Câu 1: Các cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch:
A. AgNO3 + NaBr B. K2CO3 + HCl
C. CuO + HCl D. NaF + AgNO3
Câu 2: Dãy các chất nào sau đây có các chất trong dãy đều có khả năng tẩy màu?
A. HF, NaClO, CaOCl2.
B. HClO, NaClO, CaOCl2.
C. KClO3, HClO, NaClO.
D. F2, Cl2, Br2.
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II năm học 2005-2006 thành phố đà nẵng môn: hoá học - lớp 10 ban khoa học xã hội và nhân văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2005-2006
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG MÔN: HOÁ HỌC - LỚP 10
------------ BAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên học sinh:
Lớp: Trường:
Mã phách
Điểm số
Mã phách
"-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
A- PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm -15 phút):
Học sinh làm bài ngay trên đề thi, đánh chéo vào một ô vuông đứng trước câu chọn đúng.
Câu 1: Các cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch:
ð A. AgNO3 + NaBr ð B. K2CO3 + HCl
ð C. CuO + HCl ð D. NaF + AgNO3
Câu 2: Dãy các chất nào sau đây có các chất trong dãy đều có khả năng tẩy màu?
ð A. HF, NaClO, CaOCl2.
ð B. HClO, NaClO, CaOCl2.
ð C. KClO3, HClO, NaClO.
ð D. F2, Cl2, Br2.
Câu 3: Kết luận nào sau đây là đúng về sự biến đổi tính chất của các chất trong dãy HF, HCl. HBr, HI theo thứ tự từ trái sang phải của dãy?
ð A. Tính axit tăng dần, tính khử giảm dần. ð B. Tính axit giảm dần, tính khử tăng dần.
ð C. Tính axit tăng dần, tính khử tăng dần.
ð D. Tính axit giảm dần, tính khử giảm dần.
Câu 4: Phương trình hóa học nào sau đây đúng?
ð A. 2Fe + 3H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + 3H2
ð B. Fe + 2H2SO4 ® FeSO4 + SO2 + 2H2O
ð C. Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2.
ð D. Fe + 2H2SO4 ® FeSO4 + S + 2H2O
Câu 5: O2 và O3 giống nhau ở điểm:
ð A. đều tác dụng với Ag ở nhiệt độ thường.
ð B. đều phản ứng với dung dịch KI.
ð C. đều là chất khí không màu.
ð D. đều có tính oxi hóa mạnh.
Câu 6: Kết luận nào sau đây đúng đối với SO2?
ð A. SO2 chỉ có tính chất của một oxit axit.
ð B. SO2 chỉ có tính khử.
ð C. SO2 chỉ có tính oxi hóa.
ð D. SO2 có cả ba tính chất trên.
Câu 7: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch brom?
ð A. SO2 ð B. KCl
ð C. NaOH ð D. NaI
Câu 8: Cho 0,2 mol khí H2S hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch có 0,3 mol NaOH, dung dịch thu được có:
ð A. NaOH dư và NaHS.
ð B. Na2S. .
ð C. Na2S và NaHS.
ð D. NaHS.
Câu 9: Để làm khô khí SO2 ẩm ta không nên dùng chất nào trong các chất dưới đây?
ð A. CaO. ð B. CaCl2 khan.
ð C. H2SO4 đậm đặc. ð D. P2O5.
Câu 10: Các hình vẽ dưới đây biểu thị các cách thu khí thường gặp.
(I) (II) (III)
Kết luận nào sau đây là đúng ?
ð A. Có thể dùng cách (I) để thu khí O2 hoặc H2.
ð B. Cách (II) dùng để thu khí NH3 .
ð C. Cách (III) dùng để thu khí SO2.
ð D. Sử dụng cách (I) có thể thu được tất cả các khí.
Câu 11: Những điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
ð A. Để pha loãng H2SO4 người ta cho thật từ từ nước vào axit.
ð B. Để pha loãng H2SO4 ngưới ta cho từ từ axit vào nước.
ð C. H2SO4 đậm đặc có tính oxi hóa mạnh.
ð D. H2SO4 đậm đặc có tính háo nước.
Câu 12: Để phân biệt 2 bình mất nhãn riêng biệt chứa 2 khí SO2 và CO2 thì phương pháp tốt nhất là:
ð A. dùng dung dịch xút.
ð B. dùng dung dịch brom.
ð C. dùng dung dịch H2SO4 đậm đặc.
ð D. ngửi mùi.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2005-2006
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG MÔN: HOÁ HỌC - LỚP 10
------------ BAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
B- PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm - 30 phút )
Học sinh làm bài trên giấy làm bài kiểm tra.
Câu1 (2,0 điểm):
(2)
(1)
(3)1)
(4)1)
Viết các phản ứng thực hiện dãy chuyển hoá (mỗi mũi tên là 1 phản ứng):
Cl2 ® CaOCl2 ® O2 ® SO2 ® H2SO4
Câu 2 (2,0 điểm):
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch đựng trong các bình riêng biệt mất nhãn sau: H2SO4, NaCl, NaI. Viết phương trình hóa học minh họa.
Làm thế nào để khắc chữ lên thủy tinh? Viết phương trình hóa học minh họa.
Câu 3 (3,0 điểm):
Trộn 5,6 gam bột sắt với 6,4 gam lưu huỳnh thu được hỗn hợp A. Đun nóng A trong điều kiện không có không khí đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn B.
Tính % khối lượng từng chất trong B.
Cho B tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch H2SO4 0,5M (loãng) thu được khí D. Tính V và thể tích khí D ở đktc.
Dẫn khí D vào dung dịch Pb(NO3)2, nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học minh họa (nếu có).
Cho Fe = 56, S = 32
------------- HẾT -----------
Chú ý: Học sinh được phép dùng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và máy tính cá nhân đơn giản theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giám thị không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2005-2006
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HOÁ HỌC LỚP 10
------------ BAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------
A. PHÂN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm):
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
D
B
C
C
D
D
B
C
A
A
A
B
B. PHÂN TỰ LUẬN (7 điểm):
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1(2,0 điểm):
Viết đúng 4 phương trình
Câu 2(2,0 điểm):
1. Nêu đúng thuốc thử, hiện tượng, kết luận đúng chất
Viết đúng phương trình hóa học.
2. Nêu đúng cách làm
Viết đúng phương trình hóa học
Câu 3(3,0 điểm):
1. Viết đúng phương trình hóa học giữa Fe và S
Tính toán ra đúng % m(FeS) = 73,33 % và % m (S dư) = 26,67%
2. Viết đúng phương trình hóa học giữa FeS và H2SO4 loãng
Tính ra đúng thể tích dung dịch H2SO4 cần dùng là: 200 mL
Tính ra đúng thể tích của khí H2S = 2,24 L (đktc)
3. Nêu đúng hiện tượng, viết đúng 1 phương trình
Học sinh có thể giải theo cách khác, miễn đúng vẫn cho đủ số điểm từng câu theo hướng dẫn chấm.
2,0
1,0
0,5
0,25
0,25
0,5
0,75
0,5
0,5
0,25
0,5
Chú ý: Tùy tình hình cụ thể, các tổ có thể thảo luận thống nhất thang điểm chi tiết và có thể thay đổi thang điểm khi cần.
Câu 1: Clo tác dụng được với tất cả các chất trong dãy sau:
ð A. Oxi, nước, đồng, sắt. ð B.Lưu huỳnh, nước, đồng, bạc.
ð C. Natri oxit, nước, natri bromua, sắt ð D. Photpho , natri florua, sắt
Câu 2: Trong các phản ứng hóa học, nguyên tố clo:
ð A. Chỉ thể hiện tính oxi hóa ð B. Chỉ thể hiện tính khử
ð C. Thể hiện tính oxi hóa và khử ð D. Không thể hiện tính oxi hóa và khử
Câu 3: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
ð A. Cl2 + CH4 ð B. H2SO4 + HCl
ð C. CuO + HCl → ð D. NaI + AgNO3 →
Câu 4: Điều nào sau đây nên thực hiện:
ð A. Dùng thùng sắt để chứa axit sunfuric đặc.
ð B. Dùng thùng sắt để chứa axit sunfuric loãng.
ð C. Để pha loãng ta rót chậm nước vào cốc chứa axit sunfuric đặc .
ð D. Tay bị dính axit sunfuric, phải nhúng ngay vào dung dịch NaOH.
Câu 5: O2 và O3 giống nhau ở điểm:
ð A. Đều tác dụng với Ag. ð B. Đều phản ứng với dung dịch KI.
ð C. Đều là chất khí không màu ð D. Đều có tính oxi hóa mạnh
Câu 6: Nhận định nào dưới đây không đúng :
ð A. Lưu huỳnh đơn chất chỉ có tính khử.
ð B. Lưu huỳnh trong hợp chất SO2 vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
ð C. Lưu huỳnh trong hợp chất H2S chỉ có tính khử.
ð D. Lưu huỳnh trong hợp chất H2SO4 chỉ có tính oxi hóa.
Câu 7: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch brom?
ð A. SO2 ð B. KI
ð C. NaOH ð D. NaCl
Câu 8: Cho 4,48 lít khí H2S đo ở điều kiện tiêu chuẩn hấp thụ hoàn toàn vào 300 ml dung dịch NaOH 1M, dung dịch tạo thành có:
ð A. NaOH dư và NaHS ð B. Na2S .
ð C. Na2S và NaHS ð D. NaHS.
Câu 9: Để làm khô khí SO2 ẩm ta không nên dùng :
ð A. CaO ð B. CaCl2 khan.
ð C. H2SO4 đậm đặc ð D. P2O5
Câu 10: Người ta dùng 3 dụng cụ sau để thu các khí thích hợp. Vậy cách thu đúng là:
(I) (II) (III)
ð A. Hình (I) để thu các khí: SO2 và H2 ð B. Hình (II) để thu các khí : H2S và SO2
ð C. Hình( III ) để thu các khí : H2 và O3 ð D.Hình (I) thu được tất cả các khí.
Câu 11: Cho 4 kim loại: Al, Fe, Cu, Ag vào dung dịch H2SO4 đậm đặc dư, sau phản ứng chất rắn không tan là:
ð A. Al, Fe ð B. Cu, Ag
ð C. Al, Fe, Ag ð D. Ag
Câu 12: Để nhận biết 2 bình mất nhãn chứa 2 khí SO2 và CO2 thì phương pháp tốt nhất là :
ð A. Quì tím ẩm. ð B. Dung dịch nước vôi trong
ð C. Dung dịch Brom ð D. Ngửi mùi.
PHẦN TỰ LUẬN: (7 đ)
Câu1 (2điểm): Viết các phản ứng thực hiện dãy chuyển hoá (mỗi mũi tên là 01 phản ứng):
KClO3 ® O2 ® O3 ® KOH ® K2SO3
Câu 2 (2điểm):
Hãy phân biệt 4 bình mất nhãn chứa 4 dung dịch: BaCl2, Na2SO4, H2SO4, NaCl.Viết các phương trình hóa học xảy ra nếu có.
Câu 3 (3điểm):
Cho 36,8g hỗn hợp vôi sống và đá vôi hòa tan vào 500ml dung dịch HCl vừa đủ thì thu được 4,48 lít khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
a/ Tính % khối lượng hỗn hợp đầu.
b/ Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
c/ Tính nồng độ mol của dung dịch thu được, coi như thể tích dung dịch không thay đổi.
File đính kèm:
- kthk2 lop 10.doc