Kinh nghiệm chỉ đạo dạy học phân môn Tập đọc - Lớp 4

Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình giảng dạy môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Tập đọc trước hết giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng đọc (đọc đúng, đọc diễn cảm) một văn bản (bài thơ, bài văn hoặc đoạn thơ, đoạn văn trong sách giáo khoa), làm tiền đề khoa học cho công việc tìm hiểu bài. Xét về tính mục đích, dù trong khuôn khổ cấp học, đọc vẫn là hình thức tiếp cận và chiếm lĩnh tác phẩm. Đọc để giải mã các tín hiệu ngôn ngữ, để cảm, hiểu tác phẩm. Học tốt tập đọc không những giúp học sinh rèn kĩ năng đọc – nghe – nói – viết mà còn tạo điều kiện cho học sinh học tốt các môn khác. Qua thực tế công tác chỉ đạo ở cơ sở, phân môn Tập đọc mặc dù đã được định hình khá rõ về nội dung , phương pháp giảng dạy song khi lên lớp tiết Tập đọc không ít giáo viên còn lúng túng, chất lượng giảng dạy chưa cao, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập.

Là một người cán bộ quản lí phụ trách chuyên môn của nhà trường, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, trước các cơ quan quản lí giáo dục , trước nhân dân trong xã về chất lượng của học sinh. Tôi luôn tâm niệm việc chỉ đạo hoạt động dạy và học là quan trọng nhất vì chất lượng giảng dạy chính là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường, góp phần đưa chất lượng giáo dục ngày càng đi lên. Tôi thấy tầm quan trọng của phân môn Tập đọc lớp 4 - là lớp mở đầu cho giai đoạn 2 của bậc Tiểu học, nó không những giúp học sinh rèn luyện kĩ năng, học tập tốt các môn học khác mà còn tạo tiền đề cho các em học tập tốt môn Tiếng Việt ở lớp 5 cũng như bậc học trên. Vì thế tôi đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “ Chỉ đạo việc dạy và học phân môn Tập đọc ở lớp 4 ”.

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5372 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm chỉ đạo dạy học phân môn Tập đọc - Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục & đào tạo Xuân trường Trường tiểu học A Thọ nghiệp Kinh nghiệm chỉ đạo dạy học phân môn tập đọc - lớp 4 Họ và tên: Trần Minh Tú Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học A Thọ Nghiệp ************************ ******************************** Năm học: 2007 - 2008 Kinh nghiệm chỉ đạo dạy học phân môn tập đọc cho học sinh lớp 4 Tác giả: Trần Minh Tú Nơi công tác : Trường tiểu học A Thọ Nghiệp Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường tiểu học A Thọ Nghiệp A- nhận thức vấn đề Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình giảng dạy môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Tập đọc trước hết giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng đọc (đọc đúng, đọc diễn cảm) một văn bản (bài thơ, bài văn hoặc đoạn thơ, đoạn văn trong sách giáo khoa), làm tiền đề khoa học cho công việc tìm hiểu bài. Xét về tính mục đích, dù trong khuôn khổ cấp học, đọc vẫn là hình thức tiếp cận và chiếm lĩnh tác phẩm. Đọc để giải mã các tín hiệu ngôn ngữ, để cảm, hiểu tác phẩm. Học tốt tập đọc không những giúp học sinh rèn kĩ năng đọc – nghe – nói – viết mà còn tạo điều kiện cho học sinh học tốt các môn khác. Qua thực tế công tác chỉ đạo ở cơ sở, phân môn Tập đọc mặc dù đã được định hình khá rõ về nội dung , phương pháp giảng dạy song khi lên lớp tiết Tập đọc không ít giáo viên còn lúng túng, chất lượng giảng dạy chưa cao, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập. Là một người cán bộ quản lí phụ trách chuyên môn của nhà trường, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, trước các cơ quan quản lí giáo dục , trước nhân dân trong xã về chất lượng của học sinh. Tôi luôn tâm niệm việc chỉ đạo hoạt động dạy và học là quan trọng nhất vì chất lượng giảng dạy chính là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường, góp phần đưa chất lượng giáo dục ngày càng đi lên. Tôi thấy tầm quan trọng của phân môn Tập đọc lớp 4 - là lớp mở đầu cho giai đoạn 2 của bậc Tiểu học, nó không những giúp học sinh rèn luyện kĩ năng, học tập tốt các môn học khác mà còn tạo tiền đề cho các em học tập tốt môn Tiếng Việt ở lớp 5 cũng như bậc học trên. Vì thế tôi đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “ Chỉ đạo việc dạy và học phân môn Tập đọc ở lớp 4 ”. I. Thực trạng việc dạy- học phân môn Tập đọc ở trường tiểu học: Ngay từ đầu năm học, tôi đã điều tra tìm hiểu thực trạng việc dạy và học phân môn Tập đọc của giáo viên và học sinh ở trường mình như sau: Năm học 2007- 2008 trường tiểu học A Thọ Nghiệp có 12 lớp với 366 học sinh. Trong đó khối lớp 4 có 80 học sinh được chia làm 3 lớp. Thực hiện quyết định số 40 / 2001/ CT- TTg ngày 11 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông, nhà trường đã tập trung chỉ đạo, ưu tiên cơ sở vật chất cho khối lớp 4, chọn cử giáo viên có năng lực để dạy lớp 4. Cả 3 giáo viên dạy lớp 4 đều là đảng viên đồng thời đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 1 đồng chí có bằng Cao đẳng Sư phạm tiểu học, 1 đồng chí có bằng Đại học Sư phạm tiểu học và 1 đang theo học lớp Đại học Sư phạm tiểu học hệ từ xa để nâng cao trình độ. Tuy nhiên bên cạnh đó việc dạy và học phân môn Tập đọc ở lớp 4 còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế: - Cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn. - Trường chưa có giáo viên phụ trách thiết bị riêng nên giáo viên còn mất nhiều thời gian nghiên cứu, chuẩn bị đồ dùng trong khi quỹ thời gian của họ quá hạn hẹp. - Đối với học sinh, đây là năm học mở đầu giai đoạn 2 của bậc tiểu học, các kiến thức khó hơn, trừu tượng hơn nên học sinh khó tiếp thu kiến thức. - Học sinh nhìn chung ít học phân môn Tập đọc ở nhà. Nếu có thì học sinh cũng chưa biết cách đọc, chỉ đọc bài qua loa, chiếu lệ, chưa có sự chuẩn bị bài chu đáo. Đến lớp nhiều em chưa phát huy được vai trò của cá nhân trong quá trình luyện đọc, nhất là đọc thầm ( vì đọc thầm đòi hỏi tính tự giác là chủ yếu, trong lúc bạn đọc thành tiếng thì một số em chưa theo dõi ). Quá trình đọc thành tiếng của bạn là thời gian “ nghỉ ngơi ” của một số em khác. B. Các giải pháp: Nhằm khắc phục những hạn chế trên, để chỉ đạo tốt việc dạy học phân môn Tập đọc ở lớp 4, trường chúng tôi đã sử dụng những biện pháp sau: 1. Đổi mới nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh trong trường: - Để chỉ đạo tốt việc dạy và học Tập đọc, trước hết cần làm tốt công tác tuyên truyền, giúp cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh thấy rõ được tầm quan trọng trong việc dạy học phân môn Tập đọc nói chung và nội dung, chương trình phân môn Tập đọc ở lớp 4 nói riêng. -Trong các hội nghị phụ huynh học sinh đã tuyên truyền giúp phụ huynh học sinh nắm được nội dung chương trình phân môn Tập đọc để họ kết hợp cùng nhà trường đôn đốc, động viên nhắc nhở cho con em học tốt phân môn Tập đọc ở trường cũng như ở nhà. -Tổ chức cho giáo viên khối lớp 4 trong trường tham dự các lớp tập huấn, các buổi sinh hoạt chuyên môn và dự giờ các tiết hội giảng do Sở giáo dục, Phòng giáo dục tổ chức. - Trên cơ sở chỉ đạo của Sở giáo dục, Phòng giáo dục, trường tổ chức cho giáo viên lớp 4 tham gia các buổi hội thảo bàn bạc về việc dạy chương trình sách giáo khoa mới giúp họ nắm chắc nội dung chương trình, thấy rõ những điểm mới trong chương trìnhTập đọc 4, cho giáo viên có kinh nghiệm dạy mẫu để tổ cùng trao đổi học tập lẫn nhau. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần giáo viên dành nhiều thời gian để trao đổi về nội dung, mục tiêu của từng tiết học từ đó lựa chọn các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng bài và từng đối tượng học sinh. 2.Đổi mới môi trường giáo dục, môi trường lớp học -Tích cực tham mưu với địa phương để chăm lo về cơ sở vật chất: đóng thêm bàn 2 chỗ ngồi, ghế 1 chỗ ngồi cho các phòng học. Giúp học sinh dễ dàng thay đổi vị trí khi cần. được ngồi một mình trên 1 ghế các em cũng có ý thức hơn về bản thân, tính tự lập, tự chủ chiếm lĩnh tri thức cũng phát triển hơn. -Tổ chức cho giáo viên sử dụng các bức tường và không gian lớp học để tổ chức các hoạt động. Các hiện vật trưng bày quanh lớp học tạo thêm nguồn tri thức, tạo cơ hội cho các em khám phá tri thức mới cũng như phát triển năng lực tối đa. Các sản phẩm của các em được trưng bày cũng kích thích học sinh học tập, tăng lòng tự tin, tự hào về bản thân. Trang trí quanh lớp học làm lớp học trở nên gần gũi, ấm áp, gắn bó hơn với các em. 3. Đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục Trang thiết bị và đồ dùng dạy học Tập đọc rất cần thiết cho việc lĩnh hội kiến thức, rèn luyện, phát triển một số kĩ năng của học sinh. Do vậy, nhà trường đã thực hiện một số biện pháp nhằm giúp giáo viên sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học đó là: - Chỉ đạo cho tổ chuyên môn hội thảo về vấn đề này giúp giáo viên nắm chắc đặc điểm tác dụng, cách sử dụng từng loại thiết bị dạy học. Trong năm học tất cả giáo viên của lớp 4 đều có sổ đăng kí sử dụng đồ dùng dạy học cho từng tuần, từng tiết học cụ thể. - Từng tuần, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên bàn bạc bổ sung thêm: cần các đồ dùng nào trong tuần, cách sử dụng chúng ra sao cho hiệu quả nhất. - Để tiện cho giáo viên và học sinh dễ tìm thiết bị, số thiết bị được cấp nhà trường đã giao cho giáo viên chủ nhiệm các lớp quản lý ngay tại tủ riêng của lớp học. - Ban giám hiệu luôn động viên, khuyến khích, kiểm tra thường xuyên để giáo viên tích cực sử dụng đồ dùng dạy học. Tránh để các thiết bị để trong tủ kính trở thành lãng phí. - Ngoài những thiết bị được cấp, nhà trường phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học. Những thiết bị tự làm này sẽ bổ sung vào tính đa dạng phong phú, phù hợp với đặc điểm địa phương và tính kịp thời trong dạy học. - Chỉ đạo cho giáo viên cần lưu ý khi sử dụng phương pháp trực quan: + Coi trọng việc chuẩn bị đồ dùng dạy học và tính toán kĩ về cách sử dụng trên lớp. Khi chuẩn bị bài lên lớp, phải đồng thời chuẩn bị đồ dùng dạy học. Cần tính toán trước: lúc nào đưa cho học sinh quan sát, lúc nào cất đi, khi cất thì cất ở đâu để không phân tán chú ý của các em. Phải luyện tập trước khi thao tác, hướng dẫn có trọng tâm để học sinh quan sát được tốt, tránh để tình trạng để cho màu sắc rực rỡ của đồ dùng làm lu mờ mất các kiến thức kĩ năng cần truyền thụ. Đặc biệt phải tránh các trường hợp vì sơ xuất trong việc dùng phương pháp trực quan mà dẫn đến tình trạng phản mục đích bài giảng. + Cần kết hợp chặt chẽ với các phương pháp dạy học khác như: . Phương pháp đàm thoại, vấn đáp (vừa hướng dẫn trên đồ dùng trực quan, vừa đàm thoại giữa giáo viên và học sinh). . Phương pháp thực hành (giáo viên học sinh cùng làm việc trên đồ dùng trực quan, tránh tình trạng giáo viên làm một mình). . Phương pháp giảng giải( giáo viên vừa hướng dẫn học sinh làm hoặc quan sát vừa khéo léo giải thích rõ ràng cho học sinh hiểu). 4. Đổi mới các hình thức, phương pháp dạy học: Học sinh tiểu học có những đặc điểm tâm sinh lí rất khác biệt so với lứa tuổi khác. Các em rất hiếu động, ham hiểu biết và giàu trí tưởng tượng, tuy nhiên khả năng duy trì sự tập trung chú ý chưa cao. Trong quá trình dạy học, việc thực hiện phối kết hợp, nhịp nhàng giữa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sẽ tránh được sự đơn điệu và tẻ nhạt ở mỗi tiết học, mang lại sự tập trung chú ý cho các em để tiếp thu bài tốt hơn. Do đó ban giám hiệu luôn động viên khuyến khích và chỉ đạo giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học một cách hợp lí để giờ học không nhàm chán, đơn điệu. Giúp giáo viên nhận thức rõ trong dạy học Tập đọc có các hình thức dạy học cơ bản: dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm ( nhóm lớn hoặc nhóm nhỏ ), dạy học theo lớp thường được kết hợp với nhau: - Hình thức dạy học cá nhân được áp dụng chủ yếu khi học sinh cần đọc ở phần kiểm tra bài cũ, phần luyện đọc. - Hình thức dạy học theo nhóm được sử dụng chủ yếu khi cần tổ chức các hoạt động tìm hiểu bài ( ở những câu hỏi khó ) hay ở phần luyện đọc, thi đọc. - Hình thức dạy học theo lớp được sử dụng khi giáo viên cần giới thiệu một khái niệm mới (giải nghĩa từ..), hoặc chữa bài tập đọc hiểu (sau khi học sinh làm bài tập trên phiếu) hoặc tổ chức thảo luận chung. Một hình thức tổ chức dạy học góp phần rất đắc lực trong việc thay đổi không khí giờ học Tập đọc cho học sinh tiểu học đó là tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi học tập. Hình thức này có thể dùng để giới thiệu bài mới hay khởi động tiết học nhằm thu hút sự chú ý của học sinh, cũng có thể sử dụng trong phần luyện đọc để thay đổi không khí lớp học nhằm củng cố kĩ năng thực hành cho học sinh hoặc củng cố kiến thức cho học sinh tránh mệt mỏi căng thẳng sau một thời gian học tập. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả của của hình thức này còn phụ thuộc vào nội dung của trò chơi, thời gian sử dụng hay cách tổ chức cho học sinh tham gia…. Do đó giáo viên phải có sự đầu tư thời gian cho việc sưu tầm hoặc sáng tạo nội dung của trò chơi học tập. * Chỉ đạo cho giáo viên học tập nắm chắc nội dung dạy học và các biện pháp dạy học chủ yếu. 1. Tôi đã nghiên cứu nội dung chương trình của phân môn Tập đọc lớp 4 và ngay từ đầu năm học chỉ đạo cho giáo viên nắm chắc nội dung cần dạy là: a. Tiếp tục củng cố và nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh: Trên cơ sở kĩ năng đọc thành tiếng, đọc thầm đã được rèn luyện ở các lớp 1, 2, 3, phân môn Tập đọc lớp 4 tiết tục củng cố và nâng cao kĩ năng đọc một cách đầy đủ, toàn diện cho học sinh nhằm hoàn thiện yêu cầu cần đạt ghi trong chương trình dạy học do Bộ giáo dục & đào tạo ban hành: Đọc rành mạch, lưu loát bài văn ( khoảng 120 tiếng/ 1 phút ); đọc có biểu cảm bài văn, bài thơ ngắn; hiểu nội dung, ý nghĩa của bài đọc Yêu cầu dạy học về kĩ năng đọc nói trên được thông qua một hệ thống văn bản thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học đã tuyển chọn và đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt 4( hai tập ). Với 45 bài văn xuôi, 1 vở kịch ( trích ), 17 bài thơ được dùng để dạy Tập đọc, học sinh lớp 4 tiết tục được rèn luyện để có kĩ năng đọc trơn, đọc thầm với tốc độ nhanh hơn, nâng cao thêm một bước về kĩ năng đọc diễn cảm đã được luyện tập ở lớp 3 ( thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài ). Qua phần hướng dẫn sư phạm cuối mỗi bài Tập đọc ( gồm các nội dung giải nghĩa từ, câu hỏi và bài tập tìm hiểu bài ), phân môn Tập đọc lớp 4 còn tiếp tục giúp học sinh rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản ở mức cao hơn, cụ thể là: - Nhận biết đề tài hoặc chủ đề đơn giản của bài. - Nắm được dàn ý của bài; biết tóm tắt đoạn, bài. - Hiểu được ý nghĩa của bài. - Biết phát hiện và bước đầu biết nhận định về giá trị của một số nhân vật, hình ảnh trong các bài đọc có giá trị văn chương. - Làm quen với thao tác đọc lướt để nắm ý hoặc chọn ý. Cùng với các phân môn Kể chuyện, Tập làm văn, phân môn Tập đọc còn xây dựng cho học sinh thói quen tìm đọc sách ở thư viện, dùng sách công cụ ( từ điển, sổ tay ) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc. b. Mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học sinh. Nội dung các bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 4 ngoài việc phản ánh một số vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất của con người , còn đề cập đến các đề tài về trẻ em và quyền của trẻ em, bảo vệ môi trường, giáo dục dân số, giới tính, ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc… Thông qua ngôn ngữ văn học và những hình tượng giàu chất thẩm mĩ, nhân văn, các bài tập đọc có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm và trau dồi nhân cách cho học sinh. Hệ thống chủ điểm của các bài đọc trong SGK Tiếng Việt 4 vừa mang tính khái quát cao vừa có tính hình tượng (Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ, Có chí thì nên, Tiếng sáo diều, Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm, Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống) góp phần cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người trong nước và thế giới. Qua các bài Tập đọc, học sinh còn được cung cấp thêm về vốn từ ngữ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học ( như đề tài, cốt truyện, nhân vật…), từ đó nâng cao trình độ văn hoá nói chung và trình độ tiếng Việt nói riêng. 2. Các biện pháp dạy - học chủ yếu Từ những nội dung dạy học trên, tôi chỉ đạo cho giáo viên khối lớp 4 sử dụng một số biện pháp dạy học chủ yếu sau: a) Hướng dẫn đọc Để củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm và rèn kĩ năng đọc diễn cảm ở lớp 4, giáo viên cần sử dụng biện pháp hướng dẫn học sinh đọc ( đọc thành tiếng, đọc thầm ) theo những mục đích và yêu cầu luyện tập cụ thể trong giờ Tập đọc. a1. Đọc thành tiếng - Đọc thành tiếng để củng cố kĩ năng đọc đúng: Giáo viên nghe học sinh đọc để nắm được trình độ, từ đó nhận xét, gợi ý, hướng dẫn về cách phát âm, về ngắt nghỉ hơi hay tốc độ đọc sao cho thích hợp, giúp học sinh có khả năng đọc tốt hơn. - Đọc thành tiếng để luyện đọc hay ( hoặc diễn cảm ): Giáo viên căn cứ vào nội dung, phong cách văn bản để dẫn dắt, gợi mở học sinh tìm ra cách đọc, tập thể hiện bằng giọng đọc, từ đó bước đầu ý thức được cách đọc nhằm diễn tả nội dung một cách tốt nhất. + Đối với văn bản nghệ thuật: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc trong bài thơ, sự việc, tính cách nhân vật trong bài văn, vở kịch,…( bước đầu biết làm chủ được giọng đọc sao cho đúng về ngữ điệu, về tốc độ, cao độ, trường độ và âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung đọc ).Tuy nhiên, đọc diễn cảm còn phụ thuộc vào sự cảm nhận riêng của từng cá nhân, giáo viên cần khuyến khích cách đọc sáng tạo của học sinh, tránh áp đặt một cách đọc theo khuôn mẫu. + Đối với văn bản phi nghệ thuật: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo ( làm rõ những thông tin cơ bản, giúp người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản ); khắc phục những cách đọc thiên về hình thức hoặc “ diễn cảm ” tuỳ tiện của học sinh tiểu học. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh luyện đọc thành tiếng theo các hình thức: đọc cá nhân ( riêng lẻ hoặc nối tiếp từng đoạn ), đọc đồng thanh ( nhóm, tổ, lớp ) khi cần thiết ( Ví dụ: Khắc sâu ấn tượng về nhịp điệu đoạn văn, bài thơ; giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ đoạn, bài cần học thuộc lòng; thay đổi hoạt động, tạo không khí hào hứng cho lớp học, …), đọc theo vai ( phối hợp nhiều học sinh đọc cá nhân ). a2. Đọc thầm Đọc thầm với tốc độ nhanh và hiệu quả cao ( nắm bắt đúng và đủ thông tin cơ bản, cảm thụ tốt văn bản nghệ thuật ) là mục đích, yêu cầu cơ bản của hoạt động đọc nói chung. Giáo viên cần căn cứ vào nội dung rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu ở lớp 4 để hướng dẫn học sinh luyện tập các thao tác thích hợp trong giờ tập đọc - Đọc thầm để tìm hiểu bài theo yêu cầu đề ra ( trả lời câu hỏi hoặc thực hiện bài tập ngắn trong SGK ): Giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng rõ việc đọc – hiểu ( đọc đoạn văn hay khổ thơ nào, đọc để biết, hiểu, nhớ hay suy nghĩ và trao đổi về điều gì, …); từng bước hình thành cho học sinh thói quen tập trung chú ý khi đọc thầm để thu nhận thông tin, để “ nhập thân ” và cảm thụ văn bản nghệ thuật. - Đọc thầm ( lướt ) để nắm nội dung, tóm tắt ý hoặc chọn ý : Giáo viên cần từng bước đề ra nhiệm vụ theo yêu cầu từ dễ đến khó để học sinh làm quen dần với cách đọc thầm nhanh ( mở rộng trường nhìn, đọc lướt toàn câu, đoạn hoặc cả bài ), ví dụ: Đọc thầm thật nhanh để phát hiện từ ngữ nào được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn; đọc thầm 1, 2 lượt và cho biết bài thơ bộc lộ tình cảm gì của tác giả ( hoặc cho biết ý chính của từng đoạn trong bài văn )? Đọc lướt toàn bài để tìm ra những hành động thể hiện rõ tính cách của nhân vật… 4b) Hướng dẫn tìm hiểu bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài nhằm mục đích trau dồi kĩ năng đọc – hiểu, nắm bắt thông tin, góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học và tạo cơ sở cho học sinh luyện đọc diễn cảm. Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đạt hiệu quả tốt, ngay từ khi yêu cầu học sinh tiếp cận văn bản nhằm mục đích đọc đúng ( luyện đọc ), giáo viên cần giúp các em hiểu nghĩa của một số từ ngữ có tác dụng góp phần nâng cao kĩ năng đọc - hiểu( từ ngữ được chú giải trong SGK, từ ngữ phổ thông mà học sinh địa phương chưa quen, từ ngữ đóng vai trò quan trọng để hiểu nội dung bài đọc ). Dựa vào các câu hỏi, bài tập trong SGK ( được biên soạn theo tuỳ theo trình độ kiến thức và kỹ năng cần đạt đối với học sinh lớp 4), giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài theo một số yêu cầu sau: - Nêu rõ câu hỏi để định hướng cho học sinh đọc thầm (đoạn, bài) và trả lời đúng nội dung (có thể kết hợp cho một học sinh đọc thành tiếng, những học sinh khác đọc thầm sau đó trao đổi, thảo luận về vấn đề do giáo viên nêu ra). - Dùng nguyên văn câu hỏi, bài tập trong SGK hoặc có thể chia tách thành 1, 2 ý nhỏ để học sinh dễ thực hiện, hoặc bổ sung thêm câu hỏi phụ có tác dụng dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi hay thực hiện bài tập trong sách được dễ dàng( tuỳ theo trình độ học sinh trong lớp); tránh đặt thêm câu hỏi khai thác nội dung vượt quá yêu cầu bài học và không phù hợp với trình độ học sinh lớp 4. - Bằng nhiều hình thức tổ chức khác nhau (làm việc cá nhân hoặc theo cặp hoặc theo nhóm…), giáo viên tạo điều kiện cho học sinh luyện tập một cách tích cực: trả lời câu hỏi trao đổi ý kiến, thực hiện nhiệm vụ (yêu cầu) của bài tập, sau đó báo cáo kết quả để nhận xét. Trong quá trình tìm hiểu bài, giáo viên cũng cần rèn cho học sinh cách trả lời câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn gọn rõ, dùng từ đúng; sau khi học sinh nêu ý kiến, giáo viên sơ kết ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính và có thể ghi bảng (kết hợp cho học sinh ghi vào vở để rèn kỹ năng ghi chép ở lớp 4). c) Đọc mẫu: Trong giảng dạy tập đọc ở tiểu học, giáo viên thường sử dụng biện pháp đọc mẫu với những dụng ý khác nhau nhằm tác động đến quá trình luyện đọc và tìm hiểu bài của học sinh. Tuy nhiên ở lớp 4, biện pháp đọc mẫu của giáo viên cần được cân nhắc kỹ lưỡng nhằm thể hiện rõ mục đích dạy học đồng thời phát huy được nét riêng sáng tạo của học sinh về cách đọc cụ thể như sau: - Đọc từ, cụm từ: nhằm sửa phát âm sai (nếu có) điều chỉnh cách đọc cho đúng khi cần thiết, góp phần nâng cao ý thức viết đúng chính tả cho học sinh ( kết hợp đọc- nghe và nhìn chữ viết trên bảng ). - Đọc câu, đoạn nhằm hướng dẫn, gợi ý hoặc “tạo tình huống” để học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc đúng, đọc hay (đọc diễn cảm đối với văn bản nghệ thuật). - Đọc toàn bài: thường nhằm minh hoạ cách đọc hoàn chỉnh về một văn bản. Do vậy, giáo viên cần phát huy khả năng đọc cá nhân của học sinh lớp 4 (đọc từng đoạn nối tiếp hoặc đọc toàn bài ngay khi bắt đầu tiếp cận văn bản), chỉ nên đọc mẫu toàn bài sau khi học sinh đã luyện đọc đúng và rõ ràng, tạo hứng thú để học sinh tìm hiểu bài và luyện đọc diễn cảm( hoặc đọc toàn bài trước khi củng cố dặn dò kết thúc tiết học). * Chỉ đạo cho giáo viên khối 4 nhận biết và tránh được những lỗi thường mắc khi dạy Tập đọc . Qua thực tế dự giờ, thăm lớp tôi thấy nguyên nhân của một tiết dạy Tập đọc không thành công thường là do giáo viên có những sai lầm khi thiết kế và thực hiện giờ dạy. Từ đó tôi đã chỉ ra cho giáo viên thấy được những lỗi thường gặp khi dạy một tiết Tập đọc và biện pháp khắc phục hữu hiệu nhất. Cụ thể: - Lỗi đầu tiên thường thấy là giáo viên phân phối thời gian không hợp lí. Điều này tưởng đơn giản nhưng lại thấy phổ biến ở những bài dạy không thành công. Việc phân phối thời gian không hợp lí tất dẫn đến tình trạng có những phần dạy quá sâu ( hoặc dông dài ), không cần thiết, có phần lại hời hợt chưa đủ độ “ cần ” của bài giảng.Thường thấy nhất là hiện tượng học sinh không còn thời gian luyện đọc.Cho nên việc định hướng thời gian cho từng phần việc của tiết học trong kế hoạch lên lớp là cần thiết. Khi tiến hành bài giảng, giáo viên phải tuân thủ ( một cách tương đối ) “ thời gian biểu” của tiết học đó. - Một số giáo viên trong tiết Tập đọc lại quá sa vào giảng văn – Lúng túng trong xử lí phần tìm hiểu bài. Không ai phủ nhận chức năng bồi dưỡng văn học qua phân môn Tập đọc. Nhưng trong một tiết Tập đọc, nếu giáo viên quá sa vào “giảng văn” thì sẽ không còn thời gian cho học sinh luyện đọc – nhiệm vụ chính của phân môn. Hiện nay, trong giờ Tập đọc, để phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh, chúng ta chủ trương để các em tự tìm ra từ khó, câu khó, sau đó giáo viên dẫn dắt các em tìm hiểu từ , câu đó. Cách làm này đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt. Nếu không học sinh đưa ra hành loạt từ khó, câu khó sẽ tạo ra “ mớ bòng bong ” khó gỡ trong bài giảng. Do vậy, dù để học sinh tự do phát hiện, trong kế hoạch của mình giáo viên vẫn phải lựa chọn những từ trọng tâm là “ điểm nhấn ” của bài giảng. Giáo viên cần tập trung giải quyết một số từ hướng vào chủ đề phục vụ nội dung bài giảng. Các từ khác học sinh chỉ cần hiểu ở mức độ ban đầu và sẽ được giải quyết trong những bài khác, lớp khác ( có những khái niệm phải được hình thành suốt cả cấp học ). Tuy thế giáo cũng không được phép lờ đi những từ khó mà học sinh đã phát hiện bởi như vậy là triệt tiêu tính sáng tạo của học sinh. ở đây giáo viên có thể cho học sinh khác giải thích hoặc giáo viên giải nghĩa nhanh để đỡ mất thời gian. - Phần Luyện đọc nhiều giáo viên cho là dễ nhưng thực chất đây là phần khó nhất, là phần trọng tâm của bài giảng. ở phần này, giáo viên ít mắc lỗi về thao tác kĩ thuật, nhưng lại không biết dạy như thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Giải quyết vấn đề phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong luyện đọc, ngoài việc khuyến khích học sinh thể hiện giọng đọc riêng, giáo viên có thể tổ chức thi đọc một câu, một đoạn ngay trong tiết học ( Ví dụ: Đọc lời thoại của nhân vật, đọc đoạn thơ, câu thơ khó…). Lúc này, học sinh sẽ có những giọng đọc cao, thấp, ngắt nghỉ… khác nhau. Có thể học sinh tìm ra cách ngắt nghỉ khác dự kiến của giáo viên, ta vẫn nên tôn trọng ý kiến của các em ( không vội kết luận học sinh sai ). - Một lỗi khá phổ biến là ít chú ý đến đối tượng học sinh yếu. Trong giờ dạy, nhất là những giờ dạy có người dự, nhiều giáo viên cố tình “ bỏ quên ” đối tượng này, coi như không có các em trong “ đội quân đi tìm tri thức ” ở lớp mình. Nguyên do là các em đọc chậm, trả lời ngắc ngứ làm giảm “ tốc độ thi công ” của tiết dạy. Tuy vậy nhiều khi lỗi này là do người dự “ tập hư ” cho người dạy. Dự một giờ, thấy học sinh trả lời trôi chảy, bài giảng tiến triển thuận lợi, người dự thường khen “ được ”. Ngược lại trong tiết dạy, giáo viên chú ý tập đọc, tập trả lời cho học sinh yếu, người dự thường phê “ dạy buồn ”. Nắm rõ điều này, trong giờ Tập đọc tôi đã chỉ đạo giáo viên cho những học sinh yếu đọc một từ, một câu, một đoạn văn ngắn,… trả lời câu hỏi dễ để khuyến khích các em học tập. III. Kết quả đạt được 1. Qua quá trình chỉ đạo việc dạy phân môn Tập đọc ở lớp 4, chúng tôi rút ra cho mình bài học kinh nghiệm như sau: - Để cho việc dạy- học Tập đọc đạt hiệu quả, ở mỗi trường, các cán bộ quản lí và giáo viên cần quan tâm tới phong trào rèn đọc, có kế hoạch cụ thể, tỉ mỉ. Cần phân loại trình độ đọc của mỗi học sinh trong lớp, chú ý phát hiện những lỗi sai của học sinh kịp thời để uốn nắn sửa chữa cho các em. Dạy học sinh tập đọc (đặc biệt là dạy học sinh yếu về p

File đính kèm:

  • docKinh nghiem chi dao day phan mon Tap doc lop 4.doc