Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước. Đất nước hưng thịnh hay suy vong phần lớn phụ thuộc vào sự đầu tư, chăm sóc, giáo dục của chúng ta hôm nay. Xác định một cách đúng đắn về vấn đề quan trọng này, ngay từ khi ra đời Đảng cộng sản Việt nam giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á và ngay từ những ngày chính quyền còn non trẻ đối mặt với thù trong giặc ngoài, giặc đói, giặc dốt, tình hình cách mạng Việt Nam như “Ngàn cân treo sợi tóc”, nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn ưu tiên dành nhiều thời gian và công sức chăm lo cho thế hệ trẻ. Bởi vì, Đảng và Nhà Nước xác định, đây là lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng là lực lượng xây dựng và bảo vệ Đất nước mai sau. Hiến pháp năm 1957 và hiến pháp năm 1992 đều thể hiện sự quan tâm rất cụ thể, sâu sắc đến vấn đề chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Điều 65 Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ghi rõ “Nhà nước Xã Hội chú trọng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng, mở rộng dần việc nuôi dạy trẻ em, làm cho sinh hoạt, học tập và trưởng thành của trẻ em được bảo đảm”. Năm 1991 Đảng và Nhà Nước ban hành luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hiến pháp năm 1992 ghi: “Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”, khẩu hiệu toàn cầu hiện nay là “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Trong công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc của đất nước về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, công tác giáo dục và đào tạo được Đảng ta đặc biệt coi trọng, xây dựng nhân tố con người, động lực trực tiếp và lâu dài cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng văn hoá làm người của các thế hệ con người Việt Nam, người nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” .Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Người viết:“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các cháu” chính vì vậy, mà Người suốt đời chú ý chăm lo sự phát triển giáo dục- đào tạo. Cố chủ tịch Tôn Đức Thắng cũng từng nói: “Con người là cái vốn quý nhất, thiếu niên là cái vốn quý nhất trong cái vốn quý nhất đó và cũng chỉ có lớp thiếu niên nhi đồng mới là nguồn hy vọng cho sự thắng lợi cuối cùng của Chủ Nghĩa Xã Hội và Chủ Nghĩa Cộng Sản”.
21 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10874 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số biện pháp phòng chống các tệ nạn xã hội và tội phạm xâm nhập học đường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước. Đất nước hưng thịnh hay suy vong phần lớn phụ thuộc vào sự đầu tư, chăm sóc, giáo dục của chúng ta hôm nay. Xác định một cách đúng đắn về vấn đề quan trọng này, ngay từ khi ra đời Đảng cộng sản Việt nam giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á và ngay từ những ngày chính quyền còn non trẻ đối mặt với thù trong giặc ngoài, giặc đói, giặc dốt, tình hình cách mạng Việt Nam như “Ngàn cân treo sợi tóc”, nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn ưu tiên dành nhiều thời gian và công sức chăm lo cho thế hệ trẻ. Bởi vì, Đảng và Nhà Nước xác định, đây là lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng là lực lượng xây dựng và bảo vệ Đất nước mai sau. Hiến pháp năm 1957 và hiến pháp năm 1992 đều thể hiện sự quan tâm rất cụ thể, sâu sắc đến vấn đề chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Điều 65 Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ghi rõ “Nhà nước Xã Hội chú trọng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng, mở rộng dần việc nuôi dạy trẻ em, làm cho sinh hoạt, học tập và trưởng thành của trẻ em được bảo đảm”. Năm 1991 Đảng và Nhà Nước ban hành luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hiến pháp năm 1992 ghi: “Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”, khẩu hiệu toàn cầu hiện nay là “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Trong công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc của đất nước về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, công tác giáo dục và đào tạo được Đảng ta đặc biệt coi trọng, xây dựng nhân tố con người, động lực trực tiếp và lâu dài cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng văn hoá làm người của các thế hệ con người Việt Nam, người nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” .Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Người viết:“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các cháu” chính vì vậy, mà Người suốt đời chú ý chăm lo sự phát triển giáo dục- đào tạo. Cố chủ tịch Tôn Đức Thắng cũng từng nói: “Con người là cái vốn quý nhất, thiếu niên là cái vốn quý nhất trong cái vốn quý nhất đó và cũng chỉ có lớp thiếu niên nhi đồng mới là nguồn hy vọng cho sự thắng lợi cuối cùng của Chủ Nghĩa Xã Hội và Chủ Nghĩa Cộng Sản”.
Quán triệt sâu sắc tư tưởng của các bậc tiền bối trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta ngày càng đặt nặng vai trò của giáo dục – đào tạo. Con người có văn hoá, con người được giáo dục và đào tạo vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy quá trình đổi mới và phát triển cùng với khoa học và công nghệ. Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của đảng khẳng định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, mục tiêu giáo dục nước ta là: nâng cao dâng trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, là động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, vươn lên ngang tầm thế giới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục – đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước lá điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Yếu tố cơ bản dể phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Như vậy, phát triển giáo dục – đào tạo là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chiến lược con người của Đảng và nhà nước. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, cần quan tâm đúng mức đến sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Ngày nay, người ta nhận thức rằng: nguồn tài nguyên và sự giàu có của một quốc gia không những nằm trong lòng đất mà chính là trong bản thân mỗi con người, trong trí tuệ con người. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường cũng đem lại những hậu quả khó lường. Số trẻ em phạm pháp ngày càng gia tăng một cách đáng lo ngại. Tệ nạn xã hội đã và đang xâm nhập vào các trường học. Với tư cách là một cán bộ trong hệ thống quản lý giáo dục thuộc Sở Giáo Dục – Đào Tạo thành phố Đà Nẵng, bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài:“Một số biện pháp phòng chống các tệ nạn xã hội và tội phạm xâm nhập học đường”. Mục đích của đề tài này là làm rõ những vấn đề này tính lý luận về văn hoá là sự sống đích thực của con người; Vị trí vai trò quan trọng của giáo dục – đào tạo; Thực trạng vấn đề tệ nạn xã hội và tội phạm nói chung, ở thành phố Đà Nẵng nói riêng; một số biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm xâm nhập trường học. Trình bày một số vấn đề mang tính hệ thống, rộng lớn, cấp thiết nhưng do nhận thức còn có những hạn chế nhất định, nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo giúp đỡ nhằm giúp tôi làm tốt hơn công tác của mình.
KẾT CẤU ĐỀ TÀI NÀY GỒM:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài viết được chia làm 3 phần:
Văn hoá là sự sống đích thực của con người
Thực trạng công tác phòng chống tệ nạn Xã hội và tội phạm xâm nhập trường học nói chung và Đà Nẵng nói riêng.
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng chống tệ nạn xã hội và các tội phạm trong giai đoạn hiện nay.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Văn hoá là sự sống đích thực của con người:
Giáo dục đào tạo giữ vai trò đặc biệt cần thiết đối với sự phát triển của mỗi người và của xã hội. Vốn con người bao gồm toàn bộ thể lực, trí tuệ, phẩm chất đạo đức, về nhân cách. Vốn đó nhờ giáo dục – đào tạo mà có. Nó làm cho con người trở nên có ích, có chất lượng, góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Loài người đang ngày càng có nhiều phát triển khoa học công nghệ ứng dụng vào cuộc sống, làm cho năng suất lao động xã hội tăng vượt bật, tạo ra nhiều của cải vật chất và văn hoá. Muốn thực hiện được như vậy, trước tiên phải có nguồn nhân lực, có trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn do ngành giáo dục – đào tạo cung cấp. Do đó vị trí của giáo dục – đào tạo có ý nghĩa quyết định đối với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước đã từ lâu nhận thức được vai trò, vị trí của giáo dục – đào tạo đối với sự phát triển, cho nên thường xuyên chăm lo cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo.
Trẻ em có vai trò quan trọng đối với tương lai của đất nước, sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây – vì lợi ích trăm năm trồng người”. Do vậy, việc giáo dục, bồi dưỡng văn hoá cho các em là vấn đề then chốt. Thước đo năng lực của con người là văn hoá, biết được điều này chúng ta sẽ có chiến lược chung nhất cho giáo dục.
Chính phủ có quyết định 500/TTg ngày 08-7-1997 về việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng chiến lược giáo dục – đào tạo.
Hiện trạng giáo dục – đào tạo nước ta.
Bối cảnh của giáo dục – đào tạo trong tầm nhìn đến năm 2020
Mục tiêu phat triển giáo dục – đào tạo đến năm 2010
Các giải pháp chiến lược.
Các chương trình hành động.
Chiến lược giáo dục – đào tạo được coi là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế văn hoá – xã hội của đất nước.
Hoạch định và tổ chức thực hiện các chương trình kinh tế phat triển giáo dục – dào tạo, chương trình cải cách giáo dục, xoá nạn mù chữ, phổ cập giáo dục, giáo dục miền núi, sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học....
Đầu tư cho giáo dục – đào tạo
Phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của giáo dục – đào tạo. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát của nhà nước. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo duc – đào tạo, hoàn thiện cơ chế quản lý thống nhất từ TW xuống địa phương.
Đời sống của các em phải được nuôi dưỡng bằng văn hoá, từ văn hoá ăn, văn hoá mặc đến những thứ cao siêu hơn, có văn hoá mới có thể có nhân cách tốt, cơ sở đáng tin cậy của văn hoá là cơ sở vật chất. Do vậy, bí quyết của nền giáo dục hiện đại là giáo dục bằng việc làm, muốn có một nhân cách tốt phải tổ chức việc làm tốt cho các em. Khi đánh giá một con người, người ta đánh giá qua việc làm, qua nhân phẩm, lòng tốt, lòng nhân ái, tất cả những cái đó đều được thể hiện qua việc làm, qua hành động, chứ không phải qua lời nói. Bởi cái sẽ trong đầu trẻ em trước đã có ở ngoài nó, ở trong hiện thực thường xuyên, môi trường văn hoá của gia đình như thế nào, tác động của các quan hệ ra sao thì tâm lý sẽ như thế ấy.
Qua việc làm, đồng thời trẻ em cũng tự làm biến đổi mình. Làm đến đâu các em trưởng thành đến đó, việc làm thế nào các em sẽ làm thế ấy. Phát hiện thiên tài của nhà triết học Đức ông Hêgel là con người “Tự sản sinh ra mình thông qua lao động. Từ lúc lọt lòng đến lúc chuẩn bị bước vào thế giới người lớn, là cả một quãng thời gian các em chịu đựng triền miên của hoàn cảnh gia đình, xã hội, thời đại.
Thiếu văn hóa là nguyên nhân chung nhất của phạm tội ngoài ra đến lứa tuổi thanh thiếu niên, tùy theo sự phát triển của các em mà người lớn ứng xử. Ở lứa tuổi này các em còn non mềm nếu người lớn lấy mình làm chuẩn, áp đặt cho các em thì có thể dẫn đến hậu quả khó lường trước.
Ngày nay, chúng ta đang đứng trước một thực tế đáng lo ngại, số trẻ em phạm pháp ngày càng gia tăng, tệ nạn này không chỉ tồn tại trong thanh thiếu niên hư hỏng, bỏ học và những phần tử xấu bên ngoài xã hội đã len lõi tấn công vào học đường, tấn công vào các em học sinh, sinh viên làm các em trở thành người tàn phế, bệnh hoạn. Phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội đang là vấn đề cấp bách. Chuyện các em phạm tội, không phải là chuyện riêng của các em mà là chuyện của các nhà trường, của toàn xã hội.
Nếu xác định văn hóa là gốc bản chất của con người thì chúng ta thấy rõ, gia đình là nơi hình thành trong các em lòng nhân ái bao la, nhà trường sẽ dạy cho các em cách cư xử có văn hóa trong mọi tình huống của cuộc sống.
Sứ mệnh của gia đình là giáo dục tình thương, giáo dục kinh nghiệm sống, sứ mệnh của nhà trường đồng thời với lòng nhân ái, là giáo dục kinh nghiệm, khái niệm ứng xử có văn hóa cũng có nghĩa là dạy cho các em có trí khôn. Vai trò của giáo dục nói chung là hình thành bản tính văn hóa cho các em, các em ở lứa tuổi vị thành niên rất đáng quan tâm đến việc dạy các khái niệm, cư xử đúng khái niệm các em mới không nhầm lẫn trong cách cư xử và do đó mới có thể ngăn chặn được hành vi phạm tội.
Thời gian vừa qua liên tiếp xảy ra các sự kiện nghiêm trọng hết sức đau lòng: nghiện hút, chích, cướp của giết người, đâm chém cô giáo.... nguyên nhân tội phạm có nhiều. Do đặc điểm thời đại, do giáo dục của gia đình, do môi trường xã hội, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi...ỏ lứa tuổi này nguyên nhân chính là do mất cân bằng nhân cánh. Nắm được các nguyên nhân có thể dẫn học sinh, sinh viên sa vào đường phạm tội, chúng ta sẽ có biện pháp phòng và chống hữư hiệu hơn, ở đề tài này chúng ta nói đến công tác phòng chống là chính.
II. Thực trạng công tác phòng chống tệ nạn xã hội và phạm tội nói chung, Thành phố Đà Nẵng nói riêng.
1.Tình hình và thực trạng tệ nạn xã hội và tội phạm nói chung:
Theo thống kê của bộ công an thì từ năm 1987 đến năm 1991, tổng số trẻ em phạm tội lên đến 42.000 người, trung bình hằng năm có 4.000 em bị bắt giữ. Đó là chưa kể những em vi phạm pháp luật đã được phân loại xử lý giáo dục tại xã, phường.
Trong những năm đầu thời kỳ đổi mới (năm 1996) trẻ em bị phạm tội chiếm tỉ lệ trung bình 8- 8,7% tổng số tội phạm đã được phát hiện và thống kê hình sự.
Những năm 1986 – 1995 tỉ lệ này có xu hướng tăng lên chiếm từ 9- 9,2% tổng số các vụ tội phạm xảy ra, tỉ lệ này cũng có thể thay đổi khác nhau theo từng vùng.
Ví dụ: Hà Nội là 10-12%. Thành Phố Hồ Chí Minh là 18-19%. Ở các vùng nông thôn, miền núi tỉ lệ này thấp hơn. Con số này cho thấy tỷ lệ phạm tội ở các thành phố cao hơn vùng nông thôn và miền núi, có thể giả thích tình hình này theo quan điểm cho rằng cuộc sống ở nông thôn nói chung ít biến động mà thường chỉ theo một nếp sống gần như đã được định sẵn như con đường làng sau lũy tre từ đời này qua đời khác. Tác động của cơ chế thị trường ít ảnh hưởng tới các em hơn.
Ở thành phố lớn nhịp sống biến đổi nhanh hơn , cuộc sống dường như mở ra nhiều cơ hội lựa chọn, nhiều con đường, những hướng đi xa hơn cho mỗi cá nhân, cuộc sống mở ra nhiều cơ hội thì đồng thời cũng mở ra nhiều cám dỗ, nhiều tiêu cực...Đòi hỏi bản lĩnh văn hóa cao hơn trước vì nó chọn lọc và thử thách bản lĩnh văn hóa cá nhân.
Thời gian qua, một số đường dây buôn bán ma túy bị bắt giữ tử hình, nhưng tình hình buôn bán ma túy vẫn không giảm. Năm 1997 số vụ ma túy bị bắt giữ nhiều hơn năm 1996 là 80%, số tội phạm tăng 110%, chỉ riêng 3 tháng đầu năm 1998 đã có 1230 vụ và 2552 đối tượng ma túy bị bắt giữ.
Điều nguy hiểm nhất là tệ nạn ma túy đang nhằm vào thanh thiếu niên để lôi kéo đầu độc họ thành những con nghiện “ chung thân”, ước tính hiện nay trong cả nước có khoảng 13000 người nghiện ma túy (đây là con số người bị phát hiện và do công an quản lý) thì trong số đó thanh niên chiếm70%, có hơn 90% la thiếu niên dưới 18 tuổi. Qua khảo sát tại Hà Nội có 33 trường đại học và cao đẳng thì tới 31 trường có sinh viên sử dụng ma túy. Hiện đã có1843 học sinh và sinh viên được cai nghiện ma túy tại nhà và 500 thanh niên sinh viên đươc đưa vào quản lý giáo dục tại xã, phường so với cách đây5 tháng thì số lượng học sinh sinh viên nghiện hút tăng 6 lần.
Ma túy biến con người đến khủng hoảng tinh thẩn trầm trọng, suy tàn sức khỏe, nhiều trùơng hợp đã dẫn đến tử vong. Mọt hậu quả hết sức đáng lo ngại là để có tiền hút chích khi đã lên cơn thì bất chấp mọi việc làm kể cả giết người cướp của, họ hoàn toàn thành kẻ mất hết lý trí, theo báo cáo của công an thành phố Hồ Chí Minh thì từ 70-80% số con nghiện có liên quan đến tội pham.
Ngoài ma túy một hiện tượng đáng lo ngại nữa là hiện tượng buôn bán phụ nữ, trẻ em, nạn hiếp dâm trẻ em (các em gái độ tuổi từ 10-13 tuổi, có trường hợp 4-5 tuổi). theo thống kê, thời gain vừa qua có 43 vụ mại dâm dưới 13 tuổi nhưng hầu hết chưa có gia đình (66%) mù chữ hoặc học vấn thấp (70%), trình độ nhận thức quá thấp kém, song điều đáng lo ngại là số tội phạm ở tuổi vị thành niên tăng lên. Trong số 107 vụ nói trên có 82 vụ do thanh niên ở tuổi 18 – 30 gây ra, 10 vụ thủ phạm ở tuổi vị thành niên.
Cùng với số vụ lạm dụng tình dục, cưỡng hiếp trẻ em tăng lên thì số trẻ em làm gái mại dâm cũng phát triển. theo ước tính của cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội) hiện nay số trẻ em mại dâm ở nước ta khoảng 5.000 – 7.000 em, chiếm 14,4% số gái mại dâm. Mại dâm trẻ em trong mấy năm qua có xu hướng tăng nghiêm trọng từ 2,5% ở năm 1989 lên 5,2% năm 1990 và 11% năm 1996. Với các em gái là nạn nhân của tệ nạn nay, sự đau đớn về cả thể xác lẫn tâm hồn sẽ ám ảnh các em cả cuộc đời, nhiều trường hợp có em đã đi vào con đường xấu. Đối với các em bị bóc lột tình dục thì phải hứng chịu sự dày vò, bệnh tật, hầu hết đều mắt bệnh xã hội. Dù ở hoàn cảnh nào, là nạn nhân hay là tội phạm, sức khỏe các em gái đặc biệt là sức khỏe sinh sản của các em rất đáng lo ngại.
Tháng 12/1999 có 16.507 người nhiễm HIV ở 61/61 tỉnh thành trên cả nước trong đó 2.909 người đã chuyển thành AIDS và 1513 người đã chết do AIDS. 90-98% nhiễm HIV/AIDS trong đó độ tuổi 15-19. Tỉ lệ thanh thiếu niên nhiễm HIV ngày càng tăng 80-90 người nhiễm HIV còn đang ở độ tuổi dưới 30.
2.Tình hình và thực trạng tệ nạn xã hội và tội phạm ở thành phố Đà Nẵng:
Theo số lượng thống kê của viện kiểm soát nhân dân tối cao(Tạp chí bảo vệ trẻ em trong Pháp Luật Việt Nam-NXB Giáo dục 1996 trang 202-2010)diễn biến trẻ em phạm tội bị truy tố hàng năm từ 14-16 tuổi năm 1990: 757 em, 1991: 997 em,1992: 1200 em, 1993: 1477 em, 1994: 1531 em...chưa kể hàng chục vụ vi phạm các tệ nạn xã hội và các tội phạm khác không bị truy tố.
Theo thống kê năm 1997 và năm 1998 các cơ quan điều tra Thành Phố Đà Nẵng đã tiến hành điều tra 872 vụ phạm pháp hình sự gồm:1465 người,đã lập hồ sơ đề nghị truy tố 656 vụ gồm:1022 bị can trong đó có 114 trẻ em ở lứa tuổi vị thành niên chiếm 7,78% so với số người bị bắt giữ,có vụ hiếp dâm, 2 vụ dâm ô với trẻ em do người lớn gây ra
Các loại tội phạm do trẻ em vị thành niên gây ra gồm: giết người (8 em), cướp giật (21 em), trộm cắp (37 em), gây rối trật tự công cộng(14 em), có hành vi cưỡng đoạt tài sản công dân(30 em) có hành vi đánh người gây thương tích (9 em).
Theo thống kê cuủa công an QN-ĐN trong 10 năm (1986-1996) tổng số vụ phạm pháp hình sự là 33825 vụ với 45634 đối tượng. Trong đó số vụ do thanh thiếu niên gây ra là 22050 vụ, chiếm tỉ lệ 63,5%, Trung bình hằng năm là 2205 vụ. Tổng số đối tượng tượng thanh niên phạm pháp hình sự là 28159 vụ chiếm tỉ lệ 61,7%, trung bình hằng năm là 2816 đối tượng. Các tệ nạn xã hội và các loại tội phạm tập trung ở quận Hải Châu, Thanh Khê, Hòa Vang, Liên Chiểu, Sơn Trà...
Tính đến 20/20/1999 toàn Thành Phố Đà Nẵng có 240 người nhiễm HIV/AIDS.10 Tháng đầu năm 1999 có 35 người nhiễm mới,tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước.Phạm vi co người nhiễn HIV/AIDS mở rộng 6/6 quận.Quận Hải châu 37,08% Thanh Khê: 28,33% là 2 quận có số người nhiễm HIV cao nhất thành phố. 35 người nhiễm mới có 5 người nhiễm do tiêm chích ma túy (14,29%). Tỉ lệ nữ nhiễm HIV gia tăng.
Tháng 10/1998: toàn thnàh phố có 11 phụ nữ nhiễm HIV (2,79%), 10 tháng đầu năm 1999: 14 trường hợp (tăng 27,17% so với 6 năm về trước- 2 trẻ nhiễm mới).
Tháng 10/1999: 38 bệnh nhân AIDS được chuẩn đoán và đã có 30 người đã chết tỉ lệ cao nhất từ trước đến nay.
Từ 1997 – 2002: số lượng trẻ em bị truy tố: 39 số trẻ em vi phạm các tệ nạn xã hội và tội phạm là 62 vụ. Số lượng vụ án hình sự của thành phố 210 trong đó trẻ em là 22. Riêng quận thanh khê số lượng vụ án hình sự là 127, trong đó trẻ vị thành niên là 34.
số lượng vi phạm các tệ nạn xã hội và tội phạm là120.
3.Nguyên nhân dẫn đến tồn tại các tệ nạn xã hội và tội phạm ở lứa tuổi thanh thiếu niên:
Tội và tệ nạn xã hội, đó là hiện tượng xã hội có liên qua đến lối sống con người, đến mức độ phát triển kinh tế xã hội, liên quan đến tình hình nhận thức xã hội.
Để phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, chúng ta phải tìm hiểu, nắm bắt được chính xác các nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân xâu xa, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan. Phải có thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn, vì vậy chúng ta nhận thức rõ ràng: tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên và các tệ nạn xã hội khác là những hành vi hết sức nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm con người, đến tài sản của nhà nước và của nhân dân, làm tăng thêm nỗi lo cho gia đình và toàn xã hội, làm xói mòn nhân cách thế hệ trẻ, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm cho mối quan hệ xã hội xấu thêm và như vậy là trái với bản chất chế độ ta. Và một điều đáng lo ngại hơn cả là sẽ làm ảnh hưởng nguy hại đến tương lai của đất nước, dân tộc vì thế hệ trẻ là chủ nhân của đất nước.
Qua thực trạng và diễn biến các tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên, các tệ nạn xã hội trong cả nước và thành phố Đà Nẵng, chúng ta có thể thấy nổi lên 3 nguyên nhân hết sức cơ bản:
Do tác động của điều kiện kinh tế xã hội.
Do việc quản lý và giáo dục pháp luật.
Do sự quản lý giáo dục của gia đình và nhà trường.
Trong 3 nguyên nhân trên, Tôi xin đi sâu vào nguyên nhân thứ 3, nguyên nhân do sự quản lý giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội.
Các tệ nạn xã hội và tội phạm xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trước hết phụ thuộc vào cá nhân mỗi con người.
Các điều kiện xảy ra các tệ nạn xã hội rất khác nhau: do hoàn cảnh cuộc sống gia đình không may mắn, gia đình bất hòa, vật chất thiếu thốn, không được học hành tới nơi tới chốn, bị bạn bè và các phần tử xấu lôi kéo...Những điều ấy tác động trực tiếp tới mỗi các nhân con người.
Nếu con người không được dạy dỗ một cách chu đáo, không có kiến thức, không hiểu pháp luật,...dễ dẫn đến bị sa ngã. Do vậy, việc hình thành nhân cách đạo đức cho mỗi con người phải được làm thường xuyên, liên tục, lâu dài và phải được bắt đầu ngay từ khi mới lọt lòng mẹ.
Về gia đình: Gia đình là một thiết chế hạ tầng của xã hội, có vai trò hết sức kế toán lớn trong tổ chức đời sống con người. Con người sinh ra, lớn lên và trưởng thành, tham gia các hoạt động xã hội rồi già yếu và mất đi, suốt quãng đời ấy, khoảng thời gian sống với gia đình là nhiều nhất. Gia đình là nơi dạy họ từ những bài vỡ lòng về cách làm người, về cuộc sống, là trung tâm giáo dục đầu tiên, những điều đầu tiên người ta nghe, người ta thấy cũng chính là gia đình, chính gia đình là nơi chuẩn bị cho trẻ có thể phát triển đầy đủ cả về trí, đức, thể, mỹ.
Nhưng hiện nay, một số gia đình Việt Nam đang có thay đổi về quan niệm giáo dục con cái, họ buông lỏng việc giáo dục, nên công tác xã hội hóa giáo dục quả là không đơn giản chút nào.
Quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình, trong xã hội Việt Nam không ngừng biến đổi và đang có nguy cơ ngày càng trở nên mong manh.
Một số nhà nghiên cứu xã hội học, qua nghiên cứu, tham khảo đã đưa ra những kết luận hết sức lo ngại: một ngày cha mẹ nói chuyện với con cái không quá 10- 15 phút, phần lớn những học sinh này thuộc gia đình có cha mẹ là quan chức, buôn bán, làm nghề biển...
Từ xa xưa, ông bà ta có câu: “Nuôi con chẳng dạy, chẳng răn, thà rằng nuôi lợn cho ăn kiếm lời”, vai trò gia đình trong việc giáo dục nhân cách, phẩm chất đạo đức, tư tưởng, lối sống của con người là hết sức cần thiết, hết sức quan trọng.
Có nhiều gia đình hiện nay chỉ lo bận rộn công việc kiếm tiền, họ quên đi trách nhiệm của mình với con cái, phó mặc con cái cho nhà trường, cho xã hội. Nguyên nhân nữa đó là sự giáo dục không thống nhất ngay trong mỗi gia đình. Quá nuông chiều. Qúa nghiêm khắc, gia trưởng, độc đoán làm cho trẻ em hết sức bức xúc.
Lối sống lệch lạc và tội lỗi của cha mẹ, anh chị, gia đình mâu thuẫn, mất đoàn kết, sự bất hòa trong gia đình...ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành nhân cách trẻ. Tình trạng ly hôn, ngoại tình, có xu hướng tăng lên, cách làm giàu bất minh của nhiều gia đình và con cái họ vào con đường phạm tội. Tất cả những tiêu cực đó làm cho trẻ mất phương hướng, sinh ra thói xấu.
Sự thiếu ý thức của gia đình khi sử dụng các loại băng hình, phim ảnh, sách báo, văn hoá phẩm ngoài luồng. Gia đình không quan tâm tới sinh hoạt văn hoá của con em, nên trẻ tự do tìm xem các loại sách báo, văn hoá phẩm độc hại.
Ngoài ra, việc giáo dục giới tính là một điều xa lạ đối với nhiều gia đình, dù bộ môn này đã được đưa vào giáo dục trong các nhà trường. Không hiểu biết về giới tính và mối quan hệ nhân văn giữa nam và nữ, các em có hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức là điều dễ hiểu, như vậy các em sẽ trở thành nạn nhân của một môi trường xã hội hoá chưa tốt, một sự giáo dục chưa toàn diện. Rõ ràng nhu cầu giáo dục giới tính đặt ra rất bức thiết ở gia đình, trách nhiệm giáo dục giới tính cho trẻ trước hết thuộc về gia đình mà cụ thể là cha (mẹ).
Về nhà trường: Nhận định về tình hình giáo dục của nước ta trong những năm gần đây, trong bài viết đăng báo Nhân dân và Giáo dục thời đại, Giáo sư tiến sĩ Phạm Minh Hạc đã khẳng định: “ Nhà trường trong thời gian qua mới làm được việ dạy chữ, còn việc dạy người chưa làm được bao nhiêu....” Nhận định này phản ánh đúng thực trạng của nền giáo dục trong cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta.
Trong những năm qua ngành giáo dục – đào tạo đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc đa dạng hoá các loại hình trường lớp đào tạo. Tuy nhiên, nhà trường mới chỉ đáp ứng ở góc độ cung cấp kiến thức cho học sinh, sinh viên, còn vấn đề giáo dục đạo đức sự chú trọng đôi lúc, đôi nơi chưa đúng mức con có sự đổ lỗi qua lại giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tình trạng này tạo nên một số người có nhận thức lệch lạc, giảm sút niềm tin vào nhà trường, vào nền giáo dục.
Môi trường ngoài nhà trường, nhiều nơi không lành mạnh, không thuận lợi cho việc giáo dục nhân cách học sinh. Xung quanh trường học còn xuất hiện nhiều hàng quán, trò chơi điện tử hoặc các hàng quán mở các loại nhạc lớn...không ít trường học nằm quá gần nhà ga bến xe trung tâm buôn bán, sát đường lớn nhiều xe qua lại. Những điều này ảnh hưởng rất lớn đến các em, các em luôn phải đối diện với các thứ ma lực cám dỗ rình rập ngay khi vừa bước tới cổng trường.
Việc giáo dục giới tính trong nhà trường chỉ mới được đưa vào và trên diện hẹp. Thực trạng là môn giáo dục giới tính đã đưa vào dạy nhưng chưa đủ giáo viên, nội dung phương pháp dạy chưa thống nhất, cchưa phù hợp với từng đối tượng. Việc gioá dục trong học đường còn nhiều khuyết điểm nên tính thuyết phục chưa cao. Điều này lại gây cho các em tính tò mò muốn tìm hiểu, hoặc có tình trạng né tránh.
Mối quan hệ giữa nhà trường và giao đình trong giáo dục nhân cách đạo đức học sinh còn nhiều hạn chế. Gia đình và nhà trường là hai thiết chế cùng có chức năng xã hội hoá cá nhân. Trong quá trình tổ chức việc giáo dục cho trẻ, Đặc trưng của từng thiết chế được bộc lộ rõ rệt và cần được bổ sung cho nhau. Những mặt mạnh của giáo dục gia đình sẽ bổ sung cho những thiếu hụt của giáo dục nhà trường và ngược lại.
những hiện tượng do sự hợp tácphối hợp giữa các thiết chế chưa tốt, nên mặt mạnh
3.Nguyên nhân dẫn đến tồn tại các tệ nạn xã hội và tội phạm ở lứa tuổi thanh thiếu niên:
Để phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, chúng ta phải tìm hiểu, nắm bắt được chính xác cá
File đính kèm:
- Mot vai bien phap phong chong cac te nan xa hoi xam nhap hoc duong.doc