Hướng dẫn công tác chủ nhiệm

1. Lập hồ sơ học sinh

a. Các bước thực hiện.

- HT xếp lớp cho học sinh đầu cấp.

- GV chủ nhiệm hướng dẫn học sinh ghi phiếu kê khai thông tin học sinh hoặc GV chủ nhiệm tự ghi.

- GV chủ nhiệm tập hợp phiếu kê khai thông tin học sinh (đã có kiểm tra xác nhận của CMHS) chuyển giao cho bộ phận văn phòng.

- CB được giao phụ trách quản lý hồ sơ học sinh nhập dữ liệu vào phân hệ quản lý học sinh của hệ thống V-EMIS.

b. Chú ý:

- Việc ghi phiếu phải chính xác.

- GV chủ nhiệm nên kiểm tra, đối chiếu các thông tin HS đã được nhập liệu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn công tác chủ nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn công tác Giáo viên chủ nhiệm HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 1. Lập hồ sơ học sinh a. Các bước thực hiện. - HT xếp lớp cho học sinh đầu cấp. - GV chủ nhiệm hướng dẫn học sinh ghi phiếu kê khai thông tin học sinh hoặc GV chủ nhiệm tự ghi. - GV chủ nhiệm tập hợp phiếu kê khai thông tin học sinh (đã có kiểm tra xác nhận của CMHS) chuyển giao cho bộ phận văn phòng. - CB được giao phụ trách quản lý hồ sơ học sinh nhập dữ liệu vào phân hệ quản lý học sinh của hệ thống V-EMIS. b. Chú ý: - Việc ghi phiếu phải chính xác. - GV chủ nhiệm nên kiểm tra, đối chiếu các thông tin HS đã được nhập liệu. 2. Học sinh chuyển đến, chuyển đi a. Học sinh chuyển trường - Học sinh chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ; - Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình hoặc có lý do thực sự chính đáng để phải chuyển trường. b. Hồ sơ chuyển trường - Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký. - Học bạ (bản chính). - Bằng tốt nghiệp cấp học dưới (bản công chứng). - Bản sao giấy khai sinh. - Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (công lập hoặc ngoài công lập). - Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp. - Giấy giới thiệu chuyển trường do Trưởng Phòng GDĐT (đối với cấp trung học cơ sở); Giám đốc Sở GDĐT (đối với cấp trung học phổ thông) nơi đi cấp (trường hợp xin chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác). - Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp (nếu có). - Hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận tạm trú dài hạn hoặc quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ tại nơi sẽ chuyển đến với những học sinh chuyển nơi cư trú đến từ tỉnh, thành phố khác. - Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình. c. Các bước thực hiện. - Tiếp nhận đơn xin chuyển của học sinh (CMHS). - Kiểm tra hồ sơ xin chuyển của HS. - Làm thủ tục chuyển cho học sinh. - Cập nhật sổ theo dõi. - Cập nhật bổ sung hồ sơ học sinh trường và cập nhật vào phân hệ quản lý học sinh của hệ thống V-EMIS. d. Chú ý: - Kiểm tra kỹ hồ sơ học sinh chuyển đi, đến có đầy đủ và đúng quy định không. - Khi giao nhận nên chi tiết từng loại giấy tờ hồ sơ. 3. Học sinh không được lên lớp a. Các bước thực hiện. - GV chủ nhiệm tập hợp danh sách học sinh sau thi lại không được lên lớp thẳng. - HT xét duyệt cùng với GV chủ mhiệm. - GV chủ nhiệm cập nhật thông tin vào hồ sơ học sinh, sổ điểm lớp và phối hợp cán bộ quản lý hồ sơ học sinh cập nhật vào phân hệ quản lý học sinh của hệ thống V-EMIS. - GV chủ nhiệm thông báo tới học sinh và CMHS. b. Chú ý: Không nên vì thành tích mà che giấu các trường hợp học sinh lưu ban. 4. Học sinh bỏ học, thôi học a. Các bước thực hiện. - HS làm đơn xin thôi học, lý do. - Xem xét kỹ lý do HS bỏ học, trao đổi với CMHS, vận động học sinh trở lại học tập (nếu còn đủ điều kiện). - Trả hồ sơ cho học sinh. - Cập nhật thông tin hồ sơ học sinh trường và cập nhật vào phân hệ quản lý học sinh của hệ thống V-EMIS. b. Chú ý: - Tìm hiểu kỹ lý do HS bỏ học. - Ký giao nhận đầy đủ chi tiết hồ sơ trả cho HS. - Thống kê số HS bỏ học theo các lý do: + Hoàn cảnh gia đình khó khăn + Học lực yếu kém + Xa trường, đi lại khó khăn + Thiên tai, dịch bệnh + Nguyên nhân khác 5. Giải quết học sinh học lại Học sinh xin học lại sau thời gian nghỉ nhưng còn trong độ tuổi quy định của từng cấp học. a. Hồ sơ xin học lại - Đơn xin học lại do học sinh ký. - Học bạ của lớp hoặc cấp học đã học (bản chính). - Bằng tốt nghiệp của cấp học dưới (bản công chứng). - Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú về việc chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà nước. b. Các bước thực hiện. - Nhận đơn xin học lại của HS - Kiểm tra hồ sơ HS xin học lại có đúng quy định không. - Hiệu trưởng quyết định danh sách học lại (đối với các học sinh đầu cấp do Phòng/Sở quyết định) - GV/NV phụ trách cập nhật hồ sơ, viết giấy vào lớp và cập nhật vào phân hệ quản lý học sinh của hệ thống V-EMIS. c. Chú ý: - Chú ý mốc thời gian kỷ luật, hình thức kỷ luật. - Học sinh nghỉ do ốm đau không được quá thời gian quy định. 6. Chuyển lớp - Nhà trường thông báo chủ trương, kế hoạch chuyển lớp cho HS. - Tập hợp nhu cầu, đơn xin chuyển lớp của học sinh. - Hiệu trưởng xét duyệt và văn phòng thông báo kết quả, cập nhật vào phân hệ quản lý học sinh của hệ thống V-EMIS. 7. Kỷ luật học sinh a. Các bước thực hiện. - Khi có HS vi phạm nội quy, GV chủ nhiệm có thể khiển trách trước lớp sau khi đã tham khảo ý kiến của cán bộ chi đoàn và cán bộ lớp. - Ở mức độ nặng hơn, GV chủ nhiệm tập hợp hồ sơ đề nghị Hội đồng kỷ luật xét hình thức kỷ luật học sinh. - Hội đồng kỷ luật họp xét hình thức kỷ luật và đề nghị HT quyết định một trong các mức kỷ luật sau: + Khiển trách trước hội đồng kỷ luật nhà trường; + Cảnh cáo trước toàn trường; + Đuổi học 1 tuần lễ; + Đuổi học 1 năm. - HT thông báo hình thức kỷ luật học sinh tới học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm; báo cáo Phòng, Sở, thông báo đến địa phương (nếu bị kỷ luật đuổi học 1 năm). - Thi hành kỷ luật học sinh và cán bộ phụ trách cập nhật vào phân hệ quản lý học sinh của hệ thống V-EMIS. b. Chú ý: - Kiểm tra kỹ hồ sơ đề nghị kỷ luật HS có đầy đủ theo quy định hay không. - Chú ý đến tính giáo dục khi kỷ luật học sinh. - Cập nhật các trường hợp kỷ luật học sinh vào phân hệ quản lý học sinh của hệ thống V-EMIS. 8. Theo dõi chuyên cần a. Các bước thực hiện. - Hiệu trưởng yêu cầu GVCN theo dõi chuyên cần của học sinh. - GVCN căn cứ TKB và sổ gọi tên ghi điểm để cập nhật số tiết/buổi vắng (cập nhật vào V-EMIS) - GVCN lập thống kê chuyên cần hàng tháng. - HT, P.HT kiểm tra duyệt ký hàng tháng. b. Chú ý: Yêu cầu giáo viên bộ môn cập nhật chính xác thông tin thông qua sổ đầu bài, sổ điểm lớp. 9. Quản lý học nghề a. Các bước thực hiện. - Học sinh đăng ký môn học nghề. - GV chủ nhiệm lập danh sách học sinh theo từng nghề. - HT tập hợp danh sách và tổ chức học nghề cho học sinh. - Cơ sở dạy nghề tổ chức thi nghề cho học sinh. - Nhà trường nhận danh sách học sinh được cấp chứng chỉ và giao GV chủ nhiệm lưu hồ sơ học sinh. b. Chú ý: - Định hướng học nghề cho học sinh sao cho phù hợp năng lực học sinh, điều kiện CSVC, đội ngũ giáo viên. - Tăng cường CSVC phục vụ dạy nghề. 10. Phụ đạo học sinh yếu, kém a. Các bước thực hiện; - GV bộ môn tập hợp danh sách HS yếu kém nộp cho GVCN và tổ trưởng CM - Tổ trưởng CM phân công GV theo dõi giúp dỡ, xây dựng kế hoạch, thời khoá biểu phụ đạo. - GVCN phối hợp với CMHS triển khai kế hoạch hỗ trợ quản lý thời gian, kinh phí. b. Chú ý: - Xác định tiêu chí HS yếu kém. - Tùy theo đặc thù của từng trường. 11. Tổ chức rèn luyện trong hè. a. Các bước thực hiện. - Tập hợp danh sách học sinh phải rèn luyện trong hè. - Ghi phiếu rèn luyện trong hè cho học sinh. - Giao phiếu rèn luyện trong hè cho học sinh. - Thu phiếu rèn luyện trong hè của học sinh nộp cho hội đồng tổ chức thi lại. b. Chú ý: Phiếu rèn luyện trong hè cần ghi rõ phần giao nhiệm vụ cụ thể cho HS, có phần ghi ý kiến nhận xét đánh giá của địa phương.                                                                    HIỆU TRƯỞNG                                                                TS. Trần Thị Lệ Thanh

File đính kèm:

  • docHuong dan cong tac chu nhiem.doc