Dân tộc Việt Nam nằm trong đại gia đình Bách Việt bao gồm những dân tộc nông nghiệp ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới, có gió mùa.
Từ thuở bình minh lịch sử, đối với cộng đồng Bách Việt, hình ảnh người phụ nữ tượng trưng cho sự truyền giống, sự phát triển, sự thăng hoa và tấm lòng độ lượng.
Trong kho tàng cổ tích Việt Nam còn ghi truyện hai chị em Nữ thần mặt trời và Nữ thần mặt trăng là con của Ngọc Hoàng thượng đế, thần thoại của nhiều dân tộc Bách Việt đã nói đến Nữ thần lửa và Nữ thần Lúa. Người ChơRo thích lấy tên “Lúa Nếp cái” (Lúa Nếp Mẹ) làm tên dân tộc mình. Người Chăm khi cúng lúa “có bầu” đã dâng những món ăn mà người nữ khi mang thai rất thích như: trái me chua, trái khế, trái ổi xanh
Người Việt có truyền thuyết Lạc Long Quân là dòng dõi Rồng lấy Âu Cơ là dòng dõi Tiên, sanh một trăm con, năm mươi con theo cha xuống biển và năm mươi con theo mẹ lên núi.
Trong huyền thoại Việt Nam, khuôn mặt người nữ được tôn thờ như một hình ảnh vừa cao cả đầy quyền năng tối thượng lại vừa bình dị, độ lượng bao dung. Nàng Tiên Dung, công chúa đời Vua Hùng Vương thứ ba đã phá bỏ sự ngăn cách đẳng cấp xã hội để kết hôn với Chữ Đồng Tử, một chàng trai làm nghề đánh cá, nghèo đến nỗi hai cha con chỉ có một cái khố, khi người cha mất, người con vì thương cha nên để khố cho cha, còn mình chịu trần trụi, sống ở ven sông.
Bà mụ gia là người khỏe mạnh đi bộ rất nhanh. Khi nước Văn Lang và nước Tiết Hầu tranh chấp biên giới, hẹn cử hai người nữ đi bộ ngược chiều, hễ gặp nhau ở đâu, đó là biên giới giữa hai nước. Bà Mụ Gia đi thật nhanh gặp người nước Tiết Hầu tại một cái đèo nay là đèo Mụ Gia ở biên giới Việt Nam và Ai Lao.
Một số nữ thần nổi tiếng được nhiều người nhắc nhở trong số rất nhiều vị nữ thần khác như Bà Chúa Thượng Ngàn là con gái của Sơn Tinh và Mỵ Nương (con gái Vua Hùng), Bà Mẫu Thoải là vợ Vua Thủy Tề, nay còn thờ ở làng Viên Xá. Đặc biệt có Phật Mẫu Man Nương, người phụ nữ theo đạo Phật từ đầu Công nguyên và được coi như vị Phật ở Phương Nam, nay còn thờ ở chùa Phúc Thắng. Bà Chúa Liễu Hạnh, một vị thần thường hóa thành người để giúp người nghèo khó, hoạn nạn và trừng phạt những kẻ gian ác, hiện còn được thờ ở đền Sòng, Phủ Giầy.
1 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua huyền thoại và lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM QUA HUYỀN THOẠI VÀ LỊCH SỬ
Dân tộc Việt Nam nằm trong đại gia đình Bách Việt bao gồm những dân tộc nông nghiệp ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới, có gió mùa.
Từ thuở bình minh lịch sử, đối với cộng đồng Bách Việt, hình ảnh người phụ nữ tượng trưng cho sự truyền giống, sự phát triển, sự thăng hoa và tấm lòng độ lượng.
Trong kho tàng cổ tích Việt Nam còn ghi truyện hai chị em Nữ thần mặt trời và Nữ thần mặt trăng là con của Ngọc Hoàng thượng đế, thần thoại của nhiều dân tộc Bách Việt đã nói đến Nữ thần lửa và Nữ thần Lúa. Người ChơRo thích lấy tên “Lúa Nếp cái” (Lúa Nếp Mẹ) làm tên dân tộc mình. Người Chăm khi cúng lúa “có bầu” đã dâng những món ăn mà người nữ khi mang thai rất thích như: trái me chua, trái khế, trái ổi xanh…
Người Việt có truyền thuyết Lạc Long Quân là dòng dõi Rồng lấy Âu Cơ là dòng dõi Tiên, sanh một trăm con, năm mươi con theo cha xuống biển và năm mươi con theo mẹ lên núi.
Trong huyền thoại Việt Nam, khuôn mặt người nữ được tôn thờ như một hình ảnh vừa cao cả đầy quyền năng tối thượng lại vừa bình dị, độ lượng bao dung. Nàng Tiên Dung, công chúa đời Vua Hùng Vương thứ ba đã phá bỏ sự ngăn cách đẳng cấp xã hội để kết hôn với Chữ Đồng Tử, một chàng trai làm nghề đánh cá, nghèo đến nỗi hai cha con chỉ có một cái khố, khi người cha mất, người con vì thương cha nên để khố cho cha, còn mình chịu trần trụi, sống ở ven sông.
Bà mụ gia là người khỏe mạnh đi bộ rất nhanh. Khi nước Văn Lang và nước Tiết Hầu tranh chấp biên giới, hẹn cử hai người nữ đi bộ ngược chiều, hễ gặp nhau ở đâu, đó là biên giới giữa hai nước. Bà Mụ Gia đi thật nhanh gặp người nước Tiết Hầu tại một cái đèo nay là đèo Mụ Gia ở biên giới Việt Nam và Ai Lao.
Một số nữ thần nổi tiếng được nhiều người nhắc nhở trong số rất nhiều vị nữ thần khác như Bà Chúa Thượng Ngàn là con gái của Sơn Tinh và Mỵ Nương (con gái Vua Hùng), Bà Mẫu Thoải là vợ Vua Thủy Tề, nay còn thờ ở làng Viên Xá. Đặc biệt có Phật Mẫu Man Nương, người phụ nữ theo đạo Phật từ đầu Công nguyên và được coi như vị Phật ở Phương Nam, nay còn thờ ở chùa Phúc Thắng. Bà Chúa Liễu Hạnh, một vị thần thường hóa thành người để giúp người nghèo khó, hoạn nạn và trừng phạt những kẻ gian ác, hiện còn được thờ ở đền Sòng, Phủ Giầy.
Trở về với lịch sử Việt Nam, hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa đánh quân xâm lược phương Bắc và lên ngôi Nữ Hoàng từ năm 40 đến 43 sau Công nguyên. Khi quân xâm lược lại tới, hai Bà đã chiến đấu oanh liệt đến lúc thế cùng lực kiệt, hai Bà đã tự trầm mình xuống dòng Hát Giang. Bên cạnh hai Bà, còn nhiều vị nữ Tướng can cường như nàng Xuân Hương, Bát Nàn Công chúa… mà ngày nay vẫn còn được khói hương thờ tại những nơi các Bà tử trận.
Một khuôn mặt khác còn lưu truyền với câu nói: “Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở Biển Đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu còng lưng để làm tỳ thiếp người ta”, đó là Bà Triệu Thị Trinh, khởi nghĩa đánh Thứ Sử Giao Châu (thời Đông Ngô) năm 248 được tôn là “Nhụy Kiều Tướng Quân”. Sau khi thất trận, bà tự tử chết năm 23 tuổi, hiện còn đền thờ Bà tại xã Phú Điền tỉnh Thanh Hóa.
Nói đến việc mở mang bờ cõi về phía Nam, không thể không nhắc đến công lao của Công chúa Huyền Trân, Công chúa Ngọc Hoa và Ngọc Vạn. Năm 1306, Công chúa Huyền Trân nhận lời kết hôn với vua Champa là Chế Mân – người chỉ huy quân champa, liên minh với Đại Việt đánh bại quân xâm lược Mông Nguyên vào thế kỷ thứ 18, để bờ cõi Đại Việt có thêm Châu Ô và Châu Lý, sau được đổi thành Châu Thuận và Châu Hóa (thuộc tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên và một phần Quảng Nam ngày nay).
Trong lĩnh vực văn chương, lịch sử Việt Nam còn nhắc đến nữ lưu danh tiếng Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương…
Đóng góp vào sự nghiệp đất nước bằng những hành động phi thường có Ỷ Lan Nguyên Phi (vợ Lý Thánh Tông), Nữ tướng Bùi Thị Xuân, Bà vợ Thủ Khoa Nghĩa, Cô Giang…
Từ năm 1930 đến nay, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, người phụ nữ Việt Nam vẫn tiếp tục truyền thống anh hùng bất khuất của tiền nhân, nổi bật là Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Định… và vô vàn những bà mẹ, người vợ đã âm thầm hy sinh, cống hiến cuộc đời cho non sông, tổ quốc.
Người phụ nữ Việt Nam từ huyền thoại đến lịch sử sẽ mãi mãi lưu truyền những ấn tượng sâu sắc và tinh thần dũng cảm, hy sinh bất khuất cũng như tài năng và đức độ được biểu tượng hóa bằng hình ảnh Bà Mẹ Việt Nam./.
File đính kèm:
- Hinh anh nguoi phu nu Viet Nam qua huyen thoai va lich su.doc