Kiểm tra tiếng Việt thời gian: 1 tiết, lớp 9

A. Trắc nghiệm:

Câu 1:Có năm phương châm hội thoại sau:

A. Phương châm về lượng

B. Phương châm về chất

C. Phương châm quan hệ

D. Phương châm cách thức

E. Phương châm lịch sự

Đúng hay sai?

Câu 2: Thế nào là phương châm về lượng?

A. Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của giao tiếp, không thiếu, không thừa.

B. Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài tránh lạc đề.

C. Khi giao tiếp cần nói tế nhị và tôn trọng người khác

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra tiếng Việt thời gian: 1 tiết, lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:……………………… Lớp: 9 Kiểm tra tiếng Việt Thời gian: 1 tiết Điểm Lời phê của cô giáo Đề bài A. Trắc nghiệm: Câu 1:Có năm phương châm hội thoại sau: A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức E. Phương châm lịch sự Đúng hay sai? Câu 2: Thế nào là phương châm về lượng? A. Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của giao tiếp, không thiếu, không thừa. B. Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài tránh lạc đề. C. Khi giao tiếp cần nói tế nhị và tôn trọng người khác . Câu 3 Thành ngữ : "Dây cà ra dây muống " dùng để chỉ những cách thức nói như thế nào? A. Nói ngắn gọn. B. Nói rành mạch C. Nói mơ hồ . Câu 4 Em chọn cách nói nào sau đây để thể hiện phương châm lịch sự trong giao tiếp? A. Bài thơ của anh dở lắm. A1. Bài thơ của anh chưa được hay lắm. B. Anh mở cho tôi cái cửa. B1. Anh có thể mở giúp tôi cái cửa được không? Câu 5 :Hai câu hội thoại trong truyện "Lợn cưới áo mới " - Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? -Từ lúc tôi mặc cái áo mới này tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả! Đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng B Phương châm về chất. C. Phương châm lịch sự. Câu 6 .Điền Từ ngữ thích hợp vào các cách giải thích sau: a, Đường thành và hào nước bao quanh một địa điểm để phòng vệ là từ…………………………………………………………………………………………. b,Nơi vua chúa ở là từ……………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………….. c, Nơi chôn cất vua chúa ,vĩ nhân lúc chết là từ………………………………………. d, Người làm việc trong công sở ,trong cơ quan nói chung là từ…………………………. Phần II - Tự luận 1. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ đó. Ông Trời nổi lửa đằng đông Bà Sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay ! (Trần Đăng Khoa) 2.Viết một đoạn hội thoại ngắn trong đoạn có sử dụng một câu thành ngữ, một câu tục ngữ. Họ và tên:……………………… Lớp: 9 Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại Thời gian: 1 tiết Điểm Lời phê của cô giáo Đề bài A. Phần trắc nghiệm : Hãy chọn phương án trả lời em cho là đúng. Câu 1: Bài thơ “Đồng chí” được viết theo thể thơ nào ? A. Thất ngôn bát cú đường luật. B. Tự do. C. Lục bát. D. Tám chữ. Câu 2 : Chủ đề bài thơ “Đồng chí” là gì ? A. Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. B. Tình đoàn kết gắn bó giữa hai anh bộ đội cách mạng. C. Sự nghèo túng , vất vả của những người nông dân mặc áo lính. D. Vẻ đẹp của hình ảnh " đầu súng trăng treo " Câu 3: Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong hai câu thơ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa. A. So sánh. B. So sánh và ẩn dụ. C. Hoán dụ. D. Phóng đại và tượng trưng. Câu 4: Từ ngữ sáng tạo và biểu cảm nhất trong bài thơ Bếp lửa và ánh trăng là từ nào trong số các từ sau: Bếp lửa ánh trăng 1. Chờn vờn. 2. Nồng đợm. 3. Sống mũi còn cay. 4. Dai dẳng. 5. ấp iu 6. Hoài. 1.Tri kỉ 2. Hồn nhiên. 3. Tình nghĩa. 4. Rưng rưng. 5. Im phăng phắc. 6. Giật mình. Câu 5. Vì sao hình ảnh bếp lửa lại trở thành kì diệu,thiêng liêng đối với nhà thơ Bằng Việt ? A. Gắn với người bà cũng rất kì diệu thiêng liêng. B. Gắn với kí ức tuổi thơ kì diệu thiêng liêng. C. Gắn với những tháng năm gian khổ mà vui thời kháng chién chống Pháp. D. Tổng hợp cả 3 ý trên. Câu 6. Vì sao Nguyễn Duy lại giật mình khi nhìn vầng trăng im phăng phắc? A. Ân hận tự trách mình đã sớm quên quá khứ- những ngày gian nan mà hào hùng thời đánh Mĩ. B. Tự thấy mình bội bạc với những đồng đội đã hi sinh cho hòa bình hạnh phúc hôm nay. C. Lương tâm thức tỉnh, giày vò bản thân có đèn quên trăng, có mới nới cũ. D. Tổng hợp những ý trên. B. Phần tự luận: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Đoạn trích đã học).

File đính kèm:

  • docvan 9 de kem tra tiet 7475.doc
Giáo án liên quan