Câu 1: Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật?
A. Khi mắt ta hướng vào vật.
B. Khi mắt ta phát ra những tia sáng đến vật.
C. Khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta.
D. Khi gữa vật và mắt không có khoảng tối.
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 869 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ I môn: Vật lý 7 thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT ĐAKRÔNG KIỂM TRA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS TRIỆU NGUYÊN MÔN: VẬT LÝ 7
ĐỀ THAM KHẢO
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ RA
Phần I: Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu hoặc mệnh đề mà em chọn.
Câu 1: Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật?
A. Khi mắt ta hướng vào vật.
B. Khi mắt ta phát ra những tia sáng đến vật.
C. Khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta.
D. Khi gữa vật và mắt không có khoảng tối.
Câu 2: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường nào?
A. Theo nhiều đường khác nhau. B. Theo đường gấp khúc. C. Theo đường thẳng. D. Theo đường cong.
Câu 3: Tia phản xạ trên gương phẳng nằm trong cùng với mặt phẳng với:
A. tia tới và đường vuông góc với tia tới. C. đường pháp tuyến với gương và đường vuông góc với tia tới.
B. tia tới và đường pháp tuyến với gương. D. tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
Câu 4: Vì sao người lái xe ôtô không dùng gương cầu lõm đặt phía trước để quan sát ảnh của các vật ở trên đường, phía sau xe?
A. Vì gương cầu lõm chỉ cho ảnh thật, phải hứng trên màn mới thấy được.
B. Vì ảnh ảo quan sát được trong gương cầu lõm rất lớn nên chỉ nhìn thấy một phần.
C. Vì trong gương cầu lõm ta chỉ nhìn thấy ảnh ảo của những vật để gần gương (không quan sát được các vật ở xa).
D. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lõm quá bé.
Câu 5: Lần lượt đặt mắt trước một gương cầu lồi, một gương phẳng (cùng chiều rộng), cách hai gương một khoảng bằng nhau. So sánh vùng nhìn thấy của hai gương:
A. Vùng nhìn thấy của gương phẳng lớn hơn vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
B. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn của gương phẳng.
C. Vùng nhìn thấy của hai gương bằng nhau.
D. Không so sánh được.
Câu 6: Vì sao nhờ có gương phản xạ, đèn pin lại có thể chiếu sáng đi xa?
A. Vì gương hắt ánh sáng trở lại. C. Vì đó là gương cầu lõm cho chùm phản xạ song song.
B. Vì gương cho ảnh ảo rỏ hơn. D. Vì có gương ta nhìn thấy những vật ở xa.
Câu 7: Khi tai nghe tiếng sáo thì vật dao động phát ra âm là:
A. thân sáo. B. cột không khí trong ống sáo. C. lỗ sáo. D. miệng của người thổi sáo.
Câu 8: Trường hợp nào dưới đây tần số của âm KHÔNG thay đổi:
A. cô giáo đọc chậm cho học sinh ghi bài. C. chuông ngân dài rồi tắt hẳn.
B. nhạc công đánh trống dồn dập ở cuối bản nhạc. D. không có trường hợp nào.
C©u 9 : Trong bµi h¸t "Nh¹c rõng" cña Hoµng ViÖt, nh¹c sÜ viÕt : "Rãc r¸ch, rãc r¸ch. Níc luån qua khãm tróc". ¢m thanh ®îc ph¸t ra tõ ®©u?
A. Dßng níc dao ®éng. B. L¸ c©y dao ®éng.
C. Dßng níc vµ khãm tróc. D. Do líp kh«ng khÝ ë trªn mÆt níc.
C©u 10 : VËt ph¶n x¹ ©m tèt lµ nh÷ng vËt cã bÒ mÆt ....
A. ph¼ng vµ s¸ng. B. nh½n vµ cøng. C. gå ghÒ vµ mÒm. D. mÊp m« vµ cøng.
Phần II: Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chổ trống trong các câu sau:
1. Trong nước nguyên chất ánh sáng truyền đi theo đường …………………….
2. Khoảng cách từ một điểm trên vật đến gương phẳng bằng ……………………………
…………………………………………………………………………………………….
3. Ảnh ảo tạo bởi một vật quan sát được trong gương cầu lõm …………. ảnh ảo của cùng vật đó quan sát được trong gương cầu lồi.
4. Ảnh ảo của một vật tạo bởi các gương có thể nhìn nhìn thấy nhưng không thể ………… trên màn chắn.
5. Khi vật phát ra âm, các vật đều …………………………….
6. Dao động càng…………, tần số dao động càng lớn.
7. Âm phát ra càng ………. khi ……… dao động của nguồn âm càng lớn.
8. Âm có thể truyền qua những môi trường như …………………………………………………….. và không thể truyền qua ………………….
Phần III: Đánh dấu X vào ô trống vào câu em cho là đúng (Đ), sai (S).
Trong các câu sau đây câu nào đúng, câu nào sai?
Đ
S
Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi là ảnh thật, hứng được trên màn chắn.
Âm có thể truyền được trong chân không.
Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người.
Phần III. Tự luận:
Câu 1: Hãy giải thích vì sao có thể dùng gương cầu lõm để tập trung ánh sáng mặt trời?
Câu 2: Cho một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng.
B
A
a) Hãy vẽ một tia phản xạ ứng với tia tới AI.
b) Vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi gương phẳng.
c) Gạch chéo vùng đặt mắt để có thể quan sát được toàn bộ ảnh A’B’.
ĐÁP ÁN + THANG ĐIỂM
Phần I (2,5 điểm). Đúng mổi câu được 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Chọn
C
C
D
C
B
C
B
A
A
B
Phần II (2 điểm). HS điền đúng mổi câu được 0.25 điểm.
1. … thẳng.
2. … khoảng cách từ ảnh đến gương.
3. … lớn hơn …
4. … hứng được …
5. … phát ra âm.
6. …nhanh ….
7. … cao … tần số ….
8. … không khí, lỏng, rắn …… chân không.
Phần III: Đánh dấu X vào ô trống vào câu em cho là đúng, sai. (1 điểm)
Trong các câu sau đây câu nào đúng, câu nào sai?
Đ
S
Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
X
Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi là ảnh thật, hứng được trên màn chắn.
X
Âm có thể truyền được trong chân không.
X
Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người.
X
Phần IV (4,5 điểm).
Câu 1 (2 điểm).
Vì Mặt Trời ở rất xa nên các tia sáng Mặt Trời tới gương coi như những tia sáng song song, sau khi phản xạ trên gương sẻ cho chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm, nghĩa là toàn bộ ánh sáng từ Mặt Trời đến gương đều tập trung ở điểm đó.
Câu 2 (2,5 điểm).
a) 1 điểm B
b) 1 điểm A
c) 0,5 điểm
N R
I
A’ B’
File đính kèm:
- KTHK I.doc