Câu 1: (2.0 điểm)
a. Nêu đặc điểm và công dụng:
* Đặc điểm:
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. (0.5 điểm)
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
(0.5 điểm)
* Công dụng:
Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự. (0.5 điểm)
b. Phân biệt các từ tượng thanh và từ tượng hình đã cho:
- Từ tượng thanh: ồ ồ, ào ào. (0.25 điểm)
- Từ tượng hình: mếu máo, rũ rượi. (0.25 điểm
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn chấm học kỳ I năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ văn lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐAKRÔNG HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn
Lớp: 8
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2.0 điểm)
a. Nêu đặc điểm và công dụng:
* Đặc điểm:
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. (0.5 điểm)
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
(0.5 điểm)
* Công dụng:
Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự. (0.5 điểm)
b. Phân biệt các từ tượng thanh và từ tượng hình đã cho:
- Từ tượng thanh: ồ ồ, ào ào. (0.25 điểm)
- Từ tượng hình: mếu máo, rũ rượi. (0.25 điểm)
Câu 2: (2.0 điểm)
a. Điền đúng 2 từ: “móm mém”, “ hu hu” vào đúng chỗ trong đoạn văn.
(1.0 điểm)
b. Nêu tác dụng của 2 từ trên (từ láy tượng hình, tượng thanh): Miêu tả chân dung, ngoại hình và tâm trạng đau đớn, ân hận của lão Hạc khi kể chuyện bán chó. Kết hợp khéo léo giữa kể và tả. (1.0 điểm)
Câu 3: (1.0 điểm)
a. Chép đúng hai câu luận bài Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh:
(0.5 điểm)
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
b. Chỉ ra phép đối:
- Tháng ngày - Mưa nắng (0.25 điểm)
- thân sành sỏi - dạ sắt son (0.25 điểm)
Câu 4: (5.0 điểm)
* Yêu cầu chung: Học sinh viết bài:
- Nắm được thể loại: kiểu bài tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Đủ ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài.
- Bố cục mạch lạc, văn phong phù hợp, hạn chế các lỗi diễn đạt, chính tả, chữ rõ, bài sạch.
* Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu sự việc, hoàn cảnh, tình huống kể câu chuyện. (0.75 điểm)
Thân bài:
- Kể diễn biến sự việc theo trình tự nhất định.
- Khi kể phải kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
* Yếu tố kể:
- Kể lại những suy nghĩ của mình trước khi làm việc tốt khiếm bố mẹ vui lòng. (0.5 điểm)
- Kể lại diễn biến việc làm tốt. Tâm trạng vui sướng của mình sau khi làm việc tốt khiến bố, mẹ vui lòng. (1.0 điểm)
* Yếu tố tả:
- Tả cụ thể hoạt động làm việc tốt của mình. (0.5 điểm)
- Tả nét mặt, cử chỉ, lời nói thể hiện sự hài lòng của bố mẹ trước việc làm của mình. (0.75 điểm)
* Yếu tố biểu cảm:
Cảm xúc vui sướng của mình sau khi làm việc tốt. (0.75 điểm)
Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân khi làm được việc tốt khiến bố, mẹ vui lòng.
(0.75 điểm)
* Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản, khi chấm bài giáo viên cần vận dụng linh hoạt, cần căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh để cho điểm nhằm đánh giá học sinh trên cả hai phương diện kiến thức và kĩ năng. Cần khuyến khích những bài làm có lập luận chặt chẽ, sáng tạo, giàu cảm xúc, trình bày sạch đẹp …
…………………………………………………….
File đính kèm:
- HDC Ngu van 8 HKI nam hoc 20132014.doc