1) Câu Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng trích
trong bài thơ nào?
A. Con cò B. Nói với con C. Bếp lửa
D. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
2) Tác giả của câu thơ trên?
A. Huy Cận B.Phạm Tiến Duật
C. Nguyễn Khoa Điềm D.Y Phương
3) Từ mặt trời trong câu trên được dùng theo nghĩa:
A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển
4) Trong câu trên ý nghĩa nào thể hiện qua từ mặt trời?
A. Con và mẹ luôn gần gũi, gắn bó
B. Con là nguồn hạnh phúc ấm áp của mẹ
C. Con là tình yêu của mẹ
D. Con là chỗ dựa tin cậy của mẹ
8 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 841 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2008-2009 môn thi : Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo
HảI dương
Đề thi chính thức
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT
Năm học 2008-2009
Môn thi : ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Ngày 26 tháng 6 năm 2008 (buổi sáng)
Đề thi gồm: 01 trang
Phần I: Trắc nghiệm (2.5 điểm).
Viết vào tờ giấy thi phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (chỉ cần viết chữ A, B, C hoặc D).
1) Câu Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng trích
trong bài thơ nào?
A. Con cò B. Nói với con C. Bếp lửa
D. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
2) Tác giả của câu thơ trên?
A. Huy Cận B.Phạm Tiến Duật
C. Nguyễn Khoa Điềm D.Y Phương
3) Từ mặt trời trong câu trên được dùng theo nghĩa:
A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển
4) Trong câu trên ý nghĩa nào thể hiện qua từ mặt trời?
A. Con và mẹ luôn gần gũi, gắn bó
B. Con là nguồn hạnh phúc ấm áp của mẹ
C. Con là tình yêu của mẹ
D. Con là chỗ dựa tin cậy của mẹ
5) ý thơ Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
được nhắc đến mấy lần trong bài thơ Nói với con?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
6) Từ nhỏ bé ở câu thơ trên được dùng để nói về:
A. Chí khí, niềm tin B. Sự sáng tạo
C. Sự hiểu biết D. Tình đoàn kết
7) Người đồng mình trong hai câu thơ trên được hiểu là:
A. Người cùng làng
B. Người cùng xã
C. Người cùng nhà
D. Người sống cùng vùng đất, quê hương
8) Nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa:
A. Cô kỹ sư B. Bác lái xe
C. ông hoạ sĩ D. Anh thanh niên
9) Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa anh thanh niên muốn hoạ sĩ vẽ mình:
A.Đúng B.Sai
10) Nhân vật ông hoạ sĩ trong truyện Lặng lẽ Sa Pa tìm thấy cảm hứng sáng tạo nghệ thuật từ nhân vật nào?
A. Anh thanh niên B. Bác lái xe
C. Cô kỹ sư D. Cả A,B,C
Phần II: Tự luận (7.5 điểm)
Câu1: (1.5 điểm).
Xác định hai biện pháp tu từ chính trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng trong lao động! Tre, anh hùng trong chiến đấu!
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam, SGK Ngữ văn 6, tập 2, NXBGD-2006, trang 97 )
Câu 2: (6.0 điểm)
Mùa xuân thiên nhiên, đất nước và cảm xúc của Thanh Hải trong đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD-2006, trang 55, 56)
------------------------------Hết-----------------------------
Họ tên thí sinh: ...........Số báo danh..
Chữ kí của giám thị 1... ...........Chữ kí của giám thị 2...
Sở giáo dục và đào tạo
HảI dương
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT
Năm học 2008-2009
Môn thi : Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Đợt I ngày 26 tháng 6 năm 2008 (buổi sáng)
Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn
I. yêu cầu chung
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dung linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
II. yêu cầu cụ thể
Phần I: Trắc nghiệm
Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
D
C
B
B
A
A
D
D
B
A
Phần II: Tự luận
Câu 1:
- Hai biện pháp tu từ chính: Nhân hoá, điệp từ hoặc điệp ngữ ( 0.5 điểm)
- Tác dụng: làm cho đoạn văn có tính biểu tượng và giàu nhạc điệu, cảm xúc; qua đó thể hiện sinh động niềm tự hào về sức mạnh và truyền thống anh dũng của dân tộc. ( 1.0 điểm)
Câu 2:
A.Yêu cầu về kỹ năng:
- Có kỹ năng nghị luận về một đoạn thơ; thể hiện được sự cảm thụ tinh tế.
- Nêu được thiên nhiên, đất nước, cảm xúc qua từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu của đoạn thơ.
- Văn viết trong sáng, giàu cảm xúc.
B.Yêu cầu về kiến thức:
Làm nổi bật vẻ đẹp, sức sống mùa xuân thiên nhiên, đất nước và cảm xúc của tác giả. Đại thể trình bày các ý sau:
- Mùa xuân của thiên nhiên mang nét đặc trưng của Huế, cảnh vật thơ mộng, màu sắc tươi thắm. Hình ảnh, âm thanh của mùa xuân chọn lọc tinh tế.
- Mùa xuân của đất nước thể hiện qua hình ảnh con người trong lao động và chiến đấu. Con người đã đem đến sức sống cho mùa xuân.
- Cảm xúc: say sưa, trìu mến thể hiện niềm tin yêu cuộc đời, niềm tự hào, tin tưởng vào sức sống và tương lai của đất nước.
B. Tiêu chuẩn cho điểm:
+ Điểm 6: Bài làm đạt các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt thông thường.
+ Điểm 4: Bài làm cơ bản đạt các yêu cầu trên, nhất là yêu cầu về nội dung. Có thể còn vài sai sót nhưng ảnh hưởng không đáng kể. Văn viết trôi chảy, có thể mắc vài ba lỗi diễn đạt nhưng không làm sai ý người viết.
+ Điểm 3: Bài làm đạt khoảng nửa số ý. Diễn đạt chưa tốt nhưng đã làm rõ đuợc ý. Còn mắc một số lỗi diễn đạt nhưng không phải lỗi nặng.
+ Điểm 1: Bài làm chưa đạt yêu cầu trên. Nội dung quá sơ sài, diễn đạt yếu. Mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
+ Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp
Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào Tiêu chuẩn cho điểm để cho các điểm khác, có thể lẻ 0,25đ và không làm tròn số.
Sở giáo dục và đào tạo
HảI dương
Đề thi chính thức
kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT
Năm học 2008-2009
Môn thi : ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Ngày 28 tháng 6 năm 2008 (buổi sáng)
Đề thi gồm: 01 trang
Phần I : Trắc nghiệm (2.5 điểm)
Viết vào tờ giấy thi phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (chỉ cần viết chữ A, B, C hoặc D).
1) Cho biết tác giả của các câu thơ:
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
A. Nguyễn Khoa Điềm B .Bằng Việt
C. Chế Lan Viên D. Thanh Hải
2) Các câu thơ trên nằm trong bài thơ nào?
A.Con cò B.Nói với con C.Bếp lửa
D.Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
3) Dùng hình ảnh con cò, đoạn thơ trên ngợi ca điều gì?
A. Lời ru B. Cuộc đời
C.Tình mẹ D. Cả A và C
4) Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
A. ẩn dụ, hoán dụ B. Hoán dụ, nhân hoá
C. Nhân hoá, so sánh D. ẩn dụ, so sánh
5) Biện pháp tu từ xác định được ở trên thể hiện ý nghĩa nào?
A. Sự bao la của biển
B. Sự giàu có của biển
C. Sự yên bình của biển
D. Biển gần gũi và là nguồn sống dồi dào
6) Truyện ngắn Chiếc lược ngà xây dựng hình tượng:
A. Người nông dân trước cách mạng
B. Người lính trong chiến tranh
C. Người nghệ sĩ say mê sáng tạo nghệ thuật
D. Người trí thức yêu khoa học
7) Trong Chiếc lược ngà, bé Thu không nhận ba mình vì vết thẹo trên má:
A. Đúng B. Sai
8) Nguyện ước cuối cùng của người cha trong Chiếc lược ngà là gì?
A. Gặp lại con
B. Nhận được tin của con
C. Gửi cho con chiếc lược ngà
D. Được con nhận ra mình
9) Nguyện ước đó đã được thực hiện trước khi người cha hy sinh.
A. Đúng B. Sai
10) Câu kết của bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là :
A .Mai sau con lớn làm người Tự do
B .Mai sau con lớn vung chày lún sân
C. Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi
D. Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn
Phần II: Tự luận (7.5 điểm)
Câu1: (1.5 điểm).
Chép lại (theo trí nhớ) 3 câu cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và phân tích hình ảnh Đầu súng trăng treo.
Câu 2: (6.0 điểm)
Vẻ đẹp của biển cả và niềm vui của người lao động trong đoạn thơ sau:
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD- 2006, trang 140)
------------------------------Hết-----------------------------
Họ tên thí sinh: .....................Số báo danh.
Chữ kí của giám thị 1..................... Chữ kí của giám thị 2...
Sở giáo dục và đào tạo
HảI dương
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT
Năm học 2008-2009
Môn thi : Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Đợt II ngày 28 tháng 6 năm 2008 (buổi sáng)
Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn
I. yêu cầu chung
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dung linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
II. yêu cầu cụ thể
Phần I:Trắc nghiệm
Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
A
D
C
D
B
A
C
B
A
Phần II: Tự luận
Câu 1:
- Chép chính xác đoạn thơ: (0.5 điểm).
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
- Nêu được ý sau:
Hình ảnh Đầu súng trăng treo được xây dựng trên cơ sở hiện thực đồng thời là sự sáng tạo của nhà thơ; là hình ảnh đẹp về lòng yêu nước, ý chí chiến đấu và niềm lạc quan của người lính, ở đó hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn, trữ tình và chất thép. (1.0)
Câu 2:
A.Yêu cầu về kỹ năng:
- Có kỹ năng nghị luận về một đoạn thơ; thể hiện được sự cảm thụ tinh tế.
- Nêu được vẻ đẹp của biển và niềm vui của người lao động qua từ ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ.
- Văn viết trong sáng, có cảm xúc.
B.Yêu cầu về kiến thức:
Vẻ đẹp của biển và niềm vui của người lao động-yếu tố tạo nên cảm xúc lãng mạn của đoạn thơ. Đại thể trình bày các ý sau:
- Cảnh biển vào lúc bình minh bao la kỳ vĩ, rực rõ sắc màu: vẩy bạc, đuôi vàng, nắng hồng; mọi vật đều rạng ngời, toả sáng. Lưu ý các từ ngữ diễn tả sự vận động và sức sống mới đang bừng lên: loé rạng đông, nhô màu mới
- Không khí lao động khẩn trương, hăng say. Các từ kéo, xếp, đón, chạy tạo nên một sự vận động mạnh mẽ, hào hùng.
- Con người cất cao tiếng hát, niềm vui tràn ngập tâm hồn. Trước thiên nhiên con người không nhỏ bé mà gần gũi hoà hợp, tự tin làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời.
C. Tiêu chuẩn cho điểm:
+ Điểm 6: Bài làm đạt các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt thông thường.
+ Điểm 4: Bài làm cơ bản đạt các yêu cầu trên, nhất là yêu cầu về nội dung. Có thể còn vài sai sót nhưng ảnh hưởng không đáng kể. Văn viết trôi chảy, có thể mắc vài ba lỗi diễn đạt nhưng không làm sai ý người viết.
+ Điểm 3: Bài làm đạt khoảng nửa số ý. Diễn đạt chưa tốt nhưng đã làm rõ đuợc ý. Còn mắc một số lỗi diễn đạt nhưng không phải lỗi nặng.
+ Điểm 1: Bài làm chưa đạt yêu cầu trên. Nội dung quá sơ sài, diễn đạt yếu. Mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
+ Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp
Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào Tiêu chuẩn cho điểm để cho các điểm khác, có thể lẻ 0,25đ và không làm tròn số.
-Hình ảnh đất nước tươi sáng lãng mạn trong niềm tự hào, tin tưởng của nhà thơ.
1. Viết hai dòng thơ tiếp sau các dòng thơ dưới đây:
Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
6.Kết hợp lưng núi thuộc loại tu từ:
A.So sánh B. Nói quá C. Hoán dụ D. ẩn dụ
10.Sắp xếp lại các câu dưới đây theo trật tự trước sau trong bài:
a. Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
Mai sau con lớn làm người Tự do
b. Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân
c. Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi
4.Hình ảnh con cò trong đoạn thơ thuộc loại tu từ:
A.So sánh B. ẩn dụ C. Hoán dụ D.Nói giảm
Điều gì được nhân vật trữ tình của bài thơ Nói với con ý thức là không nhỏ bé?
A. Chí khí, niềm tin B. Sự hiểu biết
C.Tinh thần đoàn kết D. Sự sáng tạo
-Sức sống của mùa xuân đất nước trong hình ảnh những con người lao động và chiến đấu. Hình ảnh đó thôi thúc nhiệt tình dâng hiến cho đất nước của mỗi người. Chính
2.Nét đẹp cảm xúc trong đoạn thơ sau:
File đính kèm:
- DE THI VAO LOP 10 CO DAP AN NAM 2009.doc