Hướng dẫn giảng dạy và thực hiên phân phối chương trình cấp THCS môn: Vật Lí

Để thực hiện tốt yêu cầu củng cố, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Vật lí cấp THCS, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố và giáo viên giảng dạy Vật lí THCS thực hiện tốt các hướng dẫn dưới đây:

1. Thực hiện chương trình và sách giáo khoa

a) Thực hiện đúng tinh thần Chuẩn kiến thức, kỹ năng nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trên cơ sở phân phối chương trình do Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành và văn bản 6631/BGDĐT-GDTrH ngày 25/7/2008 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa phổ thông và tài liệu giảng dạy, học tập, các tổ chuyên môn bàn bạc, thống nhất phương án dạy phù hợp với trình độ của học sinh của lớp, trường mình. Các ý kiến thống nhất của tổ chuyên môn trong việc thực hiện chương trình phải được các thành viên trong tổ tuân thủ và được thể hiện trong sổ Nghị quyết của tổ.

b) Thực hiện 37 tuần thực học (học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần) theo Khung phân phối chương trình do Bộ quy định và phân phối chương trình do Sở GD&ĐT ban hành:

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn giảng dạy và thực hiên phân phối chương trình cấp THCS môn: Vật Lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY VÀ THỰC HIÊN PPCT CẤP THCS MÔN: VẬT LÍ Để thực hiện tốt yêu cầu củng cố, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Vật lí cấp THCS, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố và giáo viên giảng dạy Vật lí THCS thực hiện tốt các hướng dẫn dưới đây: 1. Thực hiện chương trình và sách giáo khoa a) Thực hiện đúng tinh thần Chuẩn kiến thức, kỹ năng nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trên cơ sở phân phối chương trình do Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành và văn bản 6631/BGDĐT-GDTrH ngày 25/7/2008 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa phổ thông và tài liệu giảng dạy, học tập, các tổ chuyên môn bàn bạc, thống nhất phương án dạy phù hợp với trình độ của học sinh của lớp, trường mình. Các ý kiến thống nhất của tổ chuyên môn trong việc thực hiện chương trình phải được các thành viên trong tổ tuân thủ và được thể hiện trong sổ Nghị quyết của tổ. b) Thực hiện 37 tuần thực học (học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần) theo Khung phân phối chương trình do Bộ quy định và phân phối chương trình do Sở GD&ĐT ban hành: Số tiết học thực hiện như sau: Số tiết lớp 6 Số tiết lớp 7 Số tiết lớp 8 Số tiết lớp 9 Cả năm 35 35 35 70 Kì I 18 18 17 36 Kì II 17 17 18 34 c) Tích hợp GDBVMT bằng cách lồng ghép nội dung GDBVMT phù hợp với chủ đề bài học. Việc tích hợp làm cho bài học sinh động, hấp dẫn, gắn với thực tiễn và không gây quá tải. PPDH các bài tích hợp GDBVMT phải phát huy tối đa tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo cho HS. Căn cứ nội dung, địa chỉ tích hợp GDBVMT nêu trong tài liệu “Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lí” của Bộ GD&ĐT, vận dụng phù hợp, có thể áp dụng PPDH theo dự án khi tích hợp để gắn với thực tiễn. Việc kiểm tra đánh giá giáo dục bảo vệ môi trường được lồng ghép trong kiểm tra đánh giá của môn học, có sự vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường trong cuộc sống thực tiễn. 2.  Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Vật lí học là một môn khoa học thực nghiệm. Nó bắt đầu từ những nguyên nhân, những hiện tượng của tự nhiên mà khám phá ra các quy luật, định luật. Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở các các nội dung: - Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên; - Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là đối với các bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc, học thuộc nhưng không nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học. Tăng cường rèn luyện kỹ năng thí nghiệm, thực hành và xử lý kết quả. Cuối mỗi tiết học phải giao nhiệm vụ học tập ở nhà cụ thể cho học sinh (xác định mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, từ đó xác định nội dung nhiệm vụ giao cho học sinh thực hiện ở nhà); - Sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện, coi trọng việc khuyến khích động viên học sinh học tập, tổ chức hợp lý cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm. - Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng học sinh khá giỏi và giúp đỡ học sinh học lực yếu kém. Bồi dưỡng học sinh giỏi theo chương trình toàn cấp hiện hành, có chú ý nâng cao kiến thức cho HS, tránh bồi dưỡng cho học sinh theo dạng tủ, đối phó. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi phải được triển khai ngay từ các lớp đầu cấp học. - Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng giáo viên và thông qua việc dự giờ thăm lớp của giáo viên, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm trường, địa phương, hội thi giáo viên giỏi các cấp. Trong vòng 2 năm, bắt đầu từ năm học 2009-2010, giáo viên phải tập trung quyết liệt vào việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, chấm dứt việc dạy học “đọc-chép”. 3. Thực hiện đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh - Đánh giá sát đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn học sinh tự đánh giá năng lực của mình; - Thực hiện quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, học sinh THPT, đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành. Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận và hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ GDĐT. Căn cứ nội dung chương trình, thực tế học sinh, mục tiêu kiểm tra để chọn tỉ lệ trắc nghiệm khách quan và tự luận phù hợp. Tuy nhiên, phần điểm số cho các câu hỏi trắc nghiệm khách quan không vượt quá 40% tổng điểm toàn bài. Giáo viên phải thực hiện nghiêm túc các qui trình biên soạn đề kiểm tra đã được bồi dưỡng trong các lớp tập huấn chương trình và sách giáo khoa mới. Để đề kiểm tra đảm bảo yêu cầu bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và đánh giá được 3 mức độ: Biết, Thông hiểu, Vận dụng sáng tạo; yêu cầu giáo viên thiết lập ma trận khi xây dựng đề kiểm tra từ 45 phút trở lên. Khâu coi thi phải đảm bảo nghiêm túc, đúng quy chế. Khâu chấm, trả bài kiểm tra phải đúng thời gian, tránh tình trạng giữ bài làm của học sinh quá lâu. Khi chấm bài cần chú ý nêu rõ ưu, khuyết điểm của học sinh khi làm bài. - Các bài thực hành trong chương trình, học sinh đều phải thực hiện và viết báo cáo. Trong mỗi học kì, chỉ đánh giá tối đa 1 bài thực hành tính điểm hệ số 2, việc chọn các bài thực hành để đánh giá tính điểm hệ số 2 là do tổ chuyên môn quy định, các bài thực hành khác cho điểm hệ số 1; - Đánh giá bài thực hành của học sinh bao gồm 2 phần: + Phần đánh giá kỹ năng thực hành và kết quả thực hành; + Phần đánh giá báo cáo thực hành. Điểm của bài thực hành bằng trung bình cộng điểm của hai phần trên. - Sở GD&ĐT khuyến khích các trường tổ chức cho học sinh làm các bài kiểm tra 1 tiết với đề kiểm tra thống nhất chung trong toàn khối lớp. 4. Sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học - Thiết bị, phương tiện dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học hướng tới phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Việc sử dụng đồ dùng dạy học, minh họa trong danh mục các thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định cần phải được thực hiện nghiêm túc. Tiếp tục thực hiện tốt các văn bản về thiết bị dạy học Sở đã hướng dẫn: 237/SGD&ĐT-GDTrH, ngày 12/02/2007 về việc Hướng dẫn sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học; 1782/SGDĐT-GDTrH, ngày 28/8/2008 về việc Hướng dẫn mẫu hồ sơ quản lý cấp trung học (Mẫu số 5) và 137/SGDĐT-GDTrH, ngày 4/02/2009 về việc triển khai phòng học bộ môn. Cuối năm học tổ chuyên môn kết hợp nhân viên thiết bị tiến hành tổ chức kiểm tra, rà soát thiết bị dạy học, phương tiện dạy học điều kiện cơ sở vật chất hiện có theo danh mục (tên, số lượng, tình trạng hiện tại) để báo cáo và đề xuất nhà trường kế hoạch sử dụng, nhu cầu vật tư tiêu hao, số lượng TBDH tối thiểu cần mua bổ sung cho các khối lớp. Sở khuyến khích tổ chức sinh hoạt chuyên đề sử dụng thiết bị dạy học, khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, cải tiến phương án thí nghiệm phù hợp với từng bài học; - Đầu năm học, tổ nhóm chuyên môn (Vật lí) căn cứ chương trình, SGK, thực tế thiết bị dạy học của đơn vị xây dựng Kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học chi tiết đối với từng tiết và yêu cầu mọi giáo viên thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Đảm bảo sử dụng tối đa và có hiệu quả các thiết bị thí nghiệm hiện có của bộ môn. Tổ chức cho học sinh thực hành, thực nghiệm Vật lí đối với tất cả các tiết có liên quan đến thực hành, thực nghiệm Vật lí có trong chương trình GD phổ thông. Căn cứ Kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học, tổ bộ môn, nhà trường thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh tra, đánh giá kết quả thực hiện. - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Vật lí, khuyến khích sử dụng hợp lý các phần mềm, thí nghiệm mô phỏng, tư liệu thiết bị dạy học điện tử, các phương tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học: + Khuyến khích, tạo điều kiện để giáo viên soạn bài bằng máy vi tính; + Khai thác hợp lý các phần mềm để thực hiện các thí nghiệm Vật lí ảo; + Mỗi giáo viên Vật lí ở các nơi có điều kiện về phương tiện, máy móc phải có ít nhất hai tiết dạy có ứng dụng CNTT / một học kỳ. 5. Thực hiện đầy đủ những quy định của Bộ GD&ĐT về việc giảng dạy, đánh giá các chủ đề tự chọn theo môn học trong các trường phổ thông ở cấp THCS. Thời lượng dạy học tự chọn của các lớp cấp THCS trong Kế hoạch giáo dục là 2 tiết/tuần, dạy học chung cho cả lớp (các trường tự chủ về kinh phí có thể chia lớp thành nhóm nhỏ hơn nhưng vẫn phải đủ thời lượng quy định). Việc sử dụng thời lượng dạy học tự chọn THCS theo 1 trong 2 cách sau đây: Cách 1: Chọn 1 trong 3 môn học, hoạt động giáo dục : Tin học, Ngoại ngữ 2, Nghề phổ thông (trong đó Ngoại ngữ 2 có thể bố trí vào 2 tiết dạy học tự chọn này hoặc bố trí ngoài thời lượng dạy học 6 buổi/tuần). Cách 2: Dạy học các chủ đề tự chọn nâng cao, bám sát (CĐNC, CĐBS). - Dạy học CĐNC là để khai thác sâu hơn kiến thức, kĩ năng của chương trình, bổ sung kiến thức, bồi dưỡng năng lực tư duy nhưng phải phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh. Sở GDĐT tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu CĐNC môn Vật lí dùng cho cấp THCS theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT (tài liệu CĐNC sử dụng cho cả GV và HS) và quy định cụ thể PPCT dạy học các CĐNC cho phù hợp với mạch kiến thức của môn học đó. Các Phòng GD&ĐT đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện PPCT dạy học các CĐNC. - Dạy học các CĐBS là để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ năng (không bổ sung kiến thức nâng cao mới). Hiệu trưởng các trường THCS chủ động lập Kế hoạch dạy học các CĐBS (chọn môn học, ấn định số tiết/tuần cho từng môn, tên bài dạy) cho từng lớp, ổn định trong từng học kì trên cơ sở đề nghị của các tổ trưởng chuyên môn và GV chủ nhiệm lớp. GV chuẩn bị kế hoạch bài dạy (giáo án) CĐBS với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn. - Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập CĐTC của môn học thực hiện theo quy định tại Quy chế đánh giá, xếp loại HS trung học cơ sở và HS trung học phổ thông. Lưu ý: Các bài dạy CĐTCNC, CĐBS bố trí trong các chương như các bài khác, có thể có điểm kiểm tra dưới 1 tiết riêng nhưng không có điểm kiểm tra 1 tiết riêng, điểm CĐTC môn học nào tính cho môn học đó. 6. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi giải Vật lí trên máy tính cầm tay - Tổ chức tốt kỳ thi chọn học sinh giỏi giải Vật lí trên máy tính cầm tay cấp trường, cấp huyện (thị xã, thành phố). Thành lập và bồi dưỡng đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi giải Vật lí trên máy tính cầm tay cấp tỉnh. - Máy tính được sử dụng trong kỳ thi chọn học sinh giỏi giải Vật lí trên máy tính cầm tay cấp tỉnh: Casio 570MS, 570ES hoặc các loại máy tính có tính năng tương đương. 7. Các tổ chuyên môn cần sinh hoạt chuyên môn đúng định kì theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Phải tập trung vào những vấn đề liên quan đến chuyên môn, tăng cường thảo luận chuyên đề (chọn chủ đề, phân công GV chuẩn bị nội dung, lên kế hoạch thảo luận); tránh biến các cuộc họp tổ chuyên môn thành các cuộc họp mang tính chất hành chính, sự vụ. - Thường xuyên dự giờ thăm lớp, tổ chức thao giảng, đúc rút kinh nghiệm. Việc thao giảng phải tập trung để hoàn thiện các nội dung đổi mới PPDH, tổ chức rút kinh nghiệm, nhân điển hình tiên tiến, không được dùng kết quả của giờ thao giảng để xếp loại giờ dạy của giáo viên. - Tăng cường các hoạt động ngoại khoá nhằm bổ trợ cho việc dạy học bộ môn Vật lí việc sử dụng thiết bị dạy học. - Các giáo viên dần hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ... nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới hiện nay. - Tổ chuyên môn phải có kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ giáo viên mới ra trường chưa qua bồi dưỡng chuyên môn, bảo đảm cho giáo viên nắm vững CT-SGK, kỹ năng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá (kĩ năng ra đề, soạn đáp án và chấm bài thi, kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của CTGDPT), sử dụng thiết bị dạy học, nắm vững PPCTGDPT và nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn Vật lí. - Trong những tuần đầu tiên của năm học tham mưu nhà trường tổ chức kiểm tra chất lượng môn Vật lí, thời gian làm bài 45 phút. Kết quả kiểm tra là một thông tin cơ bản, có thể dùng để giao khoán chất lượng cho giáo viên. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN: VẬT LÍ 6 (Áp dụng từ năm học 2009-2010) Cả năm: 37 tuần = 35 tiết Học kì I: 19 tuần = 18 tiết Học kì II: 18 tuần = 17 tiết HỌC KÌ I Chương I. Cơ học Tiết Bài Tên bài 1 Bài 1,2 Đo độ dài 2 Bài 3 Đo thể tích chất lỏng 3 Bài 4 Đo thể tích chất rắn không thấm nước 4 Bài 5 Khối lượng. Đo khối lượng 5 Bài 6 Lực - Hai lực cân bằng 6 Bài 7 Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực 7 Bài 8 Trọng lực. Đơn vị lực 8 Kiểm tra 1 tiết 9 Bài 9 Lực đàn hồi 10 Bài 10 Lực kế - phép đo lực . Trọng lượng và khối lượng 11-12 Bài 11 Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng 13 Bài 12 Thực hành và kiểm tra thực hành: Xác định khối lượng riêng của sỏi 14 Bài 13 Máy cơ đơn giản 15 Bài 14 Mặt phẳng nghiêng 16 Bài 15 Đòn bẩy 17 Ôn tập 18 Kiểm tra học kì I HỌC KÌ II 19 Bài 16 Ròng rọc 20 Bài 17 Tổng kết chương I: Cơ học Chương II: Nhiệt học 21 Bài 18 Sự nở vì nhiệt của chất rắn 22 Bài 19 Sự nở vì nhiệt của chất lỏng 23 Bài 20 Sự nở vì nhiệt của chất khí 24 Bài 21 Một số ứng dụng sự nở vì nhiệt 25 Bài 22 Nhiệt kế. Nhiệt giai 26 Kiểm tra 1 tiết 27 Bài 23 Thực hành và kiểm tra thực hành: Đo nhiệt độ 28 Bài 24 Sự nóng chảy và đông đặc 29 Bài 25 Sự nóng chảy và đông đặc (tiếp theo) 30 Bài 26 Sự bay hơi và ngưng tụ 31 Bài 27 Sự bay hơi và ngưng tụ (tiếp theo) 32 Bài 28 Sự sôi 33 Bài 29 Sự sôi (Tiếp theo) 34 Bài 30 Tổng kết chương II: Nhiệt học. 35 Kiểm tra học kì II PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN: VẬT LÍ 7 (Áp dụng từ năm học 2009-2010) Cả năm: 37 tuần = 35 tiết Học kì I: 19 tuần = 18 tiết Học kì II: 18 tuần = 17 tiết HỌC KÌ I Chương I. Quang học Tiết Bài Tên bài 1 Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng 2 Bài 2 Sự truyền ánh sáng 3 Bài 3 Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng 4 Bài 4 Định luật phản xạ ánh sáng 5 Bài 5 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng 6 Bài 6 Thực hành và kiểm tra thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng 7 Bài 7 Gương cầu lồi 8 Bài 8 Gương cầu lõm 9 Bài 9 Tổng kết chương I: Quang học 10 Kiểm tra 1 tiết Chương II. Âm học 11 Bài 10 Nguồn âm 12 Bài 11 Độ cao của âm 13 Bài 12 Độ to của âm 14 Bài 13 Phản xạ âm- Tiếng vang 15 Bài 14 Môi trường truyền âm 16 Bài 15 Chống ô nhiễm tiếng ồn 17 Bài 16 Tổng kết chương II: Âm thanh 18 Kiểm tra học kì I HỌC KÌ II Chương III. Điện học 19 Bài 17 Sự nhiễm điện do cọ sát 20 Bài 18 Hai loại điện tích 21 Bài 19 Dòng điện - Nguồn điện 22 Bài 20 Chất dẫn điện - chất cách điện. Dòng điện trong kim loại 23 Bài 21 Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện 24 Bài 22 Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện 25 Bài 23 Tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lí của dòng điện 26 Ôn tập 27 Kiểm tra 1 tiết 28 Bài 24 Cường độ dòng điện 29 Bài 25 Hiệu điện thế 30 Bài 26 Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện 31 Bài 27 Thực hành và kiểm tra thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc nối tiếp 32 Bài 28 Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc song song 33 Bài 29 An toàn khi sử dụng điện 34 Bài 30 Tổng kết chương III: Điện học 35 Kiểm tra học kì II PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN: VẬT LÍ 8 (Áp dụng từ năm học 2009-2010) Cả năm: 37 tuần = 35 tiết Học kì I: 19 tuần = 17 tiết Học kì II: 18 tuần = 18 tiết HỌC KÌ I Chương I. Cơ học Tiết Bài Tên bài 1 Bài 1 Chuyển động cơ học 2 Bài 2 Vận tốc 3 Bài 3 Chuyển động đều - Chuyển động không đều 4 Bài 4 Biểu diễn lực 5 Bài 5 Sự cân bằng lực. Quán tính 6 Bài 6 Lực ma sát 7 Kiểm tra 1 tiết 8 Bài 7 Áp suất 9 Bài 8 Áp suất chất lỏng. Bình thông nhau 10 Bài 9 Áp suất khí quyển 11 Bài 10 Lực đẩy Ác-si-mét 12 Bài 11 Thực hành và kiểm tra thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét 13 Bài 12 Sự nổi 14 Bài 13 Công cơ học 15 Bài 14 Định luật về công 16 Ôn tập 17 Kiểm tra học kì I HỌC KÌ II 18 Bài 15 Công suất 19 Bài 16 Cơ năng: Thế năng và động năng 20 Bài 17 Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng 21 Bài 18 Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học Chương II. Nhiệt học 22 Bài 19 Các chất được cấu tạo như thế nào? 23 Bài 20 Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên 24 Bài 21 Nhiệt năng 25 Kiểm tra 1 tiết 26 Bài 22 Dẫn nhiệt 27 Bài 23 Đối lưu - Bức xạ nhiệt 28 Bài 24 Công thức tính nhiệt lượng 29 Bài 25 Phương trình cân bằng nhiệt 30 Bài 26 Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu 31 Bài tập 32 Bài 27 Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt 33 Bài 28 Động cơ nhiệt 34 Bài 29 Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II: Nhiệt học 35 Kiểm tra học kì II PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN: VẬT LÍ 9 (Áp dụng từ năm học 2009-2010) Cả năm: 37 tuần, thực hiện 70 tiết Học kì I: 19 tuần, thực hiện 36 tiết Học kì II: 18 tuần, thực hiện 34 tiết HỌC KÌ I Chương I. Điện học Tiết Bài Tên bài 1 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn 2 Bài 2 Điện trở của dây dẫn. Định luật Ôm 3 Bài 3 Thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng Ampe kế và Vôn kế 4 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp 5 Bài 5 Đoạn mạch song song 6 Bài 6 Bài tập vận dụng định luật Ôm. 7 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn 8 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn 10 Bài 10 Biến trở. Điện trở dùng trong kĩ thuật 11 Bài 11 Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở 12 Bài 12 Công suất điện 13 Bài 13 Điện năng. Công của dòng điện 14 Bài 14 Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng 15 Bài 15 Thực hành: Xác định công suất của các dụng cụ điện 16 Bài 16 Định luật Jun - Lenxơ 17 Bài 17 Bài tập vận dụng định luật Jun - Lenxơ 18 Bài 18 Thực hành: Nghiệm lại mối quan hệ Q ~ I 2 trong định luật Jun-Lenxơ 19 Bài 19 Sử dụng an toàn - tiết kiệm điện 20 Bài 20 Tổng kết chương I: Điện học 21 Kiểm tra 1 tiết Chương II. Điện từ học 22 Bài 21 Nam châm vĩnh cửu. 23 Bài 22 Tác dụng từ của dòng điện. Từ trường 24 Bài 23 Từ phổ - Đường sức từ 25 Bài 24 Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua 26 Bài 25 Sự nhiễm từ của sắt, thép. Nam châm điện 27 Bài 26 Ứng dụng của nam châm 28 Bài 27 Lực điện từ 29 Bài 28 Động cơ điện 1 chiều. 30 Bài 29 Thực hành và kiểm tra thực hành: Chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện 31 Bài 30 Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái 32 Bài 31 Hiện tượng cảm ứng điện từ 33 Bài 32 Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng 34-35 Ôn tập 36 Kiểm tra học kì I HỌC KÌ II 37 Bài 33 Dòng điện xoay chiều 38 Bài 34 Máy phát điện xoay chiều 39 Bài 35 Các tác dụng của dòng điện xoay chiều. Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều 40 Bài 36 Truyền tải điện năng đi xa 41 Bài 37 Máy biến thế 42 Bài 38 Thực hành: Vận hành máy phát điện và máy biến thế 43 Bài 39 Tổng kết chương II: Điện từ học Chương III. Quang học 44 Bài 40 Hiện tượng khúc xạ ánh sáng 45 Bài 41 Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ 46 Bài 42 Thấu kính hội tụ 47 Bài 43 Ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính hội tụ 48 Bài 44 Thấu kính phân kì 49 Bài 45 Ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính phân kì 50 Bài 46 Thực hành và kiểm tra thực hành: Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ 51 Ôn tập 52 Kiểm tra 1 tiết 53 Bài 47 Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh 54 Bài 48 Mắt 55 Bài 49 Mắt cận và mắt lão 56 Bài 50 Kính lúp 57 Bài 51 Bài tập quang hình học 58 Bài 52 Ánh sáng trắng. Ánh sáng màu 59 Bài 53 Sự phân tích ánh sáng 60 Bài 54 Sự trộn các ánh sáng màu 61 Bài 55 Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu 62 Bài 56 Các tác dụng của ánh sáng 63 Bài 57 Thực hành: Nhận biết ánh sáng đơn sắc và không đơn sắc bằng đĩa CD 64 Bài 58 Tổng kết chương III: Quang học Chương IV. Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng 65 Bài 59 Năng lương và sự chuyển hóa năng lượng 66 Bài 60 Định luật bảo toàn năng lượng 67 Bài 61 Sản xuất điện năng. Nhiệt năng và thủy điện 68 Bài 62 Điện gió - Điện mặt trời - Điện hạt nhân 69 Ôn tập 70 Kiểm tra học kì II

File đính kèm:

  • docVal_li_THCS.doc
Giáo án liên quan