Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 PTTH năm học 2011 – 2012 môn thi: Ngữ Văn

Phần I (6 điểm)

Đọc đoạn thơ sau:

 ”Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc”

 

docx12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 PTTH năm học 2011 – 2012 môn thi: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘi KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 PTTH Năm học 2011 – 2012 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút Phần I (6 điểm) Đọc đoạn thơ sau: …”Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc” … (Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010) 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả của tác phẩm ấy. “Người đồng mình” được nhà thơ nói tới là những ai? 2. Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên. Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào? 3. Dựa vào phần đã trích dẫn, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp, làm rõ những đức tính cao đẹp của “ người đồng mình” và lời nhắc nhở của cha đối với con, trong đó sử dụng câu ghép và ghép lặp (gạch dưới câu ghép và những từ ngữ dùng làm phép lặp). Phần II (4 điểm) Dưới đây là một đoạn trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ): …”Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rằng: - Kẻ bạc mệnh này duyện phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngày chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”… (Theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2010) 1. Trong tác phẩm, lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại? Vì sao? 2. Lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó nhân vật muốn khẳng định những phẩm chất gì? Ghi lại ngắn gọn (khoảng 6 câu) suy nghĩ của em về những phẩm chất ấy của nhân vật 3. Làm nên sức hấp dẫn của truyện truyền kỳ là những yếu tố kỳ ảo. Nêu 2 chi tiết kỳ ảo của Chuyện người con gái Nam Xương. -------------------------Hết------------------------ KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔTHôNG Thành Phố Hồ Chí Minh Môn thi : VĂN Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀCHÍNH THỨC Câu 1: (1 điểm) Trong truyện ngắnLàng, Kim Lân đã xây dựng một tình huống truyện làm bộc lộsâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào? Câu 2: (1 điểm) Kim vàng ai nỡuốn câu, Người khôn ai nỡnói nhau nặng lời. Câu ca dao trên khuyên chúng ta điều gì? Điều đó liên quan đến phương châm hội thoại nào? Câu 3: (3 điểm) Mẹsẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thếgiới này là của con,…” (Theo Lí Lan, Cổng trường mởra) Từviệc người mẹkhông “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” đểcon tự đi, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn vềtính tựlập. Câu 4: (5 điểm) Cảm nhận vềcảnh mùa xuân trong bốn câu thơ đầu và sáu câu thơcuối của đoạn trích Cảnh ngày xuân: Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏnon xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. […] Tà tà bóng ngà vềtây, Chịem thơthẩn dan tay ra về Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bềthanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏcuối ghềnh bắc ngang. KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Môn thi : VĂN Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: (1 điểm) Tìm lời dẫn trong khổ thơ sau và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp. Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài: “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay”. (Vũ Đình Liên, Ông đồ) Câu 2: (2 điểm) Giáo dục tức là giải phóng(1). Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí(2). Những người nắm giữchìa khóa của cánh cửa này –các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ- gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thếgiới mà chúng ta đểlại cho các thếhệmai sau sẽtùy thuộc vào những trẻem mà chúng ta đểlại cho thếgiới ấy (3). (Phê-đê-ri -cô May-o, Giáo dục –chìa khóa của tương lai, Ngữ văn lớp 9, Tập 2) a/ Chỉra từ ngữ thực hiện phép liên kết giữa câu 1 và câu 2 của đoạn văn trên. Cho biết đó là phép liên kết gì? b/ Chỉ ra các từ ngữlà thành phần biệt l ập trong đoạn văn trên. Cho biết tên gọi của thành phần biệt l ập đó. Câu 3: (2 điểm) Khi giao tiếp, cần tế nhịvà tôn trọng người khác. Hãy viết m ột đoạn văn hoặc một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em vềvấn đềtrên. Câu 4: (5 điểm) Cảm nhận của em về tình cha con trong đoạn trích sau: Đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao. - Thôi ! Ba đi nghe con ! – Anh Sáu khe khẽ nói. Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba…a…a… ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc: - Ba! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con ! Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, Tập 1) BÀI GIẢI GỢI Ý Câu 1: Lời dẫn trong khổ thơ được thể hiện ở 2 câu thơ sau: “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay” Đó là lời dẫn trực tiếp. Vềhình thức nó được thểhiện ở chỗlời dẫn nằm sau dấu hai chấm và ở giữa hai dấu ngoặt kép. Câu 2: a/ Từ ngữ thực hiện phép liên kết giữa câu 1 và câu 2 của đoạn văn trên được thế hiện ở từ “nó” (chủ ngữ của câu 2). Đó là phép thế. b/ Thành phần biệt lập trong đoạn văn trên : các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ. Tên gọi của thành phần biệt lập đó là thành phần phụ chú. Câu 3: Học sinh cần lưu ý đáp ứng đúng yêu cầu của câu hỏi về việc viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng). Sau đây là một số gợi ý về nội dung: Mởbài: Giới thiệu vấn đề Sống là thường xuyên giao tiếp với người khác. Có những cách giao tiếp đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác. Có những cách giao tiếp mang lại sự đau khổvà lòng thù hận. Đểcó một kết quảtốt đẹp khi giao tiếp, cần phải biết tế nhị và tôn trọng người khác. Thân bài: + Giải thích: _ Tế nhị : tỏra khéo léo, nhã nhặn trong quan hệ đối xử, biết nghĩ đến những điểm nhỏ thường dễbị bỏqua. _ Tôn trọng: tỏ thái độ đánh giá cao và cho là không được vi phạm hay xúc phạm đến. + Phân tích: _ Tế nhị và tôn trọng người khác là những phẩm chất cực kì quan trọng trong giao tiếp. _ Biết tế nhị và tôn trọng người khác trong giao ti ếp sẽdẫn đến sựhài hòa, vui vẻvà những kết quảtốt đẹp. _ Đểbiết tếnhịvà biết tôn trọng người khác đòi hỏi phải có sựtừng trải, sâu sắc, tinh tế và được giáo dục kĩ. Phải biết tôn trọng người khác thì mới được người khác tôn trọng lại. Phải biết tế nhị với người khác thì mới mong nhận lại được sựtế nhị . _ Dẫn chứng: đôi khi vì một lời nói thi ếu tế nhịhay một thái độthiếu tôn trọng đối với người khác mà chúng ta phải ray rứt suốt đời. + Phê phán: _ Những người tự cao, l ỗ mãng, hời hợt, không biết tôn trọng người khác thường dẫn đến những bi kịch đau đớn trong cuộc sống, làm điều gì cũng thất bại. _ Có đôi lúc đòi hỏi chúng ta phải can đảm, “thiếu tế nhị” đểnói thẳng sự thật dù đó là sự thật xúc phạm và làm đau lòng người khác. Xin trân thành cảm ơn www.tradiemthi.net đã giúp chúng tôi tổng hợp các đáp án đềthi này Dap an de thi.zzz.vn + Liên hệbản thân: Phải biết tự nhắc nhởmình hàng ngày vềviệc giao tiếp tếnhị và biết tôn trọng người khác. Văn hóa giao tiếp là một vấn đềquan trọng, cần được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổthông. Kết bài: Giao tiếp tếnhịvà biết tôn trọng người khác là chìa khóa đểmang lại thành công và hạnh phúc. Đó là một trong những phẩm chất cần thiết của con người để tạo nên một xã hội có văn hóa, tốt đẹp và văn minh. Câu 4: Đây là câu nghị luận văn học. Nó đòi hỏi học sinh trình bày cảm nhận của mình về tình cha con trong một đoạn trích (trích từ tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng). Bài viết cần có bố cục đầy đủ 3 phần. Về nội dung, học sinh có thể có những cách trình bày và sắp xếp riêng. Sau đây là một số gợi ý: - Giới thiệu vài nét về Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà. - Giới thiệu hình ảnh anh Sáu và bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà ở Sách Ngữ văn 9, tập 1: hai nhân vật thể hiện tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh trớ trêu, éo le. - Giới thiệu đoạn trích trong đề bài : thuộc khoảng giữa của đoạn trích trong sách giáo khoa. Nó nằm trong phần thuật lại sự việc lúc anh Sáu chuẩn bị trở về đơn vị. Đó cũng là lúc tình cha con của anh Sáu và bé Thu bộc lộ một cách rõ ràng, mãnh liệt và cảm động. - Phân tích trình bày cảm nhận: + Tình cảm cha con giữa anh Sáu và bé Thu diễn ra và biểu hiện tro ng hoàn cảnh thật trớ trêu, éo le: * Học sinh nhắc lại những cảm xúc ngỡ ngàng, cam chịu của anh Sáu trong 3 ngày về phép khi bé Thu không chịu nhận anh là cha và không chịu nhận sự yêu thương, chăm sóc của anh đối với nó khiến anh có lúc đã không kiềm chế được bản thân… * Do đó lúc chia tay, cả anh Sáu và bé Thu đều có cử chỉ, tâm trạng thật đặc biệt : anh Sáu thì đưa mắt nhìn con, còn bé Thu thì đứng trong góc nhà; anh muốn ôm con, hôn con nhưng lại sợ nó giẫy lên rồi bỏ chạy; anh chỉ đứng nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu, còn bé Thu thì đứng trong góc nhà với đôi mắt mênh mông, tâm trạng xôn xao, bồn chồn. + Tình cảm cha con mãnh liệt của anh Sáu và bé Thu: nó được biểu hiện trong hành động và ngôn ngữ của nhân vật, nhất là của bé Thu: * Bé Thu: kêu thét lên một tiếng “Ba…a…a…ba” như một tiếng xé, xé cả ruột gan mọi người, một tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng; nó vừa kêu vừa chạy tới, chạy thót lên, dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, tóc nó như dựng đứng lên, nó nói trong tiếng khóc, hôn ba nó cùng khắp: hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa. * Anh Sáu : bế nó lên. Học sinh cần khai thác giá trị biểu cảm của những chi tiết nói trên để làm rõ tình cảm cha con sâu nặng của anh Sáu và bé Thu. Xin trân thành cảm ơn www.tradiemthi.net đã giúp chúng tôi tổng hợp các đáp án đềthi này Dap an de thi.zzz.vn + Tình cảm cha con ấy đã gây nên một cảm xúc mãnh liệt đối với những người chứng kiến: tiếng kêu của bé Thu không chỉ xé sự im lặng mà còn xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. + Tình cảm cha con của anh Sáu và bé Thu được nhà văn Nguyễn Quang Sáng thể hiện trong một đoạn văn có những chi tiết chọn lọc, lời văn trữ tình, giàu cảm xúc đã tô đậm lên tình cảm cha con cao quý của anh Sáu và bé Thu, góp phần biểu hiện một nét tâm hồn cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng Việt Nam. - Tổng kết, đánh giá chung: một đoạn văn tự sự, có tính chất trữ tình, với những chi tiết đặc sắc đã thể hiện được tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh trớ trêu, đầy kịch tính của người dân Việt Nam thời chiến và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc và đầy ám ảnh đối với người đọc hôm nay. Đề I Câu 1 (1 điểm): Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái và Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du là những tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Hãy giải thích nhan đề hai tác phẩm trên. Câu 2 (1 điểm): Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào: a. Ông nói gà, bà nói vịt b. Nói như đấm vào tai Câu 3 (3 điểm): Viết văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) về chủ đề quê hương. Câu 4 (5 điểm): Phẩm chất và số phận người phụ nữ thời phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Đề II Phần I, 4 điểm Cho đoạn văn sau: “Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc 1 giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ đổ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…” (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, sách Ngữ văn lớp 9, tập 1) 1. Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào? Được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những hoàn cảnh đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật có gì đặc biệt? 2. Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy cho biết: trong hoàn cảnh ấy, điều gì đã giúp nhân vật trên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ. 3. Chỉ ra một câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên Phần II: 6 điểm Hình ảnh mùa xuân được khắc họa thật đẹp trong đoạn thơ sau: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ôi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng” 1. Đoạn thơ trên thuộc bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời tác phẩm ấy? 2. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn dài khoảng 10-12 câu theo cách lập luận Tổng hợp- phân tích- tổng hợp, trong đó có chứa phép nối và câu có thành phần tình thái với chủ đề: vẻ đẹp mùa xuân trong thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy. 3. Cũng bài thơ trên có câu: Mùa xuân người cầm súng Lộc dắt đầy trên lưng Trong câu thơ trên, từ lộc được hiểu như thế nào? Theo em, vì sao hình ảnh người cầm súng lại được tác giả miêu tả “Lộc dắt đầy trên lưng”? Đề III Câu 1 (1 điểm): Chép lại nguyên văn khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận). Câu 2 (1 điểm): Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau: a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Kim Lân, Làng) b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) Câu 3 (3 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận (từ 10 đến 12 câu) nêu suy nghĩ của em về đạo lý Uống nước nhớ nguồn. Câu 4 (5 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ: …Từ hồi về thành phố quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình (Nguyễn Duy, Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9 tập 1 tr.156 NXBGD - 2005)

File đính kèm:

  • docxde-thi-van-vao-lop-10.docx