A. Phần chung
Câu 1 (2điểm):
1) Chuyển động tròn đều có đặc điểm gì? Cho ví dụ.
2) Sự rơi tự do là gì? Nêu những đặc điểm của sự rơi tự do.
Câu 2 (1điểm):
Phát biểu và viết biểu thức định luật II Niu tơn.
Câu 3 (1điểm):
Lực đàn hồi xuất hiện trong trường hợp nào? Cho biết phương, chiều, độ lớn của lực đàn hồi ở lò xo.
Câu 4 (2điểm):
Người ta đẩy một vật có khối lượng 500g theo phương ngang với lực 3 N làm vật chuyển động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là t = 0,2. Lấy g = 10 m/s2.
1) Tính gia tốc và vận tốc của vật sau 2 s.
2) Tính quãng đường vật đi được cho tới lúc dừng lại
B. Phần riêng
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 952 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học: 2012 - 2013 môn: Vật lý 10 - Đề 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013
Môn thi: VẬT LÝ- Lớp 10
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày thi:
ĐỀ ĐỀ XUẤT
(Đề gồm có 02 trang)
Đơn vị ra đề: THPT Long Khánh A (Phòng GDĐT.. )
A. Phần chung
Câu 1 (2điểm):
Chuyển động tròn đều có đặc điểm gì? Cho ví dụ.
2) Sự rơi tự do là gì? Nêu những đặc điểm của sự rơi tự do.
Câu 2 (1điểm):
Phát biểu và viết biểu thức định luật II Niu tơn.
Câu 3 (1điểm):
Lực đàn hồi xuất hiện trong trường hợp nào? Cho biết phương, chiều, độ lớn của lực đàn hồi ở lò xo.
Câu 4 (2điểm):
Người ta đẩy một vật có khối lượng 500g theo phương ngang với lực 3 N làm vật chuyển động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là mt = 0,2. Lấy g = 10 m/s2.
1) Tính gia tốc và vận tốc của vật sau 2 s.
2) Tính quãng đường vật đi được cho tới lúc dừng lại
B. Phần riêng
I. Phần dành cho chương trình chuẩn
Câu 5 (1điểm):
Cho phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 5 + 10t (x: km; v: km/h). Xác định tọa độ ban đầu và vận tốc của chất điểm.
Câu 6 (1điểm):
Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5,0 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2,0 m/s đến 8,0 m/s trong 3 s. Tính gia tốc và hợp lực tác dụng lên vật.
Câu 7 (1điểm):
Một vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất ở độ cao h bằng bán kính R của Trái Đất. Cho R = 6400 km và lấy g = 10 m/s2. Hãy tính tốc độ dài (vận tốc) của vệ tinh.
Câu 8 (1điểm):
Một tấm ván nặng 240 N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 2,4m và cách điểm tựa B 1,2 m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa B là bao nhiêu ?
II. Phần dành cho chương trình nâng cao
Câu 5 (1điểm):
Một chất điểm chuyển động dọc theo trục 0x theo phương trình x = 2t + 3t2 (x: m; t: s). Xác định gia tốc của chất điểm. Tìm tọa độ của chất điểm lúc t = 3 s.
Câu 6 (1điểm):
Một vật có khối lượng 2,0 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ, vật đi được 80 cm trong 0,50 s. Tính gia tốc của vật và hợp lực tác dụng vào nó.
Câu 7 (1điểm):
Một vệ tinh có khối lượng 100 kg, được phóng lên quỹ đạo quanh Trái Đất ở độ cao mà tại đó nó có trọng lượng 920 N. Chu kỳ của vệ tinh là 5,3.103s. Tính khoảng cách từ bề mặt Trái Đất đến vệ tinh.
Câu 8 (1điểm):
Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi bị kéo, lò xo dài 24 cm và lực đàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của nó bằng 10 N, thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?
Hết
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013
Môn thi: VẬT LÝ – Lớp 10
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT
(Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang)
Đơn vị ra đề: THPT Long Khánh A (Phòng GDĐT.)
Câu
Nội dung yêu cầu
Điểm
A. Phần chung
Câu 1
(2,0 đ)
1) Chuyển động tròn đều có các đặc điểm:
- Quỹ đạo là một đường tròn.
- Tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau.
Ví dụ:
0,25
0,25
0,25
2) - Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
- Đặc điểm của rơi tự do:
+ Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng.
+ Chiều của chuyển động rơi tự do là chiều từ trên xuống.
+ Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
+ Công thức tính vận tốc: v = gt
+ Quãng đường đi được của chuyển động rơi tự do:
S = 1/2 gt2
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
(1,0 đ)
- Định luật II Niu tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
0,5
- Biểu thức: hay
0,5
Câu 3
(1,0 đ)
- Lực đàn hồi xuất hiện khi một vật bị biến dạng đàn hồi, và có xu hướng chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng.
0,25
- Phương của lực trùng với phương của trục lò xo.
0,25
- Chiều của lực ngược với chiều biến dạng
0,25
- Độ lớn: với k: độ cứng, Δl: độ biến dạng.
0,25
Câu 4
(2,0 đ)
Tóm tắt, hình vẽ
Cho m=500g, F=3N; mt=0,2; g = 10 m/s2
1) a= ?; v=? t=2s ;
2) s=?
0,25
1) Gia tốc của vật
Theo phương vuông góc:
P=N=mg=0,5.10=5N
Theo ngang
F –Fms=ma
=> a= (F – Fms)/m
=(F – mt N)/m
=(3 – 0,2.5)/0,5 = 4m/s2
Vận tốc sau 2s:
v=v0 +at = 0 + 4.2=8m/s2
0,25
0,5
0,5
2) Quãng đường vật đi đến lúc dừng:
v12 – v012=2a1s
=> s=( v2 – v02)/a
= ( 82 -02)/4=16m
0,25
0,25
B. Phần riêng
I. Phần dành cho chương trình chuẩn
Câu 5
(1,0 đ)
- Tọa độ ban đầu x0 = 5 km
0,5
- Vận tốc của chất điểm là v = 10 km/h
0,5
Câu 6
(1,0 đ)
Cho biết: m = 5,0 kg. vo = 2,0 m/s. v = 8,0 m/s. t = 3 s. Tính a = ? F = ?
0,25
- Gia tốc của vật: a = (v – vo )/t = 2 m/s2
0,5
- Lực tác dụng lên vật: F = ma = 5.2 = 10 N
0,25
Câu 7
(1,0 đ)
Tóm tắt: R = 6400km = 64.105m , h=R, g= 10 m/s2 ; v = ?
Fhd = Fht => v2 = GM/2R
Vì g = GM/R2 => GM=gR2
v2 = gR/2 = 32.106
=> v = 5657 m/s
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 8
(1,0 đ)
Cho biết : P = 240 N; d1 = 2,4 m; d2 = 1,2 m; P1 = ?
0,25
Hợp lực P = P1+ P2 =240 (1)
Mà P1/ P2 = d2/d1= 1,2/2,4= 1/2P2 = 2 P1 (2)
thế (2) vào (1) ta được: P1= 80 N
0,25
0,25
0,25
II. Phần dành cho chương trình nâng cao
Câu 5
(1,0 đ)
- Gia tốc a = 6 m/s2
0,5
- Toạ độ x = 33 m,
0,5
Câu 6
(1,0 đ)
Tóm tắt: m = 2,0 kg; vo = 0; S = 80 cm = 0,8 m; t = 0,50 s
Tính a=? F=?
0,25
Quãng đường S = vot + 1/2 at2 = 1/2 at2
=> Gia tốc a = 2S/t2 = 6,4 m/s2
0,25
0,25
Lực F = ma = 2,0.6,4 = 12,8 N
0,25
Câu 7
(1,0 đ)
Cho biết: m= 100kg; P=920N; T= 5,3.103s ; h=?
Ta có P = Fht P = mrw2
=> r= P/mw2 =P.T2/m.(2)2 = 920.(5.3.103)2 /100.4.(3,14)2
=6552,7 km
mà r = R + h => h = r – R = 152,7 km
0,25
0,25
0,5
Câu 8
(1,0 đ)
lo = 20 cm = 0,2 m; F1 = 5N; l1 = 24 cm = 0,24 m
F2 = 10 N; l2 = ?
0,25
F1 = k.Δl1 (1)
F2 = k.Δl2 (2)
=> Δl2 = F2.Δl1/ F1 = 0.08 m
mà Δl2 = l2 - lo => l2 = Δl2 + lo = 0,28 m = 28 cm
0,25
0,5
Hết
¯Lưu ý: .
File đính kèm:
- 10 DE LY 10 HK1 2013 DONG THAP.doc