻ em hoàn cảnh  đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội. Miễn, giảm thuế đối với cơ sở sản xuất trong nước mới  thành lập: ·         Cơ sở sản xuất trong  nước mới thành lập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm đầu, kể từ khi có  thu nhập chịu thuế và giảm 50 % cho 2 năm tiếp theo.   Trường hợp thành lập và hoạt động ở huyện thuộc vùng núi,  hải đảo và vùng có khó khăn thì thời gian giảm thuế được kéo dài thêm 2  năm. ·         Cơ sở sản xuất mới  thành lập thuộc lĩnh vực, ngành nghề được ưu đãi đầu tư được miễn thuế thu nhập  2 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50 % cho 3 năm tiếp  theo. Nếu như đầu tư ở các huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số ở  miền núi cao được miễn thuế thu nhập trong 4 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu  thuế và giảm 50 % trong 9 năm tiếp theo. Nếu như đầu tư ở các huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số ở  miền núi và hải đảo được miễn thuế thu nhập trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập  chịu thuế và giảm 50 % trong 7 năm tiếp theo. Nếu đầu tư ở những vùng khó khăn khác được miễn thuế thu  nhập trong 3 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50 % cho 5  năm tiếp theo. Miễn, giảm thuế cho cơ sở kinh doanh, dịch vụ mới thành  lập thuộc ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi đầu tư:   Cơ sở kinh doanh, dịch vụ mới thành lập thuộc ngành nghề  được ưu đãi đầu tư thì được giảm 50 % số th

File đính kèm:

  • docBài 5 - THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.doc
Giáo án liên quan