Như chúng ta đã biết, môn tiếng việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực để trau rồi ngôn ngữ cho học học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện với 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Trong đó đọc là hoạt động đầu tiên của người học.
Đối với học sinh tiểu học, nhờ biết đọc các em có điều kiện học các môn khác trong chương trình. Mỗi bài tập đọc là một bức tranh nhỏ về hiện thực cuộc sống, con người, thời đại Các em càng đọc, càng thêm hiểu biết về con người, về đất nước ta trong qúa khứ, hiện tại và nhiều nước trên thế giới, càng thêm tin yêu ở con người và cuộc sống tương lai. Từ đó hướng các em tới cái đẹp, biết rung cảm trước vẻ đẹp của ngôn ngữ, của hình thượng nghệ thuật đẹp, hành vi đẹp của các nhân vật. Từ sự rung động nội tâm, bài tập đọc đã mang đến cho các em những tình cảm đạo đức cao cả: tình yêu đối với cuộc sống và con người, tình yêu gia đình, bạn bè, yêu quê hương đất nước
Trong thực tế dạy học nói chung và dạy tập đọc nói riêng hiện nay tuy được triển khai dưới nhiều hình thức và phương pháp dạy học khác nhau, nhưng phổ biến vẫn còn đơn điệu. Phần lớn các bước lên lớp của giáo viên vẫn còn “thiên” theo sách hướng dẫn mà chưa có sự lựa chọn, tìm tòi, sáng tạo để đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy đẫn đến chất lượng dạy học nói chung cũng như giờ chất lượng giờ tập đọc chưa đạt được kết quả như mong muốn . Phương pháp dạy học, dạy tập đọc theo quan điểm giao tiếp đã được đề ra song chưa được vận dụng tốt. Câu hỏi đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học, phải tìm ra được “biện pháp” để giúp học sinh, thực hành kỹ năng đọc, nghe, và nói, phù hợp với đặc trưng của phân môn tập đọc và định hướng giao tiếp. Sau đây tôi xin trình bày bài viết với nhan đề:
“Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy họcTập đọc ở tiểu học theo định hướng giao tiếp”
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tập đọc ở tiểu học theo định hướng giao tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- Đặt vấn đề
N
hư chúng ta đã biết, môn tiếng việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực để trau rồi ngôn ngữ cho học học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện với 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Trong đó đọc là hoạt động đầu tiên của người học.
Đối với học sinh tiểu học, nhờ biết đọc các em có điều kiện học các môn khác trong chương trình. Mỗi bài tập đọc là một bức tranh nhỏ về hiện thực cuộc sống, con người, thời đại… Các em càng đọc, càng thêm hiểu biết về con người, về đất nước ta trong qúa khứ, hiện tại và nhiều nước trên thế giới, càng thêm tin yêu ở con người và cuộc sống tương lai. Từ đó hướng các em tới cái đẹp, biết rung cảm trước vẻ đẹp của ngôn ngữ, của hình thượng nghệ thuật đẹp, hành vi đẹp của các nhân vật. Từ sự rung động nội tâm, bài tập đọc đã mang đến cho các em những tình cảm đạo đức cao cả: tình yêu đối với cuộc sống và con người, tình yêu gia đình, bạn bè, yêu quê hương đất nước…
Trong thực tế dạy học nói chung và dạy tập đọc nói riêng hiện nay tuy được triển khai dưới nhiều hình thức và phương pháp dạy học khác nhau, nhưng phổ biến vẫn còn đơn điệu. Phần lớn các bước lên lớp của giáo viên vẫn còn “thiên” theo sách hướng dẫn mà chưa có sự lựa chọn, tìm tòi, sáng tạo để đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy đẫn đến chất lượng dạy học nói chung cũng như giờ chất lượng giờ tập đọc chưa đạt được kết quả như mong muốn . Phương pháp dạy học, dạy tập đọc theo quan điểm giao tiếp đã được đề ra song chưa được vận dụng tốt. Câu hỏi đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học, phải tìm ra được “biện pháp” để giúp học sinh, thực hành kỹ năng đọc, nghe, và nói, phù hợp với đặc trưng của phân môn tập đọc và định hướng giao tiếp. Sau đây tôi xin trình bày bài viết với nhan đề:
“Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy họcTập đọc ở tiểu học theo định hướng giao tiếp”
b-Nội dung
Phần I: Những vấn đề lí luận về phương pháp dạy học tập đọc theo định hướng giao tiếp và thực tiễn dạy tập đọc ở trường tiểu học
Để thực hiện mục tiêu của chương trình tiểu học mới, môn tiếng Việt lấy nghuyên tắc giao tiếp làm định hướng co bản. Đây là điểm mới của chương trình và cũng là một khó khăn đối với giáo viên tiểu học. Trong thực tế giảng dạy phân môn tập đọc, người dạy thường mới dùng các câu hỏi để giúp học sinh tìm hiểu và đọc diễn cảm bài đọc. Vì thế giờ tập đọc chủ yếu chỉ để rèn kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm. Trong chương trình tiếng Việt mới, phân môn tập đọc có nhiệm vụ rõ ràng hơn, đó là rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc, nghe và nói. Sự thành thạo các kỹ năng này giúp học sinh đạt kết quả cao trong giao tiếp.
Tư tưởng “giao tiếp” đã quyết định việc xác lập các mục tiêu dạy học, lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học, chi phối đến tận từng bài tập, từng câu hỏi đặt ra cho học sinh trong giờ tập đọc. Chi phối cả công việc kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học. Có thể xem thực hành giao tiếp là căn cứ chủ yếu để đánh giá hiệu quả giờ tập đọc ở tiểu học.
Phần II - Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tập đọc theo định hướng giao tiếp
1-Sử dụng hệ thống câu hỏi giúp học sinh đọc hiểu.
Dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp, bên cạnh rèn kỹ năng dọc đúng, đọc diễn cảm, giáo viên cần rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh. Đọc hiểu là một quá trình tích cực trong đó người đọc phải hiểu được văn bản đọc. Để hình thành kỹ năng đọc hiểu cho học sinh, giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi hướng vào việc thực hiện các yêu cầu sau:
1a- Phát hiện ra điều hấp đẫn, lý thú trong bài đọc.
Ví dụ1: Trong bài “Đàn gà mới nở”- Tiếng Việt 1. Có thể sử dụng những câu hỏi sau :
+ Đọc và tìm những hình ảnh đẹp, đáng yêu của đàn gà con ? (Lông vàng mát dịu, mắt đen sáng ngời, như hòn tơ nhỏ...)
+ Đọc và tìm câu thơ cho em thấy nhà thơ rất yêu đàn gà mới nở ?
(ơi chú gà ơi! Ta yêu chú lắm! )
Ví dụ 2: trong bài “ Việt Nam” Tiếng Việt 5. Có thể sử dụng những câu sau:
+ Đọc và tìm những hình ảnh, màu sắc tả cảnh đẹp của đất nước ta.
(Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây
Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang
Sum sê xoài biếc, cam vàng
Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi. )
+ Đọc và tìm câu thơ nói lên tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước Việt nam.
(ơi Việt Nam , Việt Nam ơi !
Việt Nam ! Ta gọi tên Người thiết tha! )
1b- Thu nhận thông tin cụ thể từ bài học.
Loại câu hỏi này thường dùng cho các văn bản nhật dụng, đưa vào dạy đọc trong chương trình.
Ví dụ: Bài “ Thời khoá biểu”- Tiếng Việt 2. Có thể yêu cầu học sinh:
+ Đọc và ghi lại số tiết học chính, số tiết học bổ sung và số tiết học tự chọn:
(Tiết học chính: 23 tiết, tiết học bổ sung: 9 tiết, tiết học tự chọn :3 tiết)
+ Em cần thời khoá biểu để làm gì ?
(Để biết lịch đi học, chuẩn bị bài ở nhà, mang sách vở và đồ dùng học tập cho đúng)
1c- Chuẩn bị thảo luận trên lớp
Ví dụ 1: Bài “ Bài học quý”- Tiếng Việt 5 – Có thể hỏi :
+ Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao ?
( Em thích nhân vật Sẻ. Vì Sẻ là người bạn tốt, sống hết mình vì bạn. )
Ví dụ 2: Bài “Tôm càng và con cá” – Tiếng việt 2 có thể hỏi:
+ Em thấy tôm càng có gì đáng khen?
(Tôm càng thông minh nhanh nhẹn, dũng cảm, yêu quý bạn, là người đáng tin cậy).
Khi sử dụng hệ thống câu hỏi giúp học sinh đọc hiểu cần chú ý mức độ của câu hỏi phụ thuộc vào yêu cầu kỹ năng đọc hiểu đối với từng lớp trong mỗi giai đoạn ở bậc tiểu học.
2 – Sử dụng bài tập tình huống để rèn kỹ năng giao tiếp.
Thực hành kỹ năng giao tiếp được đưa vào trong các tình huống cụ thể, phù hợp với đặc trưng của phân môn tập đọc. Có thể sử dụng các loại bài tập tình huống sau:
2a – Bài tập tình huống phát hiện:
Dùng để tìm ra cách đọc của bài, tìm các từ ngữ, chi tiết quan trọng:
Ví dụ1: Tìm và đọc khổ thơ nói về vẻ đẹp huy hoàng của biển các câu thơ:
- Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
- Sóng đã cài then đêm sập cửa.
- Mặt trời đội biển nhô màu mới.
- Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
(Đoàn thuyền đánh cá-Tiếng việt 4)
Ví dụ 2: Tìm và đọc cây thơ nói lên sự diệu kỳ từ đôi bàn tay cô giáo ?
Câu thơ: Biết bao điều lạ
Từ bàn tay cô !
(Bàn tay cô giáo – Tiếng việt 3)
2b – Bài tập tình huống lựa chọn:
Là loại baì tập đặt học sinh trước một nhiệm vụ nhận thức nhiều phương án giải quyết, các em phải tìm ra được phương án giải quyết đúng nhất.
Ví dụ 1: Khi sẻ bị mèo chộp được. Sẻ đã nói gì với mèo ? Ghi dấu x vào ô trống mà em cho là đúng.
Ê Hãy thả tôi ra
Ê Sao anh không rửa mặt ?
Ê Đừng ăn thịt tôi !
(Mưu chú sẻ – Tiếng việt 3)
Ví dụ 2: Cảnh hai bên bờ sông La có những nét gì tươi vui ? Hãy ghi dấu x vào ô trống trước những ý trả lời đúng ?
Những lán cưa có mùi gỗ ngọt mát
Những cánh đồng lúa chín vàng
Những bãi ngô xanh biếc
Nhưng ngôi nhà mới xây còn chưa hết mùi vôi, đỏ hồng ngói mới.
( Bè xuôi sông La – Tiếng Việt 4 )
Ngoài ra có thể dùng các bài tập như nối tranh vẽ con vật với lời nói đúng về chúng, hoặc bài tập nối kênh chữ với kênh chữ.
Ví dụ : A B
Thông minh và nhí nhảnh
Tranh vẽ con mèo
Vuốt râu, xoa mép
Tranh vẽ chim Sẻ
Nén sợ, lễ phép
Nhanh nhẹn nhưng ngốc nghếch
2c- Bài tập tình huống đóng vai:
Giúp học sinh đặt mình vào vị trí của nhân vật, được đọc, được thể hiện những điệu bộ, cử chỉ tự nhiên của các em. Có thể đọc phân vai hoặc đóng hoạt cảnh. Tác dụng của loại bài tập này là kích thích vai trò tích cực, sáng tạo của học sinh .
Ví dụ 1 : Phân vai các nhân vật: chủ nhà, Thỏ, Nai, Gió để đọc bài “Mời vào”-Tiếng Việt 3 .
Ví dụ 2 : Tổ chức cho học sinh đọc theo lối phân vai: 1 học sinh dẫn chuyện, 2 học sinh đọc lời 2 nhân vật trong chuyện: “Khuất phục tên cướp biển”
+ Người dẫn chuyện: Giọng rõ ràng, dứt khoát, gấp gáp dần theo diễn biến của câu chuyện.
+ Lời tên cướp biển: Cục cằn, hung tợn .
+ Lời bác sỹ Ly điềm tĩnh nhưng kiên quyết, đầy sức mạnh.
Ví dụ 3: Phân vai các nhân vật, Cậu bé Chôm, nhà vua để đọc bài “Những hạt thóc giống „- Tiếng Việt 4
+ Người dẫn chuyện: Giọng kể chuyện chạm rãi
+ Lời Chôm tâu Vua: ngây thơ, lo lắng.
+ Lời nhà Vua : khi ôn tồn, ( lúc giải thích thóc giống đã được luộc kỹ), khi dõng dạc ( lúc khen ngợi đức tính trung thực, dũng cảm của Chôm).
Hiệu quả của việc sử dụng bài tập tình huống phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
3- Sử dụng trò chơi để rèn luyện kỹ năng giao tiếp.
Việc sử dụng các trò chơi trong học tập là cách giải trí có nội dung và mục đích học tập, đồng thời rèn luyện kỹ năng, kiểm tra trí thức của học sinh. Khi sáng tạo ra các trò chơi học tập. Giáo viên phải dựa vào kiến thức, kỹ năng giao tiếp cần rèn luyện cho học sinh để xây dựng thành trò chơi. Đối với phân môn tập đọc có thể sử dụng một số trò chơi như :
3a- Thi đọc tiếp sức: Rèn luyện kỹ năng đọc đúng và nhanh các bài văn, bài thơ đã học trong sách giáo khoa tiếng Việt. Đồng thời luyện cho các em khả năng phối hợp giữa các bạn trong nhóm (mỗi em đọc 1 câu cho đến hết bài).
Ví dụ: Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm chơi có số người bằng nhau và có một quyển sách giáo khoa để đọc. Giáo viên điều khiển trò chơi dùng đồng hồ để tính thời gian đọc của nhóm. Căn cứ vào kỹ thuật đọc và thời gian đọc để cho điểm các nhóm. Kết thúc cuộc chơi giáo viên công bố điểm cho từng nhóm để xếp loại.
3b-Trò chơi “Thả thơ”: giúp các em luyện trí nhớ phản xạ nhanh và ứng xử kịp thời.
3c-Trò chơi “đọc thơ truyền điện”: giúp học sinh nhớ các bài học thuộc lòng.
Như vậy, sử dụng trò chơi trong giờ tập đọc gây hứng thú cho học sinh, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong những tình huống cụ thể, linh hoạt khi ứng xử giữa các nhóm chơi trong lớp học. Mọi học sinh đều được tham gia, bộc lộ khả năng giao tiếp. Có thể nói, trò chơi học tập có vị trí quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho học sinh tiểu học, giúp các em thực hành giao tiếp có hiệu quả cao hơn.
Phần III: Kết quả thu được.
Với cách vận dụng linh hoạt các bước lên lớp, các phương pháp các hình thức tổ chức và “biện pháp” dạy học nêu trên tôi thấy giờ tập đọc không biến thành giờ giảng văn mà thực sự là giờ tập đọc theo đúng với quan điểm, định hướng giao tiếp. Với mỗi bài tập đọc, học sinh được luyện đọc lỹ lưỡng trước khi tìm hiểu nội dung bài. Nhớ đọc kỹ bài, các em sẽ hiểu bài tốt hơn. Sau khi đã hiểu bài, khâu luyện đọc lại sễ giúp các em hoàn chỉnh kỹ năng đọc toàn bài, nâng cao chất lượng đọc. Các em đọc rất hay không chỉ các bài tập đọc, văn bản, tác phẩm… Đặc biệt là các bài thơ, bài văn có đối thoại, các em biết phân biệt giọng đọc của từng nhân vật và rất thích đọc phân vai; Thích bộc lộ khả năng thực hành giao tiếp của mình. Vì thế mỗi giờ tập đọc luôn đến với các em trong niềm say mê và thích thú học tập.
C - kết luận
Dạy tập đọc không phải khó song cũng không đơn giản. Tôi thiết nghĩ muốn có một giờ tập đọc đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ ngôn ngữ kiến thức văn học, một vốn sống nhất định và đặc biệt phải có một giọng đọc hay mới có tác dụng làm mẫu. Người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với khả năng ngôn ngữ và tâm lý lứa tuổi học sinh để giờ học diễn ra tự nhiên, hướng thú. Giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm, biết dẫn dắt học sinh đến với các tình huống giao tiếp. Thông qua việc giải quyết các tình huống đó mà rút ra cách thức sử dụng ngôn ngữ. Như vậy dạy tập đọc ở tiểu học thực chất là tổ chức cho học sinh giao tiếp bằng ngôn ngữ thông qua việc:
1-Sử dụng hệ thống câu hỏi để giúp học sinh đọc hiểu.
2-Sử dụng bài tập tình huống để rèn kỹ năng giao tiếp.
3-Sử dụng trò chơi để rèn luyện kỹ năng giao tiếp.
Trên đây là “Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học tập đọc ở tiểu học theo định hướng giao tiếp” mà tôi cùng đồng nghiệp đã rút ra qua thực tế giảng dạy, qua các buổi chuyên đề, dự giờ rút kinh nghiệm, sinh hoạt chuyên môn cũng như qua học hỏi để nâng cao tay nghề. Vì vậy bài viết của tôi không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của Ban giám hiệu nhà trường, Ban xét duyệt cụm, Phòng giáo dục chỉ ra những điều bố khuyết để bài viết của tôi hoàn thiện hơn./.
Tôi xin chân trọng cảm ơn !
Quang phục , ngày tháng năm 2006
Người viết:
Phạm Thị Thanh Tâm
File đính kèm:
- nguyen thi lien.doc