KIỂM TRA 1 TIẾT – HỌC KÌ II
Môn: Địa Lí – 11
Thời gian làm bài: 45 phút
I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá, kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của HS.
- Đánh giá kỉ năng biểu đồ, nhận xét, phân tích của HS.
- Đánh giá các kĩ năng làm bài kiểm tra.
II. XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC KIỂM TRA :
- Tự luận : 70% - 7,0đ.
- Trắc nghiệm : 30% - 3,0đ
III.XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết – học kì II môn: Địa lí – 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25:
Tiết 25:
KIỂM TRA 1 TIẾT – HỌC KÌ II
Môn: Địa Lí – 11
Thời gian làm bài: 45 phút
I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá, kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của HS.
- Đánh giá kỉ năng biểu đồ, nhận xét, phân tích của HS.
- Đánh giá các kĩ năng làm bài kiểm tra.
II. XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC KIỂM TRA :
Tự luận : 70% - 7,0đ.
Trắc nghiệm : 30% - 3,0đ
III.XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Bài
Nhận biết – 20%
Thông hiểu – 40%
Vận dụng – 40%
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
LIÊN BANG NGA
-Vị trí của Nga trong Liên Xô trước năm 1991.
-Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.
-Lĩnh vực Nga và Việt Nam hợp tác nhiều nhất hiện nay
Tổng câu – điểm
2 câu – 1,0đ
1 câu – 0,5đ
NHẬT BẢN
-Vị trí quan trọng của ngành thương mại và tài chính.
-Vai trò của các dòng biển
-Nguyên nhân tạo nên sự thành công về kinh tế.
-Những thuậ lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế.
- Vai trò của ngành đánh bắt hải sản.
-Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng cá khai thác.
-Nhận xét
Tổng câu – điểm
2 câu – 1,0đ
1 câu – 0,5đ
2 câu – 4,0đ
1 câu – 3,0đ
Tổng :
Câu :
Điểm :
4
2,0
2
1,0
2
4,0
1
3,0
III. VIẾT ĐỀ KIỂM TRA :
TRẮC NGHIỆM : (3,0 điểm)
CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG CHO CÁC CÂU HỎI SAU:
Câu 1 : Trước năm 1991 đối với Liên Xô, Nga được xem là :
a. Một thành viên b. Một đồng minh
c. Một trụ cột chính d. Một đối tác quan trọng.
Câu 2 : Khó khăn lớn nhất của nông nghiệp Nga là :
a. Phần lớn lãnh thổ là đầm lầy, băng giá nên thiếu đất canh tác.
b. Thời tiết khí hậu quá khắc nghiệt.
c. Dân số già nên thiếu lực lượng lao động.
d. Sông ngòi đóng băng thường xuyên nên thiếu nước tưới.
Câu 3 : Lĩnh vực mà Nga và Việt Nam hợp tác nhiều nhất hiện nay là :
a. Hàng không b. Thăm dò và khai thác dầu khí
c. Xây dựng thủy điện d. Sản xuất xi măng.
Câu 4 : Vùng biển quanh Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn vì :
a. Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vũng vịnh.
b. Có hàng nghìn đảo lớn nhỏ trải ra theo hướng vòng cung.
c. Lãnh thổ Nhật Bản là một vòng cung ôm lấy lục địa Châu Á.
d. Nơi gặp nhau của các dòng biển nóng và lạnh.
Câu 5 : Hai ngành giữ vị trí quan trọng nhất trong hoạt động dịch vụ của Nhật là :
a. Thương mại và tài chính. b. Giao thông vận tải và ngân hàng
c. Du lịch và thương mại d. Du lịch và ngân hàng.
Câu 6 : Nguyên nhân chính của những thành công về kinh tế của Nhật là :
a. Có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi được phát huy trong sản xuất.
b. Có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào với trình độ cao.
c. Ý chí vượt khó vươn lên của người Nhật do sự nghèo nàn về tài nguyên.
d. Những ưu điểm của người lao động Nhật được phát huy trong sản xuất.
B. TỰ LUẬN : 7,0 điểm.
Câu 1 : ( 3,0đ)
Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế.
Câu 2 : (4,0đ)
Cho bảng số liệu :
SẢN LƯỢNG CÁ KHAI THÁC ( Đơn vị : nghìn tấn)
Năm
1985
1990
1995
2000
2001
2003
Sản lượng
11411,4
10356,4
6788,0
4988,2
4712,8
4596,2
a.Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng cá khai thác của Nhật Bản từ 1985 – 2003.
b. Nhận xét và giải thích.
c. Tại sao ngành đánh bắt hải sản là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản.
V. VIẾT ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM.
A. TRẮC NGHIỆM : (3,0đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
c
a
b
d
a
D
( Mỗi câu đúng – 0,5đ)
TỰ LUẬN : (7,0đ)
Câu
Nội dung
Điểm
1
Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế.
3,0
- Thuận lợi :
2,0
Nằm ở Đông Á,gần với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ ttương đối cao, gần kề các nước và lãnh thổ công nghiệp mới
0,25
Đồng bằng nhỏ, hẹp nhưng đất đai màu mỡ
0,25
Bờ biển dài, bị chia cắt tạo thành nhiều vũng, vịnh -> xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ
0,5
Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau -> tạo ngư trường lớn giàu tôm, cá...
0,25
Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều : khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới -> đa dạng sản phẩm nông nghiệp.
0,25
Sông ngòi : nhỏ, ngắn dốc -> thủy điện
0,25
Rừng : phong phú
0,25
- Khó khăn :
1,0
Cách xa đại lục -> giao lưu đường bộ với các nước và giữa các bộ phận của lãnh thổ đất nước
0,25
Địa hình chủ yếu là núi, có nhiều núi lửa, động đất, ít đồng bằng, thiếu đất trồng trọt.
0,25
Nghèo khoáng sản
0,25
Có nhiều bão, mưa lớn -> ngập lụt, sóng thần
0,25
2
a. Vẽ biểu đồ
2,0
Tên biểu đồ
Đơn vị 2 trục
Khoảng cách 2 trục
Số liệu trên các cột
Thẫm mỹ
( Biểu đồ cột đơn các dạng khác không cho điểm)
Nếu thiếu hoặc sai trừ mỗi ý 0,25đ
b. Nhận xét và giải thích :
Nhận xét :
0,5
Sản lượng cá của Nhật từ 1985 – 2003 giảm nhanh và liên tục :
0,25
1985 : 11411,4 nghìn tấn đến 2003 còn 4596,2 nghìn tấn, vậy giảm 6815,2 nghìn tấn
0,25
Giải thích :
0,5
- Sự phân chia vùng biển quốc tế đã làm giảm 1 số ngư trường trước đây Nhật làm chủ.
-Thực hiện công ước quốc tê về cấm đánh bắt cá voi
- Ô nhiễm môi trường
c. Vai trò của ngành đánh bắt hải sản :
1,0
-Nhật Bản nằm kề các ngư trường lớn, làm chủ nhiều vùng biển rộng lớn
0,5
-Cá là nguồn thực phẩm chủ yếu và quan trọng của người Nhật....
0,5
0
2000
4000
6000
8000
10000
120000
Nghìn tấn
1985
11411,4
1990
10356,4
1990
6788,0
2000
4988,2
2001
4712,8
2003
4596,2
Năm
Biểu đồ thể hiện sản lượng cá khai thác của Nhật Bản từ năm 1985 đến 2003
File đính kèm:
- DE KIEM TRA 1 TIET HKII CO MA TRAN VA DAP AN.doc